Công ty Tây Hồ thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng - Bộ Quốc
Phòng là một doanh nghiệp Nhà nước thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, có
tài khoản tại ngân hàng ( Cả tài khoản ngoại tệ), có con dấu riêng, có trụ sở
chính tại Đường Hoàng Quốc Việt - Quận Cầu Giấy – Hà Nội. Công ty có số
vốn kinh doanh bao gồm cả ngân sách cấp và tự bổ sung là 3.790.000.000
đồng ( ba tỷ bảy trăm chín mươi triệu đồng).
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Tây Hồ được đánh dấu
bằng sự ra đời Trung tâm giao dịch xuất nhập khẩu và dịch vụ - Bộ Quốc
Phòng năm 1982 với chức năng chính là thực hiện việc quản lý, giao dịch các
hoạt động có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu trong quân đội với chức
năng chính là kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp.
Năm 1988 chuyển đổi Trung tâm giao dịch xuất nhập khẩu và dịch vụ -Bộ Quốc Phòng thành Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ BQP
với chức năng chính là kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp.
Vào năm 1992, Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ - Bộ
Quốc Phòng được sát nhập với công ty kinh doanh vật tư – BQP để thành lập
Công ty Tây Hồ - Bộ Quốc Phòng với chức năng chính là kinh doanh vật tư,
xuất nhập khẩu các loại hàng hoá, trang thiết bị phục vụ sự nghiệp Quốc
Phòng và vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Ngày 18 tháng 4 năm 1996, Bộ Quốc Phòng quyết định sáp nhập Công
ty Tây Hồ và Công ty xây dựng 232 để thành lập Công ty Tây Hồ - Bộ Quốc
Phòng với một chức năng, nhiệm vụ hoàn toàn mới. Theo chức năng, nhiệm
vụ này, công ty phải chuyển hướng lấy nhiệm vụ sản xuất xây lắp là chính.
45 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2328 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tổng hợp tại công ty Tây Hồ - Bộ Quốc Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN:
Báo cáo tổng hợp tại công ty Tây
Hồ - Bộ Quốc Phòng
Phần 1: Tổng quan về công ty Tây Hồ - Bộ Quốc Phòng
1. Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Công ty Tây Hồ thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng - Bộ Quốc
Phòng là một doanh nghiệp Nhà nước thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, có
tài khoản tại ngân hàng ( Cả tài khoản ngoại tệ), có con dấu riêng, có trụ sở
chính tại Đường Hoàng Quốc Việt - Quận Cầu Giấy – Hà Nội. Công ty có số
vốn kinh doanh bao gồm cả ngân sách cấp và tự bổ sung là 3.790.000.000
đồng ( ba tỷ bảy trăm chín mươi triệu đồng).
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Tây Hồ được đánh dấu
bằng sự ra đời Trung tâm giao dịch xuất nhập khẩu và dịch vụ - Bộ Quốc
Phòng năm 1982 với chức năng chính là thực hiện việc quản lý, giao dịch các
hoạt động có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu trong quân đội với chức
năng chính là kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp.
Năm 1988 chuyển đổi Trung tâm giao dịch xuất nhập khẩu và dịch vụ -
Bộ Quốc Phòng thành Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ BQP
với chức năng chính là kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp.
Vào năm 1992, Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ - Bộ
Quốc Phòng được sát nhập với công ty kinh doanh vật tư – BQP để thành lập
Công ty Tây Hồ - Bộ Quốc Phòng với chức năng chính là kinh doanh vật tư,
xuất nhập khẩu các loại hàng hoá, trang thiết bị phục vụ sự nghiệp Quốc
Phòng và vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Ngày 18 tháng 4 năm 1996, Bộ Quốc Phòng quyết định sáp nhập Công
ty Tây Hồ và Công ty xây dựng 232 để thành lập Công ty Tây Hồ - Bộ Quốc
Phòng với một chức năng, nhiệm vụ hoàn toàn mới. Theo chức năng, nhiệm
vụ này, công ty phải chuyển hướng lấy nhiệm vụ sản xuất xây lắp là chính.
Tóm lại, sau hơn 10 năm hoạt động, công ty Tây Hồ đã thực sự trưởng
thành về mọi mặt, doanh thu của hoạt động xây lắp hàng năm có sự tăng lên
đáng kể. Từ chỗ chỉ được thi công những công trình nhỏ trong quân đội, đến
nay công ty đã có khả năng đấu thầu thi công các công trình có giá trị lớn
trong và ngoài quân đội. Uy tín của công ty đã bước đầu đến với các chủ đầu
tư trong cả nước thông qua chất lượng của các công trình. Điều này chứng tỏ
công ty đã thành công trong quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành nghề từ kinh
doanh thương mại thuần tuý sang sản xuất xây lắp. Trong thời gian qua công
ty đã liên tiếp đấu thầu và thắng thầu các công trình xây dựng có giá trị lớn,
mang lại những khoản lợi nhuận cao, góp phần vào sự phát triển chung của
công ty. Từ khi thành lập với số vốn chủ sở hữu ban đầu khoảng 3,7 tỷ đồng
và lực lượng lao động hơn 300 người cho đến nay tổng số vốn chủ sở hữu của
công ty đã lên tới hơn 13 tỷ đồng với số lao động là gần 2000 người. Từ chỗ
chỉ xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, kinh doanh vật liệu xây
dựng, đến nay công ty đã có thể thi công các công trình lớn như đường giao
thông, trạm thuỷ lợi, trạm biến áp, bến cảng, sân bay... Với sự tăng dần về
chức năng, quy mô kinh doanh cũng như hiệu quả kinh doanh, vị thế và uy tín
của công ty trên thị trường cạnh tranh ngày càng tăng. Trong những năm qua
công ty đã luôn hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra, thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ với NSNN. Công ty đã được công nhận là công ty loại 1 của Bộ
Quốc Phòng và được đánh giá là một công ty có tốc độ phát triển và hiệu quả
kinh doanh tương đối cao trong những năm qua.
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Tây Hồ
2.1. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất của công ty
Căn cứ vào chức năng, ngành nghề đã được Bộ Quốc Phòng và các Bộ
chức năng của Nhà nước ra quyết định cấp giấy phép hoạt động trên địa bàn
của cả nước, công ty Tây Hồ đã xác định 6 chức năng ngành nghề cho mình
như sau:
- Về chức năng xây lắp:
+ Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, quốc phòng.
+ Xây dựng giao thông đường bộ đến cấp 1, cầu, sân bay, bến cảng
+ Xây dựng các công trình vừa và nhỏ.
+ Xây dựng trạm và lắp đặt hệ thống cấp thoát nước.
- Tư vấn, khảo sát, thiết kế, quy hoạch và xây dựng.
- Lắp đặt thiết bị công trình và dây chuyền sản xuất.
- Sản xuất, kinh doanh vật liệu, vật tư, thiết bị xây dựng, vật tư thanh
xử lý.
- Kinh doanh bất động sản (kể cả dịch vụ mua bán nhà).
- Kinh doanh xuất nhập khẩu.
Nhiệm vụ cụ thể của công ty là xem xét, nắm chắc tình hình thị trường
xây dựng, hợp lý hoá các quy chế quản lý của công ty để đạt được hiệu quả
kinh tế, xây dựng tổ chức đảm đương được nhiệm vụ hiện tại, đáp ứng được
yêu cầu trong tương lai, có kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và kế
hoạch dài hạn.
2.2. Kết quả của doanh nghiệp sau một số năm
( Nguồn: Phòng tài chính - Kế toán công ty Tây Hồ - BQP)
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 2004/2003 2005/2003
Chênh lệch % Chênh lệch %
Tổng Tài sản (đ) 214.538.279.573 267.900.404.596 269.907.483.751 53.362.125.023 25 55.369.204.178 26
TSCĐ (đ) 10.322.285.557 22.941.938.950 20.544.014.246 12.619.653.393 122 10.221.728.689 99
Nguồn vốn CSH (đ) 14.284.360.883 32.736.085.390 35.845.777.107 18.451.724.507 129 21.561.416.224 151
Doanh thu thuần (đ) 193.587.742.296 260.972.796.240 280.011.071.993 67.385.053.944 35 86.423.329.697 45
Giá vốn hàng
bán(đ) 184.022.930.784 236.483.811.617 256.557.208.467 52.460.880.833 29 72.534.277.683 39
Thuế TNDN(đ) 160.143.320 921.817.007 1.133.255.195 761.673.687 476 973.111.875 608
Lợi nhuận sau
thuế(đ) 1.310.135.049 3.105.020.409 3.697.161.001 1.794.885.360 137 2.387.025.952 182
Tổng số
CNV(Người) 1.702 1.611 1.643 -91 -5 -59 -3
TN bình quân
tháng(đ) 1.327.056 1.646.359 1.846.625 319.303 24 519.569 39
Tổng chi phí 8.282.744.343 20.973.054.762 20.996.716.253 12.690.310.419 153 12.713.971.910 153
Từ các chỉ tiêu tài chính trên có thể thấy trong 3 năm từ năm 2003 đến
năm 2005 công ty Tây Hồ - Bộ quốc phòng đã có những phát tiến triển vượt
bậc. Cụ thể:
Tổng tài sản của công ty năm 2004 tăng so với năm 2003 là hơn 53 tỷ
đồng (tức là tăng 25%); năm 2005 tăng so với năm 2003 là hơn 55 tỷ đồng
(tức là tăng 26%) điều đó chứng tỏ qui mô tài sản của doanh nghiệp tăng
nhanh ở năm 2004 và 2005 so với năm 2003. Trong đó quy mô tài sản cố định
năm 2004 tăng so với năm 2003 là hơn 12,6 tỷ đồng ( tức là tăng 122%), năm
2005 so với năm 2003 là hơn 10,2 tỷ ( tức là tăng 99%).
Mặt khác ta lại thấy nguồn vốn chủ sở hữu năm 2004 tăng so với năm
2003 là hơn 18 tỷ đồng (tức là tăng 129%); năm 2005 tăng so với năm 2003 là
hơn 21,5 tỷ đồng ( tức là tăng 151%) chứng tỏ quy mô vốn chủ sở hữu tăng
cũng rất nhanh và hầu như các tài sản của doanh nghiệp( chủ yếu là tài sản cố
định) tăng đều được đầu tư bằng vốn chủ sở hữu, điều đó làm tăng tính chủ
động trong hoạt động tài chính của công ty.
Doanh thu thuần năm 2004 tăng so với năm 2003 là hơn 67,3 tỷ đồng
(tức là tăng 35%), năm 2005 tăng so với năm 2003 là hơn 86,4 tỷ đồng (tức là
tăng 45%). Giá vốn hàng bán năm 2004 tăng so với năm 2003 là 52,4 tỷ đồng
( tức là tăng 29%), năm 2005 so với năm 2003 là tăng hơn 72 tỷ đồng (tức là
tăng 39%). Cả doanh thu thuần và giá vốn hàng bán đều tăng nhanh tuy nhiên
tốc độ tăng của doanh thu thuần nhanh hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán.
Đây là tín hiệu đáng mừng chứng tỏ công ty đã trúng thầu khối lượng công
trình ngày càng lớn. Bên cạnh đó là sự tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh,
tổ chức quản lý hiệu quả hơn đã tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng
và tiến độ công trình, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của công ty trong
ngành. Do đó lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2004 tăng so với năm 2003
là gần 1,8 tỷ đồng ( tức là tăng 137%), năm 2005 tăng so với năm 2003 là gần
2,4 tỷ đồng (tức là tăng 182%). Có thể thấy lợi nhuận của công ty tăng rất
nhanh và tăng với tốc độ nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu.
Nhờ vậy mà mỗi năm công ty đóng góp vào ngân sách Nhà nước một số thuế
thu nhập doanh nghiệp ngày càng lớn, năm 2004 tăng so với năm 2003 là gần
762 triệu đồng ( tăng 476%) và năm 2005 tăng so với năm 2003 là hơn 973
triệu đồng ( tăng 608%).
Trong những năm qua công ty đã giải quyết công ăn việc làm cho gần
2000 người lao động với mức thu nhập bình quân tháng ngày một tăng, năm
2004 tăng so với năm 2003 là 319.303 đồng ( tăng 24%), năm 2005 tăng so
với năm 2003 là 519.569 đồng (tăng 39%). Mức thu nhập bình quân của cán
bộ công nhân viên công ty trong năm 2005 đạt gần 2 triệu đồng mỗi tháng, ở
mức khá cao so với mặt bằng thu nhập bình quân chung ở nước ta hiện nay.
Qua phân tích ở trên ta thấy trong những năm vừa qua công ty đã đạt
được nhiều thành quả khá tốt, đó là kết quả của sự nỗ lực lớn của toàn bộ ban
lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty.
3. Tổ chức bộ máy quản lý và các chính sách quản lý tài chính –
kinh tế đang được áp dụng tại công ty Tây Hồ
3.1. Tổ chức bộ máy quản lý
Giám đốc công ty là người tổng điều hành công ty, có nhiệm vụ tổ
chức, sắp xếp bộ máy, cơ chế quản lý phù hợp, quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật,
sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, lập kế hoạch và phương án tổ chức thực hiện
kế hoạch, thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện để có biện pháp
điều chỉnh hoặc thúc đẩy việc hoàn thành kế hoạch của công ty, giải quyết tốt
các mối quan hệ, tạo môi trường uy tín cho công ty.
Phó giám đốc kỹ thuật và Phó giám đốc phụ trách thi công: chịu
trách nhiệm về toàn bộ công tác kỹ thuật, thiết kế thi công xây dựng và vận
hành máy móc thiết bị, điều độ sản xuất toàn công ty nhằm tăng năng suất lao
động và nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị.
Phòng kế hoạch - kỹ thuật: là phòng chuyên môn, nghiệp vụ có chức
năng tham mưu giúp giám đốc công ty có nhiệm vụ tổ chức, triển khai và chịu
trách nhiệm về công tác kế hoạch vật tư thiết bị kỹ thuật. (Phòng chịu sự chỉ
đạo trực tiếp của Giám đốc công ty).
Phòng Thiết kế - Dự án - Đấu thầu: là phòng kỹ thuật, quản lý thiết
kế thi công, giúp Giám đốc công ty tổ chức, triển khai các công việc về công
tác nghiệp vụ kỹ thuật trong thi công xây lắp, khảo sát, thiết kế quản lý công
trình. (Phòng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật thi
công).
Phòng Tổ chức lao động – Hành chính: là phòng chuyên môn, tham
mưu cho Đảng uỷ và Giám đốc về việc tổ chức sản xuất, tiếp nhận, quản lý và
sử dụng lao động; thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động,
đảm bảo các công việc về hành chính, quản trị, bảo vệ và y tế cơ quan, đảm
bảo chăm sóc sức khoẻ và đời sống cán bộ công nhân viên. (Phòng chịu sự
chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc công ty).
Phòng tài chính - Kế toán: có chức năng tham mưu cho Giám đốc
công ty, tổ chức triển khai toàn bộ công tác tài chính, hạch toán kinh tế theo
điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, đồng thời kiểm tra, kiểm soát mọi
hoạt động kinh tế tài chính của công ty theo pháp luật, giúp Giám đốc công ty
tổ chức và chỉ đạo công tác tài chính phục vụ sản xuất kinh doanh mang lại
hiệu quả. (Phòng Tài chính - Kế toán chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc
công ty).
Phòng Chính trị: có chức năng giúp giám đốc công ty và Đảng uỷ
công ty về công tác Đảng, công tác chính trị tư tưởng, đồng thời cũng là cơ
quan thực hiện công tác đó, theo các nhiệm vụ cụ thể. (Phòng Chính trị chịu
sự chỉ đạo trực tiếp của Bí thư Đảng uỷ, Phó Giám đốc chính trị).
Phòng kinh doanh - Xuất nhập khẩu: là phòng chịu trách nhiệm thực
hiện toàn bộ chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty trên cơ sở
phạm vi giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu Bộ Thương Mại cấp. (Phòng
chịu sự chỉ đạo trực tiếp về nghiệp vụ của các phòng ban chức năng).
Phòng Khai thác – Kinh doanh vật tư thanh xử lý: thực hiện chức
năng khai thác kinh doanh máy, thiết bị vật tư thanh xử lý của công ty, chịu
trách nhiệm trước công ty về toàn bộ công tác tổ chức thực hiện. (Phòng chịu
sự chỉ đạo trực tiếp về nghiệp vụ của Giám đốc phụ trách kinh doanh).
( Xem sơ đồ tổ chức điều hành công ty Tây Hồ trang 8)
Sơ đồ tổ chức điều hành công ty Tây Hồ
: Giám đốc điều hành
: Các phòng chức năng chỉ đạo
GIÁM ĐỐC CÔNG TY Bí thư đảng uỷ
CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng kế
hoạch - kỹ
thuật
Phòng thiết
kế - dự án -
đấu thầu
Phòng tài
chính - kế
toán
Phòng tổ
chức LĐ -
hành chính
Phòng
chính trị
Phòng
kinh
doanh
XNK
Phòng
Khai thác
- KD vật
tư thanh
xử lý
Chi
nhánh
phía Nam
XN XD
CN dân
dụng và
hạ tầng
497
XN lắp
máy và
XD công
trình 597
XN XD
cầu
đường và
thủy lợi
797
XN XL
CN và
dân dụng
897
XN XL
CN dân
dụng và
điện
997
Đội
thi
công
cơ
giới
Các
đội
XD 1,
2, 3, 4,
5
3.2. Các chính sách quản lý tài chính – kinh tế đang được áp dụng
tại công ty Tây Hồ
Công ty Tây Hồ là doanh nghiệp Nhà nước do Quân đội quản lý nên
phải tuân theo quy chế quản lý tài chính của Nhà nước và của quân đội đối
với doanh nghiệp. Cụ thể có những quy định chung như sau:
Công tác tài chính của công ty được quản lý thống nhất từ công ty
đến các đơn vị cơ sở.
Hệ thống tài chính của các đơn vị cơ sở nằm trong hệ thống tổ chức
tài chính của công ty. Chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ, kiểm tra, hướng dẫn của
phòng Tài chính - kế toán công ty.
Phòng Tài chính - kế toán công ty phải quản lý toàn diện và nắm
vững tình hình tài chính của các đơn vị cơ sở.
Công tác quản lý tài chính phải đi đôi với công tác đảm bảo phục vụ
kịp thời cho sản xuất kinh doanh.
Về ứng tiền chi nghiệp vụ: Cá nhân ứng tiền chi tiêu phục vụ cho công
tác nghiệp vụ và công tác phí phải có giấy ứng theo mẫu quy định của phòng
Kế toán – tài chính và có chữ ký của chỉ huy đơn vị được Giám đốc duyệt.
Về ứng tiền cho kinh doanh thương mại:
+ Việc ứng tiền phục vụ cho kinh doanh thương mại phải dựa trên cơ
sở phương án kinh doanh đã được Giám đốc duyệt. Phòng kinh doanh lập kế
hoạch sử dụng vốn, phòng Tài chính - kế toán có trách nhiệm đảm bảo.
+ Phòng Tài chính kế toán mở sổ chi tiết theo dõi - hạch toán dứt điểm
từng nghiệp vụ. Mỗi lần xin ứng tiền nhất thiết phải có giấy ứng theo mẫu quy
định, có xác nhận của chỉ huy đơn vị và được Giám đốc duyệt.
Về ứng tiền cho xây lắp:
+ Việc đảm bảo vốn cho sản xuất, thi công dựa trên cơ sở khoán chi phí
thể hiện trên văn bản giao nhiệm vụ, đơn vị cơ sở lập kế hoạch xin ứng được
Giám đốc duyệt và phải thoả mãn các điều kiện: có khối lượng hoàn thành
được phòng Kế hoạch- kỹ thuật xác nhận, thực hiện hoàn chứng từ thấp nhất
bằng 90% số tiền đã ứng, tiền ứng trong tỷ lệ quy định của công ty không quá
80% giá trị xây lắp hoàn thành sau khi đã trừ thuế GTGT và nghĩa vụ nộp
công ty.
+ Đối với công trình đã bàn giao chờ quyết toán, công ty ứng vốn
không quá 90% chi phí được khoán,. Sau khi có quyết toán AB thì công ty
cho ứng đến 95%; những công trình có lý do đặc biệt cần ứng vượt tỷ lệ quy
định trên thì Giám đốc sẽ quyết định cụ thể.
+ Việc ứng tiền cho công tác chuẩn bị thi công do Giám đốc công ty
quyết định.
+ Nhà máy X18 và chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh là 2 đơn vị
trực thuộc công ty do tính chất đặc thù hoạt động tương đối độc lập nên được
chủ động tạo nguồn sử dụng vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh , khi cần
thiết được công ty hỗ trợ về mặt pháp lý. Nhưng việc quản lý tài chính phải áp
dụng như công ty quản lý các đơn vị cơ sở khác, hàng quý và hàng năm phải
tổng hợp tình hình công tác tài chính báo cáo công ty qua phòng tài chính kế
toán.
Về quản lý chi tiêu tiền mặt:
+ Tiền mặt công ty đảm bảo vào các mục đích như: Trả lương, ăn ca,
công tác phí, tiếp khách, trả tiền nhân công, mua bán vật tư phụ, vật rẻ tiền
mau hỏng... Vì vậy, hàng tháng các đơn vị cơ sở, các phòng ban lập kế hoạch
sử dụng tiền mặt gửi về phòng Tài chính - kế toán để có kế hoạch đảm bảo.
+ Việc sử dụng tiền mặt: cá nhân, đơn vị xin ứng phải báo cáo nhu cầu
được Giám đốc công ty phê duyệt. Đối với các đơn vị cơ sở thì do chỉ huy
đơn vị cơ sở duyệt và phải thông qua hệ thống sổ sách , phiếu chi của tài
chính các cấp nghiêm cấm việc giao nhận tiền không có phiếu chi. Sau khi
hoàn thành việc chi tiêu thì chỉ huy đơn vị đôn đốc việc hoàn ứng, hoàn
chứng từ dứt điểm.
+ Người được ứng tiền phải là cán bộ công nhân viên , hợp đồng dài
hạn đang làm việc ở công ty do công ty quản lý và trả lương.
+ Người nhận tạm ứng phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty,
chỉ huy đơn vị mình về số tiền đã ứng, chi tiêu đúng mục đích, đúng nội dung
và đúng phương án đã được phê duyệt.
+ Nhu cầu ứng tiền mặt đảm bảo cho sản xuất, thi công công ty thực
hiện mỗi tuần một lần, các nhu cầu khác theo giấy phê duyệt của Giám đốc
công ty.
+ Các cá nhân, đơn vị phải chịu sự giám sát, kiểm tra việc chi tiêu của
phòng Tài chính - kế toán. Phòng Tài chính - kế toán chịu trách nhiệm trước
Đảng uỷ và ban Giám đốc nội dung chi tiêu theo phương án, kế hoạch, mục
đích đã được phê duyệt.
+ Trường hợp nhận tiền mặt của các chủ đầu tư hoặc các nơi có quan
hệ hợp đồng kinh tế, các đơn vị phải báo cáo Giám đốc, phòng Tài chính - kế
toán đề nghị cấp giấy giới thiệu nhận và chịu trách nhiệm theo dõi quản lý.
Tiền nhận về phải nộp quỹ công ty, nghiêm cấm các đơn vị cơ sở tự nhận tiền
của các đối tác có liên quan nhập quỹ đơn vị mình tự chi tiêu không báo cáo.
+ Tất cả các nguồn thu của các đơn vị cơ sở phải thể hiện qua sổ sách
kế toán của đơn vị.
Về tạm ứng và thanh toán tạm ứng:
+ Việc tạm ứng có thể là tiền mặt hoặc chuyển khoản, ngưòi nhận tạm
ứng phải chịu trách nhiệm trước công ty về việc sử dụng đúng mục đích, đúng
nội dung chi tiêu, kế toán phải cập nhật sổ sách theo dõi kịp thời. Công ty
thanh toán qua ngân hàng mỗi tháng 2 lần vào ngày 15 và 30 hàng tháng.
+ Việc thanh toán tạm ứng phải được thực hiện ngay sau khi công việc
kết thúc, đối với cá nhân thời gian không quá 5 ngày, đối với đơn vị cơ sở
thời gian không quá 30 ngày và phải đủ chứng từ hợp pháp hợp lệ, chứng từ
quyết toán phải thông qua phòng Tài chính - kế toán để kiểm tra tính hợp
pháp, hợp lệ trước khi trình Giám đốc ký.
Về lãi vốn:
+ Tất cả các nguồn vốn công ty ứng cho sản xuất kinh doanh, mua sắm
trang thiết bị, vật tư, xe máy...cho các đơn vị, các phòng kinh doanh trực
thuộc công ty, công ty đều thu lãi và lãi suất ngân hàng quy định từng thời
điểm.
+ Công ty thanh toán tiền lãi cho các đơn vị cơ sở theo lãi suất ngân
hàng tại thời điểm tiền chủ đầu tư chuyển về sau khi trừ các nghĩa vụ thu nộp.
+ Đơn vị có trách nhiệm thu hồi công nợ và chịu lãi vốn tối đa không
quá 1 năm sau khi có thẩm định quyết toán, trường hợp do nguyên nhân
khách quan do việc thẩm định kéo dài sẽ được công ty xem xét giải quyết cụ
thể.
Về sử dụng hoá đơn chứng từ:
+ Hóa đơn chứng từ mua bán phải đầy đủ, kịp thời, hợp pháp, hợp lệ,
đúng mục đích, chính xác về số liệu, chủng loại và giá cả đã được duyệt.
+ Các chỉ tiêu phục vụ chi phí chung, tiếp khách, chi phí văn phòng hậu
cần doanh trại...nếu không thể có hoá đơn thì phải có giấy biên nhận ghi tên
người bán địa chỉ rõ ràng.
+ Phòng Tài chính - kế toán không được thanh toán những chi phí mà
hoá đơn chứng từ không hợp pháp, hợp lệ. Các khoản không được chấp nhận
thanh toán cá nhân tự chịu trách nhiệm.
+ Toàn bộ chứng từ thanh toán tập hợp theo từng công trình xử lý sơ bộ
tại đơn vị, một tháng hai lần voà ngày 15 và 30 hàng tháng chuyển phòng Tài
chính - kế toán công ty xét duyệt. Nếu là chi phí chung thì lập bảng phân bổ
cho từng công trình. Các chứng từ liên quan đến xuất nhập vật tư các đơn vị
có thể sử dụng bảng kê kèm theo phiếu xuất nhập.
+ Các chứng từ chi phí cho thi công công trình sau khi xét duyệt thì lưu
lại phòng Tài chính - kế toán công ty, các chứng từ nội bộ khác của đơn vị thì
lưu tại đơn vị cơ sở.
Về quản lý tài sản :
+ Tài sản do công ty hoặc các đơn vị cơ sở quản lý đều là tài sản chung
của công ty phải được quản lý, sử dụng và khấu hao theo quy định.
+ Tài sản là nhà