Báo cáo Triển vọng điện hạt nhân ở Việt Nam

Để giải quyết vấn đề thiếu năng lượng, nhà nước ta đã lên kế hoạch xây dựng những nhà máy điện hạt nhân. Và nhà máy đầu tiên sẽ được xây ở tỉnh Ninh Thuận. Tuy nhiên, với việc xảy ra động đất và sóng thần, gây ra vụ nổ lò phản ứng ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật, làm cho phóng xạ lan đến nhiều nơi, khiến cho không ít người băn khoăn về vấn đề an toàn của dạng năng lượng này. Nhà máy điện hạt nhân là gì? Nó hoạt động ra sao? Có an toàn hay không? Các nước khác trên thế giới sử dụng điện hạt nhân như thế nào? Làm sao để hạn chế các thảm họa hạt nhân ở mức thấp nhất?. là những câu hỏi mà ai đã và vẫn đang quan tâm đến thảm họa vừa xảy ra ở Nhật Bản ít nhiều từng thắc mắc. Và dĩ nhiên câu hỏi lớn nhất vẫn là triển vọng của nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam như thế nào? Thật ra, ngay từ những ngày đầu khi nhà nước ta triển khai dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam, thì các vấn đề này đã thu hút được mối quan tâm lớn của đông đảo mọi người, từ những chuyên gia trong lĩnh vực hạt nhân đến những sinh viên, học sinh, từ các cấp lãnh đạo đến mọi tầng lớp nhân dân. Đã có rất nhiều bài nghiên cứu, đánh giá hay những thắc mắc, tranh luận trên các báo, diễn đàn. Đồng thời xuất hiện không ít cuốn sách hay báo cáo giải đáp những thắc mắc trên. Chẳng hạn như cuốn sách “Hỏi và Đáp về Năng lượng nguyên tử” do ông Y.Iwakoshi, chuyên gia của Diễn đàn Công nghiệp nguyên tử Nhật Bản (JAIF) làm việc tại Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam và JAIF, biên soạn và được Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam giới thiệu. Cuốn sách được biên tập dưới dạng các câu hỏi và trả lời về các vấn đề liên quan đến năng lượng, năng lượng nguyên tử, lò phản ứng hạt nhân, điện hạt nhân, an toàn nhà máy điện hạt nhân, chất thải phóng xạ, nhiên liệu hạt nhân, xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân, tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân, các nguồn năng lượng mới và những loại lò phản ứng của tương

doc75 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2537 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Triển vọng điện hạt nhân ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA VẬT LÝ Nhóm thực hiện: Trương Thị Linh Châu Hoàng Thạch Công Nguyễn Nhật Đăng Trần Yến Nhi Báo cáo nghiên cứu khoa học Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5/2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA VẬT LÝ Nhóm thực hiện: Trương Thị Linh Châu Hoàng Thạch Công Nguyễn Nhật Đăng Trần Yến Nhi Báo cáo nghiên cứu khoa học Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Văn Hoàng Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5/2011 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Để giải quyết vấn đề thiếu năng lượng, nhà nước ta đã lên kế hoạch xây dựng những nhà máy điện hạt nhân. Và nhà máy đầu tiên sẽ được xây ở tỉnh Ninh Thuận. Tuy nhiên, với việc xảy ra động đất và sóng thần, gây ra vụ nổ lò phản ứng ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật, làm cho phóng xạ lan đến nhiều nơi, khiến cho không ít người băn khoăn về vấn đề an toàn của dạng năng lượng này. Nhà máy điện hạt nhân là gì? Nó hoạt động ra sao? Có an toàn hay không? Các nước khác trên thế giới sử dụng điện hạt nhân như thế nào? Làm sao để hạn chế các thảm họa hạt nhân ở mức thấp nhất?.... là những câu hỏi mà ai đã và vẫn đang quan tâm đến thảm họa vừa xảy ra ở Nhật Bản ít nhiều từng thắc mắc. Và dĩ nhiên câu hỏi lớn nhất vẫn là triển vọng của nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam như thế nào? Thật ra, ngay từ những ngày đầu khi nhà nước ta triển khai dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam, thì các vấn đề này đã thu hút được mối quan tâm lớn của đông đảo mọi người, từ những chuyên gia trong lĩnh vực hạt nhân đến những sinh viên, học sinh, từ các cấp lãnh đạo đến mọi tầng lớp nhân dân. Đã có rất nhiều bài nghiên cứu, đánh giá hay những thắc mắc, tranh luận trên các báo, diễn đàn. Đồng thời xuất hiện không ít cuốn sách hay báo cáo giải đáp những thắc mắc trên. Chẳng hạn như cuốn sách “Hỏi và Đáp về Năng lượng nguyên tử” do ông Y.Iwakoshi, chuyên gia của Diễn đàn Công nghiệp nguyên tử Nhật Bản (JAIF) làm việc tại Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam và JAIF, biên soạn và được Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam giới thiệu. Cuốn sách được biên tập dưới dạng các câu hỏi và trả lời về các vấn đề liên quan đến năng lượng, năng lượng nguyên tử, lò phản ứng hạt nhân, điện hạt nhân, an toàn nhà máy điện hạt nhân, chất thải phóng xạ, nhiên liệu hạt nhân, xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân, tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân, các nguồn năng lượng mới và những loại lò phản ứng của tương lai. Hay gần đây là báo cáo Tổng quan hệ thống công nghệ nhà máy điện hạt nhân do Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam thực hiện (4/2011) giới thiệu một số khái niệm về công nghệ lò phản ứng hạt nhân, các loại lò thông dụng (lò nước sôi, lò nước nặng, lò áp lực) và các thế hệ lò phản ứng… Hoặc báo cáo về Hoạt động nghiên cứu địa điểm nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam cũng do Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam thực hiện. Báo cáo trình bày hướng dẫn của IAEA về vấn đề đảm bảo an toàn cho nhà máy điện hạt nhân. Qua đó tổng kết quá trình thực hiện của Việt Nam từ việc chọn lựa các địa điểm tiềm năng cho đến khi quyết định xây dựng nhà máy điện ở Ninh Thuận. Đồng thời báo cáo cũng phân tích các đặc điểm của khu vực Phước Dĩnh và Vĩnh Hải, nơi sẽ xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, về điều kiện tự nhiên, con người…. Từ đó ta thấy vấn đề về an toàn cho nhà máy điện hạt nhân rất được quan tâm. Tuy nhiên, với những ai muốn tìm hiểu, thì thông tin trên mạng hoặc quá tản mát, đôi khi bị trùng lắp, và cũng không thể biết độ chính xác đến đâu mà phải cần kiểm chứng lại. Trong khi đó các nghiên cứu khoa học đôi khi lại sử dụng ngôn ngữ hàn lâm, đòi hỏi người đọc phải có một trình độ và sự hiểu biết nhất định. Vì vậy, nhóm chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm tổng hợp những ý kiến, đánh giá của mọi người, kết hợp với những nghiên cứu, báo cáo của các chuyên gia, các nhà khoa học. Sau đó tóm lược, phân tích, viết lại bằng một ngôn ngữ dễ hiểu hơn, đồng thời đưa ra những nhận định chủ quan của mình nhằm giúp mọi người, đặc biệt là các bạn sinh viên có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề nêu trên. Song do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên trong phần này nhóm chúng tôi lựa chọn tìm hiểu về vấn đề nên hay không nên xây dựng một nhà máy điện hạt nhân ở nước ta thông qua đề tài: TRIỂN VỌNG NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN Ở VIỆT NAM Nhóm chúng tôi sau khi thu thập tài liệu, chọn lựa, kiểm tra, bằng phương pháp thống kê các số liệu cần thiết có liên quan đến đề tài, tiến hành tìm hiểu và trình bày các nội dung sau: Việt Nam có cần thiết phải đi tìm các nguồn năng lượng mới? Tại sao lại chọn năng lượng hạt nhân? Nó có lợi thế gì so với các dạng năng lượng khác? Tổng quan về nhà máy điện hạt nhân: nhà máy điện hạt nhân là gì? Nó có cấu tạo như thế nào? Nó hoạt động ra sao? Đã trải qua những giai đoạn phát triển thế nào??.... Toàn cảnh về điện hạt nhân trên thế giới: các nước đã, đang và sẽ phát triển nhà máy điện hạt nhân tại quốc gia mình thế nào? Đồng thời cũng sơ lược những thảm hoạt hạt nhân trên thế giới: nguyên nhân, sự khắc phục và ảnh hưởng. Cuối cùng là xem xét, đánh giá các điều kiện tự nhiên và xã hội ở Việt Nam nói chung, tỉnh Ninh Thuận nói riêng, cùng với công nghệ áp dụng có phù hợp và đảm bảo an toàn cho việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân không? Tóm lại, kết hợp việc phân tích ưu nhược điểm của nhà máy điện hạt nhân so với các nhà máy khác như: nhà máy điện gió, điện mặt trời, nhà máy nhiệt điện và nhà máy thuỷ điện cộng với sự xem xét, đánh giá các điều kiện cần thiết để xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, chúng tôi sẽ đưa ra nhận định, ý kiến của nhóm về vấn đề nên hay không nên xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam. Chương 1 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐIỆN Ở VIỆT NAM Việt Nam có cần thiết phải đi tìm những nguồn năng lượng mới? Bằng việc thống kê các số liệu sản xuất và tiêu thụ điện năng trong những năm gần đây, chúng tôi muốn dựng nên một bức tranh toàn cảnh của ngành công nghiệp điện ở nước ta. Từ đó sẽ trả lời cho câu hỏi này. Hiện nay, tình hình sử dụng điện tại Việt Nam khá phức tạp. Trong những tháng đầu năm 2011, mặc dù tình trạng cắt điện luân phiên không còn gay gắt như những năm trước, nhưng không thể nói là đã ổn định hoàn toàn. Theo dự báo của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), tổng nhu cầu điện sản xuất toàn quốc năm 2011 sẽ là 117,63 tỷ kWh, tăng 17,63% so với tổng sản lượng điện thực hiện năm 2010 (100,1 tỷ kWh), trong đó tổng nhu cầu điện sản xuất 6 tháng mùa khô 2011 là 56,14 tỷ kWh tăng 18,3% so với thực hiện trong 6 tháng mùa khô 2010. [1] Thống kê của Cục Điều tiết Điện lực – Bộ Công Thương cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2011, tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống ước đạt 43,088 tỷ kWh, tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2010. Đây được coi là đã hoàn thành tốt nhiệm vụ cung ứng điện cho nền kinh tế. [2] Tuy nhiên, trong năm 2011, EVN dự kiến sẽ mua của Trung Quốc 4,6 tỷ kWh điện, chiếm 4% sản lượng cung ứng điện cho cả năm. Chỉ tính riêng trong hai tháng đầu năm 2011 EVN đã mua của Trung Quốc 956 triệu kWh, tăng 28,89% so với cùng kỳ 2010, trong đó, riêng tháng 2 đã mua 418 triệu kWh, tăng 33,36% so với tháng 2/2010. [3] Có thể thấy, tỉ lệ 4% tuy chưa thể áp đảo lượng điện sản xuất trong nước và chi phối thị trường tiêu thụ điện Việt Nam, nhưng cũng có thể gây ra những mối bận tâm. Nhìn lại những năm trước, năm 2005 nước ta chỉ mua của Trung Quốc 200 triệu kWh và cung cấp cho 2 tỉnh miền núi là Hà Giang và Yên Bái thì năm 2007, kế hoạch mua điện từ nước này đã tăng lên gấp 13 lần. Kể từ năm 2008 trở đi, tỷ trọng nguồn điện Trung Quốc luôn chiếm khoảng 4% trong cơ cấu nguồn điện quốc gia. Hiện nay, đây là nguồn chính cấp điện cho 12 tỉnh phía Bắc (Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Cạn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang). [3] Như vậy, về lâu dài có thể dẫn đến sự phụ thuộc vào nguồn điện từ Trung Quốc. Điều này sẽ gây tác động xấu cho an ninh năng lượng quốc gia và sự phát triển của kinh tế đất nước. Cũng cần biết rằng Trung quốc luôn có ý định tăng giá bán điện cho Việt Nam. Năm 2008, Trung Quốc bán cho Việt Nam với mức giá điện là 4,5 cent/kWh nhưng đến năm 2010, mức giá mới đã là 5,1 cent/kWh, tức đã tăng thêm 12% [3]. Và mới đây, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Công ty điện của Trung Quốc vừa ký kết Hợp đồng mua bán điện áp dụng từ 1/1/2011. Theo đó, giá điện mua từ Trung Quốc sẽ tăng khoảng 13%, từ 5,1 cent lên 5,8 cent mỗi kWh [4] Do vậy, để không quá phụ thuộc vào Trung Quốc, vấn đề cấp thiết của chúng ta hiện nay là phát huy các nguồn lực trong nước và tìm những nguồn năng lượng mới. Chương 2 ƯU – NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG Trong phần này nhóm chúng tôi trình bày về ưu nhược điểm của các nhà máy điện gió, điện mặt trời, nhiệt điện, thủy điện và điện hạt nhân. Bằng phương pháp phân tích và so sánh chúng tôi đưa ra kết luận về ưu thế của nhà máy điện hạt nhân trong tình hình hiện nay. 2.1 Nhà máy điện gió 2.1.1 Ưu điểm Tận dụng được nguồn năng lượng gió vô tận từ thiên nhiên. Là nguồn nguyên liệu sạch và không gây ô nhiễm khi tạo ra điện năng. Hình 2.1: năm turbine gió của máy điện gió ở Tuy Phong – Bình Thuận. Có thể đặt ở gần nơi tiêu thụ vì vậy sẽ giảm chi phí xây dựng đường dây tải điện và giảm thất thoát điện năng trong quá trình truyền tải điện đi xa. Cung cấp năng lượng điện với giá rẻ. Khi sử dụng năng lượng điện gió người dân không phải lo lắng về vệc tái định cư, mùa màng thất thu hay việc ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe. 2.1.2 Nhược điểm Năng lượng gió phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện thời tiết cũng như chế độ gió và lượng gió ở nơi sản xuất (gió quá yếu không thể làm quay cánh quạt hoặc gió quá mạnh sẽ gây nguy hiểm) trong khi gió thì không phải lúc nào cũng có do đó việc cung cấp năng lượng điện gió là không ổn định. Gây ô nhiễm tiếng ồn trong quá trình vận hành và có thể gây ảnh hưởng đến các tín hiệu vô tuyến xung quanh. Công suất thấp, thực tế công suất trung bình của nhà máy điện gió chỉ đạt được khoảng hơn 22% so với công suất lý thuyết.[5] Như vậy, mặc dù nhà máy điện gió có nhiều ưu điểm như đã nêu ở trên, song do nhu cầu sử dụng điện năng thì ngày một tăng cao mà nhà máy điện gió lại không thể cung cấp điện năng một cách ổn định cho nên nguồn năng lượng này không thể trở hành nguồn năng lượng chủ lực. 2.2 Nhà máy thủy điện 2.2.1 Ưu điểm Do không sử dụng nhiên liệu hóa thạch nên không chịu ảnh hưởng của việc các nhiên liệu này tăng giá và vì vậy giá điện cũng không thay đổi theo giá của nhiên liệu. 2.2.2 Nhược điểm Khó khăn trong vấn đề di dân, vì diện tích cần để xây dựng một nhà máy thủy điện lớn nên sẽ làm mất một phần lớn diện tích đất canh tác. Đôi khi cần phải đổi hướng của cả một dòng sông nhằm tăng công suất. Lượng ôxy trong các hồ chứa nước giảm nhanh và việc sản sinh ra các loại khí độc hại như khí metan, khí cacbonic… khi turbine hoạt động gây ảnh hưởng tới sự sinh sống và phát triển của các loài động vật trong hồ. Ảnh hưởng rất lớn đến môi trường xung quanh, phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái sông và hệ sinh thái biển do sự biến đổi dòng chảy của sông. Đồng thời cũng sẽ gây xói mòn lòng sông và sạt lở hai bên bờ sông. Cần diện tích lớn để xây hồ chứa nước. Hình 2.2: Toàn cảnh đập thuỷ điện Hoà Bình. Nguy cơ vỡ đập tiềm ẩn và nếu xảy ra thật thì hậu quả rất nặng nề, thiệt hại to lớn về nhiều mặt. Thủy điện Sông Ba Hạ xả lũ trong hai ngày 2 và 3-11 năm 2009 đã làm Phú Yên chìm trong biển nước, 98 người chết do lũ, 20 người mất tích, người sống thì đang đối mặt với lũ, đói và khát. Hình 2.3: Thuỷ điện sông Ba Hạ xả lũ Thiệt hại nặng nhất là huyện Đồng Xuân, Phú Yên với 30 người chết; tiếp đến là huyện Tuy An 22 người, thị xã Sông Cầu 13 người, còn lại ở thành phố Tuy Hòa, huyện Tây Hòa. Có gần 500 ngôi nhà bị sập hoàn toàn, gần 5.600 ngôi nhà hư hỏng nặng, 22 tàu thuyền đánh cá bị trôi mất.[6] Cuộc sống của người dân xung quanh vùng chịu ảnh hưởng của việc xả lũ khi nước lên. Hình 2.4: Người dân chịu cảnh ngập lụt do thuỷ điện xả lũ. Đối với tình hình thủy điện ở Việt Nam, theo ông Đặng Đình Thống – Giám đốc trung tâm năng lượng mới – Đại học Bách Khoa Hà Nội và ông Trần Đình Long – Phó chủ tịch Hội điện lực Việt Nam cho biết: “Lượng điện năng từ thủy điện chiếm tới 40% năng lượng điện được sử dụng ở nước ta [7]. Nhưng thực tế cho thấy hoạt động của các nhà máy thủy điện phụ thuộc phần lớn vào lượng nước trữ ở các đập thủy điện như vậy vào những mùa khô, đặc biệt là khi hạn hán, mực nước trong các đập rút xuống thấp ảnh hưởng đến hoạt động của nhà máy sẽ dẫn tới hệ quả là thiếu điện trầm trọng. Mặc khác, việc xây dựng nhiều đập lớn phục vụ cho sản xuất điện cũng là một trong những nguyên nhân gây thiếu nước ngọt để canh tác và sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, tiềm năng xây dựng các nhà máy thủy điện có công suất lớn ở nước ta hiện nay đã được khai thác hết. Như vậy, trong tương lai năng lượng điện từ thủy điện không thể tăng trong khi nhu cầu sử dụng điện ngày một tăng không chỉ đối với trong nước ta mà còn là tình hình chung của toàn thế giới. Vì vậy, việc xây dựng và phát triển nhà máy thủy điện nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng không phải là giải pháp tốt cho tình hình năng lượng nước ta hiện nay. 2.3 Nhà máy nhiệt điện 2.3.1 Ưu điểm Không phụ thuộc vào địa hình, địa chất, thời tiết mưa hay nắng. Dễ dàng trong việc lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy. 2.3.2 Nhược điểm Sử dụng nhiên liệu hóa thạch nên chịu ảnh hưởng bởi việc tăng giá các loại nhiên liệu hóa thạch trong tình hình hiện nay. Nhiên liệu để vận hành nhà máy là nhiên liệu hóa thạch nên thải ra rất nhiều khí độc hại đặc biệt là khí cacbonic gây hiệu ứng nhà kính, bầu khí quyển bị ảnh hưởng nặng nề. Đặc biệt là sức khỏe của con người, khí độc từ các nhiên liệu hóa thạch được sử dụng để vận hành nhà máy nhiệt điện làm gia tăng tỉ lệ bệnh nhân bị ung thư, trẻ sơ sinh bị dị tật, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hô hấp và miễn dịch. Hình 2.5: Khí thải từ nhà máy nhiệt điện Chế độ vận hành nhà máy kém linh hoạt, khi muốn thay đổi để tăng công suất thì mất nhiều thời gian. Trong tình hình nguồn nhiên liệu hóa thạch đang cạn kiệt như hiện nay thì việc mở rộng mạng lưới sản xuất điện bằng giải pháp xây dựng các nhà máy nhiệt điện là không hiệu quả, vướng phải nhiều khó khăn, đặc biệt đối với Việt Nam – một nước đang phát triển. 2.4 Điện mặt trời 2.4.1 Ưu điểm Hệ thống điện mặt trời là hệ thống thu năng lượng từ mặt trời rồi chuyển hóa thành điện năng. Do đó ưu điểm đầu tiên của nguồn năng lượng này là nguồn nguyên liệu hoàn toàn miễn phí, sử dụng được lâu dài. Là một trong những nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường, không thải ra các khí độc hại làm ảnh hưởng tới sức khỏe của con người và cũng không ảnh hưởng tới bầu khí quyển. Điện năng sau khi chuyển đổi thì được đưa trực tiếp vào mạng lưới điện hoặc các thiết bị điện nên không tốn chi phí để xây dựng đường dây truyền tải. Khi hoạt động không gây tiếng ồn, đơn giản dễ sử dụng, an toàn. Hình 2.6: Quang cảnh một nhà máy điện mặt trời tại Mỹ. 2.4.2 Nhược điểm Hệ thống điện mặt trời là hệ thống thu năng lượng từ mặt trời rồi chuyển hóa thành điện năng cũng là một trong những nhược điểm, đó là hệ thống chỉ hoạt động khi có ánh sáng mặt trời. Mặc dù hệ thống vẫn có thể cung cấp điện khi không có nắng hoặc vào ban đêm nhưng cần phải có thiết bị để tích trữ năng lượng và khi chuyển đổi thì điện năng bị thất thoát một lượng rất lớn đồng thời hiệu suất chuyển đổi sang điện dân dụng cũng thấp. Hình 2.7: Về đêm những tấm hấp thụ ánh nắng mặt trời được đóng lại. Chịu ảnh hưởng của môi trường và thời tiết, đối với những nơi mà môi trường bị ô nhiễm nặng hệ thống sẽ không thể hoạt động tốt được, hay vào những ngày trời âm u, có mưa, có bão thì năng suất của hệ thống giảm. Chi phí đầu tư ban đầu cao. 2.5 Nhà máy điện hạt nhân 2.5.1 Ưu điểm Sử dụng nhiên liệu là Uranium, vận chuyển dễ dàng và an toàn hơn so với việc vận chuyển các nhiên liệu hóa thạch. Là nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường. Vì nhiên liệu sản xuất là Uranium và hoạt động dựa trên cơ chế phân rã phóng xạ nên không thải ra các khí thải độc hại có ảnh hưởng đến sức khỏe con người và bầu khí quyển, không gây hiệu ứng nhà kính. Nhờ đó sẽ góp phần hạn chế sự nóng lên của địa cầu, không làm biến đổi khí hậu trong khi biến đổi khí hậu cũng là một vấn đề lớn của xã hội cần được giải quyết. Một nhà máy 1000 MW chạy than mỗi năm sẽ thải ra không khí 7 triệu tấn khí cacbonic gây hiệu ứng nhà kính, 0,2 triệu tấn khí lưu huỳnh dioxit gây mưa axit và khoảng 0,2 triệu tấn xỉ rắn. Trong khi một nhà máy điện hạt nhân có quy mô như vậy mỗi năm sử dụng khoảng 27 triệu tấn nhiên liệu Uranium, thải ra khoảng 918 kg sản phẩm phân hạch và 22 kg phế liệu có hoạt tính cao còn có thể gây nguy hại. Điện hạt nhân có giá thành rẻ hơn so với điện được sản xuất từ những nguồn khác. Chất thải hạt nhân được quản lý tốt hơn và tính độc hại của nó cũng sẽ giảm dần theo thời gian do sự phân rã tự nhiên trong khi tính độc hại của các loại chất thải công nghiệp khác gần như là vĩnh viễn. Nhà máy điện hạt nhân có khả năng cung cấp năng lượng điện ổn định và liên tục. Nhà máy điện hạt nhân có công suất lớn, ít tốn nhiên liệu hơn so với các nhà máy khác. Bằng chứng là để vận hành nhà máy điện công suất 1000 MW trong vòng một năm thì phải cần tới hơn một triệu tấn dầu, trong khi đó đối với nhiên liệu Uranium thì chỉ cần vài chục tấn, sau khi nhà máy nạp nhiên liệu thì lượng nhiên liệu đó có thể sử dụng trong vòng một năm mà không cần thay thế. Điện hạt nhân là ngành duy nhất chịu trách nhiệm về chất thải của mình trong tất cả các ngành công nghiệp năng lượng hiện nay. Bằng các phản ứng hóa – nhiệt, các lò phản ứng hạt nhân mới và có qui mô còn được kỳ vọng sẽ sản xuất ra một lượng lớn khí hidro để dùng làm nhiên liệu cho ô tô sử dụng năng lượng sạch.. Nhiệt thải ra từ các lò phản ứng hạt nhân còn được dùng để khử mặn nước biển điều này có thể giúp giải quyết nhu cầu nước sạch ngày càng tăng trên thế giới. 2.5.2 Nhược điểm Chi phí đầu tư ban đầu cao.(cũng giống như tất cả các nhà máy khác) Thời gian để chuẩn bị các nguồn lực trước khi xây dựng mất nhiều thời gian, khoảng 20 năm. Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn nguyên Cố vấn kinh tế, dự báo, chiến lược EDF Paris, nguyên Giáo sư Viện kinh tế, chính sách năng lượng và Trường Đại học bách khoa Grenoble cho biết: “ Nhược điểm lớn nhất của điện hạt nhân là việc xử lý nhiên liệu và lưu giữ chất thải phóng xạ vì 1,1% nhiên liệu hạt nhân đã đốt có chất độc phóng xạ kéo dài hàng triệu năm và 4% có chất độc phóng xạ kéo dài 200 – 300 năm”. Một khi xảy ra sự cố thiên tai đối với nhà máy, ví dụ như vụ nổ nhà máy Fukushima của Nhật, thì không thể khống chế được sự phát tán của chất phóng xạ. Trong tình hình nhu cầu sử dụng năng lượng của thế giới ngày một tăng cao thì việc đẩy mạnh khai thác cũng như sản xuất năng lượng là việc làm cấp bách không chỉ là đối với Việt Nam mà còn là của toàn thế giới. Ngoài vấn đề về năng lượng con người còn phải quan tâm và tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề môi trường, bảo vệ bầu khí quyển, hạn chế lượng khí thải cacbonic làm ô nhiễm môi trường sống, gây ra hiệu ứng nhà kính. Thực tế cho thấy giá các loại nhiên liệu hoá thạch như giá xăng, giá dầu, than, gas… đang ngày một tăng cao do các lọai nhiên liệu này đang bước vào giai đoạn khan hiếm dẫn tới giá các loại năng lượng chịu ảnh hưởng cũng tăng theo. Như vậy, để giải quyết cả hai vấn đề trên điều cần thiết là cần phải đưa ra phương án vừa cung cấp được năng lượng vừa bảo vệ môi trường. Cho đến hiện nay thì để giải quyết được như vậy, có hai phương án: Thứ nhất, xúc tiến việc khai thác các loại năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió,… Tuy nhiên, các loại năng lượng này không thể cung cấp năng lượng một cách ổn định và liên tục vì vậy không thể giải quyết vấn đề “khát” năng lượng của thế giới trong tương lai. Thứ hai, tiến hành xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Mặc dù nhà máy điện hạt nhân cũng tồn tại những mối nguy hiểm tu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctrien vong NMDHN tai Viet Nam.doc
  • pptxDIEN HAT NHAN VN_NHOM 14.pptx