Báo cáo Về tài sản cố định tại Trường Cao Đẳng Tài Chính – Hải Quan

PHẦN I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH-HẢI QUAN I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG CĐ TC-HQ 1. Lịch sử hình thành Trường Cao Đẳng Tài Chính – Hải Quan được thành lập theo quyết định số 6641/QĐ – BGD&ĐT ngày 22 tháng 11 năm 2005 của bộ trưởng Bộ giáo dục – đào tạo trên cơ sở tổ chức lại: a)Trường Cao Đẳng Tài Chính Kế Toán IV: –Có lịch sử 30 năm hình thành và phát triển (đến 22/11/2005). –Với tiền thân là trường Trung Học Tài Chính Kế Toán IV trực thuộc Bộ tài chính, được thành lập theo quyết định số 294 TC/VP ngày 28/6/1976 của bộ trưởng Bộ Tài Chính. –Được nâng cấp thành trường Cao Đẳng Tài Chính Kế Toán IV theo quyết định số 17/ QĐ – BGD – ĐT/TCCB ngày 2/01/2001 của bộ trưởng Bộ giáo dục – đào tạo. b)Trường Cao Đẳng Hải Quan: –Có lịch sử 20 năm hình thành và phát triển (đến 22/11/2005). –Với tiền thân là trường Nghiệp Vụ Hải Quan trực thuộc Tổng Cục Hải Quan, được thành lập vào ngày 14/07/1986 theo quyết định của Tổng Cục Hải Quan. –Đến năm 1990 được đổi tên thành trường Hải Quan Việt Nam trực thuộc Tổng Cục Hải Quan và được nâng cấp thành trường Cao Đẳng Hải Quan theo quyết định số 603/TT ngày 25/09/1995 của Thủ Tướng Chính Phủ. c)Phân Viện Thành Phố Hồ Chí Minh thuộc Học Viện Tài Chính: –Là đơn vị trực thuộc Học Viện Tài Chính thuộc Bộ Tài Chính. –Cơ sở chính tại Hà Nội số 17 Lý Thường Kiệt, phường Phan Châu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trường Cao Đẳng Tài Chính - Hải Quan chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Tài Chính, chiến lược phát triển trường mà Bộ Tài Chính giao đến năm 2007 – 2010 được nâng cấp thành trường Đại Học khu vực. Trường có hai cơ sở đào tạo : Cơ sở 1: B2/1A đường 385, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9, TP.HCM. Cơ sở 2: 778 đường Nguyễn kiệm, phường 4, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Trường có nhiệm vụ đào tạo bậc cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp chính quy liên thông, liên kết và bồi dưỡng ngán hạn. Do đó sứ mạng và tầm nhìn của trường là: SỨ MẠNG : Trường Cao Đẳng Tài Chính – Hải Quan là trung tâm đào tạo chuyên nghành nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng, tư vẫn chất lượng cao trong lĩnh vực quản lý kinh tế, tài chính, kế toán nhằm cung cấp nguồn nhân lực có trình độ đáp ứng yêu cầu xã hội để phục vụ mục tiêu phát triển đất nước và hợp tác quốc tế. TẦM NHÌN Năm 2009 tiếp tục hoàn thiện các điều kiện cần thiết để nâng cấp trường và những năm tiếp theo thành trường Đại Học đa nghành, đến năm 2020 trở thành trường Đại Học trọng điểm, đạt quy mô và chất lượng ngang tầm với các trường Đại Học lớn của quốc gia và khu vực.

doc44 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 3182 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Về tài sản cố định tại Trường Cao Đẳng Tài Chính – Hải Quan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH-HẢI QUAN I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG CĐ TC-HQ 1. Lịch sử hình thành Trường Cao Đẳng Tài Chính – Hải Quan được thành lập theo quyết định số 6641/QĐ – BGD&ĐT ngày 22 tháng 11 năm 2005 của bộ trưởng Bộ giáo dục – đào tạo trên cơ sở tổ chức lại: Trường Cao Đẳng Tài Chính Kế Toán IV: Có lịch sử 30 năm hình thành và phát triển (đến 22/11/2005). Với tiền thân là trường Trung Học Tài Chính Kế Toán IV trực thuộc Bộ tài chính, được thành lập theo quyết định số 294 TC/VP ngày 28/6/1976 của bộ trưởng Bộ Tài Chính. Được nâng cấp thành trường Cao Đẳng Tài Chính Kế Toán IV theo quyết định số 17/ QĐ – BGD – ĐT/TCCB ngày 2/01/2001 của bộ trưởng Bộ giáo dục – đào tạo. Trường Cao Đẳng Hải Quan: Có lịch sử 20 năm hình thành và phát triển (đến 22/11/2005). Với tiền thân là trường Nghiệp Vụ Hải Quan trực thuộc Tổng Cục Hải Quan, được thành lập vào ngày 14/07/1986 theo quyết định của Tổng Cục Hải Quan. Đến năm 1990 được đổi tên thành trường Hải Quan Việt Nam trực thuộc Tổng Cục Hải Quan và được nâng cấp thành trường Cao Đẳng Hải Quan theo quyết định số 603/TT ngày 25/09/1995 của Thủ Tướng Chính Phủ. Phân Viện Thành Phố Hồ Chí Minh thuộc Học Viện Tài Chính: Là đơn vị trực thuộc Học Viện Tài Chính thuộc Bộ Tài Chính. Cơ sở chính tại Hà Nội số 17 Lý Thường Kiệt, phường Phan Châu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trường Cao Đẳng Tài Chính - Hải Quan chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Tài Chính, chiến lược phát triển trường mà Bộ Tài Chính giao đến năm 2007 – 2010 được nâng cấp thành trường Đại Học khu vực. Trường có hai cơ sở đào tạo : Cơ sở 1: B2/1A đường 385, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9, TP.HCM. Cơ sở 2: 778 đường Nguyễn kiệm, phường 4, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Trường có nhiệm vụ đào tạo bậc cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp chính quy liên thông, liên kết và bồi dưỡng ngán hạn. Do đó sứ mạng và tầm nhìn của trường là: SỨ MẠNG : Trường Cao Đẳng Tài Chính – Hải Quan là trung tâm đào tạo chuyên nghành nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng, tư vẫn chất lượng cao trong lĩnh vực quản lý kinh tế, tài chính, kế toán nhằm cung cấp nguồn nhân lực có trình độ đáp ứng yêu cầu xã hội để phục vụ mục tiêu phát triển đất nước và hợp tác quốc tế. TẦM NHÌN Năm 2009 tiếp tục hoàn thiện các điều kiện cần thiết để nâng cấp trường và những năm tiếp theo thành trường Đại Học đa nghành, đến năm 2020 trở thành trường Đại Học trọng điểm, đạt quy mô và chất lượng ngang tầm với các trường Đại Học lớn của quốc gia và khu vực. 2. Sơ đồ tổ chức bộ máy hành chính của trường Chú thích: QLKH&HTQT: Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế HSSV: Học sinh sinh viên KĐCL: Kiểm định chất lượng CNTT: Công nghệ thông tin QLKTX: Quản lý ký túc xá NN&TT: Ngoại ngữ và tin học BD&TVHQ: Bồi dưỡng và tư vấn hải quan TTKT: Thông tin kinh tế KD: Kinh doanh QT: Quốc tế 3. Chức năng phòng ban, khoa bộ môn Phòng tổ chức hành chính: - Chức năng: Tham mưu cho hiệu trưởng về công tác tổ chức và cán bộ hành chính tổng hợp, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ viên chức bảo vệ chính trị nội bộ, công tác tổng hợp hành chính văn thư, lưu trữ lễ tân, công tác bảo vệ an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ trong cơ quan, bảo vệ tài sản của trường thuộc trách nhiệm và thẩm quyền. - Nhiệm vụ: + Lập kế hoạch về lao động, biên chế, đề xuất, sắp xếp điều động tuyển dụng lao động, theo dõi, kiểm tra việc tổ chức quản lý và sử dụng lao động. + Thực hiện công tác tổng hợp, hành chính văn thư, lưu trữ tiếp nhận phân loại văn bản đến và đi, trực tiếp tham mưu cho ban giám hiệu các văn bản hành chính nhanh chóng, kịp thời, đúng nguyên tắc. Quản lý chữ ký và con dấu theo quy định. Phòng quản lý đào tạo: Chức năng: tham mưu cho hiệu trưởng về công tác quản lý và phát triển đào tạo bậc cao đẳng, trung cấp liên thông hệ chính quy và vừa học vừa làm, quản lý các lớp liên kết đào tạo. Tổ chức thực hiện công tác quản lý các bậc và hệ đào tạo thuộc trách nhiệm và thẩm quyền. Nhiệm vụ: + Xác định quy hoạch phát triển, lập chương trình, kế hoạch đào tạo các bậc cao đẳng, trung cấp, liên thông hệ chính quy và vừa học vừa làm. + Lập đề xuất chỉ tiêu và tổ chức thực hiện tuyển sinh hệ chính quy hàng năm. + Quản lý kết quả học tập, cấp văn bằng cho học sinh – sinh viên các bậc, hệ đào tạo. Phòng quản lý khoa học và hợp tác quốc tế: - Chức năng: Tham mưu cho hiệu trưởng về công tác quản lý nghiên cứu khoa học, hoạt động hợp tác quốc tế. Tổ chức điều hành nghiên cứu khoa học, quản lý việc biên soạn, in ấn giáo trình, tài liệu học tập, sách tham khảo thuộc trách nhiệm và thẩm quyền. Phát triển quan hệ hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học của trường phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. Nhiệm vụ: + Đầu mối xúc tiến phát triển các hoạt động nghiên cứu và tư vấn khoa học. + Chủ trì phối hợp với các đơn vị khác tổ chức quản lý thu thập các thông tin khoa học thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học trong trường. Phòng khảo thí và kiểm định chất lượng: Chức năng: Tham mưu cho hiệu trưởng về công tác khảo thí, kiểm định và bảo đảm chất lượng. Quản lý và tổ chức thực hiện các công tác về khảo thí, kiểm định và hậu kiểm định về công tác của trường. Nhiệm vụ: + Tổ chức kiểm tra, giám sát các khâu: tổ chức đề thi, coi thi, chấm thi, báo cáo kết quả thi. + Tổ chức đánh giá trong và tham gia đánh giá ngoài các tiêu chuẩn về kiểm định chất lượng trường theo yêu cầu của Bộ giáo dục – đào tạo. Phòng công tác học sinh - sinh viên: Chức năng: Tham mưu cho hiệu trưởng về công tác chính trị tư tưởng, văn hóa, xây dựng môi trường giáo dục, hình thành nhân cách và phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho học sinh – sinh viên. Quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục, chính trị tư tưởng và công tác đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh – sinh viên. Nhiệm vụ: + Thực hiện công tác đánh giá kết quả rèn luyện của HS –SV theo học kỳ năm học và khóa học. + Thường trực hội đồng xét học bổng, khen thưởng, kỷ luật. + Phối hợp với đoàn TNCSHCM tổ chức phong trào, chống tệ nạn xã hội trong trường Phòng công nghệ thông tin – thư viện: Chức năng: Tham mưu cho hiệu trưởng về các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin trong phạm vi nhà trường. Quản lý khai thác và sử dụng internet và hệ thống thư viện điện tử. Quản lý công tác thư viện. Tổ chức thức hiện công tác lưu trữ và khai thác tư liệu, thông tin sách báo, tạp chí giáo trình, tài liệu điện tử,… phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. Nhiệm vụ: + Quản lý trực tiếp việc sử dụng các thiết bị, máy móc công nghệ thông tin ở các đơn vị của trường, hệ thống đường dây thuộc mạng của trường. + Tổ chức loại hình hoạt động, quầy giới thiệu sách, báo, tạp chí, giáo trình tư liệu phục vụ bạn đọc trong và ngoài trường. Tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ phục vụ tiến tới hình thành thư viện điện tử. Phòng quản trị thiết bị: Chức năng: Tham mưu cho hiệu trưởng về công tác quy hoạch, xây dựng cơ bản, phát triển và xây dựng cơ sở vật chất ( đất đai, nhà cửa, kiến trúc, máy móc, thiết bị,… ) của trường. Thực hiện mua sắm và theo dõi dụng hiệu quả tài sản của trường phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu, làm việc và học tập. Nhiệm vụ: + thực hiện công việc phục vụ giảng đường, bố trí trang thiết bị giảng dạy ( âm thanh, chiếu sáng, quạt,… ). + Quản lý sửa chữa bảo trì nhà cửa, hệ thống điện, điện lạnh, điện thoại, hệ thống cấp thoát nước, trang thiết bị vệ sinh, trang thiết bị tại cơ sở thuộc trường chăm sóc cây xanh trong khuôn viên trường Phòng tài chính - kế toán: - Chức năng: Tham mưu cho hiệu trưởng về công tác quản lý hoạt động tài chính, giá trị tài sản và chế độ kế toán. Thực hiện quản lý tập trung và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính của trường theo đúng chế độ quy định hiện hành của Nhà nước. - Nhiệm vụ: + Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu chi tài chính trong ngắn, trung và dài hạn. + Lập dự toán, tổ chức công tác kế toán, báo cáo quyết toán các nguồn kinh phí NSNN cấp và nguồn kinh phí tự tạo hàng năm của trường theo quy định. + Đôn đốc, thu đúng,thu đủ và kịp thời các khoản học phí, lệ phí của học sinh - sinh viên, các khoản thu nộp nghĩa vụ của các đơn vị thuộc trường có hoạt động thu chi tài chính. + Chủ trì xây dựng, đề xuất chỉnh sửa, bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ và phương án phân phối thu nhập của trường. + Thực hiện việc chi trả tiền lương, các khoản phụ cấp và các chế độ khác cho cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng, chi trả học bổng, các khoản phụ cấp cho học sinh - sinh viên và tất cả các khoản chi khác phục vụ học tập, giảng dạy, nghiên cứu. + Hướng dẫn chế độ kế toán, phổ biến văn bản của Nhà nước về quản lý tài chính, kiểm tra tài chính đối với các đơn vị có hoạt động thu chi tài chính và sử dụng ngân sách của trường. + Thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo về hoạt động tài chính theo chế độ kế toán hiện hành. Bảo quản, lưu trữ các chứng từ kế toán theo quy định. + Tham gia công tác kiểm kê, tổng hợp báo cáo kết quả kiểm kê, đề xuất xử lý kết quả thừa, thiếu sau khi kiểm kê. Ban quản lý KTX: Tổ chức quản lý sinh viên nội trú, thực hiện việc quản lý, điều hành phục vụ, nhu cầu ở, sinh hoạt và học tập rèn luyện của sinh viên nội trú thuộc trách nhiệm và thẩm quyền. Giúp hiệu trưởng trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho sinh viên, cán bộ công chức của trường. Lập kế hoạch đề xuất sửa chữa định kỳ, đột suất định mức và các mặt khác của KTX. Các khoa bộ môn trực thuộc trường: - Chức năng: Tham mưu cho hiệu trưởng về công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, biên soạn giáo trình, tài liệu học tập thuộc các ngành và chuyên nghành được giao. Thực hiện đào tạo theo sự phân công, phân cấp của trường và của khoa. - Nhiệm vụ: + Phân công giảng viên giảng dạy, quản lý giáo viên về nội dung, thời gian, phương pháp chất lượng giảng dạy. + Tổ chức biên soạn giáo trình, đề cương giáo trình môn học, tài liệu giảng dạy do hiệu trưởng giao. Các trung tâm: Trung tâm bồi dưỡng dịch vụ và tư vấn Hải Quan. Trung tâm ngoại ngữ - tin học. Nhiệm vụ của trung tâm: + Liên kết các học viên, viện, trường Đại học, Cao đẳng, các tổ chức đào tạo,… trong nước và ngoài nước để mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng. + Tổ chức các dịch vụ tài chính, kế toán, kiểm toán, hải quan,… cho đối tượng có nhu cầu. 4. Mối quan hệ giữa các đơn vị trực thuộc Mối quan hệ giữa các đơn vị trực thuộc là mối quan hệ ngang cấp. Các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm hợp tác chặt chẽ với nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Khi cần sự phối hợp thực hiện nhiệm vụ cụ thể, các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm thực hiên tốt phần công việc được hiệu trưởng giao và phối kết hợp chặt chẽ với nhau để hoàn thành tốt, đúng tiến độ công việc chung. Đơn vị nào được giao chủ trì thì có trách nhiệm chính trước hiệu trưởng về tiến độ và kết quả của công việc chung đó. TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ Nội dung công việc của kế toán: Kế toán vốn bằng tiền: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các loại vốn bằng tiền của đơn vị gồm: Tiền mặt, tiền gửi tại Kho bạc, Ngân hàng. Kế toán vật tư tài sản: Phản ánh số lượng, giá trị hiện có và tình hình biến động vật tư, sản phẩm, hàng hóa của đơn vị. Phản ánh số lượng, nguyên giá và giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có và tình hình biến động của TSCĐ, công tác đầu tư xây đựng cơ bản và sửa chữa TSCĐ tại đơn vị. Kế toán thanh toán: Phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của các đối tượng trong và ngoài đơn vị. Phản ánh các khoản nợ phải trả, các khoản trích nộp theo lương, các khoản phải trả công chức viên chức, các khoản phải nộp Ngân sách và tình hình thanh toán các khoản phải trả, phải nộp. Kế toán nguồn kinh phí, vốn quỹ: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động các nguồn kinh phí hoạt động, nguồn kinh phí dự án, kinh phí khác và các loại vốn quỹ của đơn vị. Kế toán các khoản thu: Phản ánh kịp thời các khoản thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp, thu hoạt động sản xuất – kinh doanh,dịch vụ và các khoản thu khác phát sinh tại đơn vị và nộp kịp thời các khoản thu phải nộp Ngân sách, nộp cấp trên. Kế toán các khoản chi: Phản ánh tình hình chi phí hoạt động, chi thực hiện chương trình dự án được duyệt và thanh toán quyết toán các khoản chi đó. Phản ánh chi phí hoạt động sản xuất – kinh doanh khác, trên cơ sở đó xác định kết quả sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Tổ chức bộ máy kế toán:  Tổ chức công tác kế toán: Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán: Khái niệm: là những chứng minh bằng giấy tờ về nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành mọi số liệu ghi vào sổ kế toán bắt buộc phải được chứng minh bằng chứng từ kế toán hợp pháp. Nội dung: Tên và số hiệu của chứng từ. Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán. Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ. Nội dung, nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi ghi bằng số và chữ. Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan. Mẫu chứng từ: gồm: Mẫu chứng từ kế toán bắt buộc và mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn. Chỉ tiêu: - Chỉ tiêu lao động tiền lương. Chỉ tiêu vật tư Chỉ tiêu tiền tệ Chỉ tiêu TSCĐ Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán: Khái niệm: là phương pháp kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian. Tài khoản kế toán phản ánh và kiểm soát thường xuyên, liên tục có hệ thống tình hình tài sản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí do NSNN cấp và các nguồn khác; tình hình thu chi, chênh lẹch thu chi của các hoạt động và các khoản khác. Nội dung: Các tài khoản trong bảng được hạch toán theo phương pháp “ghi sổ kép”. Các tài khoản ngoài bảng được hạch toán theo phuong pháp “đơn”. Các đơn vị không được phép mở tài khoản cấp 1 ngoài hệ thống tài khoản kế toán chung. Việc mở thêm các tài khoản cấp 1 nhất thiết phải có ý kiến chấp thuận của Bộ Tài Chính bằng văn bản. Công dụng: Đáp ứng yêu cầu quản lý và kiểm soát chi quỹ NSNN, vốn, quỹ công. Đồng thời thỏa mãn yêu cầu quản lý và sử dụng kinh phí của từng lĩnh vực và từng loại hình cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp. Phản ánh đầy đủ các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh của đơn vị HCSN thuộc mọi loại hình, mọi lĩnh vực với mô hình tổ chức. Đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin bằng các phương tiện tính toán như máy vi tính, chương trình phần mềm kế toán … và thỏa mãn đầy đủ các nhu cầu thông tin cho các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước. Tổ chức hệ thống sổ kế toán: Khái niệm: Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu trữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nội dung kinh tế và trình tự thời gian có liên quan đến đơn vị HCSN. Mỗi đơn vị có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm. Sổ kế toán bao gồm: Sổ kế toán tổng hợp, bao gồm: Sổ Nhật Ký Sổ Cái Sổ, thẻ kế toán chi tiết: Dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán theo yêu cầu quản lý mà Sổ Cái chưa phản ánh được. Số liệu trên sổ cung cấp các thông tin chi tiết phục vụ cho việc quản lý nội bộ và lập các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán. Quản lý và sử dụng: Mỗi đơn vị có một hệ thống ssor kế toán cho một kỳ kế toán là năm. Sổ kế toán phải được quản lý chặt chẽ, phân công rõ ràng trách nhiệm cá nhân giữ và ghi sổ. Sổ kế toán giao cho nhân viên nào thì nhân viên đó phải chịu trách nhiệm về những điều ghi trong sổ và giữ sổ trong suốt thời gian dùng sổ. Khi có sự thay đổi nhân viên giữ và ghi sổ, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán phải tổ chức bàn giao trách nhiệm quản lý và ghi sổ kế toán giữa nhân viên kế toán cũ và nhân viên kế toán mới. Nhân viên kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về toàn bộ những điều ghi trong sổ suốt thời gian giữ và ghi sổ. Nhân viên kế toán mới chịu trách nhiệm từ ngày nhận bàn giao, biên bản bàn giao phải được phụ trách kế toán xác nhận. Sổ phải ghi kịp thời, rõ ràng, đầy đủ các nội dung. Thông tin, số liệu ghi sổ phải chính xác, trung thực đúng với chứng từ kế toán. Sổ kế toán phải ghi liên tục từ khi mở sổ đến khi khóa sổ. Tổ chức lập báo cáo tài chính: Công dụng: Dùng để tổng hợp tình hình về tài sản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí ngân sách của Nhà nước, tình hình thu chi và kết quả hoạt động của dơn vị HCSN trong kỳ kế toán, cung cấp thông tin chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và thực trạng của đơn vị, là căn cứ quan trọng giúp cơ quan nhà nước, Ban lãnh đạo đơn vị kiểm tra, giám sát điều hành hoạt động trong đơn vị. Nguyên tắc: Phải lập đúng theo mẫu biểu quy định. Phải ghi đầy đủ các chỉ tiêu, phải lập đúng kỳ hạn, nộp đúng thời hạn và đầy đủ tới từng nơi nhận báo cáo. Hệ thống chỉ tiêu báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán phải phù hợp và thống nhất với chỉ tiêu dự toán năm tài chính và Mục lục ngân sách. Phương pháp tổng hợp số liệu và lập các chỉ tiêu phải thực hiện thống nhất ở các đơn vị HCSN phục vụ cho việc tổng hợp, phân tích, kiểm tra đánh giá các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan quản lý nhà nước. Số liệu trên báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, khách quan và tổng hợp số liệu từ sổ kế toán. Tổ chức công tác khác: Tổ chức kiểm tra kế toán: Kiểm tra việc thực hiện các nội dung công tác kế toán. Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán. Kiểm tra việc tổ chức quản lý và hoạt động nghề nghiệp kế toán. Kiểm tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật về kế toán. Ngoài việc kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền đơn vị còn thực hiện cơ chế tự kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính kế toán mà Bộ tài chính đã quy định và lập báo cáo về việc thực hiện quy chế tự kiểm tra tại đơn vị cho cơ quan quản lý cấp trên theo định kỳ quý, năm. Tổ chức kiểm kê tài sản: Vào cuối kỳ kế toán năm, trước khi lập báo cáo tài chính. Chia, tách, hợp nhất, sát nhập, giải thể, chấm đứt hoạt động, phá sản hoặc bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp. Chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp. Xảy ra hỏa hoạn lũ lụt và các thiệt hại bất thường khác. Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Sau khi kiểm kê phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê. Việc kiểm kê phải phản ánh đúng thực tế tài sản, nguồn hình thành tài sản. Người lập và ký báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê. Tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán: Tài liệu kế toán phải được bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình bảo quản và lưu trữ. Tài liệu kế toán lưu trữ phải là bản chính. Tài liệu kế toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế toán. Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán. Tài liệu kế toán phải được lưu trữ theo 3 thời hạn: Tối thiểu 5 năm đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành gồm cả chứng từ không trực tiếp dùng để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. Tối thiểu 10 năm đối với chứng từ kế toán trực tiếp dùng để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. Lưu trữ vĩnh viễn đối với tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng.. PHẦN II CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH THỰC TẾ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH – HẢI QUAN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Khái niệm về TSCĐ 1.1. TSCĐ hưu hình - Tài sản cố định hữu hình la tài sản mang hình thái vật chất, có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định - Tài sản cố định hữu hình phải thỏa mãn 2 điều kiện : + Có thời gian sử dụng một năm + Có nguyên giá từ 10.000.000 đ trở lên 1.2. Tài sản cố định vô hình - Tài sản cố định vô hình là tài sản không mang hình thái vật chất cụ thể mà cơ quan đơn vị phải đầu tư
Luận văn liên quan