Hiện nay, với sự phát triển của Internet, điều làm các bậc
phụ huynh quan tâm và lo lắng nhất đối với con em mình là
phong trào tham gia "mạng xã hội". Điển hình là m ạng
MySpace hiện có hơn 90 triệu thành viên, đa phần là lứa
tuổi thanh thiếu niên, hay mạng Facebook (địa chỉ web lưu
trữ thông tin tra cứu về thành viên có tham gia mạng xã hội
trên thế giới – tương tự như cuốn niên giám điện thoại)
cũng cho thấy có hơn 7,5 triệu sinh viên có tài khoản tại các
"mạng xã hội".
12 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2493 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo vệ thông tin cá nhân trên “mạng xã hội”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảo vệ thông tin cá nhân
trên “mạng xã hội”
Hiện nay, với sự phát triển của Internet, điều làm các bậc
phụ huynh quan tâm và lo lắng nhất đối với con em mình là
phong trào tham gia "mạng xã hội". Điển hình là mạng
MySpace hiện có hơn 90 triệu thành viên, đa phần là lứa
tuổi thanh thiếu niên, hay mạng Facebook (địa chỉ web lưu
trữ thông tin tra cứu về thành viên có tham gia mạng xã hội
trên thế giới – tương tự như cuốn niên giám điện thoại)
cũng cho thấy có hơn 7,5 triệu sinh viên có tài khoản tại các
"mạng xã hội".
Tuy "mạng xã hội" hiện nay không còn thiên về phục vụ nhu
cầu giải trí, làm quen, hò hẹn cho riêng giới trẻ mà đã chuyển
hướng sang mục đích kinh doanh. Do đó, việc cung cấp và
quản lý thông tin cá nhân trên mạng Internet, nhất là trên các
mạng mang tính sinh hoạt cộng đồng cũng rất quan trọng. Bất
kỳ công ty kinh doanh nào cũng muốn có một hình ảnh tốt đẹp
về mình trước đối tác kinh doanh để tạo thuận lợi cho công
việc. Đối với cá nhân cũng như vậy, ai cũng muốn thông tin cá
nhân của mình trên mạng đem lại một ấn tượng tốt đối với bạn
bè, đồng nghiệp, đối tác... Vậy phải làm thế nào để đạt được
mục đích đó và ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu ngoài ý
muốn.
Cân nhắc thông tin cung cấp
Nên thử nghĩ xem cảm nhận hay đánh giá của người khác như
thế nào mỗi khi họ xem thông tin cá nhân của bạn đăng trên
mạng: thông tin cá nhân như vậy có gây bất lợi cho mình
không? địa chỉ email của bạn có ẩn chứa thông điệp nói lên tính
cách, sở thích hay địa chỉ nhà riêng của bạn không? Đừng nghĩ
rằng các thông tin này sẽ mất đi theo thời gian vì bộ nhớ lưu trữ
của Google hay dịch vụ Wayback Machine của Internet
Archive ( Hình 1) có thể
duy trì hàng chục năm.
Hình 1: Tìm lại nội dung cũ của 1
trang web bằng dịch vụ Wayback
Machine của Internet Archive.
Đa số các "mạng xã hội" như MySpace, Facebook, Friendster...
không có chính sách cung cấp thông tin cá nhân của bạn cho
các "máy tìm kiếm" trên Internet. Nhưng các thành viên khác
cùng "mạng xã hội" đều có khả năng tìm ra các thông tin về
bạn nếu như họ cố ý làm điều đó. Vì vậy, đừng nên và hãy loại
bỏ ngay (nếu đã lỡ cung cấp) các thông tin quá riêng tư, có tính
chất nhạy cảm liên quan đến phạm trù tôn giáo, đạo đức hay
phong tục tập quán... Nếu không, một ngày nào đó, chính
những thông tin như vậy sẽ gây ảnh hưởng xấu cho bạn.
Hãy luôn ẩn mình
Các "mạng xã hội" đều cung cấp một số chức năng cho phép
người dùng kiểm soát những ai được phép tham khảo những
thông tin của họ đã đưa lên mạng. Ví dụ như trong MySpace:
Khi muốn ngăn người dùng khác tự tiện khai báo là bạn bè (để
xem được thông tin) thì thủ tục thực hiện như sau: Tại trang
chủ cá nhân của bạn nhấn chuột vào mục có nhãn Account
Settings, nhấn chuột vào mục Change Settings nằm cùng hàng
với dòng chữ Privacy Settings. Đánh dấu chọn mục Require
email or last name to add me as a friend nằm trong bảng danh
sách có tiêu đề My Privacy Settings. Tiếp theo đánh dấu tùy
chọn My Friends Only bên dưới mục Who Can View My Full
Profile. Cuối cùng, nhấn Change Settings để các khai báo vừa
thực hiện có hiệu lực (Hình 2).
Hình 2: Hạn chế người lạ
xem thông tin cá nhân
trên MySpace.
Thông thường, mọi người khi truy cập vào trang chủ cá nhân
của bạn đều biết được ảnh chân dung, tên và địa chỉ. Vì vậy,
nếu thấy thật sự không cần thiết thì nên khai báo nội dung "trời
ơi, đất hỡi" ở các mục thông tin này. Chỉ những ai có tên trong
danh sách bạn bè (danh sách này do bạn tạo ra) mới được
quyền truy cập vào mục Profile và biết được thông tin chính
xác về bạn (Hình 3).
Hình 3: Cung cấp thông tin giả khi
tham gia vào các diễn đàn trên
mạng.
Nếu muốn che dấu ngay cả đối với người dùng đã có tài khoản
trong cùng "mạng xã hội", bạn nên sử dụng tên giả ở mục First
Name và Last Name trong Profile cũng như tên tài khoản
(www.myspace.com/). MySpace không cho phép đổi tên tài
khoản, nếu muốn, bạn chỉ có thể xóa và tạo tài khoản mới.
Bảo mật thông tin cá nhân
Thông thường, chỉ những người có cùng sở thích, ngành nghề...
mới có thể đọc được thông tin cá nhân của bạn lưu trên
Facebook (tương tự với mạng Friendster). Nhưng trong
MySpace, bạn có thể tự quyết định những ai được quyền đọc
thông tin cá nhân của mình.
Nếu muốn biết Facebook cung cấp những thông tin cá nhân nào
cho mọi người, bạn đăng nhập vào Facebook, nhấn chọn My
Privacy, rồi Edit Settings nằm trong mục Network. Tại đây, bạn
nghiên cứu và chọn các thông tin thích hợp để xác định đối
tượng người dùng được phép truy xuất thông tin cá nhân của
mình. Thậm chí, bạn có thể chỉ định loại thông tin nào để chia
sẻ (Hình 4). Cũng xin nhắc lại một lần nữa, bạn không nên khai
báo quá thật những thông tin cực kỳ nhạy cảm như địa chỉ
email, địa chỉ nhà riêng, số điện thoại... trên các "mạng xã hội"
này.
Hình 4: Hạn chế đối tượng người
dùng được phép tham khảo thông
tin cá nhân trên trang web
FaceBook.
Dặn dò trẻ em giữ bí mật
Đối với trẻ vị thành niên, việc bảo mật thông tin cá nhân cần
được quan tâm nhiều hơn. Bạn cần nói cho con trẻ biết là chỉ
cần vài mẩu thông tin rời rạc trên MySpace cũng đủ để bọn tội
phạm có thể tìm thấy con em bạn và bị chúng cho vào tròng.
Mặc dù MySpace đã có sẵn những chính sách bảo vệ người
dùng khá chặt chẽ như: Không bao giờ tự động tập hợp hay hỏi
người dùng có cùng địa chỉ hay số điện thoại có tham gia vào
thành một nhóm hay không; Yêu cầu khai báo tuổi để ngăn
ngừa bị lợi dụng, dụ dỗ... nhưng dịch vụ này không thể kiểm
soát được hết mọi trường hợp. Bạn cũng nên cho con trẻ biết là
việc khai báo không chính xác những thông tin sẽ không làm
ảnh hưởng đến hoạt động của chúng trên mạng.
Trách nhiệm của người lớn
Đứng trên cương vị là người lớn trong gia đình, bạn phải quan
tâm bảo vệ con em mình trước mọi mối hiểm họa có thể xảy ra.
Hãy tranh thủ những dịp thuận tiện để tâm sự, giải thích cho
chúng nhận thức được các hiểm nguy có thể xảy ra cho chúng
khi dùng Internet. Nếu thấy chúng có tham gia vào các "mạng
xã hội" như MySpace thì hướng dẫn chúng biết cách áp dụng
các biện pháp hạn chế tiết lộ danh tính, sở thích cá nhân của
mình như đã đề cập ở các phần trên. Dặn dò không nên tiếp
chuyện với người lạ trên mạng, nhất là những người không phải
là bạn bè thực sự của chúng ngoài đời.
Nếu không thuyết phục được thì đừng nên cấm đoán trẻ một
cách quá gay gắt vì thực tế cho thấy khó lòng cấm cản được
chúng. Không cho vào mạng ở trong nhà thì chúng sẽ vào mạng
dịch vụ công cộng, trường học, thư viện hay bất cứ nơi nào có
thể. Vì vậy, nếu trẻ có máy tính trong nhà thì nên bố trí đặt máy
tính ở những nơi sinh hoạt chung của gia đình hay ở chỗ mọi
người đễ nhìn thấy. Bạn cũng có thể cài đặt một số tiện ích giúp
kiểm soát việc truy cập Internet như Solid Oak
Software hay SurfControl.
Nếu biết chắc con bạn chỉ tham gia vào mạng MySpace thì nên
chọn một hay một vài biện pháp quản lý sau: Tự mình tham gia
vào mạng MySpace để theo dõi nội dung trang web cá nhân của
con bạn cùng bạn bè của chúng (tất nhiên không thể nào đọc
được nội dung trao đổi giữa chúng qua email); Sử dụng dịch vụ
giám sát do MyspaceWatch.com cung cấp - có khả năng giám
sát giúp bạn một cá nhân nào đó trên MySpace. Cứ 2 lần một
ngày, MyspaceWatch.com sẽ tự động gửi cho bạn một bản báo
cáo về tình trạng hoạt động của cá nhân mà bạn theo dõi cùng
25 người bạn khác của cá nhân đó.