Hôm nay nhóm chúng tôi tập chung lúc 7h30’ ở trước cổng công viên thiếu nhi, đến gần 8h khi cả nhóm có mặt đầy đủ các thành viên thì nhóm chúng tôi bắt đầu xuất phát .Địa điểm đầu tiên chúng tôi chọn để khảo sát là phường Hải Cảng thành phố Quy Nhơn.
Khi đến nơi ấn tượng đầu tiên của tôi về Phường hải cảng là mùi hôi bốc lên rất khó chịu, Nhất là phía gần khu chợ cá. Hầu hết các bạn trong nhóm đều phàn nàn về mùi hôi ở đây mà lúc đó trời lại rất nắng và nóng nữa. Để tìm hiểu được nhanh,tiết kiệm thời gian, thu được nhiều thông tin và chánh tụ tập đông gây sự chú ý nhóm chúng tôi quyết định chia thành ba nhóm nhỏ,mỗi nhóm có 8 thành viên. Tôi là thành viên của nhóm 3,đầu tiên nhóm tôi đi vào một hẻm nhỏ hẻm này thuộc khu vực 8 Phường Hải cảng ,trong hẻm này có rất nhiều quán ăn tôi có hỏi một thanh niên trong xóm thì được biết ở khu vực này đa số người dân đều dùng nước máy, thanh niên nếu không đi học thì đều đi biển, phụ nữ ở nhà đa số là buôn bán cá hoặc làm việc trong nhà máy chế biến thủy hải sản ở gần chợ. Đi được một đoạn nữa nhóm tôi gặp nhóm 2 cũng đang tìm hiểu ở đoạn này, nhóm tôi quyết định đi tới khu vực 5, tổ 21 để tìm hiểu vì theo một thành viên trong nhóm thì khu vực đó cũng có nhiều vấn đề để tìm hiểu, đi quằng quằng một đoạn thì nhóm tôi vào nhà cô Nguyễn thị tố Lan, rất may cho nhóm tôi là cô có nhà và đang rảnh không phải làm gì hết,do trong nhóm có một thành viên quen biết cô nên cô đón tiếp rất nhiệt tình những câu hỏi mà chúng tôi hỏi cô đều vui vẻ trả lời.qua cuộc nói chuyện với cô tôi thấy cô rất bức xúc về chính quyền địa phương ở đây, cô tâm sự chính quyền địa phương ở đây không quan tâm gì đến người dân ở đây hết, ý kiến của người dân không được chính quyền quan tâm giải quyết. Nói chuyện với cô đến tầm hơn 10h thì chúng tôi xin phép cô ra về. Nhóm tôi quay ngược lại về khu vực trước ủy ban nhân dân phường Hải cảng như đã hẹn, khi về tới nơi thì các nhóm đã tập chung đông đủ ở đó, các thành viên trong nhóm nói qua một số điều mà nhóm tìm hiểu được. Sau đó nhóm chúng tôi cử 3 bạn vào ủy ban để xin số liệu, một số bạn do có chuyện nên về trước còn một số bạn ở lại chờ,khoảng nửa tiếng sau các bạn ra và xin được một số tư liệu nhưng không nhiều. Đến tầm khoảng 11h nhóm chúng tôi tập chung ra về.
Hôm nay là buổi đầu tiên tôi xuống cộng đồng thực tế nên cảm thấy hơi lạ lẫm, khi gặp người dân tôi rất muốn lại gần để nói chuyện nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu, không biết nên đặt những câu hỏi nào cho đúng. Do đi cùng nhóm lên trong suốt buổi đi tôi cũng thấy mình mạnh dạn hơn và tôi cũng thấy một điều rằng bắt chuyện với người dân thực sự không khó như tôi nghĩ.
86 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2877 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Về thực trạng môi trường ở Quy Nhơn Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. NHẬT KÍ
Ngày 22 tháng 3 năm 2010.
Hôm nay nhóm chúng tôi tập chung lúc 7h30’ ở trước cổng công viên thiếu nhi, đến gần 8h khi cả nhóm có mặt đầy đủ các thành viên thì nhóm chúng tôi bắt đầu xuất phát .Địa điểm đầu tiên chúng tôi chọn để khảo sát là phường Hải Cảng thành phố Quy Nhơn.
Khi đến nơi ấn tượng đầu tiên của tôi về Phường hải cảng là mùi hôi bốc lên rất khó chịu, Nhất là phía gần khu chợ cá. Hầu hết các bạn trong nhóm đều phàn nàn về mùi hôi ở đây mà lúc đó trời lại rất nắng và nóng nữa. Để tìm hiểu được nhanh,tiết kiệm thời gian, thu được nhiều thông tin và chánh tụ tập đông gây sự chú ý nhóm chúng tôi quyết định chia thành ba nhóm nhỏ,mỗi nhóm có 8 thành viên. Tôi là thành viên của nhóm 3,đầu tiên nhóm tôi đi vào một hẻm nhỏ hẻm này thuộc khu vực 8 Phường Hải cảng ,trong hẻm này có rất nhiều quán ăn tôi có hỏi một thanh niên trong xóm thì được biết ở khu vực này đa số người dân đều dùng nước máy, thanh niên nếu không đi học thì đều đi biển, phụ nữ ở nhà đa số là buôn bán cá hoặc làm việc trong nhà máy chế biến thủy hải sản ở gần chợ. Đi được một đoạn nữa nhóm tôi gặp nhóm 2 cũng đang tìm hiểu ở đoạn này, nhóm tôi quyết định đi tới khu vực 5, tổ 21 để tìm hiểu vì theo một thành viên trong nhóm thì khu vực đó cũng có nhiều vấn đề để tìm hiểu, đi quằng quằng một đoạn thì nhóm tôi vào nhà cô Nguyễn thị tố Lan, rất may cho nhóm tôi là cô có nhà và đang rảnh không phải làm gì hết,do trong nhóm có một thành viên quen biết cô nên cô đón tiếp rất nhiệt tình những câu hỏi mà chúng tôi hỏi cô đều vui vẻ trả lời.qua cuộc nói chuyện với cô tôi thấy cô rất bức xúc về chính quyền địa phương ở đây, cô tâm sự chính quyền địa phương ở đây không quan tâm gì đến người dân ở đây hết, ý kiến của người dân không được chính quyền quan tâm giải quyết. Nói chuyện với cô đến tầm hơn 10h thì chúng tôi xin phép cô ra về. Nhóm tôi quay ngược lại về khu vực trước ủy ban nhân dân phường Hải cảng như đã hẹn, khi về tới nơi thì các nhóm đã tập chung đông đủ ở đó, các thành viên trong nhóm nói qua một số điều mà nhóm tìm hiểu được. Sau đó nhóm chúng tôi cử 3 bạn vào ủy ban để xin số liệu, một số bạn do có chuyện nên về trước còn một số bạn ở lại chờ,khoảng nửa tiếng sau các bạn ra và xin được một số tư liệu nhưng không nhiều. Đến tầm khoảng 11h nhóm chúng tôi tập chung ra về.
Hôm nay là buổi đầu tiên tôi xuống cộng đồng thực tế nên cảm thấy hơi lạ lẫm, khi gặp người dân tôi rất muốn lại gần để nói chuyện nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu, không biết nên đặt những câu hỏi nào cho đúng. Do đi cùng nhóm lên trong suốt buổi đi tôi cũng thấy mình mạnh dạn hơn và tôi cũng thấy một điều rằng bắt chuyện với người dân thực sự không khó như tôi nghĩ.
Ngày 24 tháng 3 năm 2010.
Hôm nay nhóm chúng tôi cũng tập chung ở trước cổng công viên thiếu nhi, khoảng 7h30’ thì nhóm bắt đầu xuất phát. Địa điểm lần này nhóm chọn để khảo sát là phường Trần Phú thành phố Quy nhơn.
Tới nơi nhóm chúng tôi cũng chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 2 – 3 thành viên, việc chia nhỏ nhóm ra như vậy sẽ dễ trong việc đi vào nhà dân tìm hiểu thông tin hơn. Nhóm tôi có 2 thành viên,đầu tiên nhóm tôi đi tìm hiểu ở khu vực chợ tạm, ở chợ tạm lúc này có một đội nhân viên, có lẽ là nhân viên làm đường đang làm vỉa hè, những người buôn bán mà bầy hàng ra ngoài đường là bị nhắc nhở liền. Nhóm tôi vào chợ tạm và có nói chuyện với một chị bán hàng ăn sáng, qua cuộc nói chuyện với chị tôi được biết mọi người ở đây cũng đa số là làm nghề đánh bắt cá, người dân ở đây đa số đều dùng nước máy,cuộc sống cũng ổn định, những căn nhà xây to đa số là do được đền bù, chị còn nói ở đây chỉ thấy khó chịu nhất là hệ thống cống rãnh thôi, biết là quy hoạch phải làm lại nhưng mà họ làm lâu quá nước không thoát được, nhiều lúc bốc mùi rất khó chịu. Chia tay với chị nhóm tôi đi quanh khu vực này thì thấy có nhóm người đang làm vỉa hè, một nhóm khác đang khênh những cái ống rất to khi chúng tôi hỏi thì được biết là họ đang làm cống. Đi một đoạn nữa tôi thấy đúng như những gì chị bán hàng ăn sáng nói ở đây hầu như con hẻm nào cũng có nước chảy ra nhìn rất bẩn, ở khu vực này còn có một khu buôn bán đồ ăn có thể gọi đây là chợ được vì khu này cũng buôn bán đủ các loại mặt hàng. Nó chỉ khác những con chợ khác là nó ở trong một con hẻm dài và khá chật hẹp,cũng chính vì cái chợ này mà tình trạng nước xả, nước thải rồi rác thả ứa đọng rất nhiều. Sau khi đi qua
khu chợ nhóm tôi rẽ vào nhà một gia đình bán hàng tạp hóa và nói chuyện với cô Hường chủ nhà này, cô Hường khó bắt chuyện hơn so với cô bán hàng ăn sáng và những câu hỏi của chúng tôi cô trả lời không mấy nhiệt tình, tôi thấy ở cô còn có sự e dè khi trả lời các câu hỏi của chúng tôi đặc biệt hỏi cái gì cô cũng nói là tốt, là được. buổi sáng hôm nay ở phường Trần Phú qua quá trình quan sát tìm hiểu tôi thấy đây là khu vực đang quy hoạch nên vẫn còn có những căn nhà ổ chuột, vẫn còn những đoạn đường chưa hoàn thiện, cầu cống chưa làm xong, Phường có một trường tiểu học,có 2 chợ tạm, có nhiều những căn nhà cao tầng chủ yếu họ buôn bán hoặc mở các quán cà phê, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ.Đến khoảng hơn 10h chúng tôi gặp một số nhóm khác và chia sẻ những thông tin mà mình thu được. So với phường hải cảng thì tôi thấy phường trần phú phát triển hơn và nhìn cũng khang trang hơn, tất nhiên là trong phường vẫn có những tồn tại, khó khăn, song về cơ bản những tồn tại, khó khăn đó là khó có thể tránh khỏi vì phường này đang trong giai đoạn quy hoạch.
Không như buổi đầu tiên, buổi hôm nay tôi mạnh dạn hơn rất nhiều, tôi có thể nói chuyện với người dân mà không còn cảm thấy lo như buổi đầu nữa, điều này làm tôi cảm thấy rất mừng vì ít ra tôi thấy mình cũng không nhát như mình từng nghĩ.
Ngày 28 tháng 3 năm 2010
Hôm nay nhóm tôi tập chung làm bài báo cáo lựa chọn cộng đồng, nhóm tôi đã thống nhất chọn phường hải cảng với chủ đề là môi trường vì ở phường hải cảng vấn đề môi trường là nổi bật nhất, dễ nhận diện nhất còn ở phường trần phú đang trong giai đoạn quy hoạch rất khó nhận diện được vấn đề nổi bật ở đây là gì. Hơn nữa ở phường Hải Cảng những thông tin mà chúng tôi thu được cũng nhiều và đầy đủ hơn.
Ngày 3, 4 tháng 4 năm 2010
Hai ngày 3 – 4 /4/2010 là hai ngày nhóm chúng tôi tập chung xây dựng bảng hỏi. Trước buổi làm bảng hỏi, để cho buổi họp nhóm làm bảng hỏi nhanh và có hiệu quả nhóm chúng tôi thống nhất tất cả các thành viên trong nhóm về đều tự xây dựng một bảng hỏi trước. Khi thực sự bắt tay vào làm tôi mới thấy điểm cách biệt giữa lý thuyết và thực hành, mặc dù chúng tôi đã được học cách xây dựng bảng hỏi trong môn học Phương pháp nghiên cứu xã hội học nhưng vẫn gặp rất nhiều sai sót trong quá trình làm bảng hỏi như; Các câu hỏi đạt ra chưa chính xác về câu từ hoặc không liên quan, nhóm chưa tận dụng được hết các đáp án cho một câu hỏi, nhóm chưa nắm được chính xác các quy tắc cũng như những yêu cầu trong một bảng hỏi… xong với sự nỗ lực của các thành viên trong nhóm thì nhóm chúng tôi cũng hoàn thành xong một bảng hỏi và một bảng phỏng vấn sâu ;
* một số câu hỏi do tôi
1. Giới tính:
1. Nam : 2. Nữ :
2. Ông (bà) thuộc nhóm tuổi ;
1. Dưới 18 tuổi 2. Từ 18 – 30 tuổi
3.Từ 31- 55 tuổi 4. trên 55
3. Số thành viên trong gia đình ông (bà) là?
…………………………………………………………………
4. Ông (bà) làm nghề :
1.Công nhân,viên chức 2. Buôn bán
3. Nghề biển 4.không có việc làm
5. nghề khác
5.Ông (bà ) thấy môi trường ở đây như thế nào?
1. Trong lành 2.bình thường
3. ôi nhiễm 4. Rất ôi nhiễm
6. Theo ông (bà ) việc thu gom rác ở đây được tiến hành ;
1. Thường xuyên 2.Thỉnh thoảng 3. Không bao giờ
7. Theo ông (bà) nguyên nhân chính nào dẫn đến tình trạng ôi nhiễm môi trường ở đây?
1.Không có người thu gom rác thải
2 .ý thức của người dân
3.Rác thải từ chợ, nhà máy.
4.Nguyên nhân khác
8. Hệ thống cấp – thoát nước ở khu vực ông (bà) sống như thế nào?
1. Tốt 2. Không tốt
9. Ông ( bà ) có bị mắc các chứng bệnh sau ;
1. Hô hấp 2. Tiêu hóa
3. Tiêu chảy 4. ngoài da
10. Theo ông (bà ) ý thức của người dân ở đây về vấn đề môi trường như thế nào ?
1.không tốt 2. Bình thường 3. Tốt
10. Theo ông (bà) chính quyền địa phương quan tâm tới môi trường ở đây như thế nào?
1. quan tâm 2. Bình thường 3.không quan tâm
11. Chính quyền địa phương có biện pháp gì để giải quyết môi trường ở đây không?
1.có 2.không
12. Ông ( Bà ) có đề xuất gì để giải quyết vấn đề môi trường ở đây không ?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
¬BẢNG HỎI NHÓM THỐNG NHẤT ;
KHẢO SÁT XÃ HỘI HỌC VỀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC 7 – KHU VỰC 8 PHƯỜNG HẢI CẢNG – TP. QUY NHƠN
PHIẾU THU THẬP Ý KIẾN
Môi trường là vấn đề đang được xã hội rất quan tâm. Chúng tôi là sinh viên Khoa Tâm lí giáo dục và công tác xã hội đang thực hiện một cuộc điều tra để tìm hiểu thực trạng môi trường tại KV7, KV8 phường Hải Cảng. Những thông tin thu thập được sẽ dùng phục vụ cho hoạt động học tập và nghiên cứu của sinh viên. Rất mong được sự ủng hộ và giúp đỡ của tất cả mọi người.
Ông (bà) vui lòng trả lời các câu hỏi sâu đây bằng cách đánh dấu “X” vào ô đúng với ý kiến của mình. Với những ý kiến khác ông (bà) vui lòng ghi rõ vào dấu “…”.
1. Giới tính:
1. Nam : 2. Nữ :
2. Ông (bà) thuộc nhóm tuổi ;
1. Dưới 18 tuổi 2. Từ 18 – 60 tuổi 3.Trên 60 tuổi
3. Nghề nghiệp của ông (bà):
1. Viên chức 2. Buôn bán 3. Nghề biển
4.Công nhân 5. nghề khác
4. Mức thu nhập bình quân hàng tháng của ông (bà) là bao nhiêu ?
1. Dưới 500.000 2. 500.000 – dưới 1triệu
3. 1 triệu – 2 triệu 4. trên 2 triệu
5. Gia đình ông (bà )có bao nhiêu thành viên?
………………………………………………………………………………
6. Trình độ học vấn của ông bà ?
1. Tiểu học 2. THCS 3. THPT
4. CĐ – ĐH 5. Chưa từng đi học
7. Thời gian ông bà sinh sống ở đây là bao lâu ?
………………………………………………………………………………
8. Theo ông (bà) môi trường sống ở đây như thế nào?
1. Trong lành 2. Bình thường 3. Ô nhiễm
9. Ông (bà) sử dụng nguồn nước nào trong sinh hoạt hằng ngày?
1. Nước máy 2. Nước giếng
3. Nước mưa 4. Nguồn nước khác
10. Lượng nước có đủ cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình ông (bà) không?
1. Có 2. Không
11. Hệ thống cấp – thoát nước ở khu vực ông (bà) sống như thế nào?
1. Tốt 2. Không tốt
12. Mùa mưa có xảy ra tình trạng ngập nước ở khu vực ông (bà) đang sống không?
1. Có 2. Không
13. Rác thải ở đây được thu gom như thế nào ?
1. Thường xuyên 2. Thỉnh thoảng 3. Không thu gom
14. Theo ông bà rác thải ở đây bao lâu được thu gom một lần ?
………………………………………………………………………………
15.Mức độ ôi nhiễm ở khu vực Ông (bà) đang sống như thế nào như thế nào?
1. Ôi nhiễm nặng 2. Ôi nhiễm nhẹ 3. Không ôi nhiễm
16. Theo ông (bà) nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến tình trạng ôi nhiễm môi trường ở đây?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
17. Theo ông (bà) môi trường nào bị ô nhiễm nặng nhất ?
1. Đất 2. Nước
3. không khí 4. Tiếng ồn
18. Ông (bà) có bị những chứng bệnh sau đây ?
1. Tiêu hóa 2. Hô hấp 3. Ngoài da
4.. Ung thư 5. Bệnh khác
19. ông (bà) đã có những ý kiến về vấn đề môi trường ở đây chưa ?
1. Có 2.Chưa
20. Chính quyền địa phương có sử dụng biện pháp gì để cải thiện môi trường ở đây không ?
1. Có 2.Không
21. Mong muốn của Ông (bà) về vấn đề môi trường ở đây ? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Họ tên của ông (bà) ……………………… (có thể ghi hoặc không)
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của ông (bà).
¬BẢNG PHỎNG VẤN SÂU
Câu 1. chính quyền ở đây có quan tâm dến vấn đề môi trường như thế nào ?
Câu 2.người dân đã có những phản ứng như thế nào đối với vấn đề môi
trường ở đây ?
Câu 3.chính quyền địa phương có thường xuyên tiếp xúc với người dân hay
không ?
Câu 4.chính quyền địa phương đã có những giải pháp nào để giải quyết vấn
đề môi trường ở đây chưa ? là biện pháp gi ?
Câu 5.chính quyền địa phương đã có những định hướng gì để giải quyết vấn
đề ở đây ?
ngày 5 tháng 4 năm 2010
Sáng ngày 5/4 .
Theo thông báo của nhóm trưởng nhóm tôi thì sáng hôm nay 8h cô Dung sẽ sữa bảng hỏi cho nhóm , địa điểm tập chung là ghế đá trước dãy nhà A3, nhưng nhóm phải tập chung đúng 7h để hoàn thành nốt bảng phỏng vấn sâu vì cô nói nhóm làm ít câu hỏi bảng phỏng vấn sâu quá. Tầm 7h thì đa số các bạn cũng đã đến hết nhóm bắt đầu thảo luận đến gần 8h thì nhóm cũng đưa ra một số câu hỏi. Khoảng 7h50’ thì cô đến do nhóm không mượn được phòng lên cô sửa bảng hỏi cho nhóm ở ghế đá luôn. Khi sửa bảng hỏi cô nhân xét có nhiều câu hỏi nhóm làm được cô đồng ý nhưng cũng có những câu hỏi nhóm đưa ra chưa hợp lí hoặc đáp án đưa ra chưa tận dụng được triệt để các phương án trả lời. Cô vừa sửa vừa giải thích cho nhóm hiểu ai không hiểu có thể hỏi cô khi sửa xong các câu hỏi thì cô và nhóm xắp xếp lại vị trí các câu hỏi theo thứ tự. Đến tầm 9h thì bảng hỏi hoàn thành nhóm giao cho một số thành viên trong nhóm đi đánh máy bảng hỏi. Để cho chắc chắn không có sai sót gì thì khi đánh máy xong nhóm nộp cho cô coi trước mới đi phô tô. Buổi sáng hôm nay nhóm được về sớm hơn mọi khi vì cô sửa bảng hỏi cũng không mất nhiều thời gian.
Chiều ngày 5/4 .
Buổi chiều khoảng 3h thì có 2 bạn trong nhóm xin phép thầy khoa về trước để đi xuống phường hải cảng cùng với cô để xin phép chính quyền ở đây cho chúng tôi phát bảng hỏi ở khu vực 7 khu vực 8, đồng thời liên hệ với tổ trưởng tổ dân phố ở các khu nhờ họ giúp đỡ để việc điều tra được dễ dàng hơn. Buổi chiều hôm nay các bạn còn vẽ sơ đồ các khu nhằm phân chia khu vực đi cho các nhóm tránh tình trạng gặp nhau trong quá trình các nhóm làm. Buổi chiều hôm nay nhóm không đi cả nhóm vì khi xuống làm việc với chính quyền thì chỉ cần đi đại diên không cần đi nhiều.
Ngày 7 tháng 4 năm 2010
Sáng hôm nay nhóm tôi bắt đầu buổi đầu tiên xuống cộng đồng phỏng vấn. Nhóm tập chung lúc 7h ở trước cổng công viên thiếu nhi, khi các thành viên đến đông đủ mọi người tập chung lại để phân chia khu vực đi theo bản đồ mà một số thành viên đã vẽ trong buổi khảo sát hôm 5/4,sau khi phân chia xong khu vực của từng nhóm thì tất cả chúng tôi cùng xuất phát.
Nhóm chúng tôi chia thành 6 nhóm nhỏ, mỗi nhóm nhỏ có 3 thành viên, mỗi nhóm phải hoàn thành 16 bảng hỏi và 4 bảng phỏng vấn sâu. Nhóm tôi được chia làm ở khu vực tổ 43, tổ 44. tôi thấy rất may cho nhóm tôi là được sự giúp đỡ của cô Lương Thị Chốn tổ trưởng tổ 43, cô Chốn năm nay đã ngoài 60 tuy cô đã già nhưng nhìn vẫn rất khỏe và còn rất vui tính nữa. Khi xuống phường do là lần đầu tiên tôi đi làm bảng hỏi nên cũng lo, tôi sợ người dân không tiếp mình, rồi sợ mình không đặt được các câu hỏi để khai thác thông tin từ họ…nói chung tôi nghĩ rất nhiều. Được cô Chốn dẫn đi cô lại vui tính nữa nên tôi thấy mình giảm được rất nhiều áp lực, cô rất nhiệt tình đưa chúng tôi vào từng nhà và có lẽ họ nể cô nên chúng tôi đều được đón tiếp rất nhiệt tình, các hộ chúng tôi vào đều vui vẻ trả lời các câu hỏi của chúng tôi. Nhưng bên cạnh đó thì tôi cảm thấy những thông tin mà nhóm tôi thu được không được khách quan lắm bởi vì những câu hỏi chúng tôi dặt ra họ đều trả lời là tốt, không có gì phàn nàn hết, tôi nghĩ họ trả lời như vậy là do ngại khi có cô Chốn ngồi ở đó. Ấn tượng nhất của tôi trong buổi làm việc hôm nay nay là khi vào môt gia đình họ lại tưởng chúng tôi đi quyên góp tiền gì gì đó, vì vậy mà họ ra sức trình bày hoàn cảnh gia đình nhưng khi nói rõ lý do chúng tôi đến đây thì họ cũng ủng hộ và trả lời các câu hỏi rất thành thực(có lẽ là vì cô chốn không vô nhà mà đứng ở ngoài). Buổi sáng hôm nay nhóm tôi hoàn thành được 6 bảng hỏi và 1 bảng phỏng vấn sâu. Đến gần 11h thì nhóm tôi quyết định về.
BÀI PHỎNG VẤN SÂU I.
Ngày : 07/04/2010
Tên người được phỏng vấn: Lương Thị Chốn
Thời gian bắt đầu phỏng vấn: 08 giờ 00phút
Thời gian kết thúc phỏng vấn: 09 giờ 00 phút
Bác Lương Thị Chốn năm nay 60 tuổi là tổ trưởng tổ 43,mọi người trong tổ rất kính nể bác,vì vậy mà khi bác dẫn chúng tôi đi, gia đình nào cũng đón tiếp rất nhiệt tình. Gia đình bác có 14 người, Bác có 12 người con 6 trai và 6 gái. Các con bác đều đã lập gia đình, nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn không có khả năng ra ở riêng nên đa số con của bác đều sống chung ở đây với bác, nhà bác luôn nhộn nhịp người ra người vào. Bác sinh ra và lớn lên ở phường này nên mọi chuyên bác đều biết. Tuy lớn tuổi nhưng trông bác rất khỏe mạnh, vui tính, cởi mở và thân thiện. Thấy ba người chúng tôi đến bác vui vẻ, niềm nở mời chúng tôi vào nhà.
PV : Dạ con chào bác ạ !
TL : ừ !. mấy đứa hôm qua đến đó phải không?
PV : Dạ. Đúng rồi ạ!
TL ; mấy đứa vào nhà ngồi đi, sao lại đứng đó.
PV : Dạ… Nhà mình ở gần chợ thế này. Vậy thì theo bác việc buôn bán ở chợ có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường ở đây ạ?
TL: (chậm rãi) quen rồi con à. Buổi sáng hơn ồn ào một chút thôi chứ cũng không có gì cả. Do là chợ cá nên cũng không thể tránh được mùi hôi ở đây từ nhà bác trở xuống phía dưới còn đỡ, ít ngửi thấy mùi hôi hơn đoạn trên.
PV: Thế rác thải ở đây có được dọn dẹp thường xuyên không ạ?
TL: Có chứ. Mấy cô nhân viên vệ sinh dọn dẹp suốt ngày thấy tội lắm ngày làm hai đến ba lần, sáng một lần, chiều một lần và đến tối một lần.
PV: Dạ vâng. Người dân ở đây có hay vất rác thải trong sinh hoạt gia đình bừa bãi ra đường không bác ?
TL: (ngập ngừng) cũng ít lắm con. Lúc trước hầu như người dân vứt ra đó vì không có nhân viên vệ sinh hoặc có nhưng ít, ai dọn thì dọn không dọn thì thôi chứ còn bây giờ thì không có mà nếu có vứt ra đi nữa thì nhân viên vệ sinh cũng dọn hết đó mà (cười).
PV: Con thấy rác ở trước cổng chợ khá nhiều do không được dọn dẹp thường xuyên hay sao ạ?
TL: (i