- Trong suốt 2 năm học ở nhà trường, chúng em chỉ được học các chương trình trên lí thuyết, nên ít có cơ hội nhìn thấy và thực hành trên các máy móc đã được học. Qua sự tạo điều kiện và giúp đỡ của nhà trường chúng em đã có được một buổi đi thực tế ở nhà máy nhiệt điện Bà Rịa, để rồi từ đó chúng em có thể nhìn thực tế và hiểu rõ hơn về những gì mà chúng em đã được học thông qua việc quan sát các thiết bị máy móc và nghe sự hướng dẫn của nhân viên công ty về nguyên lí hoạt động và chu trình làm việc của các máy móc trong nhà máy.
- Tuy nhiên với một buổi thực tế như vậy không thể nào chúng em có thể nắm bắt đủ kiến thức và hiểu rõ được tất cả các loại máy móc, thiết bị, nên chúng em vẫn cần sự hướng dẫn của thầy cô rất nhiều để chúng em có thêm kiến thức cho công việc sau này.
30 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 7828 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáoThăm quan nhà máy nhiệt điện bà Rịa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Trong suốt 2 năm học ở nhà trường, chúng em chỉ được học các chương trình trên lí thuyết, nên ít có cơ hội nhìn thấy và thực hành trên các máy móc đã được học. Qua sự tạo điều kiện và giúp đỡ của nhà trường chúng em đã có được một buổi đi thực tế ở nhà máy nhiệt điện Bà Rịa, để rồi từ đó chúng em có thể nhìn thực tế và hiểu rõ hơn về những gì mà chúng em đã được học thông qua việc quan sát các thiết bị máy móc và nghe sự hướng dẫn của nhân viên công ty về nguyên lí hoạt động và chu trình làm việc của các máy móc trong nhà máy.
Tuy nhiên với một buổi thực tế như vậy không thể nào chúng em có thể nắm bắt đủ kiến thức và hiểu rõ được tất cả các loại máy móc, thiết bị, nên chúng em vẫn cần sự hướng dẫn của thầy cô rất nhiều để chúng em có thêm kiến thức cho công việc sau này.
Qua buổi thăm quan này chúng em xin chân thành cảm ơn Thầy Chủ Nhiệm cùng các chú nhân viên nhà máy đã tận tình hướng dẫn để chúng em có thể dể dàng tiếp thu kiến thức trong buổi thăm quan. Chúng em xin cảm ơn./
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN BÀ RỊA
Nhà máy điện Bà Rịa thuộc địa phận ấp Hương Giang, phường Long Huơng, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cách Thành phố Hồ Chí Minh 90 Km về phía Đông Nam và cách Thành phố Vũng Tàu 20 Km về phía Đông - Đông Bắc. Nhà máy được xây dựng trên diện tích 12,5 ha; được lắp đặt thiết bị hiện đại, tự động hóa cao
/
Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa:
Giai đoạn 1991 - 1995:
Giai đoạn "sơ khai" của Công ty với mốc xuất phát là thời điểm Trạm phát điện Turbine khí Bà Rịa được thành lập trực thuộc Nhà máy điện Chợ Quán (Công ty Điện lực 2) gồm 2 tổ máy turbine F5, hệ điều khiển Speedtronic Mark 2 được chuyển vào từ An Lạc (Hải Phòng) với tổng công suất thiết kế 46, 8 MW. Hai tổ máy turbine khí F5 này lần lượt được vận hành phát điện vào tháng 5/1992 và tháng 8/1992.
Tháng 10/1992, Trạm phát điện Turbine khí Bà Rịa được mở rộng và lắp thêm 2 tổ máy turbine khí F6 (công suất 37,5 MW/1 tổ), hệ điều khiển Speedtronic Mark 4, nâng tổng công suất thiết kế của Trạm lên 121, 8 MW. Hai tổ máy turbine khí F6 này lần lượt được vận hành phát điện vào tháng 1/1993. Ở thời điểm này, có thể nói hệ thống máy móc, thiết bị của Trạm phát điện Turbine khí Bà Rịa tương đối hiện đại, đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với đội ngũ CBCNV về trình độ và khả năng vươn lên làm chủ công nghệ.
Ngày 24/12/1992, Trạm phát điện Turbine khí Bà Rịa được chuyển thành Nhà máy điện Bà Rịa trực thuộc Công ty Điện lực 2.
Được sự quan tâm và đầu tư thích đáng của ngành Điện, tháng 9/1993 Nhà máy điện Bà Rịa được lắp thêm 3 tổ máy turbine khí F6 hệ điều khiển Speedtronic Mark 5, nâng tổng công suất thiết kế của Nhà máy lên 234, 3 MW. Ba tổ máy turbine khí F6 này lần lượt được vận hành phát điện vào tháng 1/1994.
Giai đoạn từ năm 1995 đến tháng 10 năm 2007:
Trên những nền tảng đã được xây dựng từ khi thành lập, trong giai đoạn này, Công ty đã có nhiều bước tiến quan trọng và được đánh dấu bằng mốc thời điểm Nhà máy điện Bà Rịa chuyển trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) vào tháng 4/1995. Từ tháng 5/1995, Nhà máy điện Bà Rịa bắt đầu nhận nguồn khí đốt đầu tiên từ thềm lục địa Việt Nam để vận hành sản xuất điện. Nhà máy có thể vận hành ở cả 3 chế độ: dầu, khí, hỗn hợp dầu và khí.
Như vậy, từ tháng 5/1996, Nhà máy điện Bà Rịa có tổng cộng 8 tổ máy turbine khí gồm 2 tổ máy turbine khí F5 và 6 tổ máy turbine khí F6. Tổng công suất thiết kế lên đến 271,8 MW. Do nhu cầu phát triển nguồn điện để phục vụ cho nền kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của đất nước, Tổng công ty Điện lực Việt Nam đã triển khai lắp đặt cụm chu trình hỗn hợp đuôi hơi 306 - 1 Nhà máy điện Bà Rịa với công suất lắp đặt 58 MW. Cụm chu trình này đã đưa vào vận hành từ năm 1999.
Trước nhu cầu về điện ngày càng cao, EVN đã quyết định tiếp tục xây dựng cụm chu trình hỗn hợp 306-2 có công suất 59, 1 MW và giao cho Ban Giám đốc Nhà máy kiêm nhiệm Chủ nhiệm Ban Quản lý. Dự án từ nguồn vốn vay của EDCF Hàn Quốc với tổng giá trị trên 50 triệu USD được khởi công ngày 14/4/2000. Mặc dù đây là công việc hoàn toàn mới mẻ, nhưng CBCNV Nhà máy đã quyết tâm xây dựng, đưa công trình vào vận hành an toàn, đúng tiến độ (ngày 22/4/2002), được Bộ Công nghiệp tặng Bằng khen và đánh giá là "Dự án đầu tiên trong ngành Điện thực hiện đúng tiến độ, đạt chất lượng và đúng thiết kế kỹ thuật" trong thời điểm này. Như vậy, đến tháng 4/2002, tổng công suất thiết kế lắp đặt của Nhà máy là 388,9 MW.
Cụm chu trình hỗn hợp 306 - 2 đi vào hoạt động, nâng cao được sản lượng điện phát ra. Các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của Nhà máy ngày càng tối ưu vì cụm chu trình hỗn hợp 306 - 2 chỉ sử dụng nhiệt thừa của các tua bin khí thải ra nên không phải tốn thêm nhiên liệu. Ngoài ra, điều kiện môi trường được cải thiện một cách rõ rệt do giảm được nhiệt độ khí thải.
Căn cứ Quyết định số 14/2005/QĐ/BCN ngày 30/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc chuyển nhà máy điện Bà Rịa thành Công ty Nhiệt điện Bà Rịa, đơn vị hạch toán độc lập của Tổng Công ty điện lực Việt Nam, trong giai đoạn này là Công ty đã chuyển đổi từ hình thức hạch toán phụ thuộc sang hoạch toán độc lập (từ Nhà máy điện sang Công ty Nhiệt điện Bà Rịa)
Giai đoạn từ tháng 11/2007 đến nay
Căn cứ Quyết định số 3944/QĐ-BCN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ Công nghiệp về việc phê duyệt phương án và chuyển đổi Công ty Nhiệt điện Bà Rịa thành Công ty cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa; Căn cứ Công văn số: 1692/BCT-TCCB ngày 04 tháng 10 năm 2007 của Bộ Công thương về việc Đại hội đồng cổ đông lần đầu Công ty cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa; Một bước ngoặt quan trọng đối với Công ty, vào ngày 23 tháng 10 năm 2007, tại Hội trường Công ty Nhiệt điên Bà Rịa đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa. Tại Đại hội đã bầu Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát. Cuộc họp lần thứ nhất Hội đồng Quản trị đã bầu ông Phạm Hữu Hạnh giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị và cử Ông Huỳnh Lin giữ chức Giám đốc điều hành
Đến với Công ty Nhiệt điện Bà Rịa hôm nay, khó có thể tưởng tượng được khung cảnh của Trạm phát điện Turbine khí Bà Rịa 15 năm về trước. Nhiệt điện Bà Rịa đã trở thành Công ty cổ phần với những con đường đầu tư phát triển rộng mở trước mắt, nhưng có không ít khó khăn. Song nếu nhìn lại 15 năm xây dựng và trưởng thành của Công ty cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa, có thể nhận thấy sợi chỉ đỏ xuyên suốt những quá trình này là sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ ngành, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Công đoàn Điện lực Việt Nam đã tạo động lực quan trọng cho CBCNV Công ty không ngừng vươn lên, tạo cơ hội cho tiềm năng, chất xám của người lao động được phát huy cao độ. Ghi nhận sự cống hiến và những thành tích đã đạt được của Công ty cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa trong 15 năm qua, Đảng và Nhà nước đã trao tặng tập thể CBCNV cùng các tổ chức, đoàn thể và các cá nhân trong Công ty được tặng thưởng nhiều bằng khen của các cấp, các ngành; đặc biệt là vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba vào năm 2000, Huân chương Lao động hạng Nhì vào năm 2005 Vinh dự đón nhận những phần thưởng cao quý, song tập thể CBCNV Công ty Nhiệt điện Bà Rịa cũng nhận thức sâu sắc trách nhiệm nặng nề của mình trước nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Bộ Công nghiệp nay là Bộ Công thương và Tập đòan giao. Thời gian tới, Công ty cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa sẽ phấn đấu để tiếp tục vượt qua mọi khó khăn, phát huy nguồn nội lực thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch mà Đại hội đồng cổ đông thông qua. Lĩnh vực kinh doanh Lĩnh vực kinh doanh 4-6-2009 . Lĩnh vực kinh doanh (theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế công ty cổ phần số 3500701305 cấp ngày 20 tháng 5 năm 2009)
Ngoài ra công ty còn kinh doanh các ngành nghề khac như:
Sản xuất kinh doanh điện năng.
Quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, thí nghiệm, hiệu chỉnh, cải tạo thiết bị điện, các công trình điện, các công trình kiến trúc nhà máy điện.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về quản lý vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị nhà máy điện.
Mua bán vật tư thiết bị.
Lập dự án đầu tư xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng; Giám sát thi công công trình dân dụng và công nghiệp.
Thi công lắp đặt các công trình công nghiệp.
Sản xuất nước cất, nước uống đóng chai.
Sản xuất các sản phẩm bằng kim loại và dịch vụ có liên quan đến công việc chế tạo kim loại.
Lắp đặt thiết bị cho các công trình xây dựng.
Cho thuê thiết bị, tài sản cố định, cầu cảng, văn phòng.
Cho thuê phương tiện vận tải.
Kinh doanh nhà hàng, khách sạn.
Kinh doanh bất động sản.
Chế biến và kinh doanh nông sản.
Chế biến và kinh doanh hải sản (địa điểm chế biến phải phù hợp với quy hoạch của ngành và từng địa phương. Không được chế biến từ phường 1 đến phường 12 thuộc TP Vũng Tàu).
Vận tải hành khách theo hợp đồng.
Vận tải, bốc dỡ hàng hoá.
PHẦN 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TURBINE KHÍ
Tua bine khí là môt động cơ nhiệt, biến đổi nhiệt năng thành cơ năng. Không khí được hút vào và nén lên áp suất cao nhờ một máy nén. Nhiên liệu cùng với không khí này sẽ được đưa vào buồng đốt để đốt cháy. Khí cháy sau khi ra khỏi buồng đốt sẽ được đưa vào quay turbine. Vì thế nên mới gọi là turbine khí. Năng lượng cơ học của turbine một phần sẽ được đưa về quay máy nén, một phần khác đưa ra quay tải ngoài, như cách quạt, máy phát điện...
Đa số các turbine khí có một trục, một đầu là máy nén, một đầu là turbine. Đầu phía turbine sẽ được nối với máy phát điện trực tiếp hoặc qua bộ giảm tốc. Riêng mẫu turbine khí dưới đây có 3 trục. Trục hạ áp gồm máy nén hạ áp và turbine hạ áp. Trục cao áp gồm máy nén cao áp và turbine cao áp. Trục thứ ba nối turbine lục với trục máy phát điện.
Như vậy, năng lượng cơ của turbine hạ áp chỉ quay máy nén hạ áp, và turbine cao áp chỉ quay máy nén cao áp. năng lượng nhiệt dư sẽ đưa vào turbin chính(turbinlực) để quay máy phát điện.
/
Hình: Hệ thống điều tốc cho một máy phát điện kéo bằng Tua bin khí
/
Động cơ tuốc bin khí hay động cơ tua bin khí là loại động cơ nhiệt, dạng rotor trong đó chất giãn nở sinh công là không khí. Động cơ gồm ba bộ phận chính là khối máy nén khí (tiếng Anh: compressor) dạng rotor (chuyển động quay); buồng đốt đẳng áp loại hở; và khối tuốc bin khí rotor. Khối máy nén và khối tuốc bin có trục được nối với nhau để tuốc bin làm quay máy nén.
So với một loại động cơ nhiệt khác rất thông dụng là động cơ piston điển hình là động cơ Diesel thì động cơ tuốc bin khí có nhiều điểm yếu hơn: công nghệ chế tạo rất cao nên rất đắt (chỉ một vài nước có công nghệ tiên tiến chế tạo được động cơ này), có hiệu suất nhiệt động lực học thấp hơn (khoảng 2/3 so với động cơ Diesel) dẫn đến tính kinh tế kém hơn, hiệu suất giảm sút nhanh khi chạy ở chế độ thấp tải. Nhưng ưu điểm nổi bật của động cơ tuốc bin khí là cho công suất cực mạnh với một khối lượng và kích thước nhỏ gọn: chỉ số công suất riêng (mã lực/kg) của loại động cơ này lớn gấp hàng chục lần động cơ diesel.
Nguyên tắc hoạt động
Máy nén khí quay làm không khí từ cửa hút của máy nén được nén lại để tăng áp suất, trong quá trình đó không chỉ áp suất tăng mà nhiệt độ cũng tăng (ngoài ý muốn). Đây là quá trình tăng nội năng không khí trong máy nén. Sau đó không khí chảy qua buồng đốt tại đây nhiên liệu (dầu) được đưa vào để trộn và đốt một phần không khí, quá trình cháy là quá trình gia nhiệt đẳng áp trong đó không khí bị gia nhiệt tăng nhiệt độ và thể tích mà không tăng áp suất. Thể tích không khí được tăng lên rất nhiều và có nhiệt độ cao được thổi về phía tuốc bin với vận tốc rất cao. Tuốc bin là khối sinh công tại đây không khí tiến hành giãn nở sinh công: Nội năng biến thành cơ năng: áp suất, nhiệt độ và vận tốc không khí giảm xuống biến thành năng lượng cơ học dưới dạng mô men tạo chuyển động quay cho trục tuốc bin. Tuốc bin quay sẽ truyền mô men quay máy nén cho động cơ tiếp tục làm việc. Phần năng lượng còn lại của dòng khí nóng chuyển động với vận tốc cao tiếp tục sinh công có ích tuỳ thuộc theo thiết kế của từng dạng động cơ: phụt thẳng ra tạo phản lực nếu là động cơ phản lực của máy bay; hoặc quay tuốc bin tự do (không nối với máy nén khí) để sinh công năng hữu dụng đối với các loại động cơ tuốc bin khí khác.
/
Chu trình Brayton: Chu trình nguyên tắc hoạt động của động cơ turbine khí
+ P: Áp suất
+ V: Thể tích
+ Q: Nhiệt lượng
+T: Nhiệt độ kk
+s: Entropy
+1-2: Nén đẳng entropy tại máy nén
+2-3: Gia nhiệt đẳng áp tại buồng đốt
+3-4: Dãn nở sinh công đẳng entropy tại turbine
+4-1: Khép kín chu trình đẳng áp bên ngoài môi trường
Các đặc điểm của động cơ tuốc bin khí:
- Động cơ rotor: trong động cơ này các khối công năng chính là máy nén và tuốc bin chỉ có chuyển động quay một chiều, khác với động cơ piston có khối công năng chính là piston của xi lanh chuyển động tịnh tiến
- Động cơ loại hở (tuyến khí hở): không khí từ lối vào của máy nén qua buồng đốt và ra khỏi tuốc bin đều chảy qua khoảng không gian hở không có vùng không gian bị đóng kín (ví dụ như ở động cơ piston: không khí sinh công trong xi lanh là vùng không gian kín ngăn cách với bên ngoài bằng các van xu páp). Vì tính chất hở như vậy đảm bảo cho quá trình cháy trong buồng đốt là quá trình cháy đẳng áp (áp suất giữ nguyên) nếu cháy trong không gian kín quá trình cháy sẽ làm tăng áp suất không khí làm áp suất trong buồng đốt cao hơn áp suất tại máy nén, không khí bị gia nhiệt có thể thổi ngược lại máy nén.
- Động cơ quá trình liên tục: chu trình nhiệt động lực học của động cơ tuốc bin khí là chu trình Brayton. Về cơ bản, nó giống với chu trình của động cơ piston cũng có các chu trình hút – nén – gia nhiệt (đốt) – giãn nở. Nhưng ở động cơ piston tất cả các giai đoạn đó diễn ra tại cùng một bộ phận (tại xi lanh động cơ) nhưng ở các thời điểm khác nhau, luân phiên theo quá trình hút, nén, nổ, xả, quá trình như vậy là quá trình gián đoạn. Còn tại động cơ tuốc bin khí các quá trình này diễn ra liên tục nhưng tại các bộ phận khác nhau: tại máy nén quá trình nén liên tục, tại buồng đốt liên tục quá trình gia nhiệt, và tại tuốc bin liên tục quá trình giãn nở sinh công, chính yếu tố này quyết định tính công suất cao của loại động cơ này.
Khối khí nén
- Khối nén khí là một trong các khối công năng chính của động cơ tuốc bin khí có chức năng làm tăng nội năng (áp suất) không khí tạo áp suất cho đỉnh trên (đỉnh 3 hình đồ thị P-v của chu trình Brayton) cho quá trình giãn nở sinh công (giai đoạn 3-4 trong đồ thị P-v Brayton) áp suất sau máy nén càng cao thì hiệu suất nhiệt động lực học càng lớn, do đó máy nén khí quyết định hiệu suất của động cơ. Tại các động cơ tuốc bin khí hiện đại đòi hỏi tỷ số nén (Áp suất sau máy nén/áp suất trước máy nén) phải từ 10-20. Tất cả các loại máy nén khí trong động cơ tuốc bin khí đều theo nguyên tắc dùng rãnh diffuser (thiết diện rãnh khí nở ra) để biến động năng (vận tốc) của dòng không khí thành nội năng (áp suất).
- Khối nén khí của động cơ tuốc bin khí có thể gồm các loại như:
* Ly tâm: không khí từ cửa hút gần trục, dưới tác dụng của lực ly tâm chạy theo rãnh của cánh ly tâm chạy ra bán kính lớn hơn. Đĩa cánh quạt quay tạo cho không khí có vận tốc tuyệt đối ngày càng cao. Và khi chuyển động ly tâm theo chiều bán kính, rãnh đĩa ly tâm có hình dạng thiết diện nở ra (diffuser) sẽ làm giảm vận tốc chuyển động tương đối của không khí đối với rãnh đĩa ly tâm và làm tăng áp suất một cách tương ứng (động năng giảm, nội năng tăng – định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng). Loại máy nén này có hiệu suất cao và một loạt ưu điểm khác. Tuy nhiên, với động cơ công suất lớn thì sẽ có kích thước theo bán kính lớn nên không thích hợp cho máy bay; nó chỉ để lắp đặt cho các động cơ cố định loại lớn hoặc lắp hạn chế cho một số loại trực thăng.
* Loại máy nén khí thông dụng nhất trong các động cơ tuốc bin khí hàng không là loại máy nén dọc trục (tiếng Anh: axial-flow compressor) về mặt khối lượng, hiệu suất loại dọc trục đều kém hơn máy nén khí ly tâm nhưng có hình dạng thon dài hình xì gà rất thích hợp cho động cơ máy bay. Trong loại máy nén này không khí bị các đĩa cánh quạt gia tăng vận tốc tuyệt đối và lùa không khí chảy dọc trục trong các rãnh khí giữa các cánh quạt. Các rãnh khí này có hình dạng thiết diện nở ra (diffuser) và làm giảm vận tốc tương đối của không khí đồng thời làm tăng áp suất. Vì hiệu suất nén của loại cánh quạt dọc trục không cao nên máy nén phải có nhiều tầng cánh quạt: không khí bị nén tại một tầng được dẫn hướng và nén tiếp trong tầng kế tiếp. Động cơ tuốc bin khí hiện đại thường có từ 10-20 tầng nén khí, giữa các tầng cánh quạt nén là các tầng cánh dẫn hướng trung gian được gắn cố định vào stator.
* Máy nén ly tâm dọc trục: kết hợp tính chất của hai loại máy nén cơ bản trên.
/
Các tầng rotor của máy nén khí dọc trục (các tầng cánh quạt quay), ở đây phần Stator bị dỡ ra nên không nhìn thấy các cánh dẫn hướng trung gian giữa các tầng là các cánh cố định gắn vào stator
Buồng đốt
Buồng đốt của động cơ tuốc bin khí là loại ống lửa hở thường là khoảng 7-10 ống được bố trí thành vòng tròn xung quanh trục động cơ phía sau khối nén và phía trước tuốc bin. Mỗi ống lửa có một vòi phun nhiên liệu đặt ở mặt phía trước
Ống lửa thường là các đốt thép hình côn (giống như các đốt con nhộng) được đặt so le gối đầu và được hàn với nhau, tại các đường hàn đó có rất nhiều các lỗ nhỏ (đường kính lỗ 0,5-1mm): không khí của dòng thứ cấp chảy từ bên ngoài chảy qua các lỗ này sẽ tạo thành các lớp khí làm mát sát mặt ống lửa bên trong để bảo vệ ống lửa. Ngoài ra trên các đốt của ống lửa còn có các lỗ to để dòng không khí thứ cấp từ bên ngoài đi vào để làm chất giãn nở sinh công và để làm nguội dòng lửa nóng trước khi đi vào tuốc bin.
Không khí từ máy nén gặp các ống lửa sẽ bị chia thành hai dòng khí dòng khí sơ cấp để đốt cháy nhiên liệu dòng khí này khoảng 30% khối lượng khí và dòng khí thứ cấp khoảng 70% để làm mát bảo vệ ống lửa và làm chất giãn nở sinh công và để hòa vào dòng lửa phụt để làm giảm nhiệt độ dòng lửa phụt khi đi vào tuốc bin.
Dòng khí sơ cấp đi thẳng vào ống lửa qua các khe xoáy tại mặt trước ống lửa sẽ tạo thành dòng xoáy trộn với sương nhiên liệu được phun ra từ vòi phun nhiên liệu và được đốt mồi bằng bugi (nến điện) lúc khởi động sau đó quá trình cháy là liên tục không cần nến điện nữa.
Dòng khí thứ cấp chảy bao bọc bên ngoài ống lửa, một phần dòng khí này đi vào các lỗ nhỏ trên mối hàn tiếp giáp các đốt ống để đi vào bên trong ống lửa tạo thành lớp khí làm mát trên mặt trong của ống lửa để bảo vệ ống lửa. Phần còn lại đi vào các lỗ lớn trên các đốt ống để hòa vào dòng lửa phụt phần khí này để làm chất giãn nở sinh công và để giảm bớt nhiệt độ của dòng lửa phụt trước khi đi vào tuốc bin. Tại trung tâm dòng lửa phụt nhiệt độ khoảng 1500-1600°C nhưng khi đi vào tuốc bin nhiệt độ chỉ còn khoảng từ 800-1000°C.
Mặt sau của ống lửa để hở hướng thẳng vuông góc vào đĩa cánh tuốc bin. Cơ cấu buồng đốt hở cho phép quá trình cháy, gia nhiệt trong buồng đốt là quá trình đẳng áp: không khí tăng nhiệt độ lên rất cao, sinh thể tích rất lớn, sinh vận tốc phụt rất cao nhưng áp suất tại điểm vào và ra khỏi buồng đốt là như nhau (điểm 2 và điểm 3 trên đồ thị P-v của chu trình Brayton) quá trình cháy đẳng áp cho phép luồng khí nóng trong buồng đốt chỉ phụt mạnh về phía tuốc bin mà không bị thổi ngược về phía khối nén khí.
/
Các ống lửa của buồng đốt
Tua bin
Tuốc bin là khối sinh công có ích hoạt động theo nguyên tắc biến nội năng và động năng của dòng khí nóng áp suất và vận tốc cao thành cơ năng có ích dưới dạng mô men quay cánh tuốc bin: tại cánh tuốc bin dòng khí nóng giãn nở sinh công. Các cánh tuốc bin khác với cánh máy nén ở hình dạng thiết diện rãnh khí tại tuốc bin là thiết diện hội tụ (converge): vận tốc tương đối trong rãnh khí tăng lên làm giảm áp suất, nhiệt độ không khí.
Để làm mát cho cánh tuốc bin cánh tuốc bin sẽ được làm rỗng và bên trong được dẫn khí làm mát. Cánh tuốc bin là bộ phận chịu ứng suất cao nhất và là bộ phận nhiều rủi ro nhất: vừa chịu nhiệt độ rất cao vừa quay với vận tốc rất lớn nên công nghệ chế tạo tuốc bin là