Bản đồ là một bản vẽ biểu thị khái quát, thu nhỏ
bề mặt trái đất hoặc bề mặt của một thiên thể khác trên
một mặt phẳng theo một quy luật toán học nhất định.
Để xây dựng bản đồ một cách nhanh chóng, chính
xác thì giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay là ứng dụng
công nghệ thông tin.
38 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 7643 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Ứng dụng phần mềm Pronet vào bình sai lưới khống chế mặt bằng, đo vẽ chi tiết các khu chức năng trường Đại học Nông Lâm Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO KẾT QUẢNGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN Đề tài : ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PRONET VÀO BÌNH SAI LƯỚI KHỐNG CHẾ MẶT BẰNG - ĐO VẼ CHI TIẾT CÁC KHU CHỨC NĂNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ Giáo viên hướng dẫn : Ks. Phạm Gia Tùng Nhóm sinh viên thực hiện : Nguyễn Đức Anh (Nhóm trưởng) Phan Viết Lĩnh Cao Thị Tình Trần Thị Diệu Hưng Trần Thị Hà Thương NỘI DUNG BÁO CÁO PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHẦN III: NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHẦN II: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU PHẦN I: MỞ ĐẦU PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Bản đồ là một bản vẽ biểu thị khái quát, thu nhỏ bề mặt trái đất hoặc bề mặt của một thiên thể khác trên một mặt phẳng theo một quy luật toán học nhất định. Để xây dựng bản đồ một cách nhanh chóng, chính xác thì giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay là ứng dụng công nghệ thông tin. Trường Đại học Nông Lâm Huế có nhiều khu chức năng, với diện tích khoảng 6,5 ha. Mật độ các công trình xây dựng khá cao. Từ những vấn đề nêu trên, và để định hướng cho sv năm I mới vào, có cái nhìn tổng quát khu vực trường, đặc biệt nhằm nâng cao kiến thức phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu nhóm chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Ứng dụng phần mềm Pronet vào bình sai lưới khống chế mặt bằng; đo vẽ chi tiết các khu chức năng trường Đại học Nông Lâm Huế ” 1.2 Mục đích Tìm hiểu khả năng ứng dụng của các phần mềm chuyên ngành QLĐĐ để thành lập bản đồ. Sử dụng thành thạo phần mềm Microstation, Famis và Pronet Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao khả năng ứng dụng các phần mềm. Tập làm quen và rút ra kinh nghiệm cho kỳ thực tập tốt nghiệp sắp tới. 1.3 Yêu cầu Rèn luyện kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên ngành dùng cho ngành QLĐĐ. Nắm vững kiến thức trắc địa và bản đồ Rèn luyện, nâng cao kỹ năng sử dụng máy toàn đạc điện tử và máy GPS để đo đạc, phương pháp thành lập. Bản đồ các khu chức năng phải cụ thể, chính xác, phản ánh đúng hiện trạng của khu vực thành lập. PHẦN II: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Một số khái niệm Lưới khống chế mặt bằng: là lưới xác định vị trí mặt bằng các điểm khống chế, lấy đó làm căn cứ để tiến hành đo đạc chi tiết trong khu vực đo vẽ. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất (HTSDĐ) là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất theo quy định về chỉ tiêu kiểm kê theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê đất đai và được lập theo đơn vị hành chính các cấp, vùng địa lí tự nhiên - kinh tế và cả nước. Các phương pháp thành lập bản đồ HTSDĐ Phương pháp sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở. Phương pháp sử dụng ảnh chụp từ máy bay hoặc vệ tinh có độ phân giải cao đã được nắn chỉnh thành sản phẩm ảnh trực giao. Phương pháp hiệu chỉnh bản đồ HTSDĐ chu kỳ trước. Trong đó phương pháp thành lập bản đồ HTSDĐ từ bản đồ địa chính được sử dụng khá phổ biến. 2.2 Giới thiệu về các phần mềm. Phần mềm Pronet là phần mềm xử lý số liệu trắc địa, phục vụ công tác lập lưới khống chế đo vẽ bản đồ địa chính, địa hình; đặc biệt với số lượng lớn. Phần mềm Microstation Là phần mềm thiết kế mạnh, cho phép xây dựng quản lý các đối tượng đồ hoạ, thể hiện các đối tượng trên BĐĐC. Các đối tượng đồ hoạ này được phân lớp (level) và có thuộc tính thể hiện tương ứng với các đối tượng trên bản đồ. Phần mềm Famis là phần mềm nằm trong hệ thống phần mềm chuẩn, thống nhất trong ngành địa chính phục vụ công tác thành lập bản đồ và hồ sơ địa chính, có khả năng xử lý số liệu cho ngoại nghiệp, xây dựng và quản lý bản đồ địa chính dạng số. Famis cùng với Microstation đảm nhiệm công đoạn từ sau khi đo vẽ ngoại nghiệp cho đến hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số. PHẦN III : NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Nội dung nghiên cứu Khái quát về đặc điểm của khu vực nghiên cứu. Sử dụng phần mềm Microstation, Famis và Pronet để thành lập bản đồ các khu chức năng trường Đại Học Nông Lâm - Huế. Đánh giá ưu nhược điểm của việc sử dụng phần mềm Microstation, Famis và Pronet để thành lập bản đồ các khu chức năng trong trường ĐHNL Huế 3.2 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu. Phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa. Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu. Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin. PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Điều kiện tự nhiên Trường ĐHNL Huế với tổng diện tích tự nhiên là: 6.5 ha. Ranh giới hành chính được xác định như sau: - Phía Đông giáp với đường Tạ Quang Bửu. - Phía Tây giáp với đường Phùng Hưng. - Phía Nam giáp với trường Tạ Quang Bửu. - Phía Bắc giáp với đường Phùng Hưng. Trước khu vực trường có hệ thống sông Ngự Hà. 4.2 Kết quả nghiên cứu thảo luận Xây dựng lưới khống chế mặt bằng phục vụ công tác đo vẽ chi tiết Lưới khống chế được thành lập trong khu vực đo vẽ là lưới đường chuyền kinh vĩ khép kín cấp IV. Lưới khống chế đo vẽ được bình sai trên phần mềm Pronet V2 2002. Máy dùng để đo lưới kinh vĩ là máy toàn đạc điện tử TC 800. Sau khi số liệu đo được xử lý xong nó sẽ được soạn thảo trong file Notepad (*.sl) và chạy bình sai trên phần mềm Pronet.luoi chinh.sl+luoi phu.sl Tọa độ điểm gốc được xác định bằng máy GPS. Bảng tọa độ điểm gốc được xác định bằng máy GPS Trên cơ sở tọa độ điểm gốc đã xác định và đặc điểm của khu vực đo vẽ, xây dựng được lưới khống chế đo vẽ là lưới đường chuyền kinh vĩ khép kín bổ sung thêm một lưới phụ Xử lý kết quả số liệu đo và kết quả bình sai bằng Pronet Khi đưa từ máy toàn đạc ra máy tính file số liệu có dạng: sl chua sua.XLS+sl da xu ly xong.XLS Sau khi số liệu đo được xử lý xong sẽ được soạn thảo trong file Notepad (*.sl) có dạng: sl đo chi tiết.ASC Sau đó tiến hành bình sai trên phần mềm Pronet đối với lưới khống chế. Thao tác bình sai như sau: Khởi động phần mềm Pronet: Chọn Bình sai lưới mặt bằng \1-Chọn file số liệu. Tìm tới file số liệu: Sau đó vào lại menu Bình sai luới mặt bằng \ 2 -Tính khái lược mạng lưới. Bình sai lưới mặt bằng \ 3-Hiển thị sơ đồ lưới Ta được sơ đồ lưới như sau: Sơ đồ lưới chính Sơ đồ lưới phụ Cuối cùng vào menu Bình sai lưới mặt bằng \ 4-Bình sai lưới mặt bằng ta có kết quả như sau. Kết luận, so sánh giữa 2 phương pháp. Phương pháp bình sai bằng Pronet có những ưu điểm như sau: Có tốc độ nhanh hơn: Chỉ qua một vài bước đơn giản ta sẽ có ngay kết quả với 4 file số liệu được tạo ra có đầy đủ các thông tin cần thiết do đó tiết kiệm được thời gian. Độ chính xác cao hơn: Phần mềm Pronet thực hiện các thao tác tính toán nhanh nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác cao. Việc lưu trữ các file kết quả đơn giản. Do đó việc chiết xuất tìm kiếm và sử dụng các thông tin trên là tương đối dễ dàng. Tuy nhiên việc sử dụng phần mềm Pronet cũng có một số nhược điểm : Việc lập file số liệu đo ( *.sl) đòi hỏi phải cẩn thận và hiểu bản chất của cấu trúc file nếu không phần mềm sẽ không tính toán được. Việc báo lỗi chỉ mang tính chất chung chung chứ không chi tiết và đôi khi thiếu chính xác. 4.3 Quy trình thành lập bản đồ các khu chức năng Trường ĐH Nông Lâm Huế 4.3.1 Đo chi tiết ngoài thực địa Tổ đo gồm 5 người. Phương pháp đo: Phương pháp đo đơn giản Tại mỗi trạm đo cần xác định rõ điểm định hướng Trên cơ sở đó tiến hành đo các điểm chi tiết. Tất cả được lưu vào máy toàn đạc. 4.3.2. Chuyển dữ liệu vào máy tính Việc trút số liệu được tiến hành bằng công cụ TC Tools đi kèm với máy toàn đạc. sl chua sua.XLS Từ file Excel chuyển qua file (*.asc) trong Notepad có dạng như sau: TR TR DKD …………… Trong đó : X, Y là tọa độ.sl đo chi tiết.ASC 4.3.3 Biên tập bản đồ trên Famis Nhập dữ liệu vào Famis Khởi động Microstation và Famis. Nhập số liệu vào Famis: Cơ sở dữ liệu trị đo/Nhập số liệu/Import. Chọn file số liệu đo chi tiết của khu đo. Kết quả nhập như sau : Cơ sở dữ liệu trị đo/ Hiển thị/ Tạo mô tả trị đo, sẽ xuất hiện hộp thoại tạo nhãn trị đo, ta gán các thông tin phù hợp để hiển thị tọa độ của các điểm: Nối điểm đo chi tiết Tạo vùng Từ thanh menu của Famis ta chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ / Quản lý bản đồ/ Kết nối cơ sở dữ liệu. Sau đó vào Cơ sở dữ liệu bản đồ / Tạo Topology / Tạo vùng. Tạo khung bản đồ Vào Cơ sở dữ liệu bản đồ / Quản lý bản đồ / Kết nối cơ sơ dữ liệu. Cơ sở dữ liệu bản đồ / Bản đồ địa chính / Tạo khung bản đồ. Sản phẩm của đề tài PHẦN V : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Việc sử dụng phần mềm Pronet, Micostation và Famis đã đẩy nhanh tiến độ, nâng cao độ chính xác của sản phẩm, tiết kiệm thời gian nhưng đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc. Bản đồ các khu chức năng được thành lập đảm bảo các yếu tố nội dung và giúp có cái nhìn tổng quan về phân bố các khu vực trong trường. Việc trao đổi dữ liệu giữa Microstation và Famis với các phần mềm khác trong hệ thống GIS đã đem lại hiệu quả cao trong việc thành lập và quản lý bản đồ. 5.2 Kiến nghị Nhà trường nên tạo điều kiện cho sinh viên được giảng dạy và tiếp cận nhiều hơn nữa với các loại máy móc, các phần mềm chuyên ngành. Nên thường xuyên cập nhật, giảng dạy, tăng số tiết thực hành với các loại máy công nghệ hiện đại, các phần mềm mới… để sinh viên không bị bỡ ngỡ sau khi ra trường làm việc ngoài thực tế.