Bảo vệ nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước tỉnh Sơn La

Nước là nguồn tài nguyên tái tạo, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống trên Trái đất và rất cần thiết cho các hoạt động kinh tế - xã hội của loài người. ở đâu có nước, ở đó có sự sống. Trong cơ thể sống, nước chiếm khoảng 70% khối lượng cơ thể con người trưỏng thành. Nước còn được coi như một tiêu điểm để đánh giá mức sống, sự phát triển của mỗi quốc gia hoặc mỗi khu vực. Thậm chí nước - còn là nguyên nhân của chiến tranh, của tranh chấp và chia rẽ. Nước sạch đưa vào cơ thể con người nhiều nguyên tố cần thiết như: Fe, F, Zn, Cu,. ngược lại nước nhiễm bẩn lại đưa vào cơ thể nhiều vi khuẩn gây bênh. Nước bẩn chứa nhiều các chất độc hại như: Pb, Hg, As, thuốc trừ sâu, các hoá chất gây ung thư khác. Do đó, nước dùng cho cuộc sống phải đủ về số lượng và đảm bảo an toàn về chất lượng. Trên phạm vi toàn cầu, tài nguyên nước đang chịu những áp lực ngày càng nặng nề. Sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế đã dẫn đến những cạnh tranh và mâu thuẫn gay gắt trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên nước, nhất là đối với những dòng sông liên quốc gia. Bên cạnh đó, việc khai thác quá mức tài nguyên đất và tài nguyên rừng cũng đã dẫn đến những tác động tiêu cực đối với tài nguyên nước như tăng dòng chảy lũ, giảm dòng chảy cạn, tăng mức độ xói mòn lưu vực, gây bồi lắng và làm giảm tuổi thọ của các hồ chứa, đập dâng. Sự thiếu hiểu biết và thiếu những biện pháp phòng chống ô nhiễm cần thiết làm cho tài nguyên nước bị suy thoái thêm về chất. Trong bối cảnh đó, việc nhận thức được tầm quan trọng của tài nguyên nước, nắm vững những quy luật đặc thù và tiềm năng về tài nguyên nước cũng như phương pháp quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên nước của Việt Nam nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng là hết sức cần thiết.

doc26 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3266 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bảo vệ nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo chuyên đề bảo vệ nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước sơn la, tháng 9 năm 2005 Lời nói đầu Nước là nguồn tài nguyên tái tạo, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống trên Trái đất và rất cần thiết cho các hoạt động kinh tế - xã hội của loài người. ở đâu có nước, ở đó có sự sống. Trong cơ thể sống, nước chiếm khoảng 70% khối lượng cơ thể con người trưỏng thành. Nước còn được coi như một tiêu điểm để đánh giá mức sống, sự phát triển của mỗi quốc gia hoặc mỗi khu vực. Thậm chí nước - còn là nguyên nhân của chiến tranh, của tranh chấp và chia rẽ. Nước sạch đưa vào cơ thể con người nhiều nguyên tố cần thiết như: Fe, F, Zn, Cu,.... ngược lại nước nhiễm bẩn lại đưa vào cơ thể nhiều vi khuẩn gây bênh. Nước bẩn chứa nhiều các chất độc hại như: Pb, Hg, As, thuốc trừ sâu, các hoá chất gây ung thư khác. Do đó, nước dùng cho cuộc sống phải đủ về số lượng và đảm bảo an toàn về chất lượng. Trên phạm vi toàn cầu, tài nguyên nước đang chịu những áp lực ngày càng nặng nề. Sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế đã dẫn đến những cạnh tranh và mâu thuẫn gay gắt trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên nước, nhất là đối với những dòng sông liên quốc gia. Bên cạnh đó, việc khai thác quá mức tài nguyên đất và tài nguyên rừng cũng đã dẫn đến những tác động tiêu cực đối với tài nguyên nước như tăng dòng chảy lũ, giảm dòng chảy cạn, tăng mức độ xói mòn lưu vực, gây bồi lắng và làm giảm tuổi thọ của các hồ chứa, đập dâng. Sự thiếu hiểu biết và thiếu những biện pháp phòng chống ô nhiễm cần thiết làm cho tài nguyên nước bị suy thoái thêm về chất. Trong bối cảnh đó, việc nhận thức được tầm quan trọng của tài nguyên nước, nắm vững những quy luật đặc thù và tiềm năng về tài nguyên nước cũng như phương pháp quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên nước của Việt Nam nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng là hết sức cần thiết. Phần 1 Đánh giá hiện trạng I. Thực trạng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Sơn La: Sơn La là một tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, có diện tích 14.055 km2. Địa hình toàn tỉnh bị chia cắt mãnh liệt bởi các dãy núi cao trung bình trên 2000m, xen kẽ với các thung lũng sâu và các mảnh sót của cao nguyên, hầu hết chạy theo hớng Tây Bắc - Đông Nam. Địa hình có độ dốc lớn, chỉ có 11,3% diện tích có độ dốc dới 250. Khí hậu Sơn La khá đa dạng là kết quả của địa hình phân cắt phức tạp nhưng nhìn chung đây là dạng khí hậu gió mùa chí tuyến, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa đông lạnh trùng với mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 sang năm và mùa hè nóng trùng với mùa mưa từ tháng 3 đến tháng 9. Nhiệt độ trung bình năm từ 20 - 220C, biên độ nhiệt theo mùa khá lớn, tổng nhiệt trung bình năm biến đổi trong phạm vi 5100 - 85000C, độ ẩm trung bình cao (trung bình 80,3%, biến đổi trong khoảng 70% - 90%). Các điều kiện địa lý, đặc biệt là khí hậu và địa hình đã ảnh hưởng trực tiếp đến đặc điểm và chế độ thuỷ văn của tỉnh. Sơn La là một trong những nơi có lượng mưa ít (1200 - 1600mm), lượng bốc hơi tới 841 mm/năm, các phức hệ đất đá trong vùng có khả năng thấm nước tốt nên ở đây ít nước, lượng dòng chảy nhỏ (dưới 20l/skm2). Tỉnh có mật độ lưới sông suối thấp hơn 0,5 - 0,8 km/km2, nhưng vùng đá vôi Mộc Châu thì mật độ sông suối thấp hơn 0,5 km/km2. Các sông chính đều chảy theo hướng núi: Tây Bắc - Đông Nam. Đại bộ phận sông suối Sơn La chảy trên các sườn dốc, thung lũng hẹp nên lắm thác ghềnh và thuỷ chế khá thất thường. Trong thuỷ chế có một mùa lũ và một mùa kiệt rõ rệt. Mùa lũ kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10, mùa kiệt kéo từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Trong mùa kiệt, tại vùng Sơn La - Mộc Châu, sông Mã có môđul dòng chảy nhỏ hơn 5l/km2. Lũ lớn thường xảy ra vào tháng 8, còn tháng 2-3 lại là thời kỳ có lượng nước kiệt nhất. Lãnh thổ Sơn La thuộc lưu vực của hai con sông lớn là sông Đà và sông Mã. Sông Đà chảy qua tỉnh với chiều dài 239 km, diện tích lưu vực trên 10.000 km2 với 14 phụ lưu lớn, độ chênh dòng trên 100m nên có nhiều thác. Sông Mã chảy trong tỉnh với chiều dài 93 km, diện tích lưu vực khoảng 4.000 km2 với 11 phụ lưu lớn. Các đặc trưng dòng chảy của sông Đà: Địa điểm  Lưu lượng bình quân (m3/s)  Tổng lượng nước năm (km3)  Lưu lượng lớn nhất đã đo được (m3/s)  Hệ số dòng chảy  Tên trạm thuỷ văn có số liệu thực đo   Sông Đà  1744  56,4  21.000  0,64  Hoà Bình   Đánh giá tổng quan trên các nguồn tiềm năng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Sơn La: 1. Về tài nguyên nước mặt: - Mật độ sông suối tương đối lớn (1,7km/km2), trong đó có hai hệ thống sông lớn chảy qua địa bàn tỉnh là sông Đà và sông Mã, lượng bùn cát trong sông thuộc loại lớn nhất Việt Nam: Max = 19,9 kg/m3, Trung bình = 1,6 kg/m3. + Mạng sông thưa ở vùng đá vôi: Mộc Châu, Sơn La. + Mạng sông dày hơn ở các vùng: Mường La, Phù Yên, Bắc Yên, Quỳnh Nhai.... + Dòng chảy mặt hình thành tại Sơn La không nhiều (Mo < 1,5l/s.Km2). + Dòng chảy mặt từ các tỉnh ngoài vào Sơn La rất phong phú (Mo= 500 -:- 800l/s.Km2). + Chế độ dòng chảy: * Max ( 22000 m3/s; * Min ( 200 m3/s; * TB ( 1500 m3/s = 50 tỷ m3/năm; * Lũ: 75 – 80% dòng chảy năm; + Tài nguyên nước mặt phụ thuộc: * Tài nguyên nước từ Trung Quốc. * Tài nguyên nước từ các tỉnh đầu nguồn: Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái..... * Sự điều hành của các công trình lớn trong lưu vực sông Đà: Huổi Quảng, Bản Chát, Lai Châu, Hoà Bình,... - Kết luận: Nhìn chung, trên địa bàn tỉnh Sơn La việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt là chủ yếu. Chất lượng và trữ lượng tương đối tốt. Tài nguyên nước phụ thuộc chặt chẽ vào yếu tố mưa. Trên địa bàn tỉnh Sơn La lượng mưa tương đối lớn * Lượng mưa trung bình nhiều năm (TBNN): 1200 – 2800 mm. * Mưa ít ở vùng: Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Thuận Châu, Sơn La, Sông Mã. * Mưa nhiều ở vùng: Mường La, Phù Yên, Bắc Yên, Quỳnh Nhai. Hệ thống suối thường bị cạn trong mùa khô và có nhiều suối cụt chảy vào các hang hốc Karst ngầm. ở vùng núi cao nước xuất lộ với mật độ không dày, lưu lượng nhỏ và nhiều điểm lộ về mùa khô không xuất hiện. 2. Về tài nguyên nước dưới đất: - Tài nguyên nước dưới đất của Sơn La hạn chế. Chủ yếu tập trung trong 2 tầng: + Nước lỗ hổng: diện tích nhỏ xấp xỉ 40km2 ven sông, suối vùng Phù Yên,... và không có ý nghĩa trong việc cung cấp nước. + Nước khe nứt vùng núi đá vôi: Phân bố rộng khắp, F=2300 km2 (chiếm 16% diện tích của toàn tỉnh), Lưu lượng từ 1 -:- hàng trăm l/s; ở sâu từ 60-80mét, có khi lên tới120 mét; vùng thị xã Sơn La bùn lấp nhiều, chứa ít nước, vùng Mộc Châu giàu nước và nước thích hợp cho sinh hoạt. Trữ lượng của nước dưới đất phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện địa lý, điều kiện tự nhiên của khu vực. Nhìn chung, việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Sơn La còn chưa phổ biến, điều này một phần phụ thuộc vào sự phân bố của nước dưới đất trên địa bàn tỉnh rất hạn chế (chủ yếu tập trung vùng cao nguyên Mộc Châu và Phù Yên, khu vực thị xã Sơn La bùn lấp nhiều, chứa nước ít....). Vùng đô thị Sơn La nước dưới đất chủ yếu chứa trong đá vôi T2ađg2 và T2ađg1. Các đá lục nguyên thuộc P2-T1yd và T2lnt chủ yếu là sét bột kết xen kẹp đá phiến sét vì vậy thường không có khả năng chứa nước. Phun trào bazơ P2ct cũng không phải là đối tượng có thể chứa nước. 3. Tình hình khai thác, sử dụng nước trên địa bàn tỉnh Sơn La: + Tổng lượng nước hiện đang sử dụng: 320 triệu m3/năm (tưới chiếm 73%, thủy sản chiếm 16%, sinh hoạt chiếm10%, các lĩnh vực khác chiếm1%). + Thị xã Sơn La: Nước sinh hoạt khoảng 10.000 m3/ngày (Trong đó: nước mặt chiếm 50%, nước dưới đất chiếm 50%). + Khu vực Mộc Châu, Mai Sơn, Phù Yên, chủ yếu dùng nước dưới đất khoảng xấp xỉ 9.000m3/ngày. + Công tác cấp nước sạch nông thôn hiện nay: được hơn 39%, chủ yếu là nguồn nước dưới đất. + Nước thải không nhiều nhưng đang làm gia tăng ô nhiễm. * Nước thải sản xuất: 2 triệu m3/năm. * Xả thải nước sinh hoạt: Khu vực thị xã Sơn La, Mường La, các thị trấn khác khoảng 3,5 triệu m3/năm. * Hầu hết nước thải đều chưa qua xử lý. 4. Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước: Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước đã được chuyển giao từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sang Sở Tài nguyên và Môi trường từ tháng 10/2003. Hiện nay, cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước đã được hoàn thiện từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cụ thể: tại tỉnh là Phòng tài nguyên Khoáng sản, Nước và Khí tượng thuỷ văn, tại các huyện là phòng Tài nguyên và Môi trường. - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La đã tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 184/2004/QĐ-UB ngày 20/12/2004 v/v Ban hành qui định phân cấp quản lý Nhà nước về Đất đai, Tài nguyên và Môi trường. - Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức cộng đồng: - Gửi các văn bản pháp luật về quản lý tài nguyên nước đến các phòng quản lý Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, thị xã. + Số giấy phép thăm dò, khai thác, hành nghề khoan nước dưới đất: chưa có. + Số giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt: 01 giấy phép (khai thác nước mặt phục vụ phát điện, công trình thuỷ điện Suối Tân, Mộc Châu). Các nội dung cụ thể của công tác quản lý tài nguyên nước: - Nghiên cứu, phổ biến, quán triệt các văn bản pháp lý của Nhà nước đã ban hành trước hết trong các cán bộ quản lý nhà nước về tài nguyên nước cũng như các ban, ngành có liên quan. Đồng thời soạn thảo các quy định chi tiết hướng dẫn thực hiện các văn bản trên cho phù hợp với tình hình thực tiễn; - Xây dựng và tăng cường năng lực cho hệ thống tổ chức có chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở tỉnh, xây dựng cơ chế phối hợp giữa phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. - Thực hiện việc giám sát việc thực thi các văn bản quy phạm pháp luật và các cam kết về khai thác, bảo vệ và sử dụng nguồn nước trong địa bàn tỉnh (đặc biệt là các lưu vực sông lớn nơi xây dựng các công trình như: thuỷ điện Sơn La, Huổi Quảng, Nậm Chiến, Bản Chát...) và các khu tái định cư. - Thực hiện việc cấp phép và giám sát việc thực hiện các giấy phép về tài nguyên nước theo thẩm quyền và phân cấp. - Nắm được nhu cầu dùng nước của các ngành, điều hoà, phân phối nguồn nước hợp lý, phối hợp phòng tránh tác hại do nước gây ra (lũ ống, lũ quét, hạn hán thiếu nước...); giải quyết hoặc tham gia giải quyết các tranh chấp về tài nguyên nước và xử lý vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước. - Xây dựng đề án, dự án, kế hoạch quy hoạch, thống kê, kiểm tra, đánh giá hiện trạng tài nguyên nước mặt và nước dưới đất trong phạm vi tỉnh. II. Thuận lợi, khó khăn, thách thức và cơ hội trong quản lý tài nguyên nước: 1. Thuận lợi, khó khăn, tồn tại trong quản lý tài nguyên nước: Tài nguyên nước đã và đang đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, công tác quản lý trong khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước còn nhiều điều bất cập. Hệ thống thông tin, dữ liệu và tài liệu về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh còn thiếu, mức độ chính xác chưa cao, không liên tục và sát hợp với điều kiện thực tế. Đánh giá tổng quan về hiện trạng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau: Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước rất được các Ban, ngành chức năng quan tâm, chỉ đạo. Từng bước xây dựng chính sách pháp luật chi tiết để thăm dò, khai thác, sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên nước. Tuy nhiên, mức độ quản lý, triển khai chưa thực sự sát hợp và hiệu quả chưa cao. Hệ thống quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường còn mới, chưa phát huy tác dụng. Đội ngũ cán bộ chuyên môn chưa nhiều, công tác thanh, kiểm tra, xử lý chưa được tiến hành thường xuyên. Vai trò và nhiệm vụ của công tác tuyên truyền, giáo dục còn hạn chế. Cần phải có kế hoạch, phương án triển khai đồng bộ, cụ thể giữa các cấp, các ngành có liên quan. Hiện nay, mặc dù chưa đứng trước thảm hoạ khan hiếm về nước nhưng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh đang chịu sức ép ngày càng tăng do các nguyên nhân: + Tăng trưởng dân số, tăng hoạt động kinh tế, mức sống cải thiện dẫn tới sự cạnh tranh và mẫu thuẫn về nguồn nước. + Sự phân bố bất hợp lý theo điều kiện tự nhiênm, địa hình và khí hậu của tỉnh dẫn đến sự phân bổ bất hợp lý của tài nguyên nước theo không gian và thời gian. + Sự phát triển không đồng đều về kinh tế giữa các bộ phận dân cư trong tỉnh dẫn tới sự phân hoá về kinh tế, hiệu quả chưa cao của những chương trình xoá đói giảm nghèo đã buộc người nghèo phải triệt để khai thác tài nguyên đất rừng, hậu quả là những tác hại tiêu cực đến tài nguyên nước. Việc thiếu những biện pháp chống ô nhiễm cũng làm cho tài nguyên nước suy thoái trầm trọng hơn. + Sự thiếu hiểu biết của người dân về khả năng và tác dụng của tài nguyên nước, coi tài nguyên nước chỉ là thành phần tất yếu, ngẫu nhiên. Coi nhẹ việc ảnh hưởng của quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phục vụ các nhu cầu sinh hoạt và phát triển kinh tế - xã hội đã và đang làm ảnh hưởng tới chu trình tuần hoàn, tái tạo tài nguyên nước. + Các mâu thuẫn trong quá trình quản lý Nhà nước về tài nguyên nước: Các vấn đề quản lý Nhà nước về tài nguyên nước là những vấn đề mấu chốt, cơ bản. Cách tiếp cận quản lý tài nguyên nước theo ngành đã và đang có vai trò lấn át, dẫn tới việc phân mảng và thiếu phối hợp trong phát triển và quản lý nguồn tài nguyên. Thêm vào đó, công tác quản lý thường được thực hiện theo hướng từ các cơ quan cấp trên xuống, tính chính đáng và hiệu quả của phương pháp này đặt ra vấn đề cần giải quyết. + Chưa có những chiến lược dài hạn về quản lý tài nguyên nước quy mô toàn tỉnh. Chưa thực sự quản lý nước theo hệ thống lưu vực. + Các quy định về bảo vệ, sử dụng và quản lý tài nguyên nước còn thiếu hoặc chắp vá. Chưa có đủ các công cụ quản lý phù hợp về tiêu chuẩn chất lượng nước, hạn mức sử dụng nguồn nước ngầm cho từng lưu vực, địa bàn, nghĩa vụ đóng góp tài chính cho việc quản lý tài nguyên nước. + Vốn đầu tư cho các công trình thuỷ lợi còn thấp nên công trình chưa thực sự hoàn chỉnh. Nguồn thu phí thuỷ lợi chưa đủ để quản lý vận hành, duy tu, bảo dưỡng, nên phần lớn các công trình xuống cấp nghiêm trọng. Quản lý nước yếu kém, còn lãng phí trong sử dụng tài nguyên nước. + Chưa chú trọng đến việc đầu tư công nghệ xử lý nước thải. + Còn thiếu các chương trình giáo dục cộng đồng về sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước. 2. Thách thức và cơ hội đặt ra trong quá trình quản lý: Hiện nay, quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh đã đặt ra những thách thức đối với việc bảo vệ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước, đó là + Thiếu nước; + Suy thoái chất lượng nước; + Tác động của các hiện tượng trên đến lương thực và phát triển kinh tế, xã hội là những vấn đề cần có sự quan tâm và hành động cụ thể. Duy trì cân bằng giữa sử dụng tài nguyên làm nguồn sống, bảo vệ – bảo tồn chức năng của tài nguyên nước. + Đảm bảo nước cho mọi người. + Đảm bảo nước cho sản xuất lương thực: Thiếu nước là một trở ngại chính đối với phát triển sản xuất lương thực, hơn cả trở ngại do khan hiếm về đất. Thường xuất hiện mâu thuẫn trầm trọng giữa nước dùng cho nông nghiệp có tưới và cho những sử dụng của con người và cho sinh thái. Khó khăn ngày càng lớn nếu thiếu nước, nếu phải chuyển nước từ vùng khác đến hoặc phải nhập khẩu nước. + Đảm bảo nước cho phát triển những hoạt động nghề nghiệp khác. + Bảo vệ hệ sinh thái thiết yếu: Hệ sinh thái mặt đất ở thượng lưu lưu vực đóng vai trò quan trọng đối với việc thấm nước mưa, bổ sung nước ngầm và chế độ dòng chảy của sông. Hệ sinh thái nước tạo ra một loạt những lợi ích kinh tế, những sản phẩm như cây lấy gỗ, gỗ đun và cây thuốc, là nơi sinh sống của động vạt hoang dã và các loài nấm. Hệ sinh thái phụ thuộc vào dòng chảy, phân mùa, dao động tầng nước ngầm và chát lượng nước là một yếu tố quyết định căn bản. Quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Sơn La đồng nghĩa với việc phải đảm bảo duy trì những hệ sinh thái thiết yếu, xem xét và cải thiện những tác động bất lợi đối với những nguồn tài nguyên khác khi đưa ra những quyết định quản lý và phát triển. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh với lợi thế rất lớn về tiềm năng thuỷ điện, hàng loạt các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ đang đựơc xây dựng. Đặc biệt, có các công trình có tầm cỡ lớn khu vực như: thuỷ điện Sơn La, thuỷ điện Huổi Quảng, ..... Quá trình xây dựng thủy điện và hàng loạt các công trình hạ tầng phụ trợ một mặt đem lại lợi ích không nhỏ cho hoạt động của các ngành kinh tế và cải thiệt đời sống sinh hoạt của người dân, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, một mặt tác động cơ học tới dòng chảy và hệ sinh thái nước gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, số lượng và sự đa dạng sinh học của nguồn nước. Tạo ra một hệ sinh thái mới, nhiều khi bất cân bằng với điều kiện tự nhiên khu vực, gây ô nhiễm và các tác động tiêu cực khác tới tài nguyên nước. + Giải quyết vấn đề biến đổi nguồn nước theo thời gian và không gian. + Quản lý rủi ro. + Giải quyết vấn đề biến đổi nguồn nước theo không gian và thời gian + Những hoạt động đòi hỏi nhiều nước hơn và lại thải nhiều chất thải hơn cần được xem xét trong chiến lược phát triển kinh tế, đặc biệt ở những vùng tài nguyên nước hiếm hoi. + Lượng nước ngọt thay đổi rất mạnh theo thời gian và không gian. + Hạn hán và lũ lụt, thường gây tổn thất về người, thiệt hại về kinh tế, xã hội và môi trường. + Ô nhiễm nguồn nước tạo ra những rủi ro về sức khoẻ con người, kinh tế và hệ sinh thái. + Nhận thức chưa đầy đủ, còn thấp kém, lạc hậu của người dân. (Các thách thức lớn: sự khan hiếm của nước bắt buộc phải hạn chế sự phát triển kinh tế - xã hội. Số dân tăng lên cùng với đà phát triển công - nông nghiệp đòi hỏi cung cấp nhiều nước. ....) Việc quản lý sử dụng và bảo vệ chưa tốt làm cho các nguồn nước đang bị suy thoái, nhiều nơi bị ô nhiễm. Nguy cơ các nguồn nước bị cạn kiệt, cộng với tình hình phân bố không đều theo thời gian và không gian, đang đe doạ thiếu nước cho phát triển kinh tế và đời sống ở một số vùng. Nguồn nước mặt ngày càng bị ô nhiễm do lượng chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt gây nên. Nguồn nước ngầm một số vùng đô thi, thị tứ có biểu hiện ô nhiễm bởi các chất gây ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ. Phần II Xây dựng các định hướng ưu tiên I/ Quan điểm: Việc đánh giá, quy hoạch, phát triển tài nguyên nước phải nằm trong mục tiêu chung của công tác phát triển kinh tế – xã hội. Khai thác, sử dụng gắn liền với bảo vệ và phát triển. Công cuộc quản lý, phát triển đòi hỏi sự tham gia của các lĩnh vực, mọi đối tượng trong xã hội – chú trọng đến những đối tượng có tương quan mạnh mẽ đến lĩnh vực tài nguyên nước. Đảm bảo sự thống nhất trong công tác quản lý và phát triển tài nguyên nước ( các nguyên tắc cơ bản Xây dựng định hướng ưu tiên phát triển tài nguyên nước gắn liền với điều kiện thực tiễn của địa phương). Cân đối giữa cung và cầu, giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội, ảnh hưởng của phong tục, tập quán sinh hoạt đến lĩnh vực bảo vệ và phát triển tài nguyên nước với mục tiêu cuối cùng là bảo vệ và phát triển triển tài nguyên nước đồng thời với việc khai thác, sử dụng nó phục vụ cho các mục tiêu kinh tế, xã hội. ở đây, chúng ta xét tới khái niệm phát triển bền vững trong lĩnh vực tài nguyên nước. Trên cơ sở mục tiêu đã đặt ra, chúng ta tiến hành phân tích các quan điểm cụ thể để tiến tới việc khai thác, sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên nước. Cần chú ý rằng nếu chúng ta duy trì sự phát triển bền vững trên một qui mô quá rộng chúng ta sẽ gặp khó khăn trong việc xác định hiệu quả của việc thực hiện. Đặc biệt, đối với các lưu vực sông lớn, có ngoại vi liên quốc gia (lưu vực sông Đà, sông Mã), sẽ bỏ sót các đặc trưng duy nhất của diện tích hứng nước tại địa bàn tỉnh về kinh tế, môi trường, các hệ sinh thái, các tài nguyên thay thế và sức khoẻ con người. Mặt khác, cũng không phải mỗi ha đất hoặc mỗi đoạn sông, con suối nhỏ cần phải bền vững riêng lẻ hoặc tự túc. Điều này, đặt ra yêu cầu về việc lựa chọn qui mô phát triển bền vững không gian theo điều kiện của địa phương và cho các hệ thống tài nguyên nước riêng. Chúng ta cần xem xét qui mô không gian thíc
Luận văn liên quan