Bảo đảm nguyên liệu cho ngành sản xuất chè Việt Nam

Nhắc đến chè là người ta nghĩ đến trà đạo của Nhật Bản, liên tưởng tới Trung Hoa- quê hương của cây chè cách đây gần 4000 năm nhưng cũng không thể không nhắc tới Việt Nam- nơi cây chè đã du nhập và gắn bó với con người gần ba thiên niên kỷ, uống trà đã trở thành một nét trong văn hoá ẩm thực của chúng ta. Ngày nay, chè là một cây công nghiệp dài ngày có vai trò quan trọng trong nền kinh tế xã hội nước ta. Trên thế giới có 39 nước trồng và chế biến chè thì Việt Nam đứng thứ 5 về diện tích trồng chè và đứng thứ 8 về sản lượng. Ngành sản xuất chè là một ngành kinh tế đem lại nguồn thu nhập cho nền kinh tế quốc dân không chỉ ở thị trường trong nước mà còn tại thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, ngành sản xuất chè lại có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như tạo công ăn việc làm cho một lượng lao động lớn, nâng cao đời sống ở vùng sâu, vùng xa tạo điều kiện thực hiện xoá đói, giảm nghèo cho người dân. Chính vì vậy ngành sản xuất chè nằm trong kế hoạch phát triển của Nhà nước ta. Tuy đạt được những thành tựu đáng mừng về kinh tế, đạt hiệu quả về xã hội nhưng ngành sản xuất chè Việt Nam đang đứng trước những thách thức tiềm ẩn: năng suất chè thấp hơn so với các nước trên thế giới, chất lượng chè chưa cao Chính vì thế ngành chè phải nỗ lực nâng cao vai trò cũng như những kết qủa trong sản xuất kinh doanh đồng thời khắc phục những khó khăn của mình. Xuất phát từ yêu cầu khách quan của ngành chè cùng với những thách thức và cơ hội trước thềm hội nhập WTO kết hợp với thực tiễn ngành sản xuất chè nước ta việc “ Bảo đảm nguyên liệu cho ngành sản xuất chè Việt Nam” là hết sức cần thiết. Nội dung: Chương I: Vai trò của bảo đảm nguyên liệu trong sản xuất kinh doanh. Chương II: Thực trạng bảo đảm nguyên liệu của ngành chè Việt Nam. Chương III: Giải pháp bảo đảm và phát triển nguyên liệu cho ngành chè.

doc29 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2074 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bảo đảm nguyên liệu cho ngành sản xuất chè Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu Nhắc đến chè là người ta nghĩ đến trà đạo của Nhật Bản, liên tưởng tới Trung Hoa- quê hương của cây chè cách đây gần 4000 năm nhưng cũng không thể không nhắc tới Việt Nam- nơi cây chè đã du nhập và gắn bó với con người gần ba thiên niên kỷ, uống trà đã trở thành một nét trong văn hoá ẩm thực của chúng ta. Ngày nay, chè là một cây công nghiệp dài ngày có vai trò quan trọng trong nền kinh tế xã hội nước ta. Trên thế giới có 39 nước trồng và chế biến chè thì Việt Nam đứng thứ 5 về diện tích trồng chè và đứng thứ 8 về sản lượng. Ngành sản xuất chè là một ngành kinh tế đem lại nguồn thu nhập cho nền kinh tế quốc dân không chỉ ở thị trường trong nước mà còn tại thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, ngành sản xuất chè lại có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như tạo công ăn việc làm cho một lượng lao động lớn, nâng cao đời sống ở vùng sâu, vùng xa …tạo điều kiện thực hiện xoá đói, giảm nghèo cho người dân. Chính vì vậy ngành sản xuất chè nằm trong kế hoạch phát triển của Nhà nước ta. Tuy đạt được những thành tựu đáng mừng về kinh tế, đạt hiệu quả về xã hội nhưng ngành sản xuất chè Việt Nam đang đứng trước những thách thức tiềm ẩn: năng suất chè thấp hơn so với các nước trên thế giới, chất lượng chè chưa cao…Chính vì thế ngành chè phải nỗ lực nâng cao vai trò cũng như những kết qủa trong sản xuất kinh doanh đồng thời khắc phục những khó khăn của mình. Xuất phát từ yêu cầu khách quan của ngành chè cùng với những thách thức và cơ hội trước thềm hội nhập WTO kết hợp với thực tiễn ngành sản xuất chè nước ta việc “ Bảo đảm nguyên liệu cho ngành sản xuất chè Việt Nam” là hết sức cần thiết. Nội dung: Chương I: Vai trò của bảo đảm nguyên liệu trong sản xuất kinh doanh. Chương II: Thực trạng bảo đảm nguyên liệu của ngành chè Việt Nam. Chương III: Giải pháp bảo đảm và phát triển nguyên liệu cho ngành chè. Nội dung Chương I Vai trò của đảm bảo nguyên liệu trong sản xuất kinh doanh 1.Vai trò, yêu cầu bảo đảm nguyên liệu và sử dụng nguyên liệu Nguyên liệu, vai trò của nó trong sản xuất kinh doanh công nghiệp. Nguyên liệu trong sản xuất kinh doanh công nghiệp là đối tượng lao động đã trải qua quá trình lao động của con người để khai thác, sản xuất ra nó. Nguyên liệu trong công nghiệp có nhiều loại. Các cách phân loại nguyên liệu như sau: - Căn cứ vào tính chất, mức độ của lao động vào đối tượng lao động nguyên liệu được phân thành: nguyên liệu nguyên thuỷ và nguyên liệu bán thành phẩm. - Căn cứ vào vai trò tham gia cấu thành nên thực thể sản phẩm của sản phẩm. Nguyên liệu được chia thành: nguyên liệu chính tạo thực thể sản phẩm và vật liệu phụ. - Căn cứ vào nguồn tạo thành, nguyên liệu được phân ra: Nguyên liệu “công nghiệp”. Nguyên liệu công nghiệp lại được phân ra thành nguyên liệu khoáng sản với hai đặc điểm cơ bản: không có khả năng tái sinh và được phân bố sâu trong lòng đất. Nguồn nguyên liệu tổng hợp và nhân tạo có khả năng tổng hợp vô hạn về quy mô và những đặc tính kỹ thuật dựa trên cơ sở về thành tựu khoa học và công nghệ chế biến. Nguồn nguyên liệu do các ngành nông, lâm, ngư nghiệp khai thác và sản xuất ra là nguyên liệu “động thực vật”, với những đặc điểm cơ bản là có khả năng tái sinh, song tốc độ tái sinh lại phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên cũng như khả năng đưa tiến bộ khoa học ứng dụng vào ngành này. Ngoài ra nguồn nguyên liệu còn được phân tích và xem xét ở khía cạnh nguồn nguyên liệu trong nước và nguyên liệu nhập khẩu. 1.2 Yêu cầu cơ bản với việc đảm bảo và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên liệu Khai thác và sử dụng tốt cá nguồn lực để bảo đảm số lượng, chủng loại, chất lượng nguyên liệu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất công nghiệp về quy mô, cơ cấu, tốc độ, trình độ kỹ thuật cũng như hiệu quả kinh tế - xã hội. Bảo đảm đồng bộ, liên tục, thông suốt, có hiệu quả giữa các khâu sản xuất, chế biến và sử dụng nguyên liệu vừa đáp ứng được yêu cầu sản xuất công nghiệp vừa góp phần sử dụng tốt và bảo vệ môi trường. Bảo đảm và nâng cao hiệu quả kinh tế ở các khâu khai thác, sản xuất, chế biến, sử dụng nguyên liệu ở cả hai hình thái hiện vật và giá trị. Bảo đảm quyền tự chủ của doanh nghiệp trong tạo nguồn nguyên liệu và sử dụng chúng đồng thời nâng cao vai trò của Nhà nước trong định hướng tạo nguồn sử dụng, trong xây dựng và thực hiện các chính sách đảm bảo nguồn nguyên liệu cũng như sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên liệu trong sản xuất công nghiệp. 2.Vai trò của ngành chè và yêu cầu bảo đảm nguyên liệu cho ngành chè 2.1 Đặc điểm của cây chè Việt Nam Về mặt tự nhiên: Cây chè là cây trồng nhiệt đới rất thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, hệ số dao động nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm lớn (8-12 độ C) ở Việt Nam tạo cho cây chè tổng hợp được nhiều chất thơm tự nhiên và đặc trưng. Ngoài ra độ cao và địa hình cũng có ảnh hưởng đến chất lượng chè. Kinh nghiệm sản xuất chè lâu đời của thế giới cho thấy các loại danh trà chủ yếu là được trồng trên vùng núi cao. Chè Việt Nam có chất lượng cao là chè Shan Tuyết được trồng trên núi Tây Côn Lĩnh, chè Suối Giàng ở Văn Chấn Yên Bái, chè Tà Sùa ở Sơn La. Về mặt kinh tế: Chè là cây công nghiệp dài ngày, có lợi thế so sánh ở nước ta đặc biệt là ở các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc. Đảng và Nhà nước ta coi cây chè là cây xoá đói giảm nghèo ở các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc và là cây làm giàu, góp phần lớn vào việc phát triển kinh tế nông thôn ở miền Nam. Trồng chè còn thu hút được một lượng lao động đáng kể, góp phần giải quyết việc làm và là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao ở Trung du Miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên, góp phần thúc đẩy trung du, miền núi có điều kiện hoà hợp với miền xuôi về kinh tế, văn hoá, xã hội. 2.2 Vai trò của ngành sản xuất chè Việt Nam 2.2.1. Sản xuất chè với phát triển nông nghiệp: Những năm gần đây, việc triển khai giao đất và khoán chè cho người lao động theo Nghị định 01 của Chính phủ cùng với những giải pháp của ngành chè Việt Nam,cùng với cơ chế và phương thức mua chè thuận lợi cho người lao động đã tạo động lực khuyến khích ngươì lao động phấn khởi chủ động đầu tư thâm canh chè để đạt năng suất, chất lượng cao. ở trung du miền núi người dân có tập quán trồng lúa nương với thu nhập trung bình là 1-2 triệu đồng/ha trong khi đó 1 ha chè trên vùng đồi núi khô cằn thu được 10-12 triệu đồng. Điều này dẫn tới quan điểm chuyển sang trồng chè thay vì lúa nương trong nhân dân miền núi. Cây chè là cây không kén đất như cà phê, ca cao, hồ tiêu, năng suất lại tương đối ổn định, ít biến động hàng năm không lớn ngay cả những năm thiên tai, hạn hán. Nhìn chung đây là loại cây trồng đứng về mặt kinh doanh tương đối ổn định. Ngoài ra cây chè còn có tác dụng chống xói mòn, bảo vệ môi sinh. 2.2.2 Sản xuất chè với phát triển ngành công nghiệp chế biến Phát triển cây chè Việt Nam luôn gắn liền với sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến nước ta. Trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, sản xuất chè công nghiệp bắt đầu bằng việc xây dựng nhà máy chè đầu tiên vào năm 1923. Những năm 60, ở miền Bắc đã xây dựng hàng loạt nhà máy chè đen OTD lớn (12-43 tấn/ ngày) với thiết bị công nghệ chè đen và chè xanh của Trung Quốc và Liên Xô. Những năm 90 lại có chè túi nhúng của ý, thiết bị chế biến chè CTC của ấn Độ, chè xanh dẹt bán tự động của Nhật Bản. Hiện nay ngành công nghiệp chế biến của ta đã phát triển theo hướng không ngừng đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến chè, đặc biệt là chế biến chè đặc sản và nghiên cứu các sản phẩm mới theo dự báo của thị trường tiêu thụ chè tương lai. 2.2.3 Sản xuất chè với ngành xuất khẩu Cây chè Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường của hơn 40 nước trên thế giới, gồm có Liên Xô cũ và Đông Âu, Trung Cận Đông, Bắc Phi và gần đây bước đầu đưa vào các thị trường khó tính như Tây Âu và Nhật Bản, đã đem lại một nguồn kim ngạch xuất khẩu đáng kể cho đất nước. Mỗi năm bình quân chúng ta xuất khẩu được khoảng 50 nghìn tấn đem lại cho đất nước khoảng 50 triệu USD. 2.2.4 Sản xuất chè với việc giải quyết các vấn đề xã hội Chè chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi gắn sự phát triển của nó với việc phát triển kinh tế xã hội các vùng sâu, vùng xa, vùng núi và trung du nước ta.ở đây cây chè gần gũi với từng gia đình, góp phần định cư, ổn định cuộc sống và xoá đói giảm nghèo người dân. Bên cạnh đó cây chè có thể trồng áp dụng rộng rãi vào các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế trang trại. Trồng chè sẽ mở rộng diện tích canh tác ở vùng cao. Việc quy hoạch các vùng sản xuất chè tập trung bao gồm sản xuất nông - công nghiệp -dịch vụ, hình thành các cụm dân cư đã góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Từ đó rút ngắn khoảng cách giữa các vùng lãnh thổ trên đất nước, tạo ra sự phát triển đồng đều. Ngoài ra, về mặt y học, từ xưa đến nay nước chè là thứ nước uống giải khát phổ biến có tác dụng khắc phục sự mệt mỏi của cơ bắp và hệ thần kinh trung ương, kích thích vỏ đại não, làm cho tinh thần minh mẫn, sảng khoái, hưng phấn trong thời gian lao động căng thăng về trí óc và chân tay. Chất catesin của chè xanh có chức năng phòng ngừa bệnh ung thư bằng cách củng cố hệ thống miễn dịch, phòng ngừa bệnh cao huyết áp, chống lão hoá. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đảm bảo và phát triển nguyên liệu cho sản xuất chè ở Việt Nam 3.1 Điều kiện tự nhiên ở Việt Nam cây chè đang có mặt trên 4 vùng sinh thái lớn : Trung du Miền núi Bắc Bộ, Duyên hải Miền Trung, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên. 3.1.1 Vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ Đây là vùng có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi những cánh đồng hoặc thung lũng xen giữa những đồi núi. Núi ở đây thường cao và dốc, vùng này có mùa đông lạnh và khô. Nhiệt độ trung bình từ 18-23 độ C, độ ẩm trung bình 80-85%, lượng mưa >1800mm/năm. Đất chủ yếu là đỏ nâu trên đá vôi, đỏ vàng trên đá đất sét và biến chất, phần lớn có bề dầy trên 100 cm, hàm lượng dinh dưỡng trung bình. Nhìn chung vùng này rất thích hợp với phát triển cây chè. Hạn chế của vùng này chính là mùa đông có sương muối, mùa hè chịu ảnh hưởng của gió Lào. Có thể khắc phục hiện tượng này bằng cách tác động bằng các biện pháp kỹ thuật như ủ gốc, trồng cây che bóng mát. 3.1.2 Vùng Duyên hải Miền Trung  Đây là dải đất chạy dài ven biển, mang đặc tính của loại hình khí hậu cận nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23-25 độ C, lượng mưa đạt 1.700- 2.500mm. Có mùa mưa kéo dài từ tháng 7 đến tháng 12 hàng năm, kèm theo bão lụt là chịu ảnh hưởng rõ rệt của gió Lào. Như vậy xét về yếu tố khí hậu thì chỉ có ba tỉnh là Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh là cây chè có thể sinh trưởng và phát triển bình thường.Đất các tỉnh này chủ yếu là đất được hình thành trên đá phiến sét, đây là loại đất có hàm lượng dinh dưỡng tương đối cao, độ PH từ 4.5 đến 5.5, cấu tượng tốt. So với yêu cầu sinh thái của cây chè thì vùng này cũng có những đặc điểm rất thích hợp. 3.1.3 Vùng đồng bằng sông Hồng Đây là vùng nhiệt độ bình quân từ 25-27 độ C. Lượng mưa phân bố theo vĩ tuyến. Đất có thể trồng chè là nhóm vàng đỏ trên đất bazan, có nhiều tầng mỏng, độ dốc lớn. Khí hậu không thuận lợi, đất nghèo dinh dưỡng và không có độ dốc phù hợp với sự phát triển cây chè nên năng suất và chất lượng thấp. Chế độ mưa của vùng cũng chịu ảnh hưởng của gió mùa phía Bắc, phân bố không đều và trái với mùa sinh trưởng của chè. Mưa thiếu vào mùa xuân, thời điểm lá chè và búp chè hình thành lá non. 3.1.4 Vùng Tây Nguyên Là vùng mang khí hậu nhiệt đới gió mùa. Độ cao từ 700 đến 1.500 m so với mặt nước biển. Nhiệt độ trung bình là 23 độ C, lượng mưa trung bình hàng năm là 2000 mm. Đất có thể trồng chè chủ yếu là đất bazan, đặc biệt là đất nâu vàng trên đá bazan ở Bảo Lộc, Di Linh khá tốt, hàm lượng mùn và độ ẩm cao, PH từ 3,9 đến 4,4. Đất có tầng dày lớn và kết cấu tốt. Đây cũng là vùng có điều kiện tự nhiên thích hợp với phát triển cây chè. 3.2 Nguồn vốn Để phát triển sản xuất chè, việc huy động vốn đầu tư là rất quan trọng. Hiện nay có rất nhiều nguồn vốn có thể huy động, nhưng nguồn vốn quan trọng nhất là Nhà nước đã giao quyền sử dụng đất lâu dài cho người trồng chè. ở các nông trường công nghiệp cũng được giao khoán vườn chè và giao đất để trồng chè mới. Huy động nguồn vốn tự có trong dân: Đây là nguồn vốn rất quan trọng, nó có tác dụng thúc đẩy người nông dân tham gia vào phát triển cây chè, mặt khác khi người dân tự bỏ vốn ra họ sẽ có trách nhiệm hơn trong sản xuất. Vốn vay ngân hàng Nhà nước: Đây là nguồn vốn không thể thiếu. Thông qua các dự án phát triển, trong những năm qua ngân hàng Nhà nước đã đầu tư cho nhiều cơ sở quốc doanh và tư nhân, góp phần đảm bảo lượng chè tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên so với một số cây chè khác như cà phê, cao su,... chè vẫn là cây được đầu tư thấp nhất. Vốn dự trữ ở các doanh nghiệp : Thông qua hoạt động điều tiết ở các doanh nghiệp đã mở ra khả năng khuyến khích các doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Vốn liên doanh, hợp tác với nước ngoài: Nhà nước ta chủ trương khai thác mạnh nguồn này, thực tế đã có nhiều tổ chức, nhiều quốc gia muốn hợp tác với Việt Nam như: WB, ADB, ACB, các công ty của Đài Loan, Hông Kông,... 3.3 Nhân tố khoa học kỹ thuật Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chất lượng của cây chè. Nếu áp dụng khoa học kỹ thuật tốt sẽ tạo điều kiện tăng năng suất, nâng cao chất lượng chè. Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ có liên quan tới trình độ tay nghề, những hiểu biết của người làm chè về những kỹ thuật trong trồng chè. Các tiến bộ kỹ thuật đó là: Giống chè: Hiện nay ở phía Bắc có 17 giống chè, trong đó hai giống chè chủ yếu là chè Shan Tuyết và chè trung du, còn các giống khác được nhập từ ấn độ, Trung Quốc. Phía Nam, ngoài các giống ở phía Bắc nhập vào còn có các giống từ Nhật Bản. ở Phú Hộ hiện nay đang có một tập đoàn giống gồm 60 giống thu thập từ các nước: Việt Nam, ấn Độ, Srilanca, Trung Quốc,... đang được khảo nghiệm, chọn lọc, thuần hoá và lai tạo. Trong thời gian tới khả năng cung cấp giống chè tốt được đảm bảo. Nhân giống chè: ở Viện nghiên cứu chè bắt đầu nghiên cứu từ năm 1959, bằng các phương pháp nhân giống bằng hạt, bằng cành... Đến nay thuật giâm cành bắt đầu hoàn thiện và bắt đầu phổ biến đến từng hộ gia đình. Kỹ thuật canh tác: Đã có nhiều cải tiến về kỹ thuật trồng chè. Để đảm bảo chống xói mòn, trồng được nhiều cây chè đồng đều, cho năng suất cao, chất lượng tốt và vườn chè thuận lợi cho việc đi lại phải thực hiện một loạt các biện pháp như trồng theo kiểu nông lâm kết hợp, trồng theo kiểu bình độ... Về phân bón nhiều công trình nghiên cứu và thực nghiệm đã tiến hành, nhìn chung muốn đạt năng suất chè 5 tấn/ha chè búp tươi cần bón theo đúng quy cách, ngoài phân chuồng, phân xanh cũng được tăng cường. 3.4 Hệ thống chính sách hỗ trợ của Nhà nước Để bảo đảm và phát triển nguyên liệu chè đạt được mục tiêu mà ngành chè đã đặt ra thì cần phải có một hệ thống các chính sách hỗ trợ phát triển chè. Thực tế nước ta chưa ban hành các chính sách tương xứng với vai trò và tiềm năng của cây chè. Vì vậy, khi tiến hành phát triển sản xuất chè Nhà nước cần ban hành một hệ thống chính sách hỗ trợ cần thiết cho việc bảo đảm và phát triển chè. Sau đây là một số chính sách tiêu biểu: Chính sách ruộng đất: ở nông thôn sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, ruộng đất được giao quyền sử dụng lâu dài cho nhân dân (10-20) năm. Bởi vậy đây là yếu tố quan trọng làm cho người dân yên tâm sản xuất. ở các đơn vị quốc doanh, nhiều đơn vị đã chia đất, khoán vườn chè cho công nhân. Các nông trường ngoài việc cung ứng vật tư cho công nhân, còn cử các cán bộ hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho họ... Một số nông trường vẫn thừa đất cũng giao khoán cho dân làm, cũng theo chế độ như công nhân Nhà nước, không phải đóng chi phí bảo hiểm xã hội, nhưng phải nộp thêm 2% sản lượng để xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng. Chính sách thuế: Thuế nông nghiệp hiện nay đang phổ biến thực hiện nộp theo sản lượng từng hạng quỹ đất như luật thuế sử dụng đất đai do Nhà nước ban hành. ở các cơ sở ngoài quốc doanh, ngoài thuế nông nghiệp người công nhân còn phải trích nộp các khoản chi phí như chi phí quản lý, chi phí khấu hao vườn chè, quỹ bảo hiểm xã hội... Chính sách đầu tư: Nhà nước đã có chủ trương căn cứ vào quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp mà có chính sách đầu tư cho hợp lý cho từng hộ gia đình, khuyến khích phát triển sản xuất. Tuy nhiên trên thực tế, các vùng trồng chè là những vùng sâu, vùng xa miền núi nên Nhà nước cần ưu tiên mới thu hút được lao động và tiền vốn trong dân để phát triển loại cây trồng này. 3.5 Nhân tố lao động Nhân tố con người có vai trò quyết định trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội nói chung và cũng là nhân tố quan trọng trong phát triển sản xuất chè Để đạt được năng suất, chất lượng cao trong sản xuất nguyên liệu chè thì người lao động phải có trình độ tay nghề. Trong khâu trồng chè đỏi hỏi người lao động phải có kỹ năng lao động. Hiện nay ở nước ta trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao, tuy nhiên số lượng lao động này lại phân bố không đều. Vì vậy ngành chè cần phải có biện pháp phân bố lại lao động sao cho hợp lý và đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho lao động ở các vùng trồng chè vùng sâu, vùng xa. Với dân số 80 triệu người, cơ cấu dân cư trẻ và có gần 80% dân số sống bằng nghề nông. Có thể nói nguồn nhân lực cho nông nghiệp là rất dồi dào. Với mức độ tăng dân số như hiện nay thì bình quân mỗi năm sẽ có gần 1 triệu nguời bước vào tuổi lao động, trong đó ở nông thôn và các tỉnh miền núi là 35 vạn nguời, số lao động dôi dư sẽ tạo ra nguồn lao động to lớn để tiến hành khai hoang mở đất, đi xây dựng kinh tế mới, tận dụng những vùng đất còn tiềm năng. Mặt khác, lao động nước ta nhìn chung là rẻ, lại cần cù lao động, thông minh sáng tạo, có khả năng nắm bắt nhanh khoa học công nghệ, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Bởi vậy, lực lượng này thực sự đáp ứng yêu cầu và là yếu tố thúc đẩy sự phát triển trong sản xuất chè. Chương II Thực trạng Bảo đảm nguyên liệu cho sản xuất chè ở Việt Nam trong những năm qua 1. Địa bàn phân bố cây chè Hiện nay, cả nước có 33 tỉnh trồng chè với diện tích năm 2002 là 100.061 ha chia thành 4 vùng trồng chè lớn theo bảng sau đây: Các vùng trồng chè ở Việt Nam (số liệu năm 2004) Vùng Số tỉnh trồng chè Diện tích (ha) % so với cả nước Cả nước 33 100.061 100 Vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ 14 63.964 63,9 Vùng Đồng bằng sông Hồng 6 3.778 3,8 Vùng Duyên hải Miền Trung 9 8.997 9,0 Vùng Tây Nguyên 4 23.322 23,3 *Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê Từ bảng trên cho thấy, chè được trồng chủ yếu ở vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ. đây là vùng chiếm ưu thế về diện tích, sản lượng và chất lượng so với các vùng chè khác trong cả nước. Tại đây đã hình thành nhiều sản phẩm chè đặc sản truyền thống nổi tiếng như chè Tà Sùa, chè Shan Tuyết, chè Suối Giàng, chè Tân Cương... Hiện đang trồng thử nghiệm nhiều giống chè nhập của Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, ấn Độ có chất lượng cao. Đây là vùng có nhiều lợi thế sản xuất chè so với các vùng khác về điều kiện khí hậu, địa hình, đất đai, kinh nghiệm trồng và chế biến chè. Đứng thứ hai về diện tích là vùng Tây Nguyên bao gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng. Năm 2000 diện tích chè cả vùng là 15.217 ha nhưng đến năm 2004 tổng diện tích là 23.332 ha chiếm 23,3% so với cả nước sau một thời gian dài trồng thử nghiệm chè ở tỉnh Lâm Đồng mà trung tâm là hai huyện Bảo Lộc và Di Linh. 2. Diện tích, năng suất, sản lượng chè cả nước. Chè là cây công nghiệp lâu năm phát triển không bột phát như những cây công nghiệp lâu năm khác như cây cà phê, cao su, hồ tiêu, cây chè phát triển ổn định và vững chắc. Điều này được thể hiện qua bảng sau Quá trình phát triển cây chè thời kỳ 2000-2004 Năm Diện tích Sản lượng Nghìn ha Chỉ số phát triển so với năm trước Nghìn tấn búp khô Chỉ số phát triển so với năm trước 2000 77,4 98,5 56,6 108,4 2001 84,8 109,6 70,3 124,2 2002 89,9 106,0 78,9 112,2 2003 92,3 102,7 80,0 101,1 2004 100,1 108,5 85,6 107,5 *Nguồn: Tổng cục thống kê, Tổng công ty Chè Việt Nam Trong 3 năm 2002-2004, diện tích và sản lượng chè đều tăng nhanh. Năm 2004 diện tích chè cả nước đạt 100
Luận văn liên quan