LỜI NÓI ĐẦU
Với mong muốn cung cấp một bức tranh tổng thể về thị trường tài chính trong
mối tương quan với các biến số vĩ mô và nền kinh tế thực, UBGSTCQG đã tiến hành
nghiên cứu, xây dựng và ban hành Báo cáo Tổng quan thị trường tài chính (Báo cáo)
kể từ năm 2013. Kể từ năm 2015, Báo cáo chính thức nằm trong danh mục các báo
cáo định kỳ của Ủy ban gửi tới Chính phủ và các Bộ, ban ngành hàng năm.
Với quan điểm ổn định tài chính là một trong những nội dung của ổn định
kinh tế vĩ mô, báo cáo cung cấp thông tin khái quát về kinh tế thế giới và kinh tế vĩ
mô trong nước, thông tin về thị trường tài chính, thông tin về khu vực phi tài chính,
bao gồm cả khu vực doanh nghiệp và hộ gia đình. Trong đó, tương tác giữa hệ
thống tài chính và khu vực kinh tế thực được xem xét; nguy cơ rủi ro của các khu
vực trong hệ thống tài chính được phân tích; rủi ro chéo giữa các khu vực của hệ
thống tài chính được cảnh báo.
56 trang |
Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 1039 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo tổng quan thị trường tài chính 2016, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
2016
BÁO CÁO TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
ỦY BAN GIÁM SÁT TÀI CHÍNH QUỐC GIA
ii
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................... 1
TÓM TẮT ........................................................................................................................... 2
PHẦN I. BỐI CẢNH KINH TẾ - TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2016-2017 ................... 4
I. KINH TẾ THẾ GIỚI ................................................................................................... 4
II. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI ................................................................ 6
1. Hệ thống ngân hàng .......................................................................................... 6
2. Thị trường chứng khoán ................................................................................... 6
3. Thị trường ngoại hối ......................................................................................... 6
III. CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ CỦA CÁC NƯỚC ......................................... 7
1. Chính sách tiền tệ ............................................................................................. 7
2. Chính sách tài khóa .......................................................................................... 9
PHẦN II. KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM 2016 VÀ TRIỂN VỌNG 2017 ............. 13
I. KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM NĂM 2016 ....................................................... 13
1. Tăng trưởng kinh tế ........................................................................................ 13
2. Lạm phát ......................................................................................................... 15
3. Cân đối ngân sách và nợ công ........................................................................ 16
II. TRIỂN VỌNG KINH TẾ NĂM 2017 ............................................................. 18
PHẦN III. KHU VỰC TÀI CHÍNH VIỆT NAM 2016 ............................................ 22
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG KHU VỰC TÀI CHÍNH ...................................................... 22
1. Quy mô và hoạt động của hệ thống tài chính Việt Nam ................................ 22
2. Quá trình tái cơ cấu hệ thống TCTD . ............................................................ 23
3. Hệ thống tài chính đảm bảo tốt việc cung ứng vốn cho nền kinh tế .............. 24
4. Cấu trúc hệ thống tài chính chưa hợp lý ........................................................ 25
5. Khả năng thu hút vốn ngoại của TTCK chưa tương xứng với tiềm năng. 26
II. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH .................................................................................... 27
1. Thị trường tiền tệ ............................................................................................ 27
2. Thị trường ngoại hối ....................................................................................... 29
3. Thị trường vốn ................................................................................................ 31
3.1. Thị trường trái phiếu ...................................................................................... 31
3.2. Thị trường cổ phiếu ........................................................................................ 32
iii
3.3. Dòng vốn đầu tư nước ngoài .......................................................................... 32
III. ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH ......................................................................................... 34
1. Hệ thống các TCTD ....................................................................................... 34
2. Đánh giá hoạt động của hệ thống công ty chứng khoán ................................ 41
3. Đánh giá hoạt động các công ty bảo hiểm ..................................................... 42
PHẦN IV. KHU VỰC PHI TÀI CHÍNH NĂM 2016 ............................................... 43
I. KHU VỰC DOANH NGHIỆP .................................................................................. 43
1. Quy mô của khu vực doanh nghiệp ................................................................ 43
2. Hiệu quả của khu vực doanh nghiệp .............................................................. 44
3. Cơ cấu vốn, tài sản và khả năng thanh toán ................................................... 45
II. THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN ........................................................................... 47
1. Biến động giao dịch, giá và cung cầu thị trường ............................................ 47
2. Nguồn vốn chảy vào khu vực BĐS ................................................................ 48
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB Ngân hàng phát triển châu Á
BCTC Báo cáo tài chính
BĐS Bất động sản
BOJ Ngân hàng trung ương Nhật Bản
CCTM Cán cân thương mại
CCTTQT Cán cân thanh toán quốc tế
CCTTTT Cán cân thanh toán tổng thể
CDS Chỉ số hoán đối tín dụng
CPI Chỉ số giá tiêu dùng
CTTC Công ty tài chính
CSTT Chính sách tiền tệ
DN Doanh nghiệp
DTNH Dự trữ ngoại hối
EU Châu Âu
EUR Đồng Euro
FED Cục dự trữ liên bang Mỹ
FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
FPI Vốn đầu tư gián tiếp
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
HTTC Hệ thống tài chính
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
JPY Đồng Yên Nhật
KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư
KV Khu vực
LNH Liên ngân hàng
LS Lãi suất
NDT Đồng Nhân dân tệ
NHNN, SBV Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
v
NSNN Ngân sách Nhà nước
OMO Thị trường mở
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
TCTD Tổ chức tín dụng
TPCP Trái phiếu chính phủ
TPDN Trái phiếu doanh nghiệp
TT Thị trường
TTCK Thị trường chứng khoán
UBGSTCQG Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia
VAMC Công ty mua - bán nợ
VCSH Vốn chủ sở hữu
VND Việt Nam đồng
WEF Diễn đàn kinh tế thế giới
vi
DANH MỤC ĐỒ THỊ - BẢNG BIỂU
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Biến động của một số đồng tiền so với USD
Bảng 1.2 Lãi suất điều hành tại một số NHTW lớn
Bảng 1.3 Thâm hụt ngân sách cơ bản điều chỉnh theo chu kỳ
Bảng 2.1 Xuất khẩu gạo và dầu thô 10 tháng năm 2015 và 2016
Bảng 3.1 Mức đủ vốn của hệ thống tài chính
Bảng 3.2 Khả năng sinh lời của hệ thống tài chính
Bảng 3.3 Cơ cấu tín dụng theo loại tiền và kỳ hạn
Bảng 3.4 Cơ cấu huy động theo loại tiền và kỳ hạn
Bảng 3.5 Cơ cấu tài sản các công ty chứng khoán
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Tăng trưởng kinh tế và giá hàng hóa thế giới 1998-2017
Hình 1.2 Tăng trưởng kinh tế và thương mại thế giới 2008-2016
Hình 1.3 Chỉ số chứng khoán thế giới
Hình 1.4 Vốn vào các nền KT mới nổi & ĐPT 2008-2016
Hình 1.5
Nợ công, thâm hụt ngân sách một số nước và khu vực 2010
– 2016
Hình 2.1 Tăng trưởng theo ngành Q1/2015-Q4/2016
Hình 2.2 Đóng góp vào tăng trưởng 2015-2016
Hình 2.3 Tăng trưởng GDP Q4/2014-Q4/2016
Hình 2.4 Chỉ số dẫn báo (LEI) tháng 1/2015-12/2016
Hình 2.5 Đóng góp vào lạm phát 2015-2016
Hình 2.6 Lạm phát cơ bản các tháng 2015-2016
Hình 2.7 Nợ công và bội chi ngân sách giai đoạn 2010 – 2016
Hình 2.8 Tăng trưởng tiềm năng Q1/2000-Q4/2017
Hình 2.9 Lạm phát và giá năng lượng thế giới
Hình 2.10 Tín dụng và lạm phát
Hình 3.1
Quy mô hệ thống tài chính so với nhóm 5 quốc gia hàng
đầu ASEAN
vii
Hình 3.2 Độ sâu tài chính so với các nước trong khu vực (%GDP
Hình 3.3 Cơ cấu tài sản hệ thống tài chính Việt Nam
Hình 3.4
Tỷ trọng cung ứng vốn giữa thị trường tiền tệ và thị trường
chứng khoán
Hình 3.5 Hoạt động trên TT OMO
Hình 3.6 Lãi suất trên thị trường LNH
Hình 3.7 Tỷ giá USD/VND
Hình 3.8 Cán cân thanh toán tổng thể
Hình 3.9 Diễn biến chỉ số VNIndex
Hình 3.10 Mua bán ròng của khối ngoại trên thị trường chứng khoán
Hình 3.11 Cơ cấu tài sản (2012-2016)
Hình 3.12 Cơ cấu nguồn vốn (2012-2016)
Hình 3.13 Thị phần huy động
Hình 3.14 Thị phần cho vay
Hình 3.15 Tăng trưởng tín dụng theo tháng (2015-2016)
Hình 3.16 Cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế (2012-2016)
Hình 3.17 Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu báo cáo (2012-2016)
Hình 3.18 Dự phòng rủi ro tín dụng (2012-2016)
Hình 3.19 Tốc độ tăng trưởng tín dụng và tiền gửi năm 2016
Hình 3.20 Tỷ lệ LDR toàn hệ thống TCTD (2012-2016)
Hình 3.21 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
Hình 3.22 Hiệu quả sinh lời của hệ thống TCTD
Hình 3.23 Cơ cấu lợi nhuận trước trích lập DPRRTD
Hình 3.24 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
Hình 3.25 Tỷ lệ vốn khả dụng bình quân hệ thống CTCK
Hình 3.26 Tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm
Hình 4.1 DN mới thành lập và phá sản năm 2013-2016
Hình 4.2
Tăng trưởng doanh thu, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu bình
quân
Hình 4.3
Tăng trưởng doanh thu, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu bình
quân khu vực SMEs
Hình 4.4 ROA, ROE của khu vực doanh nghiệp phi tài chính
viii
Hình 4.5 ROA, ROE của nhóm SMEs
Hình 4.6 Tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu
Hình 4.7 Cơ cấu tổng tài sản
Hình 4.8 Khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Hình 4.9 Khả năng thanh toán lãi vay
Hình 4.10 FDI đầu tư vào BĐS
Hình 4.11 Cơ cấu tín dụng BĐS cung – cầu
DANH MỤC HỘP
Hộp 1
Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu (Brexit): Ảnh hưởng trực
tiếp đến Châu Á không lớn
Hộp 2
Chính sách của Tổng thống Mỹ mới được bầu: Nhiều yếu
tố bất định cho kinh tế thế giới
Hộp 3
Chính sách tiền tệ phi truyền thống tại Mỹ, Nhật và ảnh hưởng
đến lạm phát
Hộp 4
Phân tích tác động của kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng
khoán
Hộp 5 Xu hướng tiêu dùng và tín dụng tiêu dùng
Hộp 6 Áp dụng tiêu chuẩn an toàn vốn theo Basel 2
1
LỜI NÓI ĐẦU
Với mong muốn cung cấp một bức tranh tổng thể về thị trường tài chính trong
mối tương quan với các biến số vĩ mô và nền kinh tế thực, UBGSTCQG đã tiến hành
nghiên cứu, xây dựng và ban hành Báo cáo Tổng quan thị trường tài chính (Báo cáo)
kể từ năm 2013. Kể từ năm 2015, Báo cáo chính thức nằm trong danh mục các báo
cáo định kỳ của Ủy ban gửi tới Chính phủ và các Bộ, ban ngành hàng năm.
Với quan điểm ổn định tài chính là một trong những nội dung của ổn định
kinh tế vĩ mô, báo cáo cung cấp thông tin khái quát về kinh tế thế giới và kinh tế vĩ
mô trong nước, thông tin về thị trường tài chính, thông tin về khu vực phi tài chính,
bao gồm cả khu vực doanh nghiệp và hộ gia đình. Trong đó, tương tác giữa hệ
thống tài chính và khu vực kinh tế thực được xem xét; nguy cơ rủi ro của các khu
vực trong hệ thống tài chính được phân tích; rủi ro chéo giữa các khu vực của hệ
thống tài chính được cảnh báo.
Báo cáo được coi là tài liệu tham khảo cho nhiều đối tượng khác nhau: các
cơ quan hoạch định, điều hành chính sách, các nhà nghiên cứu, các định chế tài
chính, các nhà kinh doanh quan tâm đến thị trường tài chính và kinh tế Việt Nam.
Sau ba năm thực hiện, Báo cáo đã được các chuyên gia, nhà đầu tư, các đối tượng
tham gia thị trường tài chính có những phản hồi đánh giá tích cực.
UBGSTCQG trân trọng gửi lời cảm ơn tới TS. Lê Đức Thúy, TS. Lê Xuân
Nghĩa đã đồng hành cùng nhóm tác giả với vai trò chuyên gia trong quá trình xây
dựng và hoàn thiện Báo cáo này.
2
Kinh tế thế giới năm 2016 tiếp tục tăng trưởng ở mức thấp trong vòng 5 năm
liên tiếp (dưới mức 3,7% của năm 2010). IMF dự báo năm 2016 tăng trưởng ở mức
3,1% (thấp hơn 0,1 điểm phần trăm so với năm 2015). Nguyên nhân chủ yếu là do
năng suất lao động chậm cải thiện tại các nước phát triển, tăng trưởng thương mại
toàn cầu thấp hơn dự kiến, giá cả hàng hóa cơ bản tiếp tục giảm khá mạnh và những
tác động tiêu cực từ Brexit. Trong khi đó, các chính sách nới lỏng tiền tệ (lãi suất
thấp hoặc âm, các gói nới lỏng định lượng và định tính) tại hầu hết các nước
không mấy hiệu quả đối với tăng trưởng và lạm phát.
Trước bối cảnh phục hồi kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam
đạt được một số thành quả đáng ghi nhận bên cạnh một số khó khăn, thách thức:
- Tăng trưởng kinh tế dự báo tăng 6,3% thấp hơn so với kế hoạch (6,7%) chủ
yếu đến từ sự giảm tốc của ngành nông nghiệp và sụt giảm của ngành khai khoáng
do giá dầu ở mức thấp, thiên tai hạn hán trong nước. Tuy nhiên, đó chỉ là sự sụt
giảm tổng cung trong ngắn hạn mang tính chất chu kỳ, kết quả của chỉ số LEI công
bố hàng tháng của UBGSTCQG cho thấy kinh tế Việt Nam đã thoát đáy trong quý
3/2016 và báo hiệu tổng cầu sẽ hồi phục trong năm 2017. Về dài hạn, kinh tế Việt
Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tích cực so với các nước trong khu vực
nhờ vào nỗ lực cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh trong những năm
gần đây.
- Ổn định kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì: (i) lạm phát năm 2016 ước trong
khoảng 4,75%-4,9% chủ yếu do giá dịch vụ công được chủ động điều chỉnh; trong
đó lạm phát cơ bản ổn định ở mức dưới 2%; (ii) Niềm tin nhà đầu tư nước ngoài
ngày càng được củng cố vào ổn định vĩ mô. Vốn FDI và ODA đăng ký và giải ngân
tiếp tục tăng cao, khối ngoại mua ròng trên thị trường cổ phiếu và trái phiếu ở mức
cao nhất trong 3 năm naygiúp gia tăng nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế; (iii) tỷ
giá và thị trường ngoại hối ổn định tạo điều kiện giúp NHNN bổ sung tăng dự trữ
ngoại hối lên mức kỷ lục 40 tỷ USD; (iv) Cán cân thanh toán quốc tế (CCTTQT)
đảo chiều từ mức thâm hụt trong năm 2015 nhờ cán cân thương mại xuất siêu và
khoản mục “lỗi và sai sót” giảm do tâm lý găm giữ vàng và ngoại tệ giảm trong
năm 2016.
- Về phía cân đối ngân sách nhà nước, bội chi NSNN đạt thấp hơn so với năm
2015 do thu NSNN mặc dù chỉ tăng ở mức 4,1% (do thu từ tiền bán cổ phần chậm,
thu từ DNNN giảm, giá dầu thanh toán đạt thấp) song chi NSNN tăng thấp hơn ở
mức 2,7% so với thực hiện năm 2015. Tác động lan tỏa của chính sách tài khóa tới
TÓM TẮT
3
khu vực kinh tế tư nhân còn hạn chế khi tốc độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ
bản và vốn Trái phiếu chính phủ chậm nhất so với cùng kỳ những năm gần đây.
- Trong Báo cáo về chỉ số thuận lợi kinh doanh toàn cầu do World Bank
công bố, xếp hạng môi trường kinh doanh năm 2016 của Việt Nam tăng 9 bậc. Điều
này đã tạo điều kiện cho khu vực doanh nghiệp tiếp tục phát triển với số lượng đăng
ký và vốn đăng ký tăng nhanh. Tuy nhiên, khu vực doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó
khăn: doanh thu và tỷ suất lợi nhuận bình quân giảm nhẹ, trong đó ngành khai
khoáng và nông nghiệp giảm mạnh nhất, tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ còn khá khiêm tốn.
Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô nói trên, hệ thống tài chính Việt Nam tiếp tục
phát triển khá lành mạnh và an toàn, đảm bảo tốt chức năng cung ứng vốn cho nền
kinh tế, hỗ trợ tăng trưởng và khu vực doanh nghiệp đồng thời duy trì ổn định vĩ
mô. Cụ thể:
- Vốn cung ứng cho nền kinh tế tiếp tục tăng so với cuối năm 2015 nhờ
thanh khoản khu vực ngân hàng dồi dào và diễn biến tích cực của thị trường chứng
khoán (cổ phiếu và trái phiếu).
- Phân bố nguồn vốn tín dụng cho các khu vực doanh nghiệp và lĩnh vực ưu
tiên tiếp tục được chú trọng nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng tín dụng; Mặc
dù lạm phát tăng cao hơn 2015 song mặt bằng lãi suất huy động được duy trì khá ổn
định. Lãi suất cho vay chưa giảm được như kỳ vọng.
- Quá trình tái cơ cấu hệ thống tài chính từ cuối năm 2011 góp phần lành
mạnh hóa thị trường tài chính (giảm 10% số TCTD và 25% số công ty chứng
khoán). Hoạt động của khu vực tài chính Việt Nam tiếp tục phát triển an toàn với
mức đủ vốn bình quân của hệ thống cao hơn mức chuẩn an toàn. Nợ xấu được xử lý
tích cực giúp giảm chi phí dự phòng rủi ro của các TCTD và đà tăng của nợ xấu
chậm lại qua các năm, góp phần gia tăng khả năng sinh lời của hệ thống TCTD.
Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, qui mô hệ thống tài chính Việt
Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn, năng lực cung ứng vốn còn hạn chế, đặc biệt còn
phụ thuộc nhiều vào khu vực ngân hàng. Trong khi đó thị trường chứng khoán Việt
Nam chưa hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài so với tiềm năng. Một số vấn đề tồn tại
nổi bật của hệ thống tài chính là nợ xấu vẫn chưa được giải quyết triệt để, tập trung
ở một số TCTD yếu kém, khiến cho mặt bằng lãi suất cho vay vẫn chưa giảm được
như mong đợi bất chấp sự hỗ trợ tích cực từ các yếu tố vĩ mô.
4
PHẦN I. BỐI CẢNH KINH TẾ - TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2016-2017
I. KINH TẾ THẾ GIỚI
1. Tăng trưởng kinh tế và thương mại
Năm 2016, tăng trưởng kinh tế thế giới ước ở mức
3,1%, giảm so với năm 2015 (3,2%). Nguyên nhân
là do giá hàng hóa thế giới giảm đã ảnh hưởng đến
tăng trưởng của các nước mới nổi và đang phát
triển. Trong khi đó, khủng hoảng tài chính toàn
cầu, cùng với quá trình già hóa dân số, đã có ảnh
hưởng lâu dài đến năng suất của các nền kinh tế
phát triển.
Tăng trưởng thương mại toàn cầu cũng giảm mạnh
từ 3,9% năm 2014 xuống 2,6% năm 2015 và 2,3%
năm 2016. Nguyên nhân chính là do Trung Quốc
cân bằng lại nền kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng
đầu tư đã ảnh hưởng đến nhu cầu hàng hóa phục vụ
đầu tư và hàng hóa trung gian. Ngoài ra, vai trò của
thương mại đối với tăng trưởng đang có chiều
hướng giảm với tỷ lệ giữa tăng trưởng thương mại
Hình 1.1: Tăng trưởng kinh tế và giá
hàng hóa thế giới 1998-2017
Đơn vị: % tăng
Giá hàng hóa do UBGSTCQG ước trên cơ sở
trung bình cộng giá năng lượng và phi năng
lượng theo nguồn của World Bank.
Nguồn: IMF.
-40
-20
0
20
40
-9
-6
-3
0
3
6
9
1
9
9
8
-2
0
0
7
2
0
0
8
2
0
0
9
2
0
1
0
2
0
1
1
2
0
1
2
2
0
1
3
2
0
1
4
2
0
1
5
2
0
1
6
2
0
1
7
Toàn cầu
Phát triển
Mới nổi & ĐPT
Giá hàng hóa (trục phải)
Giá cả hàng hóa cơ bản năm 2016 tiếp tục giảm khá mạnh so với năm
2015; Khả năng hồi phục tăng trưởng của các nền kinh tế, nền kinh tế Mỹ phục hồi
khả quan, tuy chậm nhưng khá vững chắc, trong khi đó Nhật Bản, EU, Trung Quốc
chưa thực sự rõ ràng; Tăng trưởng thương mại toàn cầu thấp hơn dự kiến và tác
động tiêu cực từ Brexit là nguyên nhân chính khiến IMF liên tục hạ dự báo tăng
trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2016.
Dự báo kinh tế toàn cầu của năm 2016 sẽ chỉ tăng ở mức 3,1%, thấp hơn
0,1 điểm % so với năm 2015; IMF cảnh báo về nguy cơ kinh tế thế giới có thể rơi
vào “bẫy tăng trưởng thấp”do kinh tế toàn cầu đã có 5 năm liên tiếp tăng trưởng
dưới mức 3,7%.
5
và tăng trưởng kinh tế đã giảm từ 1,15 năm 2014
xuống 0,81 năm 2015 và 0,74 năm 2016.
Năm 2017, tăng trưởng kinh tế thế giới được dự
báo cải thiện so với năm 2016 nhờ giá hàng hóa
phục hồi. Tuy nhiên, kinh tế thế giới trong năm
2017 cũng sẽ phải đối mặt với nhiều yếu tố bất
định: (i) bất ổn chính trị (trong đó có bất ổn do sự
kiện Anh rời khỏi Châu Âu và những thay đổi
chính sách của Tổng thống đắc cử Donald Trump);
(ii) các nền kinh tế phát triển rơi vào bẫy lạm phát
thấp; (iii) Trung Quốc tăng trưởng chậm lại; và (iv)
thiên tai, dịch bệnh, xung đột vũ trang khu vực.
2. Thị trường hàng hóa
Giá hàng hóa thế giới tiếp tục giảm trong năm
2016. Giá dầu thô WTI ước giảm 12,1% so với
năm 2015 xuống mức bình quân cả năm là 42,78
USD/thùng.
1
Tương tự, giá phi năng lượng giảm
4,1%, trong đó giá lương thực tăng 0,4%, nguyên
liệu thô giảm 1,7% và kim loại giảm 11%.2
Năm 2017, giá hàng hóa thế giới dự báo tăng trở
lại. Giá dầu thô bình quân năm 2017 dự báo tăng
lên 49,9 USD/thùng (tăng 16,9% so với năm
2016).
3
Tương tự, giá phi lương thực tăng 2,1%,
trong đó giá lương thực tăng 1,65%, nguyên liệu
thô tăng 2,3% và kim loại tăng 3,6%.4
1
Cơ quan năng lượng Hoa Kì (EIA).
2
Commodity Markets Outlook 10/2016 (Ngân hàng thế giới).
3
Cơ quan năng lượng Hoa Kì (EIA).
4
Commodity Markets Outlook 10/2016 (Ngân hàng thế giới).
Hình 1.2: Tăng trưởng kinh tế và
thương mại thế giới 2008-2016
Đơn vị: %
Nguồn: IMF
6
II. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI
1. Hệ thống ngân hàng
Hệ thống ngân hàng tại nhiều nước Châu Âu
đang gặp nhiều khó khăn. Lợi nhuận của các
ngân hàng EU đã giảm 20% so với đầu năm. Giá
cổ phiếu và giá trị vốn hóa nhiều ngân hàng lớn
của Châu Âu sụt giảm mạnh5. Ngoài việc kinh tế
phục hồi chậm cũng như tác động tiêu cực từ
Brexit, các lĩnh vực chủ chốt vốn đư