Về nội dung, đề tài chỉ đề cập tới các loại và thể loại văn bản quản lý nhà
nước, trong đó chủ yếu là văn bản quản lý hành chính nhà nước ở cấp Trung
ương, bởi vì các cơ quan quản lý hành chính nhà nước trung ương có tầm quan
trọng đặc biệt và ảnh hưởng rộng lớn, đồng thời có liên q uan trực tiếp tới công
cuộc cải cách nền hành chính nhà nước hiện nay ở nước ta. Trong các cơ quan
quản lý hành chính nhà nước trung ương , về phạm vi cơ quan, đề tài cũng chỉ
lựa chọn một số bộ, ngành tiêu biểu cho một số lĩnh vực cơ bản: lĩnh vực nội
chính, lựa chọn Bộ Nội vụ; lĩnh vực kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; lĩnh vực
văn hóa - xã hội lựa chọn Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch; lĩnh vực Khoa học
- Công nghệ lựa chọn Viện Khoa học - Công nghệ Quốc gia.
Về thời gian, tuy đề tài có số liệu khảo sát từ năm 2000-2010, nhưng đề
tài đề cập sâu đến các vấn đề nảy sinh chủ yếu trong 5 năm gần đây để đảm bảo
vừa có tính kế thừa vừa có tính cập nhật thông tin mới.
Về các loại văn bản, đề tài chỉ đề cập đến những văn bản qui phạm pháp
luật, tài liệu hành chính mà không bàn tới tài liệu chuyên ngành cũng như không
đề cập tới khái niệm “ tài liệu lưu trữ” nói chung và các loại tài liệu lưu trữ cụ
thể nói riêng.
109 trang |
Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 06/04/2024 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Xác định nội hàm hệ thống thuật ngữ về các loại và thể loại văn bản hình thành trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước Trung Ương Việt Nam giai đoạn từ năm 2000-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường
1
BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
––––––––––––––––
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
XÁC ĐỊNH NỘI HÀM HỆ THỐNG THUẬT NGỮ VỀ CÁC LOẠI
VÀ THỂ LOẠI VĂN BẢN HÌNH THÀNH TRONG HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRUNG ƯƠNG
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2000-2010
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Cảnh Đương
Hà Nội, năm 2012
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường
2
BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
––––––––––––––––
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
XÁC ĐỊNH NỘI HÀM HỆ THỐNG THUẬT NGỮ VỀ CÁC LOẠI
VÀ THỂ LOẠI VĂN BẢN HÌNH THÀNH TRONG HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRUNG ƯƠNG
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2000-2010
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Cảnh Đương
Thành viên tham gia: Nguyễn Mạnh Cường
Trần Thị Hạnh
Nguyễn Thị Thuý Hằng
Trần Văn Quang
Hà Nội, năm 2012
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường
3
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Cơ quan CQ
Định nghĩa Đn
Khoa học - Công nghệ KHCN
Quy phạm pháp luật QPPL
Tài liệu TL
Tổ chức TC
Văn bản quản lý nhà nước VBQLNN
Việt Nam VN
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường
4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, trong việc dạy - học ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói riêng
cũng như ở các cơ sở đào tạo khác về các chuyên ngành mà trong chương trình
đào tạo bắt buộc có học phần, nội dung liên quan đến công tác như: soạn thảo,
ban hành, quản lý và sử dụng văn bản quản lý nhà nước chưa có một công trình
nghiên cứu nào có tính toàn diện và chuyên sâu để xác định nội hàm các thuật
ngữ về các loại và thể loại văn bản quản lý nhà nước được hình thành trong hoạt
động của các cơ quan nhà nước Việt Nam.
Nguyên nhân cơ bản của tình hình nêu trên là do thiếu tính cập nhật các
văn bản qui phạm pháp luật hiện hành và chưa có sự tổng kết cần thiết về thành
tựu đã có về hướng nghiên cứu này ở trong cũng như ngoài nước. Ví dụ, ngay
một số công trình nghiên cứu gần đây nhất, khi giải thích thuật ngữ cơ bản có
liên quan đến nội dung của hướng nghiên cứu của đề tài như thuật ngữ “Tài
liệu” vẫn chưa phân tích sự khác biệt của nó với thuật ngữ “Văn bản”, đặc biệt
là còn nhấn mạnh tới phương diện vật mang tin với tư cách là một phương diện
chủ yếu trong các nội hàm của hai thuật ngữ này. Trong khi đó, ở thế giới,
phương diện này đang dần dần được coi là thứ yếu do xu hướng điện tử hóa,
hiện đại hóa quá trình soạn thảo, bản hành, giải quyết và quản lý văn bản trong
các cơ quan quản lý nhà nước. Thậm chí có một số tác giả, đó đây, còn chưa
chuẩn xác khi giải thích nội hàm một số thuật ngữ về một số thể loại văn bản.
Trong khi đó, công cuộc cải cách toàn diện và sâu rộng nền hành chính
nước ta theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế đòi hỏi phải chuẩn xác hóa, nhất
thể hóa, thống nhất hóa, đặc biệt là phải qui chuẩn hóa và công khai hóa các thủ
tục hành chính, trong đó có thủ tục văn thư với nội dung cơ bản là soạn thảo,
ban hành, giải quyết và quản lý văn bản hình thành trong quá trình hoạt động
quản lý nhà nước nói chung và ở các cơ quan quản lý văn bản hành chính nhà
nước ở Trung ương nói riêng. Đến lượt mình, việc ban hành và tổ chức thực
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường
5
hiện thủ tục văn thư một cách có hiệu quả không thể không nghiên cứu để chuẩn
hóa và thống nhất cách giải thích nội hàm hệ thống thuật ngữ về loại và thể loại
văn bản hình thành trong quá trình hoạt động quản lý nhà nước nói chung và ở
các cơ quan quản lý văn bản hành chính nhà nước ở Trung ương nói riêng. Như
vậy, xét về mặt lý luận cũng như thực tiễn, việc nghiên cứu để xác định nội hàm
hệ thống thuật ngữ về các loại và thể loại văn bản hình thành trong hoạt động
của các cơ quan quản lý nhà nước ta hiện nay là tối cần thiết và rất cấp bách.
Xuất phát từ những lý do nêu trên tác giả đã đề xuất và được Hiệu trưởng
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội cho phép triển khai nghiên cứu đề tài cấp
Trường với tên gọi: “Xác định nội hàm hệ thống thuật ngữ về các loại và thể
loại văn bản hình thành trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước
trung ương Việt Nam giai đoạn từ năm 2000-2010”.
2. Lịch sử nghiên cứu
Trước hết là tình hình nghiên cứu ở Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu
của chúng tôi, cơ quan nghiên khoa học chuyên ngành về văn thư - lưu trữ là
Trung tâm Khoa học và Công nghệ Văn thư - Lưu trữ của Cục Văn thư và Lưu
trữ nhà nước, các cơ nghiên cứu khoa học khác ở nước ta và các cơ sở đào tạo
về chuyên ngành văn thư - lưu trữ như: Khoa lưu trữ học và Quản trị văn phòng
(Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội),
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội cũng như Học viện Hành chính thuộc Học viên
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - nơi có đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật xây
dưng văn bản quản lý nhà nước, đều chưa thực hiện công trình nghiên cứu nào
về đề tài này, có chăng chỉ trong một số công trình nghiên cứu có đề cập một
cách sơ lược, chưa toàn diện về nội dung của đề tài này. Cụ thể là, các công
trình tiêu biểu như: “Từ điển thuật ngữ Lưu trữ Việt Nam” (1992), Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Bộ với tên gọi “Xây dựng hệ thống thuật ngữ Văn thư Việt
Nam” (năm 2008) do tác giả Trần Quốc Thắng - Phó Cục trưởng Cục Văn Thư
và Lưu trữ Việt Nam thực hiện hoặc Đề tài cấp Bộ với tên gọi “Xây dựng hệ
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường
6
thống thuật ngữ Lưu trữ Việt Nam” (2008) do tác giả Vũ Thị Minh Hương - Cục
trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước thực hiện, tuy có nêu và định nghĩa
một số thuật ngữ về loại và thể loại văn bản thường gặp trong công tác văn thư -
lưu trữ nhưng chưa có sự xem xét chúng từ góc độ phân tích nội hàm của chúng
và đặc biệt là chưa có sự liên kết giữa chúng với nhau trong một tổng thể. Tình
hình tương tự cũng xảy ra với một loạt các công trình nghiên cứu khác - những
công trình được sử dụng làm tài liệu giảng dạy hiện nay ở các cơ sở đào tạo ở
nước ta - của các tác giả như: Vương Đình Quyền (Ch.biên và tác giả) với các
công trình: Văn bản và lưu trữ học đại cương, H: Giáo dục. 1996, Lý luận và
phương pháp công tác văn thư, H. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005, Văn bản
quản lý nhà nước và công tác công văn, giấy tờ thời phong kiến Việt Nam, H.
CTQG. 2002; Lưu Kiếm Thanh (Ch.b), Nguyễn Văn Thâm, Giáo trình kỹ thuật
xây dựng và ban hành văn bản, H. Giáo dục. 2006 và. Nguyễn Văn Thâm, Soạn
thảo và xử lý văn bản quản lý nhà nước, – H. CTQG. 2010; Nghiêm Kỳ Hồng và
các tác giả khác, Nghiệp vụ thư ký văn phòng hiện đại, Nxb. “Lao Động”. H-
2009; Lê Văn In, Soạn thảo văn bản và các mẫu tham khảo trong hoạt động
quản lý và kinh doanh, Nxb .“Chính trị quốc gia”. H-2010; Dương Văn Khảm,
Từ điển giải thích nghiệp vụ văn thư lưu trữ. Nxb, “Văn hóa thông tin”. H-2011
và một số bài báo của các tác giả khác đăng tải trên Tạp chí Văn thư - Lưu trữ
Việt Nam. Ví dụ, tác giả công trình “Soạn thảo văn bản và các mẫu tham khảo
trong hoạt động quản lý và kinh doanh”. Nxb.“Chính trị quốc gia”. H-2010 đã
định nghĩa “Công văn” như sau: “Là thư công dùng để liên hệ giao dịch giải
quyết công việc mang tính hành chính với các cơ quan khác” (tr.57). Sự thiếu
chuẩn xác của định nghĩa này là sử dụng khái niệm “thư công” - là một thể loại
văn bản có tên gọi để định nghĩa cho một văn bản không có tên loại cụ thể. Có
thể đưa ra định nghĩa về “Công văn” mà tác giả khác đã nêu ra để khẳng định
tính thiếu nhất quán hiện nay trong hướng nghiên cứu này. Đó là định nghĩa về
“Công văn” do các tác giả của cuốn “Hướng dẫn kỹ thuật nghiệp vụ hành chính”
do nhà xuất bản Thống kê ấn hành năm 1999: “Là một loại văn bản hành chính
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường
7
không có tên loại, được dùng để thông tin trong hoạt động giao dịch, trao đổi
công tác vv giữa các chủ thể có thẩm quyền để giải quyết các nhiệm vụ có
liên quan” (Tr.170). Trên đây là khái quát tình hình nghiên cứu về vấn đề cần
nghiên cứu thuộc phạm vi đề tài ở trong nước.
Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài: Ở một số nước và các tổ chức thế gới
cũng đã có những công trình công bố đề cập đến một số nội dung nghiên cứu
tương tự của đề tài này. Ví dụ, ở Nga có “Từ điển các thuật ngữ chuyên sâu về
các loại và thể loại tài liệu”, Từ điển “Thuật ngữ lưu trữ hiện đại của các nước
xã hội chủ nghĩa” (1982), Tổ chức ICA (Hội đồng Lưu trữ quốc tế) xuất bản
“Từ điển thuật ngữ Lưu trữ” hoặc ở Liên bang Đức có công trình nghiên cứu của
Barbara Craig “Xác định giá trị lưu trữ” (2004) đều đưa ra định nghĩa về một số
loại và thể loại văn bản.Ngoài ra còn có những công trình nghiên cứu khác có
liên quan đến đề tài này. Nhưng ở các công trình nghiên cứu này cũng chỉ đưa ra
định nghĩa mà không nghiên cứu toàn diện và chuyên sâu để xác định nội hàm
của các thuật ngữ văn bản quản lý nhà nước.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở thống kê, hệ thống hóa và xác định rõ nội hàm các thuật ngữ
về các loại và thể loại văn bản quản lý nhà nước hình thành trong hoạt động của
các cơ quan Nhà nước ở cấp Trung ương Việt Nam đưa ra định nghĩa giải thích
cho từng thuật ngữ đó.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử;
- Phương pháp so sách, thống kê, tổng hợp;
- Phương pháp phân tích hệ thống;
- Phương pháp phân tích thông tin;
- Phương pháp chuyên gia.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường
8
5. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, đề tài chỉ đề cập tới các loại và thể loại văn bản quản lý nhà
nước, trong đó chủ yếu là văn bản quản lý hành chính nhà nước ở cấp Trung
ương, bởi vì các cơ quan quản lý hành chính nhà nước trung ương có tầm quan
trọng đặc biệt và ảnh hưởng rộng lớn, đồng thời có liên q uan trực tiếp tới công
cuộc cải cách nền hành chính nhà nước hiện nay ở nước ta. Trong các cơ quan
quản lý hành chính nhà nước trung ương , về phạm vi cơ quan, đề tài cũng chỉ
lựa chọn một số bộ, ngành tiêu biểu cho một số lĩnh vực cơ bản: lĩnh vực nội
chính, lựa chọn Bộ Nội vụ; lĩnh vực kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; lĩnh vực
văn hóa - xã hội lựa chọn Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch; lĩnh vực Khoa học
- Công nghệ lựa chọn Viện Khoa học - Công nghệ Quốc gia.
Về thời gian, tuy đề tài có số liệu khảo sát từ năm 2000-2010, nhưng đề
tài đề cập sâu đến các vấn đề nảy sinh chủ yếu trong 5 năm gần đây để đảm bảo
vừa có tính kế thừa vừa có tính cập nhật thông tin mới.
Về các loại văn bản, đề tài chỉ đề cập đến những văn bản qui phạm pháp
luật, tài liệu hành chính mà không bàn tới tài liệu chuyên ngành cũng như không
đề cập tới khái niệm “ tài liệu lưu trữ” nói chung và các loại tài liệu lưu trữ cụ
thể nói riêng.
6. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát, thống kê và hệ thống hóa các loại và thể loại văn bản quản lý
nhà nước hình thành trong hoạt động của một số cơ quan quản lý hành chính nhà
nước Việt Nam trong 10 năm (từ 2000-2010), đặc biệt là trong các văn bản quy
phạm pháp luật, các công trình nghiên cứu và các tài liệu nghiệp vụ có liên quan
đến nội dung nghiên cứu của đề tài;
- Nghiên cứu, so sánh, phân tích và tổng hợp các định nghĩa về các loại và
các thể loại văn bản nêu trên;
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường
9
- Nghiên cứu làm sáng rõ các khái niệm cơ bản như: văn bản, văn kiện, tài
liệu, tư liệu, những đặc điểm cơ bản của văn bản nói chung và văn bản quản lý
nhà nước nói riêng để làm căn cứ khoa học cho việc giải thích về nội hàm các
thuật ngữ mà đề tài sẽ đề cập tới;
- Trên cơ sở kết quả thực hiện các nội dung nêu trên, đưa ra định nghĩa
thống nhất, chuẩn hóa cho những thuật ngữ về loại và thể loại văn bản quản lý
nhà nước thuộc phạm vi của đề tài.
7. Nguồn tài liệu tham khảo
Đề tài được thực hiện dựa trên kết quả phân tích và tổng hợp các nguồn
tài liệu có độ tin cậy và rất phong phú đa dạng. Các nguồn tài liệu đó có thể chia
làm ba nhóm chính: Nhóm thứ nhất là các công trình nghiên cứu có liên quan
của các tác giả trong và ngoài nước mà chúng tôi có thể tiếp cận được; Nhóm
thứ hai là các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, qui chuẩn nghiệp vụ
trong lĩnh vực văn thư - lưu trữ, trong đó có công tác ban hành văn bản quy
phạm pháp luật, văn bản hành chính; Nhóm thứ ba là những kết quả khảo sát, ý
kiến đóng góp của một số chuyên gia, nhà quản lý ở một số cơ quan được khảo
sát.
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung của đề tài được chia làm ba
chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận để xác định các loại và thể loại văn bản quản lý
nhà nước
Chương 2. Thực trạng của công tác văn bản hóa trong hoạt động của các
cơ quan nhà nước trung ương Việt Nam giai đoạn 2000-2010
Chương 3. Nội hàm hệ thống thuật ngữ về các loại và thể loại văn bản
hình thành trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước trung ương.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường
10
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI VÀ THỂ LOẠI VĂN BẢN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm “Tài liệu”
Trước hết, để bàn về loại và thể loại văn bản quản lý nhà nước cần phải
hiểu thống nhất về thuật ngữ “văn bản” và một số thuật ngữ liên quan khác như:
tài liệu, văn kiện, tư liệu và văn bản quản lý nhà nước.
Khái niệm “tài liệu” (TL), tiếng La tinh là “dokumentum”, tiếng Nga là
“документ”, tiếng Anh là “document” là một trong những thuật ngữ cơ bản, có
tính phổ biến bậc nhất trong công tác văn thư và lưu trữ cũng như trong hoạt
động quản lý của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp hiện nay ở trên toàn thế
giới. Chính vì vậy, việc giải thích có cơ sở khoa học khái niệm “tài liệu” là một
trong những vấn đề lý luận cơ bản của văn bản học và lưu trữ học. Cho nên làm
rõ nội dung (nội hàm) của khái niệm này đóng góp phần quan trọng trong việc
giải quyết thành công, ở một phạm vi rộng lớn, các vấn đề liên quan đến nghiệp
vụ văn thư - lưu trữ cũng như quản lý hành chính nhà nước. Do đó, trong công
trình nghiên cứu này chúng tôi cố gắng đưa ra một cách giải thích có cơ sở khoa
học làm căn cứ phân biệt với các khái niệm khác như “Văn bản”, “Văn kiện” và
“Tư liệu” với mục đích làm sáng tỏ nội hàm các thuật ngữ về các loại và thể loại
tài liệu thuộc hệ thống văn bản quản lý nhà nước hình thành trong các cơ quan
quản lý nhà nước Trung ương Việt Nam.
Ở nước ta, hai từ “tài liệu” được sử dụng rất rộng rãi trong công tác Văn
thư - Lưu trữ, song hai từ này chỉ được quan tâm xem xét mới đây với tư cách
như là một thuật ngữ. Thật vậy, ngay trong từ điển “Thuật ngữ Lưu trữ Việt
Nam” do Cục Lưu trữ nhà nước xuất bản năm 1992, thuật ngữ này vẫn chưa
được định nghĩa. Trong khi đó nó được dùng làm từ gốc để định nghĩa cho các
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường
11
loại tài liệu. Cụ thể, theo thống kê của chúng tôi, hai từ này được sử dụng ở đây
để làm từ gốc cho 29 thuật ngữ phái sinh về các loại tài liệu và 16 năm sau (năm
2008) trong công trình nghiên cứu khoa học “Xây dựng hệ thống thuật ngữ văn
thư Việt Nam” do tác giả Trần Quốc Thắng chủ nhiệm, hai từ “tài liệu” mới
được định nghĩa với tư cách là một thuật ngữ trong công tác Văn thư - Lưu trữ
Việt Nam. Trong công trình nghiên cứu này, thuật ngữ “tài liệu” được định
nghĩa như sau:
Định nghĩa 01 (Đn 01): “Tài liệu là vật mang tin chứa đựng các thông tin
về các đối tượng của thực tế khách quan hoặc hoạt động tư duy của con người”.
Phân tích định nghĩa này, ta thấy có ba nội hàm cơ bản. Tài liệu trước hết phải là
vật mang. Thứ hai, vật mang đó chứa đựng thông tin. Điều cần nhấn mạnh ở
đây, đã là tài liệu, trước hết phải là vật mang có thông tin phản ánh không chỉ
hoạt động lao động sản xuất, hoạt động quản lý, hoạt động xã hội mà còn cả
hoạt động tư duy của con người.
Định nghĩa tiếp theo được nêu trong “Từ điển giải thích nghiệp vụ văn thư
lưu trữ Việt Nam” (Nxb. “Văn hóa thông tin”, Hà Nội - năm 2011) thuật ngữ
“Tài liệu” được giải thích là:
Đn 02: “Tài liệu”: “Vật mang thông tin làm phương tiện cho các hoạt
động xã hội”. Phân tích định nghĩa này ta thấy, có ba nội hàm được đưa ra. Thứ
nhất, tài liệu trước hết là vật mang tin. Thứ hai, vật mang tin đó có thông tin.
Thứ ba, vật mang thông tin đó phải là phương tiện cho các hoạt động xã hội.
Điều cần chú ý ở đây là, định nghĩa quan tâm tới khả năng tài liệu có thể làm
phương tiện cho các hoạt động xã hội. (Nội hàm đó trong định nghĩa này, cần
được lưu ý khi tiến hành tổng hợp về các nội hàm thuật ngữ “tài liệu”). Hơn nữa,
để hiểu thống nhất về định nghĩa này cần hiểu thống nhất về cụm từ “các hoạt
động xã hội”. Lý do là các hoạt động xã hội có thể hiểu theo nghĩa là các hoạt
động của xã hội loài người mà cũng có thể được hiểu là các hoạt động có tính
chất thuần túy xã hội để phân biệt với các hoạt động khác như hoạt động sản
xuất, hoạt động quản lý Chính vì vậy khi giải thích định nghĩa này, Từ điển đã
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường
12
làm rõ rằng “các hoạt động xã hội” ở đây là được hiểu là “các lĩnh vực hoạt
động của xã hội”. Cụ thể tác giả cho rằng: “Tài liệu bao gồm các loại văn bản
quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, hoặc các nguồn tư liệu khác, được ghi
trên các vật mang tin khác nhau, như trên giấy, băng từ, đĩa từ, thẻ nhớ dùng
làm căn cứ để xử lý, giải quyết các công việc thuộc các lĩnh vực hoạt động
khác nhau của xã hội và lưu trữ các thông tin của những hoạt động đó”. Như
vậy, theo cách giải thích này, khái niệm “tài liệu” bao gồm cả các nguồn tư liệu
khác. Nhưng nguồn tư liệu khác là nguồn nào thì chưa được giải thích. Điều
này rất cần thiết, bởi vì, thuật ngữ “tư liệu”, “nguồn tư liệu” là hai thuật ngữ
hiện nay tuy đang được sử dụng trong công tác thông tin - thư viện và công tác
văn thư - lưu trữ nhưng chưa có một giải thích thống nhất.
Một định nghĩa mới đây nhất về thuật ngữ “tài liệu” là định nghĩa được
nêu trong Điều 2 Chương I của Luật Lưu trữ được Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 11 tháng 11
năm 2011. Trong Luật này thuật ngữ “tài liệu” được định nghĩa:
Đn 03: “Là vật mang tin được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ
quan, tổ chức, cá nhân”. Ở định nghĩa này, ngoài hai yếu tố nêu trên, yếu tố “vật
mang” và “thông tin” có thêm một yếu tố thứ ba là nguồn gốc xuất xứ “hình
thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Trong phần giải thích,
Luật đã qui định rằng “Tài liệu bao gồm văn bản, dự án, bản vẽ thiết kế, bản đồ,
công trình nghiên cứu, sổ sách, biểu thống kê; âm bản, dương bản phim, ảnh, vi
phim; băng, đĩa ghi âm, ghi hình; tài liệu điện tử; bản thảo tác phẩm văn học,
nghệ thuật; sổ công tác, nhật ký, hồi ký, bút tích, tài liệu viết tay; tranh vẽ hoặc
in; ấn phẩm và vật mang tin khác”. Phân tích định nghĩa và cách giải thích trong
Luật này, chúng ta thấy, thuật ngữ “tài liệu” được hiểu rất rộng: là vật mang tin
với điều kiện duy nhất là vật mang tin đó hình thành nên trong quá trình hoạt
động của cơ quan, tổ chức và của cá nhân. Nó bao gồm tất cả các vật mang tin,
kể cả những vật mang tin được bao hàm bởi thuật ngữ “văn bản”. Rõ ràng đây
là một sự giải thích chưa logic về nội hàm của thuật ngữ. Thật vậy, thuật ngữ
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường
13
“văn bản” có nội hàm rộng không thể liệt kê cùng cấp với các loại tài liệu như
được liệt kê trong Luật này. Về thuật ngữ này chúng sẽ bàn tới dưới đây.
Trên đây là những định nghĩa giải thích khái niệm “tài liệu” với tư cách là
thuật ngữ khoa học và dùng trong quản lý công tác lưu trữ. Ngoài ra còn có các
cách giải thích về thuật ngữ này rải rác ở các công trình khoa học, giáo trình
khác nhưng không phải với mục đích giải thích nó như một thuật ngữ khoa học
mà thông qua nó để giải quyết các vấn đề chính khác. Ví dụ, trong cuốn “Tổ
chức và bảo quản tài liệu”, thuật ngữ “tài liệu” được giải thích như sau:
Đn 04: “Nói đến thư viện và trung tâm thông tin là nói đến sách, tạp chí
và các vật mang tin khác, ta gọi chung là tài liệu”. Phân tích cách giải thích này,
ta thấy, khái niệm tài