Báo cáo Tổng hợp về tình hình hoạt động của Công ty Giầy Thăng Long

Trong giai đoạn hiện nay khi xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá đang trở nên phổ biến thì hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong tiến trình kinh tế xã hội của một quốc gia. Với Việt Nam, một quốc gia đang trong giai đoạn đầu của một quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá "Đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên, là trọng điểm kinh tế đối ngoại". Hoạt động xuất khẩu mà các ngành kinh tế tham gia đem lại cho đất nước một lượng ngoại tệ khá lớn phục vụ cho quá trình xây dựng và đổi mới đất nước. Công ty Giầy Thăng Long là một trong những con chim đầu đàn của Tổng Công ty Da - Giầy Việt Nam chuyên sản xuất giầy xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Với chức năng sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu giầy đang phát triển đi lên trong điều kiện khó khăn nhiều mặt, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt ở cả trong và ngoài nước, thị trường truyền thống bị biến động. Để đứng vững và phát triển, Công ty cần không ngừng hoàn thiện chiến lược phát triển lâu dài, đề ra phương hướng và biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu trong từng giai đoạn cụ thể.

pdf15 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2838 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Tổng hợp về tình hình hoạt động của Công ty Giầy Thăng Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN: Báo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động của Công ty Giầy Thăng Long Lời nói đầu Trong giai đoạn hiện nay khi xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá đang trở nên phổ biến thì hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong tiến trình kinh tế xã hội của một quốc gia. Với Việt Nam, một quốc gia đang trong giai đoạn đầu của một quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá "Đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên, là trọng điểm kinh tế đối ngoại". Hoạt động xuất khẩu mà các ngành kinh tế tham gia đem lại cho đất nước một lượng ngoại tệ khá lớn phục vụ cho quá trình xây dựng và đổi mới đất nước. Công ty Giầy Thăng Long là một trong những con chim đầu đàn của Tổng Công ty Da - Giầy Việt Nam chuyên sản xuất giầy xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Với chức năng sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu giầy đang phát triển đi lên trong điều kiện khó khăn nhiều mặt, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt ở cả trong và ngoài nước, thị trường truyền thống bị biến động.... Để đứng vững và phát triển, Công ty cần không ngừng hoàn thiện chiến lược phát triển lâu dài, đề ra phương hướng và biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu trong từng giai đoạn cụ thể. Qua thời gian thực tập 4 tuần tại Công ty Giầy Thăng Long thuộc Tổng Công ty Da giầy Việt Nam em xin được báo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động của Công ty Giầy Thăng Long. I. Khái quát về công ty giầy thăng long 1. Khái quát lịch sử hình thành của Công ty Giầy Thăng Long Công ty Giầy Thăng Long là một đơn vị hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty Giầy Da Việt Nam được thành lập theo quyết định số QĐ 210 ngày 14/4/1990 của Bộ Công nghiệp. Trụ sở tại đường Nguyễn Tam Trinh - Mai Động - Hai Bà Trưng - Hà Nội. Tên giao dịch "Thăng Long Shoes Company". Sản phẩm chủ yếu của Công ty là giầy vải, giầy thể thao xuất khẩu. Từ khi thành lập và xây dựng cho đến đầu năm 1993 Công ty thực hiện hợp đồng xuất khẩu mũ giầy cho Liên Xô. Nhưng do mới thành lập, máy móc thiết bị không đồng bộ, tay nghề của công nhân cũng như trình độ quản lý sản xuất của cán bộ quản lý chưa cao nên năng suất còn thấp, không đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đến năm 1993 thị trường Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, hàng loạt các nhà máy trong đó có Công ty Giầy Thăng Long lâm vào tình trạng mất thị trường và không có việc làm cho người lao động. Công ty đã thực sự gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường và bạn hàng cho mình nhằm duy trì sự tồn tại. Mặt khác Công ty còn khá non trẻ, vốn do Nhà nước cấp. Xuất phát từ việc tìm hiểu nhu cầu sử dụng giầy nội địa và đặc biệt là xuất khẩu cho bạn hàng nước ngoài, Công ty đã chủ động gia tăng nguồn vốn kinh doanh bằng việc vay lãi của ngân hàng và các nhà đầu tư, thậm chí huy động cả nguồn vốn của cán bộ công nhân viên trong Công ty để mạnh dạn trang bị máy móc thiết bị hiện đại phù hợp với thị trường và thị hiếu người tiêu dùng. Tháng 8/1996 Công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, mở rộng qui mô sản xuất. Tính đến 31/12/1999, cơ sở sản xuất của Công ty như sau: 1. Nguồn vốn chủ sở hữu : 65 tỷ đồng 2. Số lao động : 1900 cán bộ công nhân viên 3. Tổng doanh thu : 80 tỷ đồng 4. Thu nhập bình quân : 700.000 đồng/người 2. Chức năng, nhiệm vụ. 2.1. Công ty a. Chức năng. - Sản xuất giầy dép và sản phẩm từ da. - Xuất nhập khẩu trực tiếp. + Xuất khẩu: Giầy dép và sản phẩm từ da. + Nhập khẩu: Vật tư nguyên liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. b. Nhiệm vụ. - Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trên cơ sở tự chủ động và tuân theo qui định của pháp luật. - Nghiên cứu thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng các mặt hàng do công ty sản xuất, kinh doanh nhằm tăng cường sức mạnh cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ. 2.2. Các phòng ban. - Ban giám đốc. + Giám đốc là người đứng đầu công ty là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của công ty trước cơ quan cấp trên, trước pháp luật và đồng thời là người điều hành quản lý mọi hoạt động của công ty thông qua sự giúp đỡ của phó Giám đốc và các phòng ban chức năng. + Một Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật. + Một Phó giám đốc phụ trách kinh doanh. + Một Phó giám đốc xuất nhập khẩu. - Phòng tổ chức hành chính. + Tuyển dụng lao động + Công tác bảo hiểm xã hội, văn thư lưu trữ. - Phòng kinh doanh: gồm 2 phòng kế hoạch vật tư và phòng xuất nhập khẩu có nhiệm vụ. + Lập kế hoạch mua sắm thiết bị, vật tư, quản lý vật tư, nguyên liệu phụ. + Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, lên kế hoạch sản xuất và giao hàng cho từng hợp đồng. - Phòng tài vụ: Thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán của công ty, quản lý các nguồn thu, đảm bảo vốn cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Phòng bảo vệ: Giữ gìn an ninh trật tự, an toàn trong công ty và bảo vệ nội bộ doanh nghiệp. - Phân xưởng cơ điện: Tiến hành theo dõi và sửa chữa toàn bộ hệ thống cung cấp điện, nước, máy móc thiết bị theo định kỳ và thường xuyên. - Xí nghiệp I: Gồm 2 phân xưởng. + Phân xưởng chuẩn bị giày vải. + Phân xường chuẩn bị giày thể thao. - Xí nghiệp II: Gồm 3 phân xưởng cán luyện cao su, phân xưởng ép đế, phân xưởng làm keo. - Xí nghiệp III: Gồm 2 dây chuyền sản xuất giầy vải với 3 phân xưởng may, phân xưởng giầy và phân xưởng vệ sinh, kiểm tra, đóng gói. - Xí nghiệp IV: Gồm 1 dây chuyền sản xuất giầy thể thao đồng thời có thể sản xuất giầy vải. Xí nghiệp này cũng có 3 phân xưởng như xí nghiệp III. II- Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. 1. Tình hình sản xuất tiêu thụ giầy trên thế giới. Tính từ đầu thập kỷ 90 đến nay, tình hình sản xuất và tiêu thụ giầy dép ở các nước trên thế giới mỗi năm một tăng với tốc độ tăng trưởng tương đối cao. Đó là do sự gia tăng dân số, thu nhập bình quân ở các nước phát triển tăng nhanh chóng, giá bán sản phẩm rẻ và nhanh lạc hậu về mẫu mã. Ta có thể đánh giá được mức tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ mặt hàng giầy dép trên thế giới qua bảng liệt kê mức tiêu dùng giầy dép của 2 khu vực thị trường có mức tiêu thụ giầy dép lớn nhất là Mỹ và EU. Bảng tiêu dùng giầy dép của Mỹ và EU. Đơn vị tính: Tỷ USD. Năm Thị trường 1985 1990 1995 Dự đoán 2002 Mỹ 22.8 31.4 35.6 45 EU 17.5 35.2 36.4 40 (Nguồn Global Tracle information Services) Ngoài 2 thị trường có mức tiêu thụ hàng năm giầy dép như trên thì trong những năm gần đây các thị trường như Nhật, Đông Âu và Nga cũng là những nước tiêu dùng mặt hàng giầy dép tương đối lớn. Đặc điểm của các khu vực thị trường chủ yếu của công ty: Thị trường EU: Đây là một thị trường đông dân khoảng 370 triệu người có mức tiêu dùng giầy dép bình quân đầu người rất cao 5-6 đôi/người/năm. Hàng năm EU nhập khoảng 900 triệu đôi giầy dép các loại. Tuy nhiên sản phẩm tiêu thụ trên thị trường này đỏi hỏi phải đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, hợp thời trang. Hiện nay có trên 11 quốc gia thuộc EU (Anh, Pháp, Italia, Đức, Hà Lan...) tiêu thụ sản phẩm giầy của công ty. Giá trị xuất khẩu sang các nước này bao giờ cũng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. + Thị trường Mỹ và Bắc Mỹ. Tiềm năng tiêu thụ ở thị trường này rất lớn. Với dân số gần 400 triệu người, mức tiêu thụ giầy dép thuộc một trong những nước tiêu thụ cao nhất thế giới, khoảng 1,8 tỷ đôi/năm. Riêng Mỹ 1,5-1,6 tỷ đồng/năm. Mặc dù Mỹ tiêu thụ khối lượng lớn như vậy nhưng họ chỉ sản xuất được 10-15% khối lượng tiêu thụ. Do vậy đây là một thị trường mà công ty cần chú trọng trong tương lai gần đây là thị trường quan trọng số một của công ty nhất là khi Việt Nam và Mỹ đã tiến hành bình thường hoá mối quan hệ. + Thị trường Nhật. Nhật Bản với dân số gần 130 triệu người là một cường quốc có tiềm năng sản xuất nhưng do thiếu lao động, giá cả sức lao động cao, sức ép cạnh tranh ngày càng yếu nên sản xuất bị thu hẹp trong những năm gần đây. Hiện nay Nhật trở thành quốc gia nhập khẩu giầy dép lớn nhất thế giới. Theo thống kê hàng năm nhập khoảng 300 triệu đôi. Tuy nhiên thị trường này đòi hỏi rất cao về chất lượng sản phẩm mẫu mã đa dạng và phong phú xong phải phù hợp với bản sắc văn hoá phương Đông của họ. Do đó công ty cần phải khai thác triệt để cơ hội này. Vì vậy công ty đang có định hướng đổi mới công nghệ, tạo nhiều sản phẩm có chất lượng cao mẫu mã đẹp. Ngoài ra cần tận dụng về lợi thế nhân công, vị trí địa lý gần, giảm cước phí vận chuyển để nâng cao ưu thế cạnh tranh của công ty. + Thị trường Nga và các nước Đông Âu. Đây vốn là bạn hàng truyền thống của công ty. Thị trường này mấy năm gần đây đã có nhiều thay đổi. Các quan hệ buôn bán với nước ngoài được mở rộng hơn. Nhu cầu tiêu thụ giầy dép ở khu vực này tương đối lớn, hơn nữa sản phẩm lại không đòi hỏi chất lượng cao. Nói chung đây là thị trường dễ tính lại vốn có mối quan hệ truyền thống nhưng nhiều doanh nghiệp lại e dè vì khả năng cũng như công thức thanh toán ở thị trường này. Hiện nay Chính phủ Việt Nam và Nga đang tìm mọi nỗ lực để giải trừ ách tắc trong khâu thanh toán. 2. Môi trường bên trong doanh nghiệp. Tháng 08/1996 công ty đã đầu tư mở rộng thêm một dây chuyền thiết bị đồng bộ để sản xuất mặt hàng mới đó là hàng thể thao nhằm đa dạng hoá sản phẩm, tận dụng triệt để năng lực sản xuất hiện có của công ty như nhà xưởng, năng lực sản xuất cao su và đế giầy. Đồng thời công ty cũng cải tiến dây chuyền này để có thể sản xuất được cả giầy vải khi không có đơn hàng giầy thể thao. Mặt khác trong giai đoạn này loại giầy vải thể thao đang được ưa chuộng trên thị trường quốc tế. Việc công ty đầu tư đổi mới công nghệ là hoàn toàn đúng đắn và hợp lý với xu thế. Việc đầu tư này đã thu hút hơn 400 lao động nữa đưa tổng số lao động của công ty lên 1073 người với thu nhập 416.000 đ/tháng và năng lực sản xuất của công ty từ 750.000 sản phẩm lên 1.035.000 sản phẩm/1999 và trong số đó xuất khẩu sang thị trường Châu Âu chiếm 90%. Tháng 09/1997 công ty chủ động đầu tư thêm một dây chuyền lắp ráp giầy vải nữa nhằm tận dụng năng suất của bộ phận may mũ giầy và keo dán đồng thời để tận dụng diện tích mặt bằng nhà xưởng. Kết quả thu hút thêm lao động và nâng cao năng lực sản xuất từ 1.035.000 sản phẩm lên 1.640.000 sản phẩm/năm. Năm 2001 tổng số công nhân là 1.900 người, giá trị tổng sản lượng 64 tỷ đồng. Doanh thu đạt 84 tỷ đồng, công ty phấn đấu đến hết năm 2000 sẽ đưa giá trị tổng sản lượng đạt 1.178 tỷ đồng, doanh thu 148,4tỷ đồng. Điều này có thể thực hiện bởi vì tính vào thời điểm này so với cùng kỳ năm trước số lượng hợp đồng sản xuất của công ty với nước ngoài có tăng, công ty đã tăng ca để đạt được tiến độ sản xuất đảm bảo đơn đặt hàng. 3. Tình hình các doanh nghiệp cạnh tranh. Công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu vốn đã là thế mạnh của công ty. Ví dụ Công ty giầy vải Thượng Đình, Công ty giầy Thuỵ Khuê... nhưng hiện nay đối thủ cạnh tranh lớn nhất của công ty là các sản phẩm giầy của Trung Quốc vì giá bán của nó rất rẻ (chỉ bằng 1/3 giá bán sản phẩm của công ty), mẫu mã phong phú đa dạng nhưng chất lượng thì không bằng. Đó cũng là ưu thế mà công ty phải biết tận dụng. III- Đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1. Đánh giá kết quả kinh doanh. Thời gian qua công ty đã khắc phục được sự hụt hẫng về thị trường do đó mặt kim ngạch xuất khẩu tăng lên qua các năm. Năm 2000 so với 1999 là 181%, 2001 so với 2000 là 117%. Công ty đã tập trung vào chất lượng cao mẫu mã phù hợp với người tiêu dùng. Ngoài ra công ty còn giảm lực lượng gián tiếp, tăng cường lực lượng kinh doanh trực tiếp thông qua việc tăng nhân viên ở phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Công ty biết sử dụng phát huy năng lực của cán bộ, luôn cử cán bộ đi học nâng cao trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, bên cạnh đó trong công ty vẫn tồn tại một số nhược điểm như: - Chưa đảm bảo được sự đa dạng mặt hàng chủng loại. - Chính sách tập trung vào một thị trường trọng điểm EU rất có thể gặp nhiều rủi ro trong sự biến động của thị trường doanh nghiệp. Giả thiết EU có chính sách mới ngăn cản hàng Việt Nam vào EU thì hoạt động của công ty hoàn toàn bế tắc. Công ty chưa chú trọng đến công tác nghiên cứu thị trường quảng cáo. - Sức mua trong nước chậm, khả năng cạnh tranh các mặt hàng ở nước ta yếu do đồng tiền của các nước xung quanh mất giá mạnh. - Nhu cầu tiêu thụ hàng hoá của Châu á giảm làm giá thế giới một số mặthàng giảm trong đó có giầy. - Còn lệ thuộc vào đối tác nước ngoài, phải qua nhiều khâu trung gian để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng. Phương thức chủ yếu hiện nay là gia công theo hình thức máy móc thiết bị do đối tác nước ngoài cung cấp không thanh toán hoặc trả chậm, đồng thời đối tác cung cấp đơn hàng, bao tiêu sản phẩm. Phương thức này hiện đã giúp công ty không phải vay vốn để đầu tư vào sản xuất ổn định để tồn tại song mang tính phụ thuộc nên hiệu quả kinh tế thấp. 2. Đánh giá công tác quản trị kinh doanh. 2.1. Theo chức năng quản trị. 2.1.1. Hoạch định. Trong định hướng phát triển, công ty đã đặt thị trường xuất khẩu lên hàng đầu. Thị trường là một phạm trù khách quan gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hoá. ở đâu có sản xuất và lưu thông hàng hoá thì ở đó có thị trường. Thị trường xuất khẩu hàng hoá của công ty là một vấn đề phức tạp và quan trọng trong quá trình quyết định chiến lược của công ty. Việc lựa chọn thị trường là một quá trình đánh giá các cơ hội thị trường và xác định hướng thị trường xuất khẩu. Trên cơ sở năng lực sản xuất tiềm năng sẵn có và những thuận lợi mà công ty đang có cùng cơ hội từ thị trường thế giới, công ty đã đưa ra định hướng lựa chọn thị trường xuất khẩu như sau: - Thứ nhất: Tập trung chủ yếu vào thị trường EU. Công ty dự kiến tỷ trọng tiêu thụ giầy dép của EU so với các loại thị trường chiến lược của công ty năm 2002: 80%, năm 2004: 70%. - Thứ hai: Thu hút khách hàng tiềm năng và mở rộng thị trường sang Mỹ, Bắc Mỹ và Nhật... Công ty đã đưa ra chiến lược kinh doanh dự kiến tỷ trọng tiêu thụ giầy dép ở thị trường Mỹ, Bắc Mỹ, thị trường Nhật năm 2002 tương ứng là 10,3% và 5,2%, năm 2004 là 16,1% và 6,9%. - Thứ ba: Tìm và nối lại quan hệ với các bạn hàng truyền thống như Nga và các nước Đông Âu. Dự kiến tỷ trọng tiêu thụ giầy dép ở thị trường Nga và Đông Âu so với các thị trường chiến lược khác năm 2002 là 4,5%, 2004 là 7%. Ta có thể tóm tắt qua bảng mục tiêu tỷ trọng trong từng loại thị trường Bảng mục tiêu tỷ trọng từng loại thị trường. Đơn vị tính: % Năm Thị trường 2002 2004 Thị trường EU 80 70 Thị trường Mỹ, Bắc Mỹ 10,3 16,1 Thị trường Nhật 5,2 6,9 Thị trường Nga và Đông Âu 4,5 100 7 100 Nguồn: Chiến lược kinh doanh của Công ty Giầy Thăng Long Tuy nhiên trước mắt công ty nên tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU, thị trường mà nhu cầu các mặt hàng giầy dép rất lớn, hơn thế nữa lại có mối quan hệ làm ăn trong mấy năm qua. Còn đối với thị trường Mỹ, Nhật cần phải có thời gian khi quan hệ kinh tế, ngoại giao giữa Nhà nước ta và Nhà nước họ được mở rộng. 2.1.2. Tổ chức. Công ty giầy Thăng Long được tổ chức theo cơ cấu quản lý trực tuyến chức năng. Đây là một cơ cấu quản lý mà toàn bộ công việc được giải quyết theo một kênh liên hệ đường thẳng giữa cấp trên và cấp dưới trực thuộc. Chỉ có lãnh đạo quản lý ở từng cấp mới có nhiệm vụ và quyền hạn ra mệnh lệnh và chỉ thị cho cấp dưới (tức là mỗi phòng ban, xí nghiệp của công ty chỉ nhận quyết định của một thủ trưởng cấp trên theo nguyên tắc trực tiếp). Giám đốc công ty là người ra quyết định cuối cùng cũng như để hỗ trợ cho quá trình quyết định của giám đốc các bộ phận chức năng. Các bộ phận chức năng này không ra lệnh một cách trực tiếp cho các đơn vị cấp dưới mà chỉ nghiên cứu, chuẩn bị các qui định cho lãnh đạo, quản lý và thực hiện các hướng dẫn kiểm tra giám sát chỉ đạo việc thực hiện các mục tiêu trong phạm vi chức năng chuyên môn của mình. 2.1.3. Lãnh đạo. Trong sản xuất kinh doanh xuất khẩu, con người là chủ thể của hoạt động quyết định hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt đòi hỏi con người phải có trình độ nghiệp vụ cao, đặc biệt là năng động. Với sự trưởng thành và phát triển, Công ty giầy Thăng Long đã có một lực lượng cán bộ công nhân viên đông đảo giàu kinh nghiệm, tay nghề cao. Về quản lý, công ty phải xây dựng lại hệ thống tổ chức quản lý phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận. Hệ thống tổ chức quản lý có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Nó như là một hệ thống xương cốt có tác dụng vận hàng sự hoạt động của công ty. 2.1.4. Kiểm soát. Sau một vụ giầy sản xuất từ tháng 8 năm nay đến hết tháng 4 năm sau công ty thường tiến hành kiểm tra lại lỗ lãi. Nếu hoạt động có lãi công ty tiếp tục phát huy, nếu ngược lại bị lỗ Ban Giám đốc công ty cùng với phòng kế hoạch tiến hành họp bàn rút kinh nghiệm. Công việc này được thực hiện thường xuyên. 2.2. Theo các hoạt động tác nghiệp. Trong định hướng phát triển của mình công ty đã đặt thị trường xuất khẩu lên hàng đầu, thị trường EU đã và sẽ tiếp tục là khu vực chiếm tỷ trọng tiêu thụ giầy dép lớn nhất cho công ty. Tuy nhiên trong thời gian tới công ty tiếp tục đàm phán mở rộng thị trường sang một số khu vực khác như Mỹ, Nhật, Nga và Đông Âu... nhất là trong điều kiện hiện nay khi mà quan hệ kinh tế và ngoại giao giữa Nhà nước ta và Nhà nước họ đã được bình thường hoá quan hệ và ngày càng mở rộng. Để nắm vững được các yếu tố của thị trường, hiểu biết về qui luật vận động của chúng nhằm ứng xử kịp thời, các nhà lãnh đạo của công ty đã tiến hành các hoạt động về nghiên cứu thị trường. Nguyên vật liệu là một khâu quan trọng tạo nên chất lượng tốt, nguyên vật liệu tốt kết hợp với mẫu mã đẹp sẽ tạo ra sản phẩm tốt. Vì vậy công ty rất chú trọng đến khâu nguyên vật liệu cho sản phẩm. Công ty khai thác nguyên vật liệu theo hai nguồn: + Nguồn trong nước (chỉ khâu, cao su) + Nguồn nước ngoài (hoá chất). IV. những đề xuất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giầy thăng long. - Đề nghị Chính phủ hoàn thiện cơ chế tổ chức Tổng Công ty và có giải pháp hỗ trợ cùng với sự nỗ lực của Tổng Công ty để đảm bảo vai trò chủ đạo trong toàn ngành Da - Giầy Việt Nam. - Đối với ngành Da - Giầy, thời hạn vay vốn đầu tư trong kế hoạch cần từ 7-10 năm. Chỉ với thời hạn như vậy, các doanh nghiệp mới có doanh nghiệp hoàn trả vốn vay mà không phải chiếm dụng từ nguồn khác. Do vậy đề nghị Nhà nước điều chỉnh chính sách cho phù hợp. - Hiện nay, công ty chủ yếu là gia công đang chịu sức ép cạnh tranh không tương sức với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đề nghị Nhà nước chỉ đánh thuế lợi tức như mức đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. - Đề nghị Nhà nước có những qui định về XNK tránh ách tắc, phiền hà, chậm trễ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh XNK của công ty. - Để bảo hộ sản xuất trong nước, đề nghị Nhà nước có biện pháp kiên quyết và có hiệu quả ngăn chặn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đồng thời có biện pháp hỗ trợ ngành Da - Giầy trong việc tìm kiếm thị trường mới. Có như vậy, công ty mới có thể thành công trong việc tìm kiếm thị trường. Kết luận Xuất nhập khẩu là tất yếu khách quan và có vai trò hết sức quan trọng đối với các quốc gia. Đặc biệt là ở nước ta, xuất khẩu là con đường đi tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá một cách nhanh nhất. Kinh doanh trong nước trong điều kiện kinh tế thị trường đã khó, kinh doanh xuất khẩu còn khó hơn nhiều bởi đây là quan hệ kinh tế quốc tế. Song dù khó khăn và phức tạp đến đâu, nếu có sự quản lý đúng đắn của Nhà nước, thông qua chính sách vi mô, sự vận dụng năng lực sáng tạo của công ty phát triển hơn nữa, công ty sẽ nâng cao được uy tín của mình trên thị trường. Với kiến thức học được trang bị ở trường, cùng với sự tìm hiểu thực tế để đi tới một số kiến nghị với mong muốn góp phần thúc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty, tôi hy vọng cùng với thời gian, công ty ngày càng vững mạn
Luận văn liên quan