Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, các cơ sở kinh tế, xã hội và an ninh, quốc phòng.
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001 - QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 10 tại chương I, điều 5 quy định "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước có quyền định đoạt về đất đai và điều tiết các nguồn lực từ việc sử dụng đất".
Luật Đất đai năm 2003 tại chương I, điều 6 quy định: Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Điều 21, 22, 23, 24, 25 đã quy định nguyên tắc, căn cứ nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện ở 4 cấp: Cả nước, tỉnh - thành phố, huyện, xã. Tại điều 26, 27, 28, 29 xác định thẩm quyền quyết định, xét duyệt, điều chỉnh, công bố và thực hiện quy hoạch.
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm định hướng cho các cấp, các ngành lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết; là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, làm căn cứ cho việc giao đất, cho thuê đất. và đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một biện pháp hữu hiệu của Nhà nước nhằm hạn chế việc sử dụng đất chồng chéo, lãng phí, bất hợp lý, kém hiệu quả, ngăn chặn các hiện tượng tranh chấp, lấn chiếm, huỷ hoại đất, phá vỡ cân bằng môi trường sinh thái, kìm hãm phát triển sản xuất cũng như phát triển kinh tế - xã hội. Do yêu cầu cấp thiết của công tác này, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức triển khai thực hiện dự án “Lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Thanh Hóa” để phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
199 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3116 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tổng hợp dự án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 và kế hoach sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, các cơ sở kinh tế, xã hội và an ninh, quốc phòng.
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001 - QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 10 tại chương I, điều 5 quy định "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước có quyền định đoạt về đất đai và điều tiết các nguồn lực từ việc sử dụng đất".
Luật Đất đai năm 2003 tại chương I, điều 6 quy định: Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Điều 21, 22, 23, 24, 25 đã quy định nguyên tắc, căn cứ nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện ở 4 cấp: Cả nước, tỉnh - thành phố, huyện, xã. Tại điều 26, 27, 28, 29 xác định thẩm quyền quyết định, xét duyệt, điều chỉnh, công bố và thực hiện quy hoạch.
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm định hướng cho các cấp, các ngành lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết; là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, làm căn cứ cho việc giao đất, cho thuê đất... và đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một biện pháp hữu hiệu của Nhà nước nhằm hạn chế việc sử dụng đất chồng chéo, lãng phí, bất hợp lý, kém hiệu quả, ngăn chặn các hiện tượng tranh chấp, lấn chiếm, huỷ hoại đất, phá vỡ cân bằng môi trường sinh thái, kìm hãm phát triển sản xuất cũng như phát triển kinh tế - xã hội. Do yêu cầu cấp thiết của công tác này, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức triển khai thực hiện dự án “Lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Thanh Hóa” để phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá…
II. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
Trên cơ sở phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tỉnh Thanh Hóa kỳ trước, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và hiện trạng sử dụng đất năm 2010; phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 của tỉnh Thanh Hóa, tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh Thanh Hóa nhằm:
- Tổ chức lại việc sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả, đảm bảo quỹ đất cho tất cả các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng an ninh, từng chủ sử dụng đất có lãnh thổ sử dụng đất cần thiết và được phân bổ hợp lý trên địa bàn tỉnh.
- Tạo lập cơ sở để quản lý thống nhất đất đai trong lãnh thổ và làm căn cứ để giao đất, thu hồi đất... theo đúng thẩm quyền.
- Làm căn cứ định hướng cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chuyên ngành, lập quy hoạch sử dụng đất các huyện, thị xã và thành phố trực thuộc của tỉnh.
- Tạo nên nguồn cơ sở dữ liệu về đất đai, phục vụ cho công tác quản lý đất đai một cách hợp lý, khoa học, tiết kiệm và có hiệu quả. Đồng thời các quy định, luận cứ, tài liệu và số liệu quy hoạch là cơ sở cho việc tin học hóa thành nguồn dữ liệu cho quản lý, sử dụng đất.
- Làm cơ sở để UBND tỉnh cân đối giữa các khoản thu ngân sách từ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; các loại thuế có liên quan đến đất đai và các khoản chi cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
III. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ LẬP BÁO CÁO
1. Căn cứ pháp lý
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
- Luật Đất đai sửa đổi năm 2003:
- Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2004;
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP về thi hành luật đất đai;
- Quyết định số 10/2005/QĐ-BTNMT ngày 24/10/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Thông tư số 04/2006/TT – BTNMT ngày 22/05/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn phương pháp tính đơn giá dự toán, xây dựng dự toán kinh thực hiện lập và điều chỉnh quy hoạch kế hoạch sử dụng đất;
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Thông tư số 06/2010/TT-BTNMT ngày 15 tháng 3 năm 2010 quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT quy định về Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
- Chỉ thị số 01/CT-BTNMT ngày 17 tháng 3 năm 2010 về việc tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Công văn số 429/TCQLĐĐ-CQHĐĐ ngày 16/04/2012 của Tổng cục Quản lý đất đai về việc hướng dẫn về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Nghị quyết số 17/2011/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) cấp quốc gia;
- Công văn số 23/VPCP-KTN ngày 23 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ về việc phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia;
- Công văn số 621/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 08/3/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hoàn thành hồ sơ thẩm định quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2011-2015) cấp tỉnh và Thành phố trực thuộc Trung ương;
- Căn cứ Công văn số 180/HĐND-CV ngày 14/6/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc thống nhất số liệu Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Thanh Hóa.
- Quyết định số 3779/QĐ - UBND ngày 22/10/2009 về việc: Phê duyệt đề cương, nhiệm vụ lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 tỉnh Thanh Hóa; và các văn bản có liên quan khác của UBND tỉnh Thanh Hóa;
- Quyết định số 4561/QĐ - UBND ngày 22/12/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện dự án: Lập quy hoạch sử dụng đất 2011 đến 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 đến 2015) tỉnh Thanh Hóa.
2. Cơ sở thông tin, tư liệu bản đồ
- Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Thanh Hóa đến năm 2010;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2020;
- Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020;
- Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 và định hướng đến 2020;
- Kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006-2015;
- Quy hoạch thủy lợi vùng trung du miền núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020;
- Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 và định hướng đến 2020;
- Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2006- 2010) tỉnh Thanh Hóa;
- Số liệu Kiểm kê, thống kê đất đai năm 2000, 2005 và 2010;
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 và 2010 của tỉnh Thanh Hóa;
- Các loại bản đồ có liên quan: Giao thông, thuỷ lợi, khu đô thị, công nghiệp, nông nghiệp,...
3. Các văn bản đóng góp ý kiến
- Công văn số 672/STNMT-QLĐĐ ngày 09/04/2011 về việc đề nghị bổ sung, chỉnh sửa dự thảo báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Thanh Hóa. Nội dung: chỉnh sửa theo đề nghị của các thành viên Ban Quản lý dự án lập Quy hoạch sử dụng đất và xin ý kiến của các sở ban ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Công văn số 1170/STNMT-QLĐĐ ngày 02/06/2011 về việc đề nghị bổ sung, chỉnh sửa dự thảo báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Thanh Hóa. Nội dung: chỉnh sửa theo kết luận của Bí thư tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa sau khi nghe báo cáo và ý kiến của đại biểu tại Phiên họp thường vụ Tỉnh ủy ngày 30 tháng 05 năm 2011.
- Công văn số 1803/STNMT-QLĐĐ ngày 05/08/2011 về việc đề nghị bổ sung, chỉnh sửa dự thảo báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Thanh Hóa. Nội dung: chỉnh sửa, bổ sung báo cáo, số liệu và bản đồ trước khi hoàn thiện hồ sơ Báo cáo Bộ Tài nguyên Môi trường tổ chức thẩm định.
- Công văn số 1921/STNMT-QLĐĐ ngày 22/08/2011 về việc đề nghị bổ sung, chỉnh sửa dự thảo báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Thanh Hóa. Nội dung: chỉnh sửa theo biên bản kiểm tra của các thành viên của Ban Quản lý dự án Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Thanh Hóa.
- Công văn số 1532/TCQLĐĐ-CQHĐĐ ngày 30 tháng 11 năm 2011 về việc góp ý báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Thanh Hóa.
- Công văn số 1048/STNMT-QLĐĐ ngày 09/05/2012 về việc đề nghị bổ sung, chỉnh sửa dự thảo báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Thanh Hóa. Nội dung: góp ý một số chỉ tiêu phân bổ đến từng huyện, thị xã, thành phố.
- Công văn số 1240/STNMT-QLĐĐ ngày 23/05/2012 về việc đề nghị bổ sung, chỉnh sửa dự thảo báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Thanh Hóa. Nội dung: Báo cáo giải trình thay đổi một số chỉ tiêu trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu tỉnh Thanh Hóa.
- Thông báo số 165/TB-BTNMT về việc thông báo kết quả thẩm định quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của tỉnh Thanh Hóa.
IV. CẤU TRÚC CỦA BÁO CÁO
Báo cáo tổng hợp gồm những nội dung sau:
Đặt vấn đề
- Phần I: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
- Phần II: Tình hình quản lý, sử dụng đất đai
- Phần III: Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất đai
- Phần IV: Phương án quy hoạch sử dụng đất
Kết luận và kiến nghị
PHẦN I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý.
a. Vị trí địa lý
Thanh Hoá là tỉnh nằm ở cực Bắc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ, cách Thủ đô Hà Nội 153km về phía Bắc, về phía Nam cách Thành phố Vinh tỉnh Nghệ An 138 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Thanh Hoá Nằm ở vị trí từ 19,18o đến 20,40o vĩ độ Bắc; 104,22o đến 106,40o kinh độ Đông. Có ranh giới như sau:
- Phía Bắc giáp 3 tỉnh: Ninh Bình, Hoà Bình, Sơn La.
- Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An.
- Phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn - CHDCND Lào.
- Phía Đông giáp biển Đông.
Thanh hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung Bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: Đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217, cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận lợi cho lưu thông Bắc Nam, với các vùng trong tỉnh và đi quốc tế. Thanh Hoá có sân bay Sao Vàng và quy hoạch mở thêm sân bay Thanh Hóa thuộc địa bàn 3 xã Hải Ninh, Hải An, Hải Châu huyện Tĩnh Gia phục vụ cho kinh tế Nghi Sơn và toàn tỉnh.
1.1.2. Địa hình, địa mạo.
a. Địa hình:
Thanh Hoá có địa hình khá phức tạp, bị chia cắt nhiều và nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam: Phía Tây Bắc có những đồi núi cao trên 1.000 m đến 1.500 m, thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía Đông Nam; đồi núi chiếm trên 3/4 diện tích tự nhiên của cả tỉnh. Địa hình Thanh Hoá có thể chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng núi và trung du, vùng đồng bằng và vùng ven biển với những đặc trưng như sau:
- Vùng núi và trung du
Gắn liền với hệ núi cao phía Tây Bắc và hệ núi Trường Sơn phía Nam, bao gồm 11 huyện: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hoá, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Cẩm Thuỷ, Thạch Thành, có tổng diện tích là 7064,12 km2, chiếm 71,84% diện tích toàn tỉnh. Độ cao trung bình vùng núi từ 600-700 m, độ dốc trên 250. Ở đây có những đỉnh núi cao như Tà Leo (1.560 m) ở phía hữu ngạn sông Chu, Bù Ginh (1.291 m) ở phía tả ngạn sông Chu. Vùng trung du có độ cao trung bình từ 150-200 m, độ dốc từ 150 - 200 chủ yếu là các đồi thấp, đỉnh bằng, sườn thoải. Đây là vùng có tiềm năng, thế mạnh phát triển lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, cao sau, mía đường của tỉnh Thanh Hóa.
- Vùng đồng bằng
Vùng đồng bằng có diện tích đất tự nhiên đạt 1906,97 km2, chiếm 17,11% diện tích toàn tỉnh bao gồm các huyện: Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hoá, Đông Sơn, Triệu Sơn, Nông Cống, Vĩnh Lộc, Hà Trung, TP. Thanh Hoá và thị xã Bỉm Sơn. Đây là vùng được bồi tụ bởi 4 hệ thống sông chính là: Hệ thống sông Mã, sông Bạng, sông Yên, sông Hoạt. Vùng này có độ dốc không lớn, bằng phẳng, độ cao trung bình dao động từ 5 - 15 m so với mực nước biển. Tuy nhiên, một số nơi trũng như Hà Trung có độ cao chỉ khoảng 0 - 1 m. Đặc điểm địa hình vùng này là sự xen kẽ giữa vùng đất bằng với các đồi thấp và núi đá vôi độc lập. Đây là vùng có tiềm năng, thế mạnh phát triển nghiệp của tỉnh Thanh Hóa.
- Vùng ven biển
Vùng ven biển gồm 06 huyện, thị xã chạy dọc ven bờ biển với chiều dài 102 km từ huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương đến Tĩnh Gia. Diện tích vùng này là 1.230,67 km2, chiếm 11,05% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, địa hình tương đối bằng phẳng; Chạy dọc theo bờ biển là các cửa sông. Vùng đất cát ven biển có địa hình lượn sóng chạy dọc bờ biển, độ cao trung bình 3 - 6 m. Đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi gia cầm, nuôi trồng thủy sản), đặc biệt vùng này có bãi tắm Sầm Sơn nổi tiếng và các khu nghỉ mát khác như Hải Tiến (Hoằng Hoá) và Hải Hoà (Tĩnh Gia)... có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản và phát triển các khu công nghiệp (Nghi Sơn), dịch vụ kinh tế biển.
b. Địa mạo
Do điều kiện địa hình nằm ở rìa ngoài của miền tự nhiên Tây Bắc đang được nâng lên, tiếp giáp với miền sụt võng là các đồng bằng châu thổ. Đây là những khu vực núi thấp uốn nếp được cấu tạo bằng nhiều loại đá khác nhau, từ các đá trầm tích (đá phiến, đá vôi, cát kết, cuội kết, sỏi kết…) đến các đá phun trào (spilit, riôlit, bazan), đá xâm nhập (granit), đá biến chất (đá hoa). Chúng nằm xen kẽ nhau, có khi lồng vào nhau, làm phong cảnh thay đổi không ngừng. Đồng bằng châu thổ Thanh Hoá được cấu tạo bởi phù sa hiện đại, trải ra trên bề mặt rộng, hơi nghiêng về phía biển ở mé Đông Nam. Rìa Bắc và Tây Bắc là dải đất cao được cấu tạo bởi phù sa cũ của sông Mã, sông Chu cao từ 2 - 15 m. Trên đồng bằng có một số đồi núi xen kẽ với độ cao trung bình 200 - 300 m, được cấu tạo bằng nhiều loại đá khác nhau (đá phun trào, đá vôi, đá phiến). Trên địa hình ven biển có vùng sình lầy ở Nga Sơn và các cửa sông Mã, sông Yên... địa hình vùng ven biển được hình thành với các đảo đá vôi rải rác ngoài vụng biển, dòng phù sa ven bờ được đưa ra từ các cửa sông đã tạo nên những thành tạo trầm tích dưới dạng mũi tên cát, cô lập dần dần những khoảng biển ở phía trong và biến chúng thành những đầm nước mặn. Những đầm này về sau bị phù sa sông lấp dần, còn những mũi tên cát thì ngày càng phát triển rộng thêm, nối những cồn cát duyên hải thành những chuỗi dài chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam dạng xòe nan quạt.
1.1.3. Khí hậu
Thanh Hoá nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: Mùa hạ nóng, ẩm mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô, nóng. Mùa đông lạnh và ít mưa.
- Chế độ nhiệt: Thanh Hoá có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C- 240C, tổng nhiệt độ năm vào khoảng 8.5000C- 8.7000C. Hàng năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình thấp dưới 200C (từ tháng XII đến tháng III năm sau), có 8 tháng nhiệt độ trung bình cao hơn 200C (từ tháng IV đến tháng XI). Biên độ ngày đêm từ 70C - 100C, biên độ năm từ 110C - 120C. Tuy vậy, chế độ nhiệt có sự khác biệt khá rõ nét giữa các tiểu vùng
+ Vùng khí hậu đồng bằng và ven biển có nền nhiệt độ cao, biên độ năm từ 110C - 130C, biên độ nhiệt độ ngày từ 5,50C -70C, nhiệt độ trung bình năm là 24,20C.
+ Vùng khí hậu trung du có nền nhiệt độ cao vừa phải, tổng nhiệt độ trung bình cả năm 7.6000C -8.5000C, nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,10C.
+ Vùng khí hậu núi cao có nền nhiệt độ thấp, mùa đông rét có sương muối, mùa hè mát dịu, ít bị ảnh hưởng của gió khô nóng, tổng nhiệt độ trung bình cả năm khoảng dưới 8.0000C, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,80C.
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa nhưng sự chênh lệch độ ẩm giữa các mùa là không lớn. Độ ẩm trung bình các tháng hàng năm khoảng 85%, phía Nam có độ ẩm cao hơn phía Bắc, khu vực núi cao ẩm ướt hơn và có sương mù.
- Chế độ mưa: Lượng mưa ở Thanh Hóa là khá lớn, trung bình năm từ 1.456,6 - 1.762,6 mm, nhưng phân bố rất không đều giữa hai mùa và lớn dần từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông. Mùa khô (từ tháng XI đến tháng IV năm sau) lượng mưa rất ít, chỉ chiếm 15 - 20% lượng mưa cả năm, khô hạn nhất là tháng I, lượng mưa chỉ đạt 4 - 5 mm/tháng. Ngược lại mùa mưa (từ tháng V đến tháng X) tập trung tới 80 - 85% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào tháng VIII có 15 đến 19 ngày mưa với lượng mưa lên tới 440 - 677 mm. Ngoài ra trong mùa này thường xuất hiện giông, bão kèm theo mưa lớn trên diện rộng gây úng lụt. Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình từ 84 - 86% và có sự chênh lệch giữa các vùng và theo mùa. Mùa mưa độ ẩm không khí thường cao hơn mùa khô từ 10 - 18%.
- Chế độ nắng và bức xạ mặt trời: Tổng số giờ nắng bình quân trong năm từ 1.600 - 1.800 giờ. Các tháng có số giờ nắng nhiều nhất trong năm là từ tháng V đến tháng VIII đạt từ 237 - 288 giờ/tháng, các tháng XII và tháng I có số giờ nắng thấp nhất từ 55- 59 giờ/tháng.
Tổng bức xạ vào các tháng mùa hè lên rất cao, đạt tới 500 - 600 cal/cm2/ngày từ tháng V đến tháng VII, đó là thời kỳ ít mây và mặt trời ở gần thiên đỉnh. Tuy nhiên vào mùa đông xuân rất nhiều mây, ít nắng và mặt trời xuống thấp cho nên bức xạ mặt trời giảm sút rõ rệt, cực tiểu vào các tháng XII hoặc tháng I với mức độ 200 - 500 cal/cm2/ngày.
- Chế độ gió: Thanh Hoá nằm trong vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ, hàng năm có ba mùa gió:
+ Gió Bắc (còn gọi là gió Bấc): Do không khí lạnh từ Bắc cực qua lãnh thổ Trung Quốc thổi vào.
+ Gió Tây Nam: Từ vịnh Belgan qua lãnh thổ Thái Lan, Lào thổi vào, gió rất nóng nên gọi là gió Lào hay gió phơn Tây Nam. Trong ngày, thời gian chịu ảnh hưởng của không khí nóng xảy ra từ 10 giờ sáng đến 12 giờ đêm.
+ Gió Đông Nam (còn gọi là gió nồm): Thổi từ biển vào đem theo không khí mát mẻ.
Vào mùa hè, hướng gió thịnh hành là hướng Đông và Đông Nam; các tháng mùa đông hướng gió thịnh hành là hướng Bắc và Đông Bắc.
Tốc độ gió trung bình năm từ 1,3 - 2 m/s, tốc độ gió mạnh nhất trong bão từ 30 -40 m/s, tốc độ gió trong gió mùa Đông Bắc mạnh trên dưới 20 m/s.
Qua theo dõi những năm gần đây vùng núi gió không to lắm, bão và gió mùa Đông Bắc yếu hơn các vùng khác. Tốc độ gió giảm thấp, bình quân tốc độ gió khoảng 1,0-1,5 m/giây; gió bão khoảng 25 m/giây.
- Bão và áp thấp nhiệt đới: Tình hình thời tiết ở Việt Nam nói chung và Thanh Hoá nói riêng là bất thường, bão lũ xuất hiện không theo tính quy luật, mức độ ngày càng nhiều, cường độ ngày càng tăng, phạm vi xảy ra ở khắp các vùng miền gây hậu quả hết sức nặng nề về người và của, làm ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh.
Thanh Hóa thuộc vùng Bắc Trung Bộ, là vùng dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu. Những năm gần đây, đã có nhiều biểu hiện khá rõ những thay đổi về thời tiết và các thiên tai thường xuyên xảy ra với mức độ ngày càng khắc nghiệt hơn. Nhiệt độ các tháng VI, VII, VIII có xu thế tăng lên khá rõ. Lượng mưa tháng VIII những năm gần đây cao hơn trung bình nhiều năm.
Các cơn bão ở Thanh Hoá thường xuất hiện từ tháng VIII đến tháng X hàng năm. Tốc độ gió trung bình là 1,72 m/s, dao động từ 1,2 - 3,8 m/s, tốc độ gió mạnh nhất trong bão ghi nhận được từ 30 - 40 m/s. Theo số liệu thống kê từ năm 1996 đến 2005 có 39 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam, trong đó có 13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp tới Thanh Hóa.
- Lũ cuốn và lũ ống: Đã xuất hiện ở các vùng núi đe doạ sinh mạng và tàn phá tài sản, ảnh hưởng đến sinh thái tổn thất về kinh tế ở tỉnh.
1.1.4. Thuỷ văn
a. Hệ thống sông
Thanh Hóa là tỉnh có mạng lưới sông khá dầy, từ Bắc vào Nam c