Lễ hội cổ truyền là một hình thức sinh hoạt văn hoá tinh thần, bắt nguồn và phát triển từ thực tiễn hoạt động của đời sống xã hội, sự giao lưu, tiếp biến văn hoá của cộng đồng. Lễ hội cổ truyền chứa đựng tất cả những khát vọng, những ước muốn tâm linh vừa linh thiêng, vừa trần tục của cộng đồng dân cư trong những hoàn cảnh cụ thể. Đây là một bộ phận quan trọng của văn hoá dân tộc, được lưu truyền qua hàng nghìn năm lịch sử. Muốn nghiên cứu văn hoá truyền thống, lẽ đương nhiên là phải tìm đến lễ hội, đặc biệt là lễ hội cổ truyền.
Trong những năm gần đây, lễ hội cổ truyền nước ta được quan tâm nghiên cứu và đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu tập trung trên bình diện tổng thể khu vực vùng như Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ Nghiên cứu về lễ hội cổ truyền ở phạm vi hẹp, thuộc địa bàn của một địa phương, một tỉnh vẫn còn chưa nhiều. Mặt khác, do mỗi tiểu vùng văn hoá sắc thái riêng, cho nên khi nghiên cứu lễ hội cổ truyền của người Việt, chúng ta không thể bỏ qua việc nghiên cứu ở từng địa phương cụ thể. Chính vì vậy, nghiên cứu lễ hội cổ truyền ở mỗi tiểu vùng văn hoá là những bước đi cần thiết và quan trọng để kế thừa, phát huy di sản văn hoá dân tộc. Xuất phát từ những đòi hỏi của công tác nghiên cứu văn hoá, chúng tôi chọn đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội cổ truyền ở tỉnh Vĩnh Phúc”.
185 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3529 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội cổ truyền ở tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
b¶o tån vµ ph¸t huy gi¸ trÞ v¨n hãa
cña lÔ héi cæ truyÒn ë tØnh vÜnh phóc
hµ néi - 2009
Môc lôc
Trang
Më ®Çu
1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỄ HỘI CỔ TRUYỀN
7
1.1. Quan niÖm vÒ lÔ héi vµ lÔ héi cæ truyÒn
7
1.2. Gi¸ trÞ v¨n ho¸ cña lÔ héi cæ truyÒn trong x· héi hiÖn nay
20
1.3. C¸c quan ®iÓm b¶o tån vµ ph¸t huy gi¸ trÞ v¨n hãa lÔ héi cæ truyÒn
23
Chương 2: THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HOÁ LỄ HỘI CỔ TRUYỀN Ở VĨNH PHÚC
27
2.1. Vµi nÐt vÒ ®iÒu kiÖn ®Þa lý, lÞch sö, v¨n ho¸, x· héi tØnh VÜnh Phóc
27
2.2. C¸c lo¹i h×nh lÔ héi
41
2.3. Tæ chøc lÔ héi cæ truyÒn
44
2.4. Mét sè nghi thøc c¬ b¶n cña lÔ héi cæ truyÒn ë tØnh VÜnh Phóc
60
2.5. Thùc tr¹ng b¶o tån vµ ph¸t huy gi¸ trÞ v¨n ho¸ lÔ héi cæ truyÒn ë VÜnh Phóc
113
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỄ HỘI CỔ TRUYỀN Ở VĨNH PHÚC
125
3.1. Mét sè dù b¸o vÒ lÔ héi cæ truyÒn trong thêi gian tíi
125
3.2. Ph¬ng híng chung vÒ vÊn ®Ò b¶o tån vµ ph¸t huy gi¸ trÞ v¨n ho¸ lÔ héi cæ truyÒn
128
3.3. Mét sè gi¶i ph¸p vµ kiÕn nghÞ nh»m b¶o tån vµ ph¸t huy gi¸ trÞ v¨n ho¸ lÔ héi cæ truyÒn trong ®êi sèng x· héi hiÖn nay ë VÜnh Phóc
132
KÕt luËn
139
Danh môc tµi liÖu tham kh¶o
phô lôc
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng di tích phân bố theo địa bàn huyện
116
Bảng 2.2: Các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
117
Bảng 2.3: Địa điểm tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
118
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát các thành tố trong lễ hội ở Vĩnh Phúc
119
Bảng 2.5: Kết quả xếp loại của các huyện
121
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Lễ hội cổ truyền là một hình thức sinh hoạt văn hoá tinh thần, bắt nguồn và phát triển từ thực tiễn hoạt động của đời sống xã hội, sự giao lưu, tiếp biến văn hoá của cộng đồng. Lễ hội cổ truyền chứa đựng tất cả những khát vọng, những ước muốn tâm linh vừa linh thiêng, vừa trần tục của cộng đồng dân cư trong những hoàn cảnh cụ thể. Đây là một bộ phận quan trọng của văn hoá dân tộc, được lưu truyền qua hàng nghìn năm lịch sử. Muốn nghiên cứu văn hoá truyền thống, lẽ đương nhiên là phải tìm đến lễ hội, đặc biệt là lễ hội cổ truyền.
Trong những năm gần đây, lễ hội cổ truyền nước ta được quan tâm nghiên cứu và đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu tập trung trên bình diện tổng thể khu vực vùng như Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ…Nghiên cứu về lễ hội cổ truyền ở phạm vi hẹp, thuộc địa bàn của một địa phương, một tỉnh vẫn còn chưa nhiều. Mặt khác, do mỗi tiểu vùng văn hoá sắc thái riêng, cho nên khi nghiên cứu lễ hội cổ truyền của người Việt, chúng ta không thể bỏ qua việc nghiên cứu ở từng địa phương cụ thể. Chính vì vậy, nghiên cứu lễ hội cổ truyền ở mỗi tiểu vùng văn hoá là những bước đi cần thiết và quan trọng để kế thừa, phát huy di sản văn hoá dân tộc. Xuất phát từ những đòi hỏi của công tác nghiên cứu văn hoá, chúng tôi chọn đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội cổ truyền ở tỉnh Vĩnh Phúc”.
1.2. Vĩnh Phúc là một tỉnh ở vùng châu thổ sông Hồng (khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng). Văn hoá dân gian Vĩnh Phúc vừa đậm nét cổ xưa nguyên thuỷ của vùng văn hoá Hùng Vương, vừa có sắc thái văn hiến phức hợp của vùng văn hoá Kinh Bắc- Thăng Long, với gần 500 làng cổ còn lưu giữ một kho tàng văn hoá phi vật thể phong phú. Trong đó có khoảng 520 lễ hội cổ truyền.
Trong nhiều năm gần đây, do nhiều nguyên nhân mà lễ hội cổ truyền ở Vĩnh Phúc chưa được nhìn nhận đúng mức. Nhiều lễ hội bị mai một, sự độc đáo của lễ hội bị giảm dần do xu thế bắt chước. Việc nghiên cứu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội cổ truyền ở tỉnh Vĩnh Phúc là hết sức cần thiết, tạo cơ sở cho công tác quản lý, hoạch định chính sách và phát triển văn hoá, khai thác lễ hội như là nguồn lực di sản văn hoá để phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
1.3. Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá truyền thống của dân tộc là một hoạt động đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Muốn bảo tồn và phát huy di sản văn hoá cần phải nhận diện, đánh giá mọi giá trị văn hoá cổ truyền mà lễ hội cổ truyền là một phương diện tiêu biểu, tồn tại trong những tiểu vùng văn hoá cụ thể.
Quá trình nghiên cứu lễ hội ở Vĩnh Phúc sẽ vận dụng những quan điểm, phương pháp nghiên cứu văn hoá học vào một trường hợp tiểu vùng văn hoá. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung vào lĩnh vực học thuật, làm phong phú thêm kho tàng lý luận văn hoá dân gian trên phương diện lễ hội cổ truyền, góp phần làm căn cứ khoa học cho việc bảo tồn, làm giàu và phát huy giá trị văn hoá lễ hội của nhân dân Vĩnh Phúc.
Xuất phát từ yêu cầu trên, tác giả luận văn lựa chọn đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội cổ truyền ở tỉnh Vĩnh Phúc” nhằm vận dụng lý luận văn hoá và các phương pháp nghiên cứu văn hoá vào thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu một số thành tố cơ bản của lễ hội cổ truyền, những giá trị văn hoá của lễ hội cổ truyền.
- Nghiên cứu thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội cổ truyền. Hướng tới một cái nhìn tổng thể về lễ hội cổ truyền ở Vĩnh Phúc.
- Đề xuất phương hướng và những giải pháp, những kiến nghị mong muốn góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội cổ truyền ở Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống lễ hội cổ truyền, trong đó tập trung làm rõ một số lễ hội tiêu biểu đang diễn ra hiện nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tới lễ hội cổ truyền trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 1997 đến nay (mốc thời gian tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập).
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận văn vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối văn hoá của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hoá để nghiên cứu lễ hội cổ truyền ở Vĩnh Phúc.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp logic và lịch sử
+ Phương pháp liên ngành và chuyên ngành
+ Phương pháp điều tra xã hội học
+ Phương pháp phỏng vấn sâu
+ Phương pháp quan sát tham dự
+ Phương pháp tổng hợp và phân tích các tài liệu sẵn có.
5. Đóng góp mới của luận văn
- Luận văn có thể được xem như một công trình khoa học nghiên cứu có hệ thống về lễ hội cổ truyền Vĩnh Phúc dưới góc độ văn hoá học và văn hoá dân gian; cung cấp cho người đọc một hệ thống tư liệu phong phú, những giá trị đích thực về lễ hội cổ truyền ở một địa phương cụ thể.
- Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội cổ truyền ở tỉnh Vĩnh Phúc, luận văn sẽ góp phần xây dựng những định hướng cho công tác chỉ đạo, quản lý lễ hội trên phạm vi của tỉnh; đồng thời đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội Vĩnh Phúc trong xu thế hội nhập và phát triển kinh tế xã hội hiện nay.
6. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
6.1.Tổng quan về lịch sử nghiên cứu lễ hội
Nghiên cứu về lễ hội không phải là một đề tài mới. Từ trước tới nay, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này. Những nghiên cứu của họ có thể tập hợp và phân loại theo các nhóm sau:
- Nhóm công trình theo khuynh hướng miêu thuật từng lễ hội cụ thể:
Khuynh hướng sưu tầm nghiên cứu và miêu thuật từng lễ hội cụ thể là khuynh hướng nổi trội nhất và có số lượng các công trình nhiều nhất như các công trình của các tác giả Thạch Phương – Lê Trung Vũ, xuất bản năm 1995 có tựa đề: 60 lễ hội truyền thống của người Việt Nam, (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội), Nguyễn Chí Bền (trưởng ban tuyển chọn) xuất bản sách: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam, Nxb Văn hoá Dân tộc và Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, Hà Nội, năm 2000), Trương Thìn (chủ biên) (1990) ấn hành công trình: Hội hè Việt Nam (Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội).…. Theo nhóm các tác giả tuyển chọn mà Nguyễn Chí Bền (là trưởng ban tuyển chọn) có khoảng 212 lễ hội truyền thống được miêu thuật. Điều đáng quan tâm, các công trình trên chủ yếu dừng ở việc miêu thuật và giải nghĩa các lễ hội chứ chưa nhấn mạnh vào những phân tích về mối liên hệ của các lễ hội truyền thống với xã hội đương đại để có thể đưa ra những giải pháp quản lý lễ hội.
- Nhóm công trình theo khuynh hướng nghiên cứu lễ hội ở bình diện tổng thể:
Khuynh hướng này chủ yếu nhìn nhận các vấn đề giá trị của lễ hội truyền thống theo phương pháp định tính. Một trong những tác giả tiêu biểu cho khuynh hướng này là GS. Đinh Gia Khánh trong các công trình ý nghĩa xã hội và văn hoá của hội lễ dân gian [7] và Văn hoá dân gian Việt Nam với sự phát triển của xã hội Việt Nam [11]; Tập thể các tác giả của Viện Nghiên cứu Văn hoá (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) xuất bản công trình Lễ hội cổ truyền của người Việt ở Bắc Bộ do PGS. Lê Trung Vũ (chủ biên) [41]…. Đáng lưu ý là năm 1993, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn (nay là Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) tổ chức một hội thảo khoa học quốc tế về Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại [10]. Các nhà nghiên cứu tham gia hội thảo này đã đóng góp nhiều ý kiến về vai trò của lễ hội truyền thống trong xã hội đương đại, trong đó tác giả Vũ Ngọc Khánh cho rằng lễ hội không phải là một hiện tượng văn hoá bất biến mà nó có sự đổi thay qua thời gian. Sự biến đổi và tiếp tục của các lễ hội chính là sự hài hoà của nó đối với không gian và thời gian nhất định.
Thừa nhận sự trường tồn của lễ hội cổ truyền, các nhà nghiên cứu không quan niệm lễ hội là sự luyến tiếc quá khứ, để lui vào huyền thoại, cô lập con người. Lễ hội cũng không phải tồn tại để con người quay ra tìm sự huyền bí với những cảm giác bồng bềnh ngây ngất nhằm mục đích thoát ly cuộc sống. Trong lễ hội có sự tưởng tượng về sự hiện diện các thần linh, các bí tích, nhưng không phải là để tấn công khoa học, để đi ngược chiều với những xã hội mới như xã hội hậu công nghiệp.
Bên cạnh đó, Đinh Gia Khánh còn nhận xét về các mặt tích cực và tiêu cực của sự phát triển trở lại của các lễ hội truyền thống. Tác giả nêu ra một số quan điểm phổ biến khi đánh giá về sự trở lại của lễ hội như sau:
1/ Những ý kiến không tán thành với sự trở lại này vì cho rằng điều đó gây lãng phí tiền của, thời gian.
2/ Những ý kiến cho rằng sự trở lại của lễ hội gây ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội do nó liên quan đến các hiện tượng mê tín, dị đoan.
3/ Một số nhà nghiên cứu phê phán sự pha tạp giữa các yếu tố truyền thống và các yếu tố hiện đại, coi đây là những sự lai căng, cần phải loại bỏ [10, tr.27-28].
Lê Hữu Tầng nêu ra những ảnh hưởng do sự bùng phát trở lại của lễ hội đối với cuộc sống đương đại như nhu cầu lễ hội có thực sự là nhu cầu của đa số người dân hay không, hay đó chỉ là nhu cầu do một số người muốn lợi dụng lễ hội để tiến hành các hoạt động mê tín dị đoan, kinh doanh lễ hội để kiếm lời khai thác? Những biến đổi kinh tế - xã hội sẽ tác động ra sao đối với nhu cầu hội lễ của người dân và ngược lại? [10, tr.21].
Đánh giá về vai trò của lễ hội đối với sự phát triển của xã hội, về những giá trị của lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội đương đại, GS. Ngô Đức Thịnh đưa ra quan điểm, trong xã hội đương đại, lễ hội truyền thống còn giữ năm giá trị cơ bản là:
1/ Giá trị cộng đồng, trong đó, lễ hội chính là “sự biểu dương sức mạnh của cộng đồng” và là chất kết dính tạo nên “sự cố kết cộng đồng”. Lễ hội là môi trường góp phần quan trọng tạo nên niềm “cộng mệnh” và “cộng cảm” của sức mạnh cộng đồng;
2/ Giá trị hướng về nguồn: Lễ hội có nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc cộng đồng. Chính vì vậy, lễ hội thường gắn với hành hương - du lịch;
3/ Giá trị cân bằng đời sống tâm linh: Lễ hội góp phần làm thoả mãn nhu cầu về đời sống tâm linh của con người;
4/ Giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hoá: Lễ hội do nhân dân tự tổ chức, làm tái hiện các sinh hoạt văn hoá cộng đồng, và cũng chính bản thân họ là những người hưởng thụ các sinh hoạt văn hoá đó;
5/ Giá trị bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc: Lễ hội truyền thống là một bảo tàng sống về văn hoá dân tộc, nhờ đó, nền văn hoá ấy được hồi sinh, tái tạo và truyền giao qua các thế hệ [30, tr.7- 8].
Một trong những công trình khác đánh giá tương đối đầy đủ về thực trạng lễ hội truyền thống Việt Nam là đề tài khoa học cấp Bộ Văn hoá - Thông tin của các tác giả Nguyễn Thu Linh và Phan Văn Tú về Quản lý lễ hội cổ truyền: thực trạng và giải pháp [16]. Nhóm nghiên cứu nhận xét:
Con người các thế hệ đã biết và hiểu về lịch sử - văn hoá dân tộc/địa phương mình qua các trải nghiệm hội hè. Rất nhiều trò chơi, trò diễn dân gian có giá trị tìm lại được môi trường phục sinh và tôn tạo. Hàng loạt các nghề thủ công - mỹ nghệ, ẩm thực truyền thống… được củng cố và phát triển tạo ra những cơ hội việc làm và thu nhập cho không ít lao động, góp phần bảo vệ di sản công nghệ dân gian đang có cơ trở thành hàng hoá có giá trị trong xã hội hiện đại” [16, tr.44]
Các tác giả nhấn mạnh rằng lễ hội đang trở thành một sản phẩm của ngành du lịch, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế ở nhiều địa phương [16, tr.44].
6.2. Quá trình nghiên cứu lễ hội cổ truyền ở tỉnh Vĩnh Phúc
Trong nhiều năm qua đã có đông đảo nhà nghiên cứu trung ương và địa phương nghiên cứu, tìm hiểu, làm rõ về lễ hội và lễ hội cổ truyền ở Vĩnh Phúc. Song chủ yếu những bài viết nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở giới thiệu hoặc miêu tả dưới góc độ đơn lẻ từng lễ hội hoặc tập trung vào một số lễ hội tiêu biểu của tỉnh, như lễ hội Tây Thiên (huyện Tam Đảo), lễ hội Đúc Bụt (huyện Tam Dương), lễ hội Cướp Phết, lễ hội Chọi Trâu (huyện Lập Thạch), lễ hội Rước Nước (huyện Vĩnh Tường).
Gần đây (từ năm 1997 tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập đến nay), Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc đã có một số công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến lễ hội cổ truyền ở tỉnh và được xuất bản thành sách. Cụ thể như sau:
Công trình “Danh nhân Vĩnh Phúc” (1999) của Lê Kim Thuyên đã giới thiệu khá đầy đủ về các danh nhân ở Vĩnh Phúc từ thời Hai Bà Trưng cho đến trước thời đại Hồ Chí Minh, nơi thờ tự và tổ chức lễ hội của các danh nhân (nếu có).
Tại công trình “Địa chí Vĩnh Phúc (sơ thảo)” (2000), Lê Kim Thuyên đã đề cập về vùng đất và con người Vĩnh Phúc nói chung và khái lược lễ hội cổ truyền nói riêng.
Trong sách “Văn hoá các dân tộc thiểu số Vĩnh Phúc” (2005), tác giả Lâm Quý giới thiệu văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, tập trung ba dân tộc: Dao, Cao Lan và Sán Dìu, trong đó có đề cập đến lễ hội của các dân tộc.
Lê Kim Thuyên còn nghiên cứu khái lược lễ hội Vĩnh Phúc dưới góc độ giới thiệu một lễ hội cụ thể và thành tố của lễ hội, trong công trình “Lễ hội Vĩnh Phúc (2006)”.
Với cuốn sách “Văn hoá dân gian Vĩnh Phúc”(2007), Bùi Đằng Sinh, giới thiệu về các loại hình văn hoá dân gian trên địa bàn Vĩnh Phúc, trong đó khái lược lễ hội cổ truyền. Trong sách “Di tích- Danh thắng Vĩnh Phúc” (2007), Nguyễn Thị Diện giới thiệu những di tích, danh thắng tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó đề cập đến tổ chức lễ hội tại di tích.
Công trình “Quốc Mẫu Tây Thiên Vĩnh Phúc” (2008), của tác giả Lê Kim Thuyên, đã nghiên cứu về Quốc mẫu Lăng Thị Tiêu, nơi thờ tự và tổ chức lễ hội tại khu di tích- danh thắng Tam Đảo. Trong 3 năm 2005- 2007, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc đã tiến hành tổng điều tra di sản văn hoá phi vật thể tên địa bàn toàn tỉnh, đã thống kê các lễ hội trên địa bàn. Ngoài ra, sách “Địa chí văn hoá dân gian vùng đất Tổ” (tỉnh Vĩnh Phú cũ) của Nguyễn Khắc Xương đã đề cập đến lễ hội cổ truyền, trong đó có lễ hội Vĩnh Phúc dưới góc độ thống kê sơ bộ và phân loại lễ hội.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở việc khảo cứu, thống kê giới thiệu, chưa đề cập lễ hội cổ truyền Vĩnh Phúc một cách có hệ thống và chưa đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong giai đoạn hiện nay.
Đề tài luận văn "Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội cổ truyền ở tỉnh Vĩnh Phúc" sẽ cố gắng nghiên cứu lễ hội cổ truyền Vĩnh Phúc, làm rõ những giá trị văn hoá trong lễ hội, đồng thời đưa ra những phương hướng, giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc trên quê hương.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương, 11 tiết.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỄ HỘI CỔ TRUYỀN
1.1. QUAN NIỆM VỀ LỄ HỘI VÀ LỄ HỘI CỔ TRUYỀN
1.1.1. Lễ hội
Việt Nam là đất nước có nền văn hoá lâu đời, nhiều dân tộc cùng sinh sống trên một lãnh thổ thống nhất, cùng đóng góp phong tục tập quán măng bản sắc riêng của mỗi vùng miền, dân tộc, tôn giáo... cho nền văn hoá của dân tộc. Trong đó lễ hội là yếu tố vừa đặc trưng cho mỗi dân tộc, vừa làm cho văn hoá đất nước đặc sắc hơn.
Cho đến thời điểm hiện nay, khái niệm lễ hội vẫn còn nhiều cách hiểu và lý giải khác nhau trong giới nghiên cứu. Tựu trung lại trên thực tế đã xuất hiện một số ý kiến sau đây: có quan niệm chia tách lễ và hội thành hai thành tố khác nhau trong cấu trúc lễ hội dựa trên thực tế có những sinh hoạt văn hoá dân gian có lễ mà không có hội hoặc ngược lại. Theo Bùi Thiết thì “Lễ là các hoạt động đạt tới trình độ nghi lễ, hội là các hoạt nghi lễ đạt trình độ cao hơn, trong đó có các hoạt động văn hoá truyền thống” [26]; khác với quan điểm trên, nhà nghiên cứu Thu Linh cho rằng:
Lễ (cuộc lễ) phản ánh những sự kiện đặc biệt, về mặt hình thức lệ trong các dịp này trở thành hệ thống những nghi thức có tính chất phổ biến được quy định một cách nghiêm ngặt nhiều khi đạt đến trình độ một “ cải diễn hoá” cùng với không khí trang nghiêm đóng vai trò chủ đạo. Đây chính là điểm giao thoa giữa lễ với hội, và có lẽ cũng vì vậy người ta thường nhập hai từ lễ hội [15, tr.27].
Theo Nguyễn Quang Lê, thì bất kỳ một lễ hội nào cũng bao gồm hai hệ thống đan quện và giao thoa với nhau:
1- Hệ thống lễ: Bao gồm các nghi lễ của tín ngưỡng dân gian và tôn giáo cùng với các lễ vật được sử dụng làm đồ lễ mang tính linh thiêng, được chuẩn bị rất chu đáo và nghiêm túc. Thông qua các nghi lễ này con người được giao cảm với thế giới siêu nhiên là các thần thánh (các nhiên thần và nhân thần), do chính con người tưởng tượng ra và họ cầu mong các thần thánh bảo trợ và có tác động tốt đẹp đến tương lai cuộc sống tốt đẹp của mình.
2- Hệ thống hội: Bao gồm các trò vui, trò diễn và các kiểu diễn xướng dân gian, cụ thể là các trò vui chơi giải trí, các đám rước và ca múa dân gian.v.v- chúng đều mang tính vui nhộn, hài hước, song đôi khi chưa thể tách ra khỏi việc thờ cúng [13, tr.5-9].
Giáo sư Đinh Gia Khánh quan niệm: “ đặc điểm cơ bản của văn hoá dân gian (trong đó có lễ hội) là tính nguyên hợp... tức nói rằng quan hệ nghệ thuật ấy người ta nhận thức hiện thực như một tổng thể chưa bị chia cắt” [9, tr.12].
Nghiên cứu "Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch", Dương Văn Sáu cho rằng: “Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng diễn ra trên một địa bàn dân cư trong thời gian và không gian xác định; nhằm nhắc lại một số sự kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại; đồng thời là dịp biểu hiện cách ứng xử văn hoá của con người với thiên nhiên- thần thánh và con người với xã hội” [24, tr.35].
Tác giả Phạm Quang Nghị cắt nghĩa “ lễ hội là một sinh hoạt văn hoá cộng đồng, có tính phổ biến trong cộng đồng xã hội, có sức lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Là sản phẩm sáng tạo của các thế hệ tiền nhân để lại cho hôm nay, lễ hội chứa đựng những mong ước thiết tha vừa thánh thiện, vừa đời thường, vừa thiêng liêng, vừa thế tục của bao thế hệ con người” [22, tr.96].
GS. Ngô Đức Thịnh quan niệm “ lễ hội cổ truyền là một hiện tượng văn hoá dân gian tổng thể”, “ lễ hội là một hình thứ diễn xướng tâm linh" và diễn giải:
Tính tổng thể của lễ hội không phải là thực thể “chia đôi” như người ta quan niệm mà nó hình thành trên trên cơ sở một cốt lõi nghi lễ, tín ngưỡng nào đó (thường là tôn thờ một vị thần linh - lịch sử hay là một thần linh nghề nghiệp nào đó) rồi từ đó nảy sinh và tích hợp các hiện tượng văn hoá phái sinh để tạo nên một tổng thể lễ hội cho nên một trong