Báo cáo Tổng hợp tại chi nhánh kinh doanh Viettel Hà Nội 04 tổng công ty viễn thông quân đội Viettel

Trong xu thế phát triển không ngừng của nền kinh tế xã hội, nhu cầu của con người ngày càng nâng cao, đặc biệt nhu cầu về thông tin, liên lạc trở thành một nhu cầu không thể thiếu. Chính vì vậy, bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ đã chứng kiến sự ra đời và bùng nổ hàng loạt của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Viễn thông. Bên cạnh các đại gia quen thuộc trên thị trường như Vinaphone, Mobifone, Viettel đã ra đời với mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông hàng đầu Việt Nam. Trước sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt trên thị trường, Viettel luôn nỗ lực ở mức cao nhất để khách hàng luôn được “ nói theo cách của bạn”, nói theo phong cách riêng của mình và coi sự hài lòng, tin cậy của Quý khách hàng chính là khởi nguồn cho sự thịnh vượng và phát triển bền vững. Với sự phục vụ hơn 20 triệu khách hàng điện thoại di động, một triệu năm trăm khách hàng Internet và điện thoại cố định đối với một doanh nghiệp non trẻ trong thị trường viễn thông, đó là một điều chưa từng có, một kỳ tích trong lịch sử Viễn thông Việt Nam. Để đạt được những thành tựu ấy, không thể không nhắc đến vai trò của công tác tài chính kế toán tại Viettel, một công cụ sắc bén trong việc đề ra các quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp từ đó có những biện pháp quản lý tài chính một cách hữu hiệu và có hiệu quả. Là một sinh viên năm cuối chuyên ngành kế toán tổng hợp, em nhận thấy tại Viettel có môi trường tốt để em có thể trao dồi những lý thuyết đã được học trên giảng đường và áp dụng chúng vào thực tế. Trong thời gian thực tập tại Chi nhánh kinh doanh Viettel Hà Nội, được sự giúp đỡ tận tình của Trưởng, Phó Ban tài chính, các bạn và các anh chị em đồng nghiệp và đặc biệt là sự hương dẫn của PGS.TS Nguyến Minh Phương đã giúp em tìm hiểu về tình hình thực tế của Tổng công ty cũng như Chi nhánh kinh doanh Hà Nội và hoàn thành bài báo cáo tổng hợp này Báo cáo của em gồm 3 phần: Phần 1: Tổng quan chung về Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel và Chi nhánh kinh doanh Viettel Hà Nội 04 Phần 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Chi nhánh kinh doanh Viettel Hà Nội 04 Phần 3: Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh và tổ chức hạch toán kế toán tại Chi nhánh kinh doanh Hà Nội 04.

doc54 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3802 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tổng hợp tại chi nhánh kinh doanh Viettel Hà Nội 04 tổng công ty viễn thông quân đội Viettel, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế phát triển không ngừng của nền kinh tế xã hội, nhu cầu của con người ngày càng nâng cao, đặc biệt nhu cầu về thông tin, liên lạc trở thành một nhu cầu không thể thiếu. Chính vì vậy, bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ đã chứng kiến sự ra đời và bùng nổ hàng loạt của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Viễn thông. Bên cạnh các đại gia quen thuộc trên thị trường như Vinaphone, Mobifone, Viettel đã ra đời với mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông hàng đầu Việt Nam. Trước sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt trên thị trường, Viettel luôn nỗ lực ở mức cao nhất để khách hàng luôn được “ nói theo cách của bạn”, nói theo phong cách riêng của mình và coi sự hài lòng, tin cậy của Quý khách hàng chính là khởi nguồn cho sự thịnh vượng và phát triển bền vững. Với sự phục vụ hơn 20 triệu khách hàng điện thoại di động, một triệu năm trăm khách hàng Internet và điện thoại cố định… đối với một doanh nghiệp non trẻ trong thị trường viễn thông, đó là một điều chưa từng có, một kỳ tích trong lịch sử Viễn thông Việt Nam. Để đạt được những thành tựu ấy, không thể không nhắc đến vai trò của công tác tài chính kế toán tại Viettel, một công cụ sắc bén trong việc đề ra các quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp từ đó có những biện pháp quản lý tài chính một cách hữu hiệu và có hiệu quả. Là một sinh viên năm cuối chuyên ngành kế toán tổng hợp, em nhận thấy tại Viettel có môi trường tốt để em có thể trao dồi những lý thuyết đã được học trên giảng đường và áp dụng chúng vào thực tế. Trong thời gian thực tập tại Chi nhánh kinh doanh Viettel Hà Nội, được sự giúp đỡ tận tình của Trưởng, Phó Ban tài chính, các bạn và các anh chị em đồng nghiệp và đặc biệt là sự hương dẫn của PGS.TS Nguyến Minh Phương đã giúp em tìm hiểu về tình hình thực tế của Tổng công ty cũng như Chi nhánh kinh doanh Hà Nội và hoàn thành bài báo cáo tổng hợp này Báo cáo của em gồm 3 phần: Phần 1: Tổng quan chung về Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel và Chi nhánh kinh doanh Viettel Hà Nội 04 Phần 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Chi nhánh kinh doanh Viettel Hà Nôi 04 Phần 3: Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh và tổ chức hạch toán kế toán tại Chi nhánh kinh doanh Hà Nội 04. Do còn thiếu kinh nghiệm trong thực tế, báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót và sơ xuất. Em rất mong muốn nhận được sự góp ý của các anh chị em trong Chi nhánh và đặc biệt là sự hướng dẫn, góp ý của PGS.TS Nguyễn Minh Phương để bài viết của em có thể hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. PHẦN I TỔNG QUAN CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VÀ CHI NHÁNH KINH DOANH HÀ NỘI 1.1 Tổng công ty viễn thông quân đội Địa chỉ: Số 01 Giang Văn Minh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội Điện thoại: 043.2556789 Fax: 04.2996789 Email: gopy@viettel.com.vn Website: www.viettel.com.vn 1.1.1 Lịch sử hình thành Là một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Bộ quốc phòng 1/6/1989: Hội đồng bộ trưởng ra nghị định 58/HĐBT quyết định thành lập Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin 21/3/1991: Theo quyết định 11093/QĐ- QP của Bộ quốc phòng về việc thành lập công ty Điện tử thiết bị thông tin và dịch vụ tổng hợp phía nam trên cơ sở Công ty điện tử hỗn hợp II ( Là một trong ba đơn vị thành lập theo quyết định 189/QĐ-QP ngày 20/6/1989) 27/7/1991: Theo quyết định 336/QĐ-QP về việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước, đổi tên thành công ty Điện tử viễn thông. Tên giao dịch là SIGELCO. 13/6/1995: Thủ tướng chính phủ ra thông báo số 3179/TB-TT9 cho phép thành lập công ty điện tử viễn thông quân đội. Căn cứ vào quyết định này, ngày 14/7/1995 Bộ quốc phòng ra quyết định số 615/QĐ-QP đổi tên công ty Điện tử viễn thông thành Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội- VIETTEL Bộ trưởng Bộ quốc phòng ra quyết định số 262/QĐ-BQP đổi tên “ Công ty Điện tử Viễn thông” thành “ Công ty Viễn thông Quân đội”. Tên viết bằng tiếng anh là VIETTEL CORPORATION, viết tắt là VIETTEl, trực thuộc Binh chủng thông tin liên lạc Bộ quốc phòng 27/4/2004 quyết định số 21, quyết định về trách nhiệm, quyền hạn là đơn vị trực thuộc Bộ quốc phòng từ ngày 1/7/2004. 1.1.2 Quá trình phát triển Được hình thành từ năm 1989, nhưng đến năm 1995 công ty mới tham gia vào thị trường Viễn thông và trở thành nhà khai thác Viễn thông thứ 2 tại Việt Nam. Năm 1989: Thiết lập mạng bưu chính công cộng và dịch vụ chuyển tiền trong nước, thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ trung kế vô tuyến. Năm 2000: Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ bưu chính quốc tế, kinh doanh thử nghiệm dịch vụ điện thoại đường dài trong nước, sử dụng công nghệ mới VOIP Năm 2001 : Chính thức cung cấp rộng rãi dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế sử dụng công nghệ mới VOIP và cung cấp dịch vụ cho thuê kênh truyền dẫn nội hạt và đường dài trong nước Năm 2002: Cung cấp dịch vụ truy cấp Internet IP và dịch vụ kết nối Internet IP. Năm 2003 : Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ điện thoại cố định PSTN; triển khai thiết lập mạng thông tin di động; thiết lập cửa ngõ Quốc tế và cung cấp dịch vụ thuê kênh quốc tế. Năm 2004 : Chính thức cung cấp dịch vụ điện thoại di động trên toàn quốc. Ngày 01/06/2005 : VIETTEL đã long trọng tổ chức buổi lễ chính thức công bố trở thành Tổng công ty. Sau 16 năm xây dựng và trưởng thành VIETTEL đã trở thành một Tổng công ty lớn của Quân đội và là một trong những doanh nghiệp Viễn thông hàng đầu tại Việt Nam. Sau gần 5 năm triển khai các dịch vụ Viễn thông doanh thu đã tăng gấp 46 lần, lợi nhuận tăng 350 lần Năm 2006 : Xây dựng chiến lược phát triển Tổng công ty đến 2010 Năm 2006 : Cải tổ Xí nghiệp Xây lắp công trình thành công ty Xây lắp và bảo dưỡng chuyên ngành Viễn thông mạnh, hoạt động trên phạm vi toàn quốc với 3 trung tâm khu vực lớn tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh, bước đầu trở thành một công ty xây lắp lớn tại Việt Nam Năm 2006 : Tổ chức triển khai xây dựng và đã hoàn thành trục 1C đoạn Huế - Đèo Ngang dài 214km Năm 2006 : Phát triển mạng thông tin di động sâu và rộng tới huyện, xã, đưa mạng di động Viettel Mobile thành một mạng di động hàng đầu tại Việt Nam. Với gần 1.500 trạm phát sóng có vùng phủ sóng lớn nhất, và với gần 2 triệu thuê bao Năm 2006 : Phát triển mạng lưới ADSL rộng về các tỉnh Ngày 12/01/2006 : Bộ Quốc phòng đã ra Quyết định số 10,11,12,13/QĐ-BQP về việc thành lập các công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên gồm: Bưu chính Viettel, Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel, Tư vấn và thiết kế Viettel, Công trình Viettel Được sự lãnh đạo, chỉ huy của Đảng uỷ, Ban giám đốc Tổng công ty, đến cuối tháng 5 năm 2006 đã lắp đặt 446 trạm BTS nâng tổng số trạm phát sóng lên 2.134 trạm, đến nay đã nâng số trạm BTS lê hơn 10.000trạm trong cả nước Năm 2007 : Tổng công ty tập trung cải cách mô hình tổ chức và cơ chế quản lý: tổ chức sát nhập hai công ty Đường dài và Di động thành Công ty Viễn thông Tổng công ty tiếp tục chiến lược đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng mạng lưới, nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên Viễn thông, mở rộng đầu tư nước ngoài Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh : năm 2007 doanh thu vượt 48% KH, tăng gấp 2,2 lần so với năm 2006, nâng thị phần của Viettel từ 15 lên 25%. Sản xuất kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển nguồn vốn Bảy năm liên tục phát triển nhanh, ba năm liên tục tăng trưởng năm sau gấp đôi năm trước, Tổng công ty đã lớn mạnh và trở thành một trong những doanh nghiệp Viễn thông hàng đầu tại Việt Nam. Mạng lưới di động và truyền dẫn đã đứng vị trí số 1 ở Việt Nam với vùng phủ sóng rộng nhất, dung lượng và thuê lớn nhất. Dịch vụ điện thoại không dây đã triển khai tại 64 tỉnh thành phố Trong quá trình phát triển Tổng Công ty Viên thông quân đôi – Viettel đã hình thành một số lĩnh vực kinh tế mới như: kinh doanh bắt động sản, nội dung thông tin, đầu tư tài chính...thành lập một số công ty cổ phần như Công ty đầu tư Quốc tế Viettel, Công ty đầu tư bất động sản Viettel, Công ty công nghệ Viettel .v.v. Mở rộng khai thác thị trường nước ngoài như : Cămpuchia, Lào... đây là hướng đi đúng đắn trong điều kiện hợp tác và hội nhập Tháng 07 năm 2007 : Tổng công ty Viễn thông Quân đội là một trong bảy đơn vị được Ban Thi đua - Khen thưởng trao tặng siêu cúp sản phẩm Việt Nam uy tín và chất lượng lần thứ nhất Thánh 09 năm 2007 : Chủ Tịch nước Nguyễn Minh Triết Quyết định số 37/QĐ -CTN phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng lao động cho Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel giai đoạn 1996 – 2005 1.1.3 Cơ cấu tở chức Sơ đồ 1.1: Mô hình cơ cấu tổ chức Tổng công ty  Sơ đồ 1.2: Mô hình cơ cấu tổ chức Khối cơ quan Tổng công ty  Sơ đồ 1.3: Mô hình cơ cấu khối đơn vị hạch toán độc lập  Sơ đồ 1.4: Mô hình cơ cấu khối đơn vị hạch toán phụ thuộc  Sơ đồ1.5: Mô hình cơ cấu khối đơn vị sự nghiệp  1.1.4 Ngành nghề kinh doanh của tổng công ty - Cung cấp các dịch vụ thông tin di động và dịch vụ truy cập internet công cộng ISP và kết nối internet IXP, cung cấp dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế sử dụng công nghệ mới VOIP - Cho thuê kênh truyền dẫn trong nước và quốc tế - Cung cấp dịch vụ bưu chính, bưu phẩm bưu kiện, chuyển phát nhanh, phát hành báo chí trên phạm vi toàn quốc và quốc tế - Xuất nhập khẩu công trình thiết bị toàn bộ về điện tử và thông tin, các sản phẩm điện tử thông tin - Tư vấn khảo sát thiết kế, lập dự án, khảo sát thiết kế các công trình thông tin, viễn thông, các tổng đài công cộng, các tuyến viba, các tổng đài phục vụ các đơn vị, các công trình cáp quang quân sự, các tháp anten, các mạng thông tin diện rộng cho các Bộ, nghành trong phạm vi toàn quốc - Xây lắp các công trình thông tin, lắp đặt các tổng đài, mạng cáp thuê bao, các thiết bị phát thanh, truyền hình, hệ thống truyền dẫn Viba, cáp quang - Phát triển các sản phẩm phần mềm trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, Internet - Sản xuất, lắp ráp, sữa chữa và kinh doanh các thiết bị điện, điện tử, thông tin, an ten thu phát sóng viba số - Khảo sát, thiết kế, lập Dự án công trình bưu chính viễn thông - Xây lắp các công trình, thiết bị thông tin, đường dây tải điện, trạm biến thế - Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và kinh doanh nhà gắn với Bưu chính viễn thông - Kết nối để vu hồi cho hệ thống thông tin quân sự - Tham gia thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng như khảo sát, thiết kế, lắp ráp các công trình, tổng đài cho mạng cấp 1,2…, xuất nhập khẩu thiết bị công nghệ mới - Huấn luyện đào tạo kỹ thuật thông tin công nghệ cao cho đội ngũ cán bộ, nhân viên của binh chủng và toàn dân 1.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty viễn thông quân đội năm 2007 Mặc dù ra đời sau trong lĩnh vực viễn thông, nhưng Tổng công ty Viễn thông quân đội Viettel đã phát triển rất nhanh, vươn ra chiếm lĩnh một phần khá lớn thị trường. Trong những năm trở lại đây, Viettel được biết đến như là một thương hiệu nổi tiếng, một nhà cung cấp hàng đầu tr ong lĩnh vực Viễn thông. Điều đó được minh chứng qua tốc độ tăng doanh thu hàng năm như sau: Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh của Tổng công ty qua một số thời kỳ Năm  Doanh thu ( tỷ đồng)  Lợi nhuận sau thuế ( tỷ đồng)   2004  85,987,376,354  1,500,765,897   2005  90,736,547,102  1,965,908,231   2006  92,423,054,702  3,019,907,375   2007  167,638,848,319  2,447,220,732   Cùng với sự phát triển của Tổng công ty, Chi nhánh kinh doanh Hà Nội ra đời và phát triển trong xu thế đó. Sự phát triển này được thể hiện qua các con số sau: Năm 2006: Doanh thu 19,341,345,234, số lượng cán bộ công nhân viên là 20 người Năm 2007: Doanh thu 25,287,435,243, số lượng cán bộ công nhân viên là 40 người 1.1.6 Phương hướng phát triển của Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel đến năm 2010 1.1.6.1 Mục tiêu - Phấn đấu đưa Tổng Công ty Viễn thông quân đội Viettel trở thành Doanh nghiệp khai thác dịch vụ Bưu chính viễn thông có tên tuổi trên Thế giới - Tạo dựng một thương hiệu có uy tín - Mang lại hiệu quả kinh tế cao - Tạo dựng một hình ảnh đẹp về Tổng Công ty 1.1.6.2 Quan điểm, đường lối phát triển - Kết hợp lợi ích kinh tế với lợi ích quốc gia về an ninh quốc phòng - Đa dạng hoá nghành nghề kinh doanh theo định hướng của thị trường và hướng tới lợi ích chính đáng của khách hàng - Lấy yếu tố con người làm yếu tố chủ đạo, đào tạo, phát triển và thu hút nhân tài 1.1.6.3 Phương hướng phát triển đến năm 2010 - Chương trình mở rộng, củng cố nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh dịch vụ điện thoại đường dài quốc tế vừ trong nước . - Chương trình đầu tư mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ điện thoại di động. - Chương trình phát triển mạng truyền dẫn . - Chương trình phát triển đường trục Internet và truy cập Internet băng rộng . - Chương trình cũng cố, nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính . - Chương trình mở rộng dịch vụ kinh doanh thiết bị và dịch vụ viễn thông . - Chương trình phát triển dịch vụ tư vấn thiết kế, xây lắp công trình viễn thông. - Chương trình đầu tư ra nước ngoài kinh doanh dịch vụ viễn thông . - Chương trình triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng . - Chương trình cổ phần hoá Công ty Viettel Telecom Dự kiến năm 2010: Doanh thu Chi nhánh đạt khoảng 200 tỷ VNĐ và mức độ tăng trưởng hàng năm từ 15%-20% và phấn đấu trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu Việt Nam 1.2 Chi nhánh kinh doanh Hà Nội 1.2.1 Quá trình hình thành Từ ngày 01 tháng 09 năm 2000 Chi nhánh kinh doanh Hà nội – 108 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân – Hà Nội được thành lập. Nằm trong khối đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty.Hiện nay Chi nhánh viễn thông Hà Nội đang thực hiện nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ trên địa bàn như sau - Dịch vụ điện thoại đường dài liên tỉnh và quốc tế 178. - Dịch vụ điện thoại cố định công nghệ GMS 0018. - Dịch vụ điện thoại cố định PSTN. - Dịch vụ truy cập Internet tốc độ cao ADSL. - Dịch vụ điện thoại cố định không dây homephone. - Cung cấp dịch vụ điện thoại di động trên địa bàn tỉnh. - Cung cấp và bán máy điện thoại di động trên địa bàn 7 huyện và 1TP 1.2.2 Mô hình tổ chức Sơ đồ 1.6: Mô hình cơ cấu tổ chức Chi nhánh  Sơ đồ 1.7: Mô hình cơ cấu tổ chức Trung tâm  1.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh trong nhiệm kỳ kinh doanh 1.2.3.1 Ban giám đốc - Giám đốc chi nhánh: Chịu trách nhiệm trực tiếp trước Đảng ủy, Ban Giám đốc Tổng Công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và toàn bộ các lĩnh vực quản lý của Chi nhánh trên địa bàn Hà Nội/Hồ Chí Minh Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo, điều hành phòng Tổng hợp, phòng Tài chính Phó Giám đốc kinh doanh Chịu trách nhiệm giúp Giám đốc trong công tác tổ chức và quản lý các hoạt động mang tính chiến lược kinh doanh của Chi nhánh: nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch kinh doanh, công tác truyền thông, PR, quảng cáo, công tác chăm sóc khách hàng, giải quyết khiếu nại và tổng hợp đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh theo địa bàn được phân công và toàn Chi nhánh Kiêm nhiệm thêm các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh phân công Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo, điều hành phòng Kinh doanh, phòng Chăm sóc khách hàng và 02 (đối với CN Hà Nội)/04 (đối với Chi nhánh HCM) Trung tâm kinh doanh Phó Giám đốc bán hàng Chịu trách nhiệm giúp Giám đốc trong công tác tổ chức và quản lý các hoạt động bán hàng, theo dõi, kiểm tra, quy hoạch phát triển các kênh bán hàng, đôn đốc, triển khai và đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh theo địa bàn được phân công Kiêm nhiệm thêm các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh phân công Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo, điều hành phòng Bán hàng và 03 (đối với CN Hà Nội)/04 (đối với Chi nhánh HCM) Trung tâm kinh doanh còn lại * Nhiệm vụ trọng tâm - Công tác tài chính Báo cáo Tổng số tiền từ Tổng Công ty chuyển về tài khoản của Chi nhánh Báo cáo Tổng số tiền CN đã chi theo định mức (số tiền đã đủ chứng từ quyết toán/chưa quyết toán) Số dư tồn quỹ (chứng từ phải đối chiếu khớp với kiểm quỹ Biên bản đối chiếu hàng tháng về công nợ nội bộ tại chi nhánh, các Công ty thành viên trong Tổng công ty và các khách hàng đại lý, cộng tác viên thuộc chi nhánh quản lý Công tác kế hoạch Báo cáo kết quả SXKD, các mặt công tác quản lý theo (ngày, tuần, tháng, quý, năm Báo cáo tình hình sử dụng (xuất - nhập - tồn) , quản lý vật tư, kho tàng. Hàng tháng thực hiện kiểm kê kho theo quy định của TCT Báo cáo kết quả điều tra thống kê mạng lưới của các nhà cung cấp khác, đánh giá so sánh về chất lượng, độ khả dụng với của Viettel Tìm hiểu các dự án, khu dân cư, khu công nghiệp…..tại địa bàn để tìm kiếm cơ hội đầu tư Báo cáo tình hoàn công , thanh quyết toán các công trình, dự án….theo quy định Báo cáo cáo tình hình an toàn của chi nhánh (về con người, văn phòng, cửa hàng, sử dụng xe. Công tác kinh doanh và quản lý đầu tư Nắm được tình hình thị trường: thị phần các dịch vụ, về đối thủ cạnh tranh Nắm và hiểu rõ các sản phẩm, dịch vụ và các chính sách kinh doanh của TCT, công ty dịch vụ Nắm rõ nhiệm vụ SXKD năm, quý, tháng của đơn vị Theo dõi được tiến độ hoàn thành kế hoạch kinh doanh ngày, tuần, tháng và đưa ra các giải pháp để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo kế hoạch SXKD Tổng số khách hàng đã đăng ký hợp đồng dịch vụ chờ lắp đặt Quản lý đầu tư, mua sắm theo đúng quy định của Tổng công ty, Nhà nước Nắm chắc các tài nguyên hiện có trên mạng lưới của Chi nhánh và đánh giá hiệu quả đầu tư Đề xuất đầu tư phát triển mạng lưới vào khu vực tiềm năng Công tác quản lý lao động Quản lý sử dụng quân số hiện có, đánh giá trả lương, thưởng, cho thôi việc, khen thưởng, kỷ luật CBCNV trong chi nhánh theo thẩm quyền Tuyển chọn, đào tạo, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện của nhân viên giao dịch cửa hàng, xây dựng đội ngũ bán hàng đa dịch vụ có tính chuyên nghiệp cao Sử dụng công nghệ thông tin thống kê kết quả bán hàng của từng cửa hàng, nhân viên (mạng quản lý bán hàng của Viettel Telecom). Đề xuất thải loại kịp thời những người không đủ tiêu chuẩn, năng suất thấp, vi phạm nội quy, quy định 1.2.3.2 Phòng tổng hợp: Là cơ quan giúp việc cho Ban Giám đốc trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kế hoạch tổng hợp, tổ chức lao động, hành chính, văn thư. Cụ thể * Công tác tổ chức lao động: Thực hiện các công tác tổ chức, biên chế, nhân sự của Chi nhánh: xây dựng kế hoạch lao động, bố trí, sắp xếp theo mô hình tổ chức, quy hoạch nhân sự, định biên định mức, triển khai tuyển dụng theo phân cấp, …; Triển khai thực hiện công tác đào tạo – ISO của Chi nhánh theo phân cấp; Tổ chức, hướng dẫn các đầu mối triển khai đánh giá lao động tháng, quý, năm, tổng hợp báo cáo theo quy định; Thực hiện công tác tiền lương, khen thưởng, quản lý lao động theo đầu mối; Thực hiện các chế độ, chính sách (HĐLĐ, BHXH, chế độ lao động khác…) với người lao động; Quản lý duy trì chế độ nề nếp, kỷ luật lao động của các đầu mối trong Chi nhánh. * Công tác chính trị - hành chính: Quản lý và thực hiện công tác chính trị, thi đua, khen thưởng, các hoạt động đoàn thể của Chi nhánh. Quản lý và thực hiện các công tác hành chính, nội vụ: quản lý phương tiện, văn phòng…theo các đầu mối. Tổng hợp nhu cầu, mua sắm, quản lý tình hình sử dụng, khai thác tài sản, trang thiết bị văn phòng của các đầu mối trong Chi nhánh; Thực hiện công tác văn thư lưu trữ, quản lý công văn, con dấu theo quy định của Văn phòng TCT . Quản lý, đào tạo, hỗ trợ chuyên môn cho các đầu mối liên quan. 1.2.3.3 Phòng hành chính Xây dựng kế hoạch, quản lý thu chi tài chính của Chi nhánh theo đúng quy định của Tổng công ty và pháp luật. Đảm bảo tài chính kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống của Chi nhánh. Hướng dẫn các cơ quan đơn vị thực hiện đúng các quy định, nguyên tắc, chế độ kỷ luật tài chính, nề nếp công tác quản lý tài chính và hạch toán kế toán. Kiểm tra, giám sát việc thu nộp tiền của đại lý, cửa hàng, cộng tác viên, tình hình thanh toán công nợ nội bộ tại Chi nhánh và khách hàng ngoài Chi nhánh theo quy định. Đôn đốc, giải quyết thanh quyết toán kịp thời, đúng quy định.Tổng hợp thanh toán kịp thời với Phòng tài chính Tổng công ty với
Luận văn liên quan