Trong các ao nuôi trồng thủy sản thâm canh, vấn đềquản lý chất lượng nước và quản
lý chất thải thường gặp nhiều khó khăn do lượng chất thải khá lớn tích tụtrong quá
trình nuôi. Kết quảthu được từcác dựán CARD cho thấy sức sản xuất của hệthống
mương nổi đặt trong ao nuôi nước chảy khá cao, có thể đạt năng suất hơn 35 tấn/ ha
(năng suất chung của mulloway và whiting). Hiện tại việc thay nước hàng ngày vẫn là
biện pháp chủyếu được áp dụng (với mức độthay nước hàng ngày trung bình là 10%
- xem MS No.4) đểquản lý chất lượng nước trong hệthống nuôi nước chảy. Tuy
nhiên biện pháp này hiển nhiên không được khuyến khích do thểhiện tính bất hợp lý
trong việc sửdụng nguồn lợi nước và gây ra nhiều tác động môi trường do ô nhiễm
chất thải. Một trong những mục tiêu hàng đầu của dựán là tìm hiểu các giải pháp hạn
chếnước thải đến mức tối thiểu mà vẫn đảm bảo đem lại năng suất bền vững cho hệ
thống nuôi nước chảy. Báo cáo sau đây nhằm tóm tắt chi tiết kết quảthí nghiệm thu
được từcác giải pháp hạn chếthay nước, trong quá trình tiến đến phát minh một hệ
thống nuôi thủy sản hoàn toàn không nước thải.
Trong giải pháp đầu tiên, một hốthu chất thải được đưa vào hệthống nuôi nước chảy
đểthu chất thải và thức ăn thừa, đồng thời giảm nguồn ô nhiễm hữu cơvào ao nuôi.
Một nghiệm thức đối chứng không sửdụng hốthu (nước thải được xảtrực tiếp ra
ngoài môi trường) được thực hiện đồng thời đểxác định hiệu quảthu chất thải rắn của
hệthống thông qua so sánh các chỉtiêu Tổng chất rắn (TS), Tổng Nitơ(TN) và Tổng
Phosphat (TP) của hai nghiệm thức. Kết quảnghiên cứu cho thấy việc đặt hốthu thải
trong ao nuôi nước chảy nhằm lắng chất thải rắn đểloại bỏ định kỳlà không mấy hiệu
quả. Điều này có thể được lý giải do động thái dòng chảy trong ao nuôi khá cao nên
gây ra xoáy nước và khuấy động các chất thải rắn khiến chúng không thểlắng xuống
khu vực hốthu được. Thêm vào đó, cá nuôi trong ao cũng liên tục khuấy động và làm
các chất thải lắng đọng bịsục lên lần nữa. Tuy nhiên, xét vềmặt xửlý chất thải thì hệ
thống hốthu này vẫn có khảnăng hoạt động hiệu quảnếu được sửdụng trong một ao
xửlý tách biệt riêng với ao nuôi.
36 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2023 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Xây dựng mô hình nuôi không thải nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
BÁO CÁO TIẾN ĐỘ
DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI
(CARD VIE 062/04)
MS5: Xây dựng mô hình nuôi không thải
nước
Tác giả: Michael Burke, Hoàng Tùng & Daniel Willet
12/2007
Báo cáo Kỹ thuật số 5, Dự án Nuôi thâm canh cá biển trong ao bằng mương nổi – CARD VIE 062/04
Xây dựng mô hình nuôi cá bằng mương nổi không thải nước thải ra
môi trường
D.J. Willett1, C. Morrison1, M.J. Burke1, L. Dutney1 & T. Hoang2
1Department of Primary Industries and Fisheries, Bribie Island Aquaculture Research Centre, Bribie
Island, Queensland, Australia.
2Nha Trang University, International Centre for Research and Training, NHATRANG City , Vietnam
Correspondence: Daniel Willett, Bribie Island Aquaculture Research Centre, PO Box 2066 Bribie
Island, Queensland, 4507 Australia. daniel.willett@dpi.qld.gov.au
Người dịch: Hoàng Tùng và Lưu Tường Ngọc Hiếu (HNAQUA)
___________________________________________________________
Tóm tắt
Trong các ao nuôi trồng thủy sản thâm canh, vấn đề quản lý chất lượng nước và quản
lý chất thải thường gặp nhiều khó khăn do lượng chất thải khá lớn tích tụ trong quá
trình nuôi. Kết quả thu được từ các dự án CARD cho thấy sức sản xuất của hệ thống
mương nổi đặt trong ao nuôi nước chảy khá cao, có thể đạt năng suất hơn 35 tấn/ ha
(năng suất chung của mulloway và whiting). Hiện tại việc thay nước hàng ngày vẫn là
biện pháp chủ yếu được áp dụng (với mức độ thay nước hàng ngày trung bình là 10%
- xem MS No.4) để quản lý chất lượng nước trong hệ thống nuôi nước chảy. Tuy
nhiên biện pháp này hiển nhiên không được khuyến khích do thể hiện tính bất hợp lý
trong việc sử dụng nguồn lợi nước và gây ra nhiều tác động môi trường do ô nhiễm
chất thải. Một trong những mục tiêu hàng đầu của dự án là tìm hiểu các giải pháp hạn
chế nước thải đến mức tối thiểu mà vẫn đảm bảo đem lại năng suất bền vững cho hệ
thống nuôi nước chảy. Báo cáo sau đây nhằm tóm tắt chi tiết kết quả thí nghiệm thu
được từ các giải pháp hạn chế thay nước, trong quá trình tiến đến phát minh một hệ
thống nuôi thủy sản hoàn toàn không nước thải.
Trong giải pháp đầu tiên, một hố thu chất thải được đưa vào hệ thống nuôi nước chảy
để thu chất thải và thức ăn thừa, đồng thời giảm nguồn ô nhiễm hữu cơ vào ao nuôi.
Một nghiệm thức đối chứng không sử dụng hố thu (nước thải được xả trực tiếp ra
ngoài môi trường) được thực hiện đồng thời để xác định hiệu quả thu chất thải rắn của
hệ thống thông qua so sánh các chỉ tiêu Tổng chất rắn (TS), Tổng Nitơ (TN) và Tổng
Phosphat (TP) của hai nghiệm thức. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc đặt hố thu thải
trong ao nuôi nước chảy nhằm lắng chất thải rắn để loại bỏ định kỳ là không mấy hiệu
quả. Điều này có thể được lý giải do động thái dòng chảy trong ao nuôi khá cao nên
gây ra xoáy nước và khuấy động các chất thải rắn khiến chúng không thể lắng xuống
khu vực hố thu được. Thêm vào đó, cá nuôi trong ao cũng liên tục khuấy động và làm
các chất thải lắng đọng bị sục lên lần nữa. Tuy nhiên, xét về mặt xử lý chất thải thì hệ
thống hố thu này vẫn có khả năng hoạt động hiệu quả nếu được sử dụng trong một ao
xử lý tách biệt riêng với ao nuôi.
Một mục tiêu khác của dự án là tìm hiểu tác động của rong đỏ Asparagopsis armata
như một tác nhân hấp thụ chất thải. Các nghiên cứu trước đây của nhiều tác giả ở
BIARC cũng đề xuất khả năng phát triển rong biển như một tác nhân lọc sinh học
trong các ao nuôi thủy sản, một số nghiên cứu mới nhất về việc sử dụng tảo đỏ A.
armata trong lĩnh vực này cho thấy Asparagopsis armata thể hiện nhiều ưu thế hơn
2
Báo cáo Kỹ thuật số 5, Dự án Nuôi thâm canh cá biển trong ao bằng mương nổi – CARD VIE 062/04
hẳn so với các loài tảo lục thông dụng hiện nay. Các kết quả nghiên cứu trên đã mở ra
một hướng đi mới trong việc sử dụng Asparagopsis armata trong nuôi trồng thủy sản.
Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất trong việc sử dụng loài tảo này là những khó khăn trong
việc thu giống và nuôi sinh khối với qui mô lớn, đặc biệt là việc thu tảo ở giai đoạn
bào tử 4 thường gặp thất bại (do tảo không sinh trưởng hoặc thậm chí tàn trước pha
thu hoạch). Các nguyên nhân có liên quan đang tiếp tục được nghiên cứu. Hiện tại,
BIARC đang nghiên cứu phát triển nhiều biện pháp khắc phục các trở ngại nêu trên
với nhiều kết quả khả quan, báo hiệu khả năng ứng dụng A. armata làm tác nhân lọc
sinh học trong tương lai không xa.
Hiện nay, rất nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới đã chứng minh sự thành công
của quá trình lọc sinh học nhờ vi khuẩn (thuật ngữ xử lý Bio-floc) trong việc quản lý
chất lượng nước của các ao nuôi thủy sản. Công nghệ này chủ yếu dựa trên việc duy
trì một tỉ lệ (Carbon:Nitrogen) làm cơ sở để thúc đẩy quá trình phân hủy dị dưỡng.
Một loạt thí nghiệm đã được tiến hành để nghiên cứu hiệu quả của công nghệ bio-floc
khi sử dụng kết hợp với hệ thống nuôi nước chảy, cụ thể là được sử dụng như một bộ
phận xử lý rời phía ngoài của hệ thống tuần hoàn nước.
Kết quả thử nghiệm đã xác định được tỷ lệ Carbon tối ưu cần áp dụng trong công
nghệ bio-floc để hạn chế tối đa các hợp chất Nitơ độc hại cho thủy sinh vật (TAN và
NOx) thường có trong nước thải của hệ thống nuôi.Thời gian xử lý khoảng 12 giờ và
tính hiệu quả cũng được duy trì kéo dài trong một khoảng thời gian lâu hơn thông
thường trước khi hệ thống xử lý cần được tái khoáng hóa.
Việc chuyển đổi môi trường nước thải từ chỗ bị tảo chiếm ưu thế sang vi khuẩn chiếm
ưu thế cũng thể hiện kết quả khả quan khi áp dụng mức Carbon-nền tương tự vào hệ
thống tái tuần hoàn nước liên tục. Môi trường nước thải với ưu thế thuộc về vi khuẩn
được đặc trưng bởi độ pH thấp và ổn định (8.0-8.2) cũng như mức Oxy hòa tan thấp
hơn (trong khoảng 6.9-8.8), sinh khối cao hơn và tỷ lệ thực vật phù du thấp hơn mức
thông thường. Điều này cho thấy chất lượng nước thải sau khi qua xử lý với ao bio-
floc hoàn toàn có thể tái sử dụng được. Một sơ đồ hệ thống nuôi cải tiến (kết hợp hố
thu chất thải và ao xử lý bio-floc) cũng được thiết kế dựa trên các kết quả nghiên cứu
thu được.
Kết quả thí nghiệm về các giải pháp tái sử dụng nước thải là cơ sở minh chứng vô
cùng thuyết phục để kết luận rằng phương pháp xử lý bio-floc là một trong những
công nghệ hứa hẹn nhất trong tiến trình thiết kế và hoàn thiện hệ thống nuôi hoàn toàn
không nước thải.
3
Báo cáo Kỹ thuật số 5, Dự án Nuôi thâm canh cá biển trong ao bằng mương nổi – CARD VIE 062/04
Giới thiệu
Mục tiêu lớn nhất của dự án CARD là phát triển một hệ thống ao nuôi thủy sản hiện
đại nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi bền vững và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất bằng
cách thiết kế mới hoặc cải tiến các công trình nuôi kém hiệu quả đang được sử dụng ở
Việt Nam và Úc. Trên cơ sở này, nhiều giải pháp đề xuất đã được thử nghiệm và đánh
giá tính hiệu quả trong việc nâng cao sản lượng nuôi và tối ưu hóa quản lý sản xuất.
Trong dự án này, hệ thống mương nổi chi phí thấp được thiết kế và thử nghiệm trong
nhiều giai đoạn nuôi như ương nuôi ấu trùng, ương giống và cả nuôi thương phẩm.
Các kết quả thu được từ thực tế đã chứng tỏ rằng việc áp dụng hệ thống mương nổi
trong NTTS là hoàn toàn khả thi và khả quan. Như trong báo cáo số 4 đã nêu, kết quả
thí nghiệm dùng hệ thống mương nổi trong ao nuôi thủy sản tại Trung tâm nghiên cứu
NTTS đảo Bribie cho thấy khả năng sản xuất của hệ thống này có thể đạt hơn 35
tấn/ha tính chung cho cả 2 loài cá Đục và Mulloway.
Có thể thấy rằng vấn đề cố hữu của mọi hệ thống ao nuôi thủy sản là sự tích tụ các
chất thải hữu cơ (phần lớn là từ thức ăn thừa và chất thải của vật nuôi) cùng với các
hợp chất Nitơ vô cơ có độc tính cao đối với thủy sinh vật (đặc biệt là ammonia). Ngay
cả các qui trình tốt nhất hiện hành cũng không thể tránh khỏi vấn đề này vì tôm cá chỉ
hấp thu trung bình khoảng 25% lượng thức ăn mà chúng tiêu thụ vào cơ thể, 75% còn
lại sẽ được cơ thể sinh vật thải ra môi trường nuôi chủ yếu dưới dạng Ammonia
(Boyd & Tucker 1998; Funge-Smith and Briggs 1998; Hargreaves 1998). Các chất
thải hữu cơ này là nguồn dinh dưỡng cho thủy sinh vật và tùy theo mức độ hữu cơ
khác nhau trong nước mà sẽ gây ra hiện tượng nở hoa của tảo. Một số nhà khoa học
cho rằng mức hữu cơ trong ao nuôi tương ứng với mật độ nuôi vào khoảng trên dưới 5
tấn/ha là mức dinh dưỡng tốt nhất cho hệ thực vật phù du (Avnimelech 2003; Brune et
al. 2003). Mật độ tảo phù du quá cao có thể gây biến động pH mạnh và tiêu hao Oxy
hòa tan rất lớn, thậm chí có thể đến mức gây chết vật nuôi. Thông thường, mật độ tảo
phát triển quá mức đến độ nở hoa thì sau khi tảo tàn sẽ tạo ra nhiều ammonia gây độc
trong môi trường nước (Krom et al. 1989; Boyd 1995; Boyd 2002; Ebeling et al.
2006). Hiện thời, biện pháp thông dụng và hiệu quả nhất để hạn chế tảo tàn và đảm
bảo chất lượng môi trường ao nuôi là thay nước. Tuy nhiên, từ góc độ sử dụng hợp lý
nguồn nước và bảo vệ môi trường thì việc thay nước thường xuyên và xả nước thải ra
môi trường chung chỉ là giải pháp tạm thời và hoàn toàn không được ủng hộ.
Tất nhiên để đạt được năng suất thu hoạch 35 tấn/ha nói trên, các dự án hiện nay vẫn
phải xử lý hoặc tiến hành thay nước cho ao nuôi. Biện pháp quản lý môi trường nước
phổ biến vẫn là sử dụng đĩa Secchi để đánh giá tình trạng môi trường nước và thay
nước hàng ngày (trung bình khoảng 10% mỗi ngày – xem Báo cáo số 4). Như đã biết,
một trong những mục tiêu ban đầu của dự án là tìm hiểu đánh giá các giải pháp hạn
chế nước thải trong NTTS. Các giải pháp này được chia làm nhiều hướng. Giải pháp
đầu tiên là việc sử dụng rong đỏ Harpoon Weed (Asparagopsis armata) như một tác
nhân hấp thu dinh dưỡng; một giải pháp khác được đề nghị là tách biệt hệ thống nuôi
làm hai phần – khu vực ao nuôi và khu vực xử lý sinh học; và giải pháp thứ ba là
nghiên cứu duy trì một tỷ lệ Carbon:Nitrogen tối ưu để đảm bảo quá trình lọc sinh học
của vi khuẩn. Báo cáo chi tiết sau đây sẽ trình bày các kết quả thí nghiệm thu được
4
Báo cáo Kỹ thuật số 5, Dự án Nuôi thâm canh cá biển trong ao bằng mương nổi – CARD VIE 062/04
trong thực tế từ các giải pháp nêu trên với mục tiêu tiến đến thiết kế hệ thống nuôi
không nước thải, đồng thời đi sâu vào mô tả và phân tích tính hiệu quả của hệ thống
lọc sinh học dùng vi khuẩn với triển vọng ứng dụng cao nhất.
Giải pháp 1: Hố thu chất thải rắn đặt trong ao nuôi nước chảy
Tổng quan: Hiển nhiên, việc làm giảm nguồn dinh dưỡng đầu vào của ao nuôi thủy
sản sẽ giảm bớt áp lực cho quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Định
kỳ loại bỏ trực tiếp thức ăn thừa và chất thải của cá từ hệ thống nuôi nước chảy trước
khi các chất thải này phân hủy vào trong nước ao trở lại sẽ ngăn ngừa sự ô nhiễm hữu
cơ đầu vào do các chất thải này gây ra cũng như hiện tượng khoáng hóa trong suốt
quá trình nuôi. Lượng chất rắn lắng đọng trong hệ thống nuôi thay đổi theo tỷ lệ cho
ăn và hiệu quả tiêu thụ thức ăn của vật nuôi. Khả năng thu gom các chất thải rắn này
không những phụ thuộc vào động thái dòng chảy của hệ thống nuôi mà còn phụ thuộc
vào việc thiết kế cấu trúc của hố thu chất thải. Thí nghiệm sơ bộ sau đây đã được thực
hiện để đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng hố thu chất thải trong hệ thống nước
chảy như một biện pháp làm giảm ô nhiễm hữu cơ cho ao nuôi.
Phương pháp: Một bể chứa nước mưa bằng nhựa plastic được đặt tại cống thoát của
hệ thống nước chảy với chức năng như một hố thu chất thải (Hình 1). Các hố thu này
thông với ao nuôi qua một vòi thu linh hoạt và được kết nối với một máy bơm có cài
đặt hẹn giờ. Mỗi ngày 2 lần, máy bơm sẽ tự động vận hành để hút các chất thải lắng
đọng vào bể chứa của hệ thống. Sau đó các chất thải này sẽ được tiến hành phân tích
mức độ ô nhiễm hữu cơ với các thông số chức năng đặc trưng như Tổng chất rắn
(TS), Nitơ tổng số (TN) and Phospho tổng số (TP). Trong suốt thời gian thí nghiệm
(từ tháng 2 đến tháng 10, 2006), định kỳ hàng tháng tiến hành thu nước thải của ao
nuôi tại ống thoát nước (có bịt lưới ở đầu ống) và tiến hành phân tích các chỉ tiêu
tương tự, sau đó so sánh kết quả này với kết quả của các mẫu thu được trong nghiệm
thức dùng hố thu chất thải để kiểm tra đánh giá tính khác biệt. Các chỉ tiêu chất lượng
nước bao gồm: Tổng chất rắn (TS), Nitơ tổng số (TN) and Phospho tổng số (TP),
được phân tích theo các qui trình phân tích hiện hành của Phương pháp chuẩn
(American Public Health Association 1989), sử dụng các thiết bị phân tích dinh
dưỡng tại phòng thí nghiệm của BIARC.
5
Báo cáo Kỹ thuật số 5, Dự án Nuôi thâm canh cá biển trong ao bằng mương nổi – CARD VIE 062/04
Hình 1. Hình dạng và thiết kế chi tiết của thiết bị thu chất thải rắn dùng trong ao ương
nước chảy. Một lưới chắn bằng plastic (không thể hiện trong hình) được dùng để ngăn
cá vào ống.
Kết quả và thảo luận: Các phân tích cho thấy một vài khác biệt nhỏ về nồng độ giữa
nước thải thoát ra từ hố thu và nước thải thu trực tiếp từ ao nuôi - chỉ qua lưới thô ở
ống thoát mà không qua xử lý lắng (thể hiện trong bảng 1). Chỉ tiêu chất rắn tổng số
thể hiện khác biệt rõ nhất, việc dùng hố thu chất thải cho thấy khả năng lắng khá hiệu
quả với kết quả trung bình cao hơn 16% so với việc xả nước trực tiếp chỉ dùng lưới
lọc đơn thuần. Đối với các chỉ tiêu TN và TP, tuy sự khác biệt nhỏ hơn nhưng vẫn cho
thấy được hiệu quả xử lý. Tuy nhiên các số liệu này không thể xử lý thống kê được do
dữ liệu hàng tháng của nước thải trực tiếp từ hệ thống quá ít (vì thể tích trao đổi nước
quá lớn nên mỗi tháng chỉ tiến hành đo đạc 1 lần) nên kéo theo không thể xác định
được mức sai số chuẩn. Mặc dù vậy, các chất rắn lơ lửng được thu gom tạo thành một
lớp bùn dày trong hố thu chất thải và định kỳ hút ra khỏi ao nuôi. Rõ ràng là bộ phận
thu chất thải của mương nổi hoạt động thiếu hiệu quả, vì thế không hạn chế được sự
xâm nhập của các chất dinh dưỡng vào trong ao. Kết quả này cho thấy hố thu chất thải
không hiệu quả mấy trong việc thu gom và loại bỏ chất rắn định kỳ. Tuy nhiên, xét về
mặt xử lý chất thải thì hệ thống hố thu này vẫn có khả năng hoạt động hiệu quả nếu
được sử dụng trong một ao xử lý tách biệt riêng với ao nuôi. Như vậy trong trường
hợp này, đây là một bước đầu thuận lợi để thu gom nước thải có mức ô nhiễm cao
trước khi chuyển sang bước xử lý bằng hệ thống bio-floc được đề cập trong phần tiếp
theo.
Một số hệ thống thu gom chất thải tương tự cũng đã được Koo et al. (1995) thử
nghiệm trong ao nuôi nước chảy đối với cá trê lai và kết quả báo cáo cũng không khả
6
Báo cáo Kỹ thuật số 5, Dự án Nuôi thâm canh cá biển trong ao bằng mương nổi – CARD VIE 062/04
quan. Vấn đề chủ yếu là do quá trình lắng các chất rắn lơ lửng trong hố thu không
mấy hiệu quả. Khó khăn tất yếu đối với việc lắng bùn trong ao nuôi nước chảy là khi
các chất rắn đã lắng xuống đáy thì động lực nước vẫn không đủ mạnh để tập trung
chúng lại tại ống thoát. Trong lúc đó, nước tác động vào các thành bể lại tạo nên dòng
xoáy xáo trộn liên tục nên các chất rắn không thể đi xuống hố thu được (Van Wyk,
1999). Ngoài ra, cá nuôi trong ao cũng là một nguyên nhân đáng kể vì chúng có thể
sục bùn lên và đưa các chất thải đã lắng đọng hòa vào trong nước lần nữa.
Bảng 1. So sánh các chỉ tiêu chất lượng nước trong nước thải từ hệ thống dùng thiết
bị và nghiệm thức đối chứng (xả nước trực tiếp, chỉ dùng lưới chắn thô ở ống thoát)
(số lần thu mẫu cho mỗi nghiệm thức =7*).
Chỉ tiêu Nồng độ trung bình Nồng độ trung bình
trong nước thải từ trong nước thải từ
hệ thống nuôi nước hố thu chất rắn
chảy (mg/L) (mg/L)
Tổng chất rắn 15.4 18.35
Tổng Nitơ 2.07 2.33
Tổng Phospho 0.78 0.83
* định kỳ thu mẫu và phân tích nước hàng tháng.
Giải pháp 2: Đánh giá hiệu quả xử lý nước của Harpoon Weed
Tóm tắt: Ý tưởng sử dụng rong biển như một tác nhân sinh học nhằm hấp thụ các chất
thải hữu cơ ra khỏi ao nuôi thủy sản đã khá quen thuộc với các nhà khoa học, tiêu
biểu là báo cáo tổng quan của Neori et al (2004) mô tả chi tiết và tương đối đầy đủ về
công nghệ này. Hiện nay, hai loại rong biển phổ biến nhất được chú ý và nghiên cứu
nhiều trong ứng dụng lọc sinh học là rong xanh thuộc giống Ulva và các loài rong đỏ
thuộc giống Gracilaria. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hầu hết các hệ thống lọc sinh học
sử dụng rong biển đều không có tính hiệu quả về mặt kinh tế, chủ yếu do giá thành
của rong biển quá thấp trong khi lại cần nhiều lao động và diện tích sản xuất tương
đối lớn. Một số trở ngại khác của việc nuôi trồng rong biển từ nước thải của ao nuôi
thủy sản bao gồm nguy cơ nhiễm bệnh cao (Friedlander et al., 1987), sự xâm nhập
của địch hại như amphipods, và cạnh tranh dinh dưỡng bởi thực vật phù du trong ao
nuôi (Palmer 2005). Hơn nữa, các chất lơ lửng trong nước thải từ ao nuôi có thể tích
tụ trên bề mặt của rong biển. Do đó, kết quả thực tế cho thấy tốc độ tăng trưởng của
rong biển (và giá trị tương ứng của chúng như một tác nhân hấp thu dinh dưỡng)
thường bị hạn chế rất nhiều và hiệu quả lọc sinh học thường thấp hơn so với các kết
quả đạt được trong điều kiện thí nghiệm (Palmer 2005; các kết quả nghiên cứu trước
của BIARC).
Dự án CARD đã đề xuất yêu cầu đánh giá khả năng xử lý chất thải từ hệ thống mương
nổi nuôi cá bằng rong đỏ Asparagopsis armata (còn gọi là Harpoon Weed). Đề xuất
này dựa trên cơ sở một nghiên cứu mới đây của Schuenhoff & Mata (2004) cho thấy
loài rong này rất giàu các chất hữu cơ vòng thơm. Khi được tách chiết, các chất này sẽ
được sử dụng làm chất chống bám bẩn hoặc thuốc diệt nấm trong mỹ phẩm. Ngoài ra
7
Báo cáo Kỹ thuật số 5, Dự án Nuôi thâm canh cá biển trong ao bằng mương nổi – CARD VIE 062/04
khả năng xử lý ammonia của loài rong có phân bố tự nhiên ở Australia này cũng hơn
hẳn một đối tượng truyền thống khác là Ulva (Hình 2).
Hình 2. Rong đỏ Asparagopsis armata mọc trên các bãi đá ngầm ở vịnh Moreton,
S.E. Qld. Ảnh do Marine Botany Group, University of Qld (2003) cung cấp.
Đề cương nghiên cứu đã được xây dựng để thu thập rong đỏ từ vịnh Moreton Bay và
đánh giá tốc độ tăng trưởng, khả năng hấp thụ các muối dinh dưỡng của nó khi tiếp
xúc với nguồn nước thải từ ao nuôi cá sử dụng mương nổi tại BIARC. Rong ở giai
đoạn bào tử 4, giai đoạn được cho là có khả năng lọc sinh học tốt nhất. Dự án đã tiến
hành nhiều đợt thu mẫu chung với các nhà nghiên cứu về thực vật của Đại học
Queensland và chỉ tìm được một số ít rong ở giai đoạn bào tử 4. Số rong này được
chuyển về trồng trong bể tại BIARC với nước thải từ ao nuôi cá sử dụng mương nổi
nhằm mục đích nhân giống phục vụ các thử nghiệm qui mô. Tuy nhiên, số rong này bị
chết không rõ nguyên nhân. Dựa trên những kinh nghiệm mà BIARC đã có và rất
nhiều khó khăn gặp phải trong quá trình tìm kiếm, thu thập và trồng loại rong này,
chúng tôi quyết định tạm dừng các thử nghiệm sử dụng rong đỏ trong khuôn khổ của
dự án CARD. Việc này sẽ được thực hiện một cách kỹ lưỡng hơn qua một nghiên cứu
xử lý chất thải NTTS bằng phương pháp sinh học khác của BIARC.
Căn cứ trên những kết quả nghiên cứu của BIARC về việc sử dụng rong để xử lý sinh
học nước thải chúng tôi thấy để sử dụng rong một cách hiệu quả trong hệ thống xử lý
thì cần phải giảm thiểu lượng thực vật phù du và các chất rắn lơ lửng có trong nước
thải, đồng thời chuyển các chất hữu cơ sang dạng muối dinh dưỡng mà rong có thể
hấp thụ được. Hiện tại BIARC đang có một dự án khác thăm dò khả năng sử dụng các
bộ lọc cát có giun nhiều tơ để làm công việc này (Palmer 2007).
Giải pháp 3: Xử lý ô nhiễm hữu cơ bằng vi sinh.
Tổng quan: Hiện nay, ngày càng có nhiều ý kiến ủng hộ việc chuyển đổi từ nhóm
sinh vật tự dưỡng (thực vật phù du) sang sử dụng nhóm sinh vật dị dưỡng (chủ yếu là
các nhóm vi sinh vật) để xử lý các chất thải hữu cơ tồn đọng của ao nuôi thủy sản vì
8
Báo cáo Kỹ thuật số 5, Dự án Nuôi thâm canh cá biển trong ao bằng mương nổi – CARD VIE 062/04
chúng thuận lợi hơn và hiệu quả hơn trong