Báo cáo Tổng hợp diễn biến thị trường nông sản Việt Nam 2006

Tình hình thị trường hồ tiêu thế giới năm 2006 có nhiều chuyển biến tích cực và đánh dấu sự hồi phục của thị trường so với các năm trước đây. Diễn biến quan trọng nhất là giá hồ tiêu giao dịch sau nhiều năm trầm lắng ở mức thấp, từ 1.200 – 1.800 USD/tấn đối với tiêu đen và 1.800 – 2.000 US/tấn đối với tiêu trắng; đã gia tăng mạnh mẽ từ tháng 7 cho đến cuối năm 2006. Nguyên nhân chủ yếu đẩy giá tiêu lên cao là sự sụt giảm về sản lượng hồ tiêu sản xuất trong năm 2006 so với năm 2005. Theo Cộng đồng Hồ tiêu thế giới (IPC), sản lượng tiêu thế giới năm 2005 là 314.270 tấn, tổng lượng xuất khẩu trên thị trường thế giới là 212.479 tấn. Trong khi đó, các dự báo về sản lượng tiêu năm 2006 chỉ ở mức 269.900 tấn do tình hình sâu bệnh hại, khô hạn và giảm năng suất tiêu ở các nước và lượng xuất khẩu chỉ đạt 197.600 tấn (Hội nghị các nước xuất khẩu tiêu lần thứ 37 diễn ra tại Kandy, Sri Lanka, ngày 4/9/2006). Các dự báo từ đầu năm đều cho là sản lượng tiêu ở các nước sản xuất chính như Ấn Độ, Việt Nam đều giảm. So với cầu (theo thống kê của IPC, lượng hồ tiêu xuất khẩu các năm 2002-2004 dao động từ 227 đến 232 ngàn tấn/năm), nếu sản lượng tiêu giảm thấp hơn 300 ngàn tấn/năm; tổng lượng xuất khẩu giảm xuống mức khoảng 200 ngàn tấn/năm thì khả năng thiếu cung sẽ xảy ra, và đẩy giá tiêu thế giới lên cao.

doc82 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1967 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tổng hợp diễn biến thị trường nông sản Việt Nam 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO TỔNG HỢP DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN VIỆT NAM 2006 Trong năm 2006, thị trường nông sản thế giới có nhiều biến động do tình trạng tăng giá của dầu mỏ và tình trạng hạn hán nặng nề ở các nước Châu Phi hồi đầu năm. Tình hình thị trường nông sản tại Việt Nam cũng bị ảnh hưởng của các diễn biến bất thường nói trên, cũng như các diễn biến lên xuống về cung cầu khác. Diễn biến cụ thể của từng mặt hàng trong năm 2006 vừa qua có thể được tóm tắt như sau: Ngành hàng Hồ tiêu 1.1. Tình hình chung Tình hình thị trường hồ tiêu thế giới năm 2006 có nhiều chuyển biến tích cực và đánh dấu sự hồi phục của thị trường so với các năm trước đây. Diễn biến quan trọng nhất là giá hồ tiêu giao dịch sau nhiều năm trầm lắng ở mức thấp, từ 1.200 – 1.800 USD/tấn đối với tiêu đen và 1.800 – 2.000 US/tấn đối với tiêu trắng; đã gia tăng mạnh mẽ từ tháng 7 cho đến cuối năm 2006. Nguyên nhân chủ yếu đẩy giá tiêu lên cao là sự sụt giảm về sản lượng hồ tiêu sản xuất trong năm 2006 so với năm 2005. Theo Cộng đồng Hồ tiêu thế giới (IPC), sản lượng tiêu thế giới năm 2005 là 314.270 tấn, tổng lượng xuất khẩu trên thị trường thế giới là 212.479 tấn. Trong khi đó, các dự báo về sản lượng tiêu năm 2006 chỉ ở mức 269.900 tấn do tình hình sâu bệnh hại, khô hạn và giảm năng suất tiêu ở các nước và lượng xuất khẩu chỉ đạt 197.600 tấn (Hội nghị các nước xuất khẩu tiêu lần thứ 37 diễn ra tại Kandy, Sri Lanka, ngày 4/9/2006). Các dự báo từ đầu năm đều cho là sản lượng tiêu ở các nước sản xuất chính như Ấn Độ, Việt Nam đều giảm. So với cầu (theo thống kê của IPC, lượng hồ tiêu xuất khẩu các năm 2002-2004 dao động từ 227 đến 232 ngàn tấn/năm), nếu sản lượng tiêu giảm thấp hơn 300 ngàn tấn/năm; tổng lượng xuất khẩu giảm xuống mức khoảng 200 ngàn tấn/năm thì khả năng thiếu cung sẽ xảy ra, và đẩy giá tiêu thế giới lên cao. Nhìn chung, thị trường giao dịch hạt tiêu tăng diễn ra mạnh trong giai đoạn từ thu hoạch tiêu trở đi. Khi các đánh giá về sản lượng và lượng cung trên thị trường trong năm đã rõ ràng, và lo ngại về giảm cung ở các nước xuất khẩu chính, các nhà thu mua đã tích cực hoạt động và đẩy giá lên cao, nhất là vào giai đoạn từ tháng 6-7 trở đi. Vào đến cuối năm, giao dịch giảm vì các nhà nhập khẩu đã thu mua được hầu hết khối lượng hàng hóa kinh doanh. Đồng thời, các nhà nhập khẩu cũng trông chờ diễn biến về sản lượng và giá cả của mùa vụ hồ tiêu mới. Vì các lý do này, mặc dù không còn nguồn cung nhưng giá tiêu vẫn giảm nhẹ. Theo VPA, tổng cung thị trường hồ tiêu thế giới năm 2006 vào khoảng 200 ngàn tấn, trong đó Việt Nam xuất khẩu khoảng 116 ngàn tấn (58%). Theo Bộ Thương mại Việt Nam, lượng tiêu Việt Nam xuất khẩu đến hết tháng 11/2006 là 113.362 tấn. Bảng 1. Sản lượng và số lượng xuất khẩu tiêu trong năm 2005, dự kiến của 2006 và kế hoạch cho năm 2007 (tấn) Tiêu  2005  2006 (dự kiến)  2007 (kế hoạch)    Sản lượng  Xuất khẩu  Sản lượng  Xuất khẩu  Sản lượng  Xuất khẩu   Đen  263.270  179.329  219.900  166.800  211.000  148.500   Trắng  51.000  33.150  50.000  30.800  55.000  32.500   Tổng  314.207  212.479  269.900  197.600  266.000  181.000   Nguồn: (IPC, trích từ bản tin số 36/2006 của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam VPA). 1.2. Chỉ số giá và giá tổng hợp của IPC Diễn biến giá thị trường hồ tiêu thế giới năm 2006 phản ánh rõ nét sự mất cân đối cung cầu. Từ tháng 1 đến tháng 6, khi hầu hết các nước đang thu hoạch hồ tiêu (ngoại trừ Braxin), giá tiêu vẫn duy trì ở mức thấp và tương đương với giá năm 2004 và 2005. Bắt đầu vào tháng 7, khi khả năng xuất khẩu tiêu của các nước xuất khẩu chủ yếu đã rõ ràng, và dự đoán về dự trữ không còn nhiều, giá hồ tiêu lập tức tăng vọt, do có nhiều đơn hàng mua tiêu. Tốc độ tăng giá tổng hợp luân chuyển đối với tiêu đen (so với tháng trước) của tháng 7/06 là 17,6%; tháng 8 là 23,4%; tháng 9 là 30,5%; tháng 10 là 3,6%. Tương tự, tốc độ tăng giá tổng hợp tiêu trắng là 11,2%; 21,9%; 14,1% và 6,0%. Mức giá tổng hợp đạt đỉnh cao vào tháng 10/2006. So với cùng kỳ năm trước, giá tổng hợp tiêu đen tăng 2,03 lần, giá tiêu trắng tăng 1,77 lần (bảng 2). Phân tích biến động giá dựa trên chỉ số giá của IPC cũng cho thấy trong giai đoạn tháng 7-9/06, giá tiêu tăng rất mạnh. Chỉ số giá IPC đối với tiêu đen tăng đến 11,2 điềm trong tháng 7; 19,2 điểm trong tháng 8 và 30,5 điểm trong tháng 9. Giá tiêu trắng tăng tương ứng là 10,7; 21,3 và 16,7 điểm. Trong suốt tháng 10/06, giá ở tất cả các thị trường đã đạt đỉnh và bắt đầu giảm nhẹ. Tuy nhiên, tốc độ giảm giá chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng giá. Chỉ số giá trung bình của tháng 10 vẫn cao hơn tháng 9 đôi chút. Chỉ số IPC đối với tiêu đen tăng 4,7 điểm; tiêu trắng tăng 8,2 điểm. Giá tiêu đen tăng chủ yếu do giá tiêu đen Sarawak và Lampung còn tăng trong tháng 10 so với tháng 9. Trong trường hợp tiêu trắng, giá tăng chủ yếu do giá tiêu trắng Sarawak tăng. Qua tháng 11/06, chỉ số giá giảm 11,9 điểm đối với tiêu đen và 8,5 điểm đối với tiêu trắng. Giá FOB trung bình ở tất cả các thị trường nguồn đều giảm. Giá tổng hợp tiêu đen giảm 9%; tiêu trắng giảm 6%. Như vậy, kể từ tháng 11/06 trở đi, giá tiêu có xu hướng giảm nhẹ vì các nguồn cung và dự trữ đã cạn, các nhà thu mua đã mua được số lượng tiêu cần thiết, khối lượng giao dịch giảm nhiều. Ngoài ra, vẫn có tâm lý chờ đợi tình hình sản lượng, khả năng cung và dự đoán giá tiêu của vụ thu hoạch mới từ quý 1/2007. Bảng 2. Giá tổng hợp tiêu đen và tiêu trắng (USD/tấn) Tháng  Tiêu đen  Tiêu trắng    2004  2005  2006  2004  2005  2006   1  1.546  1.557  1.565  2.250  2.216  2.226   2  1.505  1.447  1.522  2.243  2.251  2.245   3  1.522  1.453  1.493  2.376  2.244  2.306   4  1.543  1.443  1.460  2.402  2.234  2.255   5  1.473  1.424  1.463  2.370  2.261  2.276   6  1.455  1.419  1.564  2.288  2.230  2.375   7  1.501  1.416  1.811  2.308  2.206  2.667   8  1.503  1.417  2.235  2.244  2.208  3.251   9  1.484  1.457  2.917  2.171  2.197  3.710   10  1.431  1.486  3.021  2.080  2.227  3.934   11  1.436  1.523  2.758  2.072  2.252  3.700   12  1.477  1.568  2.640  2.187  2.258  3.642   Nguồn: IPC, 12/2006 1.3. Thị trường tiêu đen Trong suốt tháng 1 và tháng 2/2006, thị trường tiêu khá tĩnh lặng do ảnh hưởng của nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán (ở Việt Nam) vào thời gian đầu năm. Một lý do khác là chưa đến vụ thu hoạch tiêu mới ở hầu hết các nước trồng tiêu. Giá địa phương ở Cochin, Ấn Độ; Sri Lanka và Lampung, Indonesia tăng vững chắc, trong khi giá tiêu Việt Nam và Sarawak giảm. Ở Cochin, giá tiêu xô tăng từ 1.450 USD/tấn lên 1.540 USD. Giá FOB tiêu Malabar Garbled 1 tăng từ 1.678 lên 1.758 USD/tấn. Hoạt động mua bán cũng diễn ra khá mạnh so với tháng trước, khi mà các nhà xuất khẩu ở Cochin đã xuất được 1.600 tấn so với 1.450 tấn trong tháng 1/06. Điều này xảy ra do các hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam giảm đi do nghỉ ăn Tết nguyên đán. Giá tiêu Việt Nam giảm từ 1.212 USD/tấn còn 1.192 USD/tấn. Bắt đầu tháng 3/2006, thị trường bắt đầu có nhiều giao dịch. Ở Việt Nam, nguồn cung chủ yếu của thế giới, thị trường sôi động khi một lượng lớn tiêu được thu hoạch. Tuy nhiên, giá lại giảm so tháng trước. Giá địa phương tại TP. Hồ Chí Minh vào cuối tháng 3/06 là 1.170 USD/tấn và 1.197 USD/tấn đối với tiêu loại 500g/l, so với mức giá 1.192 và 1.220 USD/tấn ở cuối tháng 2, mức giảm gần 2%. Trong suốt tháng 3, Việt Nam xuất 16.000 tấn tiêu. Trong tháng 4/2006, thị trường tiêu đen tập trung vào Việt Nam khi vụ thu hoạch ở đây đang chiếm lượng chủ yếu của thị trường. Hoạt động mua bán khá nhộn nhịp nhưng giá lại khá ổn định suốt trong tháng. So với tháng trước, giá giảm khoảng 1%. Thị trường tiêu đen khá biến động trong tháng 5/2006. Thị trường tiêu đen tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam khá sôi động. Giá tiêu nội địa tăng từ 18.300 đồng/kg lên 19.400 đồng/kg; giá FOB tiêu đen 500g/l tăng từ 1.1180 lên 1.240 USD/tấn. So tháng trước, giá tăng 3%. Việt Nam đã xuất khoảng 13.820 tấn tiêu đen trong tháng 5 và tổng lượng xuất đến tháng 5 là 49.503 tấn. Tại thị trường tiêu Sarawak, thị trường không giao dịch nhiều do nguồn dự trữ đã cạn trong khi mùa thu hoạch mới sẽ bắt đầu vào cuối tháng 6. So với tháng 4, giá tiêu tháng 5 tăng 2%. Các thị trường khác cũng không có nhiều giao dịch. Vào tháng 6, giá tiêu đen trên thị trường có xu hướng tăng do Việt Nam đã bán ra nhiều, và dự trữ bắt đầu giảm. Đến hết tháng 6, Việt Nam đã xuất khoảng 66.200 tấn. Lượng xuất trong tháng 6 chỉ đạt khoảng 9.650 tấn, giảm 30% so với tháng 5. Giá địa phương tại TP. Hồ Chí Minh bắt đầu tăng từ 19.600 đồng/kg lên đến 22.500 đồng/kg vào cuối ttháng. Giá FOB tiêu đen 500g/l tăng từ 1.260 USD/tấn lên 1.440 USD/tấn; giá FOB tiêu đen 550g/l tăng từ 1.330 USD/tấn lên 1.520 USD/tấn. So tháng trước, giá trung bình tiêu đen Việt Nam tăng 9%. Cũng trong tháng 6/2006, thị trường tiêu đen Sarawak, Kuching và Lampung cũng không có nhiều giao dịch, chủ yếu do nông dân ghìm giữ nguồn hàng, không bán ra thị trường để chờ giá cao. Giá FOB tiêu Malaysia tăng 200 USD/tấn so với tháng trước (từ 1.750 lên 1.950 USD/tấn). Giá tiêu nội địa tăng 10% và giá FOB tăng 9%. Bắt đầu quý 2/2006, thị trường tiêu đen rất biến động sau đó rõ dần tình hình nguồn cung có hạn chế và nguồn dự trữ không còn nhiều. Sản lượng cung thế giới được dự đoán thấp. Tổng sản lượng tiêu đen năm 2006 chỉ vào khoảng 220 ngàn tấn, giảm 17% so với năm 2005. Sản lượng tiêu Ấn Độ dự kiến giảm 29%. Việt Nam đã bán ra gần hết hạt tiêu trong khi sản lượng cũng được dự đoán giảm. Tiêu Indonesia thu hoạch vào tháng 8 có thể bù đắp mức cung hạn chế ở các nước sản xuất khác, nhưng sản lượng cũng chỉ bằng 75% năm trước. Ngay cả sản lượng tiêu của Brazil cũng giảm. Chính vì vậy, các nhà kinh doanh tập trung thu mua tiêu trong quý 3/2006, đẩy giá tiêu tăng vọt so với cùng kỳ năm trước. Mức giá đạt đỉnh trong tháng 10/2006, cao gấp 2,03 lần giá cùng kỳ năm 2005 đối với tiêu đen. Ấn Độ đã xuất khẩu khoảng 13.710 tấn tiêu đen trong 8 tháng đầu năm 2006, so với 11.130 tấn cùng kỳ năm 2005. So sánh về nguồn dự trữ và sản lượng tiêu trong năm và lượng bán ra, lượng tiêu của Ấn Độ bắt đầu cạn. Việt Nam đã bán ra đến 105.380 tấn tiêu trong 9 tháng đầu năm 2006, so với sản lượng trong năm chỉ ở mức 92.000 tấn (77.000 tấn tiêu đen và 15.000 tấn tiêu trắng). Điều này cũng cho thấy nguồn hàng tiêu Việt Nam cũng bắt đầu cạn kiệt. Ở Sarawak, sản lượng tiêu có giảm đôi chút so với năm trước nhưng nông dân vẫn chưa bán tiêu vì có nguồn thu từ cao su, đang được giá cao. Ngược lại, ở Lamphung, mặc dù giá quý 3 có tăng lên nhưng nông dân đã bán tiêu từ trước đó và nguồn cung đã cạn vì sản lượng quá ít. Đến cuối quý 3/2006, giới kinh doanh hồ tiêu trông chờ vào nguồn cung từ Brazil hiện đang vào vụ thu hoạch. Do các nguồn cung khác đã cạn, tiêu Brazil sẽ quyết định giá thị trường. Tuy nhiên, các dự đoán vẫn cho rằng sản lượng tiêu Brazil cũng giảm so năm trước. Tình hình cho thấy sau giai đoạn trì trệ suốt hơn 4 năm, giá tiêu bắt đầu hồi phục và khởi đầu cho một xu hướng tăng giá do giảm cung cho đến năm 2007, cơ bản do giảm cung. Bắt đầu từ tháng 10/2006, thị trường tiêu bắt bắt đầu suy giảm, nhất là ở Ấn Độ. Bước qua tháng 11 và 12/2006, thị trường tiếp tục có xu hướng giảm. Giá tiêu ở các thị trường nguồn giảm đáng kể so các tháng trước. Lý do chủ yếu là các nhà kinh doanh thu mua tiêu hạt chờ đợi mức giá cạnh tranh hơn vào đầu năm 2007, khi mà Việt Nam và Ấn Độ bắt đầu thu hoạch tiêu. Ở Ấn Độ, khối lượng hạt tiêu giao dịch trên thị trường Cochin giảm liên tục từ khi vào tháng 10. Giá FOB hạt tiêu đen rơi từ đỉnh cao 3.043 USD/tấn vào tuần thứ 3 tháng 9/2006 xuống còn 2.760 USD/tấn vào cuối tháng 10; và xuống còn 2.330 USD/tấn vào giữa tháng 12. Tình hình này xảy ra do các doanh nghiệp đã tích trữ hồ tiêu phải bán ra gấp để chuẩn chị cho vụ thu hoạch mới vào tháng 12 và tháng 1/07. Tình hình giao dịch ở TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam cũng trầm lắng tương tự như ở Cochin. Lý do chính là nguồn hàng cạn kiệt và nhu cầu của các quốc gia theo đạo Hồi giảm suốt tháng Ramadhan và lễ Eidel Fitri. Các nhà thu mua cũng chờ đợi mùa vụ mới sẽ thu hoạch vào quý 1/2007. Giá FOB HCMC tiêu đen 500g/l giảm từ đỉnh 2.800 USD/tấn vào cuối tháng 9 xuống còn 2.660 USD/tấn vào cuối tháng 10 và 2.150 USD/tấn vào cuối tháng 11. Vào gần cuối tháng 12, giá ổn định ở mức 2.220 USD/tấn. Ở Lampung, Indonesia thị trường cũng khá tĩnh lặng. Nông dân trồng hồ tiêu đã bán ra hết lượng dự trữ trong khi chỉ còn một số doanh nghiệp lớn hồ tiêu dự trữ hàng nhưng có giới hạn. Mặc dù nguồn hàng không còn bao nhiêu nhưng giá vẫn giảm do thị trường thế giới giảm nhu cầu. Giá thị trường địa phương giảm từ 2.604 USD/tấn/kg vào cuối tháng 9 xuống còn 2.199 USD/tấn vào giữa tháng 12. Giá FOB tiêu đen Lampung giảm tương ứng từ 3.000 USD/tấn còn 2.670 USD/tấn. Ở Sarawak, giá địa phương giảm từ đỉnh 2.453 USD/tấn vào cuối tháng 9 xuống còn 2.167 USD/tấn vào gần cuối tháng 12. Trong khi đó, giá FOB tiêu đen Sarawak giảm tương ứng từ 3.400 USD/tấn xuống còn 3.100 USD/tấn. Theo tin IPC ngày 7/12/2006, từ tháng 1-10/2006, sản lượng xuất khẩu của Braxin tăng đáng kể đến 30%. Theo thống kê của ABPE (Hiệp hội các nhà xuất khẩu và sản xuất tiêu Braxin), từ tháng 1-10/2006, Braxin xuất khẩu tổng cộng 31.095 tấn tiêu, đạt trị giá 58,9 triệu USD, tăng 30% về lượng và 77,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2005. Theo báo cáo thì sản lượng xuất khẩu tiêu của Braxin từ tháng 01-10/2005 là 23.912 tấn, trị giá 33 triệu USD. Mỹ là nước nhập khẩu lớn nhất tiêu của Braxin với số lượng nhập khẩu là 12.152 tấn tiêu, đạt trị giá 21,06 triệu USD, tiếp theo là Đức với số lượng nhập khẩu là 3.736 tấn, Tây Ban Nha (2.869 tấn), Hà Lan (2.007 tấn) và Mêxicô (1.942 tấn). Ngoài ra cũng đáng chú ý rằng, số lượng xuất khẩu của Braxin cho Ấn Độ đã tăng đáng kể. Từ tháng 01-10/2006, sản lượng xuất khẩu tiêu của Braxin cho Ấn Độ là 338 tấn, tăng hơn 5500% tương đương 332 tấn so với cùng kỳ năm ngoái chỉ có 6 tấn. Sản lượng xuất khẩu của Braxin cho Ukraine/Nga ngoài ra cũng tăng đáng kể. Từ tháng 01-10/2006, Braxin xuất khẩu tổng cộng 1.245 tấn tiêu cho Ukraine/Nga, tăng đáng kể đến 2.390% tương đương 1.195 tấn so với cùng kỳ năm ngoái là 50 tấn. Giá hạt tiêu ở Braxin đầu năm 2006 rất thấp đã kích thích ngành sản xuất và xuất khẩu gia vị trị giá gia tăng tăng nhập khẩu hạt tiêu. Các nhà chế biến và xuất khẩu gia vị đã mua hạt tiêu Braxin với giá chỉ khoảng 1.500-1.800 USD/tấn, khi mà giá ở các nơi khác đều cao hơn, kể cả Ấn Độ. Ngành nhựa dầu cũng đã nhập khẩu một khối lượng khá lớn. Diễn biến giá FOB tiêu đen ở các thị trường tiêu chủ yếu trên thế giới suốt năm 2006 phản ánh hoạt động giao dịch xuất nhập khẩu tiêu (hình 1). Tất cả các thị trường đều có mức giá thấp tương đương với mức giá 2005 cho đến tuần 09/6 và tuần 16/6. Giá tiêu cao nhất (loại Malabar MGI) cũng chỉ dao động trong khoảng 1.600-1.800 USD/tấn. Giá thấp nhất là tiêu đen Việt Nam 500g/l dao động trong khoảng trên dưới 1.200 USD/tấn. Bắt đầu tuần 16/6 trở đi, giá tiêu ở tất cả các nguồn cung tăng vọt và đều đạt đỉnh trong giai đoạn cuối tháng 9 và đầu tháng 10, dao động từ khoảng 2.700 đến 3.400 USD/tấn tùy theo thị trường. Sau đó giá tiêu giảm dần cho đến cuối tháng 12/2006, nhưng vẫn ở mức khá cao so với mức giá trước tháng 6/2006. Hình 1. Giá FOB tiêu đen theo tuần ở một số nguồn cung chính từ tháng 1 – 12/2006 (Nguồn: IPC, VPA) 1.4. Thị trường tiêu trắng Diễn biến thị trường tiêu trắng cũng có xu hướng tương tự như tiêu đen. Như thể hiện ở hình 2, trong quý 1 và đầu quý 2/2006, giao dịch có vẻ ổn định khi giá cả không có biến động so năm 2005. Tuy biến động giá hàng tuần có xảy ra, nhưng nhìn tổng thể, mặt bằng giá tiêu trắng vẫn ổn định. Đến đầu quý 3, giá tiêu trắng cũng có xu hướng tăng mạnh do nguồn cung giảm nhiều, lượng dự trữ không còn bao nhiêu. Ở Bangka, nông dân trữ lại hạt tiêu thu hoạch trong tháng 7/8 để chờ giá cao khi đã có một số nguồn thu khác. Ở Sarawak, giá tiêu trắng tăng vững chắc do thiếu cung. Giá tiêu trắng ở Kuching và Hải Nam cũng tăng đáng kể. Giá tiêu trắng cũng có xu hướng giảm trong quý 4/2006 sau đợt tăng giá mạnh trong quý 3/2006. Ở Sarawak, giá địa phương giảm từ đỉnh 3.485 USD/tấn vào cuối tháng 9/2006 xuống còn 2.972 US/tấn vào gần cuối tháng 12. Lý do chính là nguồn hàng không còn bao nhiêu trong khi nông dân bán ra hàng dự trữ để có tiền đón lễ Eidel Fitri và cầu giảm. Ở Bangka, giao dịch cũng rất hạn chế từ tháng 11. Giá địa phương giảm từ 3.460 USD/tấn còn 3.115 USD/tấn vào cuối tháng 11. Giá FOB giảm từ 3.790 USD xuống 3.749 USD/tấn. Trung bình, giá địa phương giảm 7% và giá FOB giảm 8%. Cũng có thông tin cho rằng nông dân ở Bangka đang chuyển đổi vườn tiêu sang cao su vì lợi nhuận cao hơn. Ở Hải Nam, giá tiêu trắng cũng giảm nhẹ từ tháng 10/2006 qua đến hết tháng 11/2006. Mức giảm giá FOB từ 3.200 USD còn 3.000 USD/tấn. Giá địa phương giảm từ 3.000 USD xuống 2.800 USD/tấn. Tại TP. Hồ Chí Minh, giá FOB tiêu trắng tháng 10 giảm nhẹ 1% so với tháng 9. Qua tháng 11, giá giảm mạnh từ 3.700 USD xuống 3.200 USD/tấn. Hình 2. Giá FOB tiêu trắng theo tuần ở một số nguồn cung chính từ tháng 11/2005 – 12/2006, (Nguồn: IPC, VPA) 1.5. Tình hình xuất khẩu tiêu Việt Nam Mặc dù cho đến thời điểm này, vẫn chưa có con số chính thức về xuất khẩu tiêu của Việt Nam, nhưng đối chiếu từ các nguồn tin cậy, có thể xác định trong năm 2006 Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 116.000 tấn tiêu, đạt kim ngạch hơn 190 triệu USD. Trong đó, tiêu trắng khoảng 12 ngàn tấn, chiếm 10,3% cơ cấu. So với năm 2005, tổng lượng tiêu xuất khẩu tăng khoảng 20 ngàn tấn nhưng tiêu trắng giảm về cả lượng (giảm khoảng 2.400 tấn) và cả tỷ trọng (10,3% so với 15%). Với các số liệu trên, giá xuất khẩu tiêu Việt Nam (cả tiêu đen lẫn tiêu trắng) đạt trung bình 1.638 USD/tấn. So với giá tiêu đen xuất khẩu trung bình chỉ đạt 1.166 USD/tấn năm 2005 và 1.092 USD/tấn năm 2004. Diễn biến giá FOB tiêu đen Việt Nam (nguồn IPC) và giá nội địa (nguồn VPA) cho thấy có sự tương đồng về xu hướng. Nhìn chung, giá tăng rất nhanh từ đầu tháng 7/2006 và đạt đỉnh cao vào khoảng giữa tháng 9/2006 (từ 23 ngàn đồng/kg đến 47 ngàn đồng/kg đối với giá nội địa; từ 1.500 USD đến 2.800 USD/tấn đối với giá FOB HCMC). Mức giá đỉnh này được duy trì trong 2-3 tuần rồi bắt đầu giảm từ giữa tháng 10/2006. Đến gần cuối tháng 12/2006, mức giá nội địa ở vào khoảng 34 ngàn đồng/kg; mức giá FOB HCMC ở vào khoảng 2.200 USD/tấn (hình 3). Diễn biến giá FOB tiêu Việt Nam và giá nội địa cũng rất phù hợp với diễn biến giá thị trường hồ tiêu thế giới (hình 1, 2). Đánh giá chung tình hình xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam năm 2006, có thể thấy các mặt mạnh, yếu như sau: Thứ nhất, Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là nhà sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu số một trên thế giới. Mặc dù trong những năm gần đây diện tích canh tác hồ tiêu ở Việt Nam đã ổn định vào khoảng trên dưới 52 ngàn ha, nhưng nhờ năng suất cao nên vẫn đạt sản lượng hàng năm trên dưới 100 ngàn tấn, cao nhất thế giới và chiếm khoảng 1/3 tổng sản lượng tiêu trên thế giới. Về xuất khẩu, Việt Nam đứng số một và chiếm khoảng trên dưới 50% lượng cung hạt tiêu trên thế giới. Theo ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch VPA, vị trí này là cơ hội rất tốt cho ngành tiêu Việt Nam tạo ra ưu thế chi phối và quyết định giá trên thị trường hạt tiêu thế giới. Ưu thế thứ hai của ngành hồ tiêu Việt nam là sự ổn định về chất lượng và sản lượng. Mặc dù một số nước sản xuất tiêu đã giảm lượng sản xuất do giá cả thấp trong vài năm gần đây, Việt Nam vẫn duy trì được diện tích và sản lượng. Đồng thời, chất lượng hạt tiêu ngày càng cao nhờ quan tâm và đầu tư nhiều hơn đến chế biến sau thu hoạch. Cũng theo VPA, thế mạnh thứ ba của ngành hồ tiêu Việt Nam là khả năng giảm thiểu xuất khẩu thông qua các nhà buôn trung gian, mà tăng cường xuất khẩu trực tiếp cho những nhà cung ứng nguyên liệu cho các nhà máy
Luận văn liên quan