Báo cáo Vai trò của các câu lạc bộ trong phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trường đại học nội vụ Hà Nội

Hiện nay, nước ta đang trong quá trình hội nhập, mở rộng giao lưu, hợp tác quốc gia, tổ chức trên thế giới. Đồng thời, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để xây dựng đất nước, đưa Việt Nam trở thành một nước “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Trong sự nghiệp đó, Đảng và Nhà nước ta xác định: Thanh niên, sinh viên (SV) là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên nói chung và SV nói riêng luôn được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng phát huy nguồn lực con người. Vì thế chăm lo phát triển thanh niên, SV vừa là mục tiêu, vừa là động lực đảm bảo đảm cho sự phát triển bền vững đất nước. Trong đó, việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho SVcó tầm quan trọng đặc biệt. Cùng với hoạt động, giao tiếp là yếu tố quyết định sự hình thành, phát triển của loài người cũng như của từng cá nhân. Nhờ tham gia hoạt động, giao tiếp mà cá nhân lĩnh hội được những kinh nghiệm lịch sử xã hội chuyển hóa thành kinh nghiệm riêng của cá nhân, thành phẩm chất và năng lực của chính mình, để tham gia đời sống xã hội. Có như vậy cá nhân mới tồn tại, thích nghi và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Giao tiếp có vai trò rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách SV trong môi trường học đường. Nhờ giao tiếp mà cá nhân hình thành, phát triển được phẩm chất và năng lực, đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Hiện nay, trong các trường đại học, nhìn chung việc giáo dục và rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho SV chưa thực sự được quan tâm. Do vậy, việc tổ chức rèn luyện và tự rèn luyện kỹ năng này của SV chưa thường xuyên và chưa có hệ thống. Vì vậy, khả năng giao tiếp cũng như cách ứng xử của SVcòn nhiều hạn chế.

pdf67 trang | Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 06/04/2024 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Vai trò của các câu lạc bộ trong phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trường đại học nội vụ Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC VAI TRÒ CỦA CÁC CÂU LẠC BỘ TRONG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI Mã số: ĐTSV.2020.03 Chủ nhiệm đề tài : Lê Thu Huyền Lớp : 1605CTHA Cán bộ hướng dẫn : TS. Nguyễn Quốc Khương Hà Nội, tháng 05 năm 2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC VAI TRÒ CỦA CÁC CÂU LẠC BỘ TRONG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI Mã số: ĐTSV.2020.03 Chủ nhiệm đề tài : Lê Thu Huyền - 1605CTHA Thành viên tham gia : Nguyễn Đức Duy - 1605CTHA Đỗ Thùy Trang - 1605CTHA Phạm Thị Thảo Ngân - 1705CTHA Cán bộ hướng dẫn : TS. Nguyễn Quốc Khương Hà Nội, tháng 05 năm 2020 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong Khoa Khoa học Chính trị, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội và tập thể lớp 1605CTHA đã luôn tạo điều kiện tốt nhất, đồng hành, sát cánh, cung cấp tri thức và kỹ năng để chúng em có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học của mình. Chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo, TS. Nguyễn Quốc Khương đã là người hướng dẫn tận tình, chu đáo và tâm huyết để chúng em có được thành quả nghiên cứu ngày hôm nay. Do hạn chế trình độ nên trong quá trình làm đề tài, chúng em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Qua đây chúng em rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy, cô và các bạn để đề tài của chúng em được hoàn thiện tốt nhất. Chúng em xin được gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và tri ân tới tất cả các thầy cô và các bạn. Chúng em xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày .. tháng năm 2020 Chủ nhiệm đề tài Lê Thu Huyền LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của nhóm chúng tôi trong thời gian qua. Nội dung và kết quả nghiên cứu của đề tài này đều trung thực thông qua quá trình khảo sát thực tế từ Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Những nguồn tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn và chú thích theo đúng quy định. Hà Nội, ngày .. tháng năm 2020 Chủ nhiệm đề tài Lê Thu Huyền DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Viết đầy dủ 01 CLB Câu lạc bộ 02 KNGT Kỹ năng giao tiếp 03 ĐTN Đoàn thanh niên 04 BGH Ban Giám hiệu 05 CSVC CSVC 06 SV Sinh viên DANH MỤC BẢNG Tên bảng Nội dung Trang Bảng 1 Nhận thức của các thành viên tại các câu lạc bộ Trường Đại học Nội vụ Hà Nội về ý nghĩa của hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên 32 Bảng 2 Đánh giá của sinh viên tại câu lạc bộ vềcác kỹ năng cần có 33 Bảng 3 Sự chênh lệch giữa nam và nữ ở các câu lạc bộ trong Nhà trường 37 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 7 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 7 6. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 7 7. Đóng góp mới của đề tài ............................................................................ 8 8. Cấu trúc đề tài ............................................................................................ 8 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐÊ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC CÂU LẠC BỘ TRONG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC .................................................. 9 1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 9 1.1.1. Câu lạc bộ ............................................................................................. 9 1.1.2. Sinh viên ............................................................................................... 9 1.1.3. Kỹ năng và kỹ năng giao tiếp ............................................................. 10 1.1.3.1. Kỹ năng ........................................................................................... 10 1.1.3.2. Kỹ năng giao tiếp ............................................................................ 11 1.1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp .................................. 14 1.2.Mục đích, nội dung, phương thức hoạt động của các câu lạc bộ trong cơ sở giáo dục Đại học ...................................................................................... 15 1.2.1. Mục đích hoạt động của các Câu lạc bộ ............................................. 15 1.2.2. Nội dung hoạt động các Câu lạc bộ ................................................... 16 1.2.3. Phương thức hoạt động các câu lạc bộ ............................................... 17 1.2.3.1.Quy trình thành lập câu lạc bộ ......................................................... 17 1.2.3.2. Phương pháp tổ chức một buổi sinh hoạt câu lạc bộ ...................... 18 1.2.3.3. Cơ cấu tổ chức của CLB: ................................................................ 19 1.3. Sự cần thiết của các hoạt động từ câu lạc bộ tại trường đại học đối với sự phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ............................................... 19 Tiểu kết Chương 1 ........................................................................................ 21 Chương 2. PHÁT HUY VAI TRÒ CÁC CÂU LẠC BỘ TRONG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH VIÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI ............................................................................................... 22 2.1. Khái quát về các Câu lạc bộ tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ......... 22 2.1.1. Các Câu lạc bộ trực thuộc Đoàn trường ............................................. 22 2.1.2. Các câu lạc bộ trực thuộc Khoa, Trung tâm ....................................... 27 2.1.3. Các tổ chức khác ................................................................................ 29 2.2. Đánh giá vai trò của các Câu lạc bộ trong phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trong Trường .......................................................................... 30 2.2.1. Ưu điểm .............................................................................................. 34 2.2.2. Hạn chế ............................................................................................... 36 2.2.3. Nguyên nhân ....................................................................................... 39 2.2.3.1. Nguyên nhân khách quan ................................................................ 39 2.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan .................................................................... 39 Tiểu kết Chương 2 ........................................................................................ 40 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CÁC CÂU LẠC BỘ TRONG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI ......................... 41 3.1. Một số giải pháp nâng cao vai trò của các Câu lạc bộ trong phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ..................... 41 3.1.1. Phát triển kỹ năng giao tiếp trong xưng hô ...................................... 41 3.1.2. Phát triển kỹ năng giao tiếp trong ứng xử .......................................... 42 3.1.3 Phát triển kỹ năng giao tiếp qua tổng kết, đánh giá hoạt động của Câu lạc bộ ............................................................................................................ 47 3.2. Một số kiến nghị .................................................................................... 47 3.2.1. Đối với Nhà trường ............................................................................ 47 3.2.2. Đối với tổ chức Đoàn, Hội ................................................................. 48 3.2.3. Đối với các câu lạc bộ ........................................................................ 49 3.2.4. Đối với sinh viên ................................................................................ 49 Tiểu kết chương 3 ......................................................................................... 50 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 51 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 52 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 54 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, nước ta đang trong quá trình hội nhập, mở rộng giao lưu, hợp tác quốc gia, tổ chức trên thế giới. Đồng thời, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để xây dựng đất nước, đưa Việt Nam trở thành một nước “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Trong sự nghiệp đó, Đảng và Nhà nước ta xác định: Thanh niên, sinh viên (SV) là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên nói chung và SV nói riêng luôn được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng phát huy nguồn lực con người. Vì thế chăm lo phát triển thanh niên, SV vừa là mục tiêu, vừa là động lực đảm bảo đảm cho sự phát triển bền vững đất nước. Trong đó, việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho SVcó tầm quan trọng đặc biệt. Cùng với hoạt động, giao tiếp là yếu tố quyết định sự hình thành, phát triển của loài người cũng như của từng cá nhân. Nhờ tham gia hoạt động, giao tiếp mà cá nhân lĩnh hội được những kinh nghiệm lịch sử xã hội chuyển hóa thành kinh nghiệm riêng của cá nhân, thành phẩm chất và năng lực của chính mình, để tham gia đời sống xã hội. Có như vậy cá nhân mới tồn tại, thích nghi và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Giao tiếp có vai trò rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách SV trong môi trường học đường. Nhờ giao tiếp mà cá nhân hình thành, phát triển được phẩm chất và năng lực, đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Hiện nay, trong các trường đại học, nhìn chung việc giáo dục và rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho SV chưa thực sự được quan tâm. Do vậy, việc tổ chức rèn luyện và tự rèn luyện kỹ năng này của SV chưa thường xuyên và chưa có hệ thống. Vì vậy, khả năng giao tiếp cũng như cách ứng xử của SVcòn nhiều hạn chế. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là một ngôi trường có bề dày truyền thống 2 dạy và học. Bên cạnh đó, hoạt động phong trào Đoàn cũng rất phát triển. Câu lạc bộ (CLB) trực thuộc Đoàn trường khá đa dạng như: CLB Nghệ thuật (HAC), CLB Tiếng anh (HEC), CLB Máu Nội vụ, CLB Võ thuật, CLB Sách, CLB Kỹ năng mềm (ASK), CLB Thiện nguyện; một số CLB trực thuộc Khoa/ Trung tâm: CLB Văn phòng trẻ, CLB Nhà Quản trị nhân lực, CLB Hành chính học. Ngoài ra, còn có một số tổ chức như: Ban liên lạc đồng hương Thanh Hóa, Hội đồng hương Vĩnh Phúc, Đội thanh niên xung kích. Hoạt động các CLB trong Trường từ năm 2015 đến nay đã có những bước phát triển nhanh chóng, thu hút đông đảo SV tham gia, tăng về số lượng và hiệu quả, tuy nhiên vẫn tồn tại một số hạn chế. Trong đó, kỹ năng giao tiếp (KNGT) trong môi trường giáo dục thông qua hoạt động của các CLB vẫn chưa được các bạn SV quan tâm nhiều. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về vai trò của các CLB trong việc phát triển KNGT cho SV là cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ những lý do trên, nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài: “Vai trò của các câu lạc bộ trong phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội’’. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu nước ngoài Giao tiếp là một vấn đề được nhiều khoa học quan tâm nghiên cứu. Tất cả các nhà tâm lý học trên thế giới đều gặp nhau tại một điểm trong phạm trù giao tiếp - khẳng định vai trò quyết định của giao tiếp đối với cuộc sống xã hội và sự hình thành nhân cách của con người. Trong lịch sử nghiên cứu giao tiếp được tiến hành trên cả hai bình diện lý luận và thực tiễn, thu hút tất cả các nhà khoa học có tên tuổi trên thế giới. Thời cổ đại các triết gia Xoocrate, Platon đã đề cập tới giao tiếp và cho rằng: “Đối thoại là giao tiếp trí tuệ như sự phản ánh trí tuệ, phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người” sau này đến các nhà tâm lý học hiện đại như: Anna Freud, E.E.Acquyt; M.Again; A.N.Leonchiev; M.I.Lixina; B.D.Econhin; V.X.Mukhina; B.F.Lomov; L.X.Vwgotxki. Các công trình lí luận có thể kể tới là: Năm 1956, ba tác giả người Mỹ: Johson, Lgrrison, M.Schlekamp đã viết cuốn sách về “Giao tiếp” [12], đề cập 3 mối quan hệ giữa kỹ năng giao tiếp với sự tiến bộ trong trường đại học của sinh viên, cách biểu lộ tình cảm, phát triển kĩ năng bình luận. Năm 1960 Bavelas (Pháp) tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc giao tiếp, đưa ra khái niệm “Khoảng cách” được xác định như là một mắt xích giao tiếp cần thiết để một thông điệp tới được người khác bằng con đường ngắn nhất. Đầu thế kỷ XX, dựa trên tư tưởng triết học Macsxit, các nhà Tâm lý học nổi tiếng của Liên Xô như L.X. Vuwgotxki, X.L.Rubinxtein, A.N.Lêonchiev, đã đề cập đến vấn đề giao tiếp của trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau. Tác giả A.V.Mudoriko trong tác phẩm “Giao tiếp như là một nhân tố giáo dục sinh viên” đã đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng của giao tiếp đối với sự hình thành nhân cách sinh viên, đồng thời xác định những đặc điểm tâm lý trong giao tiếp của các trẻ em. Tác giả E.V.Sukanova với công trình “Những trở ngại tâm lý giao tiếp giữa các cá nhân” đã tiến hình nghiên cứu thực nghiệm về giao tiếp của SVphổ thông lứa tuổi 15 – 17 trong các mối quan hệ ở trường phổ thông nhằm xác định mức độ phát triển văn hóa giao tiếp thực tiễn và xác định các hình thức biểu hiện của nó. E.P.I.lino, trong tác phẩm “Các nguyên nhân giao tiếp” đã đề cập đến đặc điểm lứa tuổi trong động cơ giao tiếp của trẻ em, tác giả coi tính rụt rè như một nguyên nhân tiêu cực đối với giao tiếp của trẻ em. Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp được bàn đến tại các buổi Hội nghị ở một số nước lớn trên thế giới: A.A.Boodaliop khi khai mặc Hội nghị khoa học “Giao tiếp với tư cách là đối tượng của các công trình nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn” đã nói: “Trong hoạt động giao tiếp có thể tìm thấy sự thể hiện tổng hợp của tất cả các đặc trưng cơ bản của con người như là một thành viên của xã hội, như là một chủ thể của hoạt động nhận thức và sáng tạo”. Vì vậy, giao tiếp thực sự trở thành đối tượng nghiên cứu của khoa học tâm lý. Đầu năm 1970 ở Liên Xô cũ một số bài báo về giao tiếp được giới thiệu trong các hội nghị “Tâm lý học về giao tiếp” được tổ chức vào tháng 3/1970; 4 tháng 3/1973; 5/1973. Các hội nghị cùng đề cập đến hàng loạt vấn đề, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu giao tiếp; cơ chế giao tiếp; ảnh hưởng của những đặc điểm tâm lý cá nhân đối với quá trình giao tiếp, sự chênh lệch hướng và vi phạm loại hình giao tiếp và nhiều công trình nghiên cứu lí luận khác. Đại học Troy đã tổ chức Hội Thảo “Kỹ năng giao tiếp hiệu quả”. Buổi Hội thảo hướng tới mục tiêu giúp các bạn SVcó khả năng gây ấn tượng, tạo ra sự ảnh hưởng và trở nên sống động hơn trong giao tiếp. Qua đó, các diễn giả cũng nêu bật tầm quan trọng của việc cần trang bị song hành “Kiến Thức – Thái Độ - Kỹ Năng” để làm hành trang cần thiết khi rời khỏi giảng đường đại học. 2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu trong nước Đầu thế kỷ XXI, nền giáo dục của nhân loại có những bước tiến lớn với nhiều thành tựu về mọi mặt. Hầu hết, các quốc gia đều nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải đầu tư cho giáo dục. Muốn hoạch định được chính sách đầu tư sâu rộng có hiệu quả cho giáo dục phải có tầm nhìn xa trông rộng. Vấn đề chiến lược con người, xây dựng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Ở mọi thời đại, trong mọi xã hội, giao tiếp, ứng xử giữa con người với con người diễn ra liên tục, trên mọi lĩnh vực của đời sống từ sinh hoạt đời thường đến công việc. Giao tiếp vừa biểu hiện văn hóa của mỗi con người, vừa biểu hiện mức độ văn minh của xã hội. Chính vì vậy, giao tiếp, ứng xử là một mặt cơ bản của công tác giáo dục và đào tạo. Có rất nhiều quan điểm khác nhau từ các công trình nghiên cứu như: Thứ nhất, nghiên cứu lí luận về giao tiếp: Khái niệm, bản chất, quan hệ giữa giao tiếp và hoạt động. Có thể kể ra một số công trình sau: Đỗ Long: “Các Mác và phạm trù giao tiếp” (1963); Bùi Văn Huệ: “Bàn về phạm trù giao tiếp” (1981); Trần Trọng Thủy: “Giao tiếp tâm lý, nhân cách” (1981), “Giao tiếp và sự phát triển nhân cách trẻ” (1981); Ngô Công Hoàn: “Giao tiếp sư phạm” (1987) và “Một số vấn đề về giao tiếp sư phạm”; Nguyễn Văn Lê: “Vấn đề giao tiếp” (1992). Trong đó có nhóm các công trình nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp sư phạm có thể kể tới là: Hoàng Anh: “Kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh 5 viên”; Nguyễn Thạc, Hoàng Anh với cuốn: “Luyện giao tiếp sư phạm”, Đại học Sư phạm Hà Nội (1997); Ngô Công Hoàn, Hoàng Anh: “Giao tiếp sư phạm”; Trần Duy Hưng đã bàn tới “Kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên”; Trịnh Trúc Lâm: “Ứng xử sư phạm”. Thứ hai, một loạt các công trình nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp cơ bản qua các giai đoạn khác nhau của lịch sử như cuốn sách: Trần Trọng Thủy (1992), Đặc điểm giao tiếp của SV Đại học, Tạp chí nghiên cứu giáo dục; Ngô Công Hoan (1997), Giao tiếp và ứng xử sư phạm, Nxb ĐHQG Hà Nội; Ngô Công Hoan – Hoàng Anh (1998), Giao tiếp sư phạm, Nxb ĐHQG Hà Nội; Nguyễn Xuân Thức - Nguyễn Thị Thanh Bình, Đặc điểm ấn tượng ban đầu trong giao tiếp của thiếu niên, Kỉ yếu thành lập trung tâm nghiên cứu tâm lí trẻ em,... Các tác giả các cuốn sách nêu trên thường có những ý kiến khác nhau về kỹ năng nhưng nhìn chung đều cho rằng: Kỹ năng đặc biệt là kỹ năng giao tiếp là chuẩn mực chỉ đạo hoạt động của con người trong quan hệ với nhau và xã hội. Qua đó, nhấn mạnh tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống của mỗi con người. Tóm lại, các công trình nghiên cứu nêu trên đã có khái quát cơ bản nhất về kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống. Thứ ba, những công trình nghiên cứu đề cập đến vai trò của giao tiếp trong giáo dục ở nhà trường: Tác giả Đặng Xuân Hoài và các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học giáo dục (1983) nghiên cứu: “Sự hình thành động cơ xã hội của SVcấp 2,3” đã khẳng định: “Giao lưu là điều kiện tất yếu tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau, sự ăn ý, sự thông cảm, sự phối hợp hành động, sự phân công trách nhiệm”. Tác giả Đỗ Thị Hạnh Phúc nghiên cứu “Nhu cầu kết bạn của thiếu niên” đã chỉ ra rằng, nhu cầu giao tiếp với bạn cùng tuổi ở thiếu niên phát triển mạnh, là cơ sở để hình thành và phát triển quan hệ bạn bè trong và ngoài nhà trường. Tác giả Phùng Thị Hằng, trong luận án Tiến sĩ: “Một số đặc điểm giao tiếp của SVTHPT dân tộc Tày, Nùng” đã chỉ ra rằng, giao tiếp của SV THPT dân tộc Tày, Nùng tiếng mẹ đẻ là phương tiện giao tiếp thường ngày của các em, nó có ảnh hưởng đến quá trình sử dụng tiếng Việt của SVtrong các tình huống giao tiếp. 6 Ngoài nghiên cứu về giao tiếp nói chung, nhiều tác giả cũng đã đi sâu nghiên cứu về các kỹ năng giao tiếp: GS. Trần Trọng Thủy trong công trình nghiên cứu về giao tiếp sau: biết cách ứng xử tế nhị; biết im lặng đúng lúc; biết tự
Luận văn liên quan