Mục đích cuối cùng của khoa học là nhằm phục vụ cho cuộc sống. Việc nghiên cứu Tâm lý
học cũng không nằm ngoài mục đích chung đó. Là một ngành khoa học có tiềm năng ứng dụng
hết sức rộng rãi trong mọi ngõ ngách của đời sống xã hội, tâm lý học đang ngày càng được quan
tâm nghiên cứu theo hướng do thực tiễn, bởi thực tiễn và vì thực tiễn. Hiện tại, tâm lý học đã
được nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực quản lý, kinh doanh, chăm sóc sức khỏe, truyền
thông, và đặc biệt là ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo con người.
Tại Việt Nam, một trong những yêu cầu lớn và bức thiết của xã hội ngày nay là đổi mới nền
giáo dục. Để thực hiện được sự nghiệp đổi mới này, nền giáo dục phải huy động và vận dụng
thành tựu nghiên cứu của rất nhiều ngành khoa học khác nhau, từ các ngành khoa học tự nhiên
đến những ngành khoa học xã hội và các ngành khoa học đặc thù. Trong đó, một trong những
ngành khoa học mà sự nghiệp đổi mới nền giáo dục cần thiết vào bậc nhất chính là tâm lý học.
Đây là khoa học nghiên cứu về đời sống tinh thần con người, là đối tượng tác động chính của
công tác giáo dục. Muốn góp phần thực hiện được điều đó, tâm lý học phải tìm ra những con
đường ứng dụng các thành tựu của mình để phục vụ công cuộc đổi mới ấy
138 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 3544 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bầu không khí tâm lý một số lớp học tại trường đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh và biện pháp cải thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu
BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÝ MỘT SỐ LỚP HỌC
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM
VÀ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2010
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện được đề tài nghiên cứu này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy Cô
khoa Tâm lý Giáo dục – trường Đại học Sư phạm Tp.HCM đã hướng dẫn tôi trong suốt thời
gian học tập đại học, xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô đã giảng dạy cho lớp cao học Tâm
lý học K18 - trường Đại học Sư phạm Tp.HCM , xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Thị
Tứ đã hướng dẫn, động viên và tạo điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình thực hiện đề
tài.
Xin cảm ơn các anh chị cùng khóa học đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng
như thực hiện luận văn này.
Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU Ý NGHĨA
BKKTL : Bầu không khí tâm lý
ĐLC : Độ lệch chuẩn
GV : Giảng viên
HĐ : Hoạt động
P-N-T : Pháp – Nga – Trung
R : Hệ số tương quan
R.luyện : Rèn luyện
Sig : Mức ý nghĩa
TB : Trung bình
THĐỘ Đ/V : Thái độ đối với
TN : Thực nghiệm
T-Test : Kiểm nghiệm T
Tukey : Kiểm nghiệm Tukey
Dấu “.” nằm trong mỗi số liệu : Dấu cách thập phân
Dấu “.” trước đầu mỗi số liệu : “0.”
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Mục đích cuối cùng của khoa học là nhằm phục vụ cho cuộc sống. Việc nghiên cứu Tâm lý
học cũng không nằm ngoài mục đích chung đó. Là một ngành khoa học có tiềm năng ứng dụng
hết sức rộng rãi trong mọi ngõ ngách của đời sống xã hội, tâm lý học đang ngày càng được quan
tâm nghiên cứu theo hướng do thực tiễn, bởi thực tiễn và vì thực tiễn. Hiện tại, tâm lý học đã
được nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực quản lý, kinh doanh, chăm sóc sức khỏe, truyền
thông, và đặc biệt là ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo con người.
Tại Việt Nam, một trong những yêu cầu lớn và bức thiết của xã hội ngày nay là đổi mới nền
giáo dục. Để thực hiện được sự nghiệp đổi mới này, nền giáo dục phải huy động và vận dụng
thành tựu nghiên cứu của rất nhiều ngành khoa học khác nhau, từ các ngành khoa học tự nhiên
đến những ngành khoa học xã hội và các ngành khoa học đặc thù. Trong đó, một trong những
ngành khoa học mà sự nghiệp đổi mới nền giáo dục cần thiết vào bậc nhất chính là tâm lý học.
Đây là khoa học nghiên cứu về đời sống tinh thần con người, là đối tượng tác động chính của
công tác giáo dục. Muốn góp phần thực hiện được điều đó, tâm lý học phải tìm ra những con
đường ứng dụng các thành tựu của mình để phục vụ công cuộc đổi mới ấy.
Trong hệ thống giáo dục phổ thông cũng như chuyên nghiệp, tổ chức tế bào quan trọng bậc
nhất chính là lớp học – một nhóm xã hội có trình độ tổ chức cao – còn gọi là tập thể lớp học.
Trong tập thể đó, rất nhiều hiện tượng tâm lý chung nảy sinh như: trí tuệ tập thể, ý thức tập thể,
truyền thống tập thể, dư luận trong tập thể và đặc biệt là bầu không khí tâm lý tập thể. Bầu
không khí tâm lý này được nảy sinh từ trong quá trình hoạt động chung của tập thể và khi đã
hình thành, nó chi phối ngược lại tính tích cực của mỗi thành viên trong quá trình hoạt động. Vì
vậy, việc nghiên cứu những điểm mạnh, những hạn chế và những yếu tố chi phối bầu không khí
tâm lý tại một lớp học nào đó sẽ giúp cho người giáo viên cũng như nhà quản lý giáo dục tại nơi
đó có thể phát huy hay điều chỉnh nó theo hướng tích cực hơn. Bên cạnh đó, nếu có thể tìm ra
hệ thống biện pháp xây dựng bầu không khí tâm lý lớp học thuận lợi thì sẽ kích thích được tinh
thần học tập và rèn luyện của từng học sinh – sinh viên, mang đến những hiệu quả rõ rệt cho
quá trình dạy học và giáo dục.
Hiện tại, đã có một số đề tài nghiên cứu về hiện tượng bầu không khí tâm lý tập thể trong
nhiều môi trường khác nhau, đặc biệt là trong các xí nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, nghiên cứu về
bầu không khí tâm lý trong lớp học thì hiện tại chỉ có một vài công trình, nghiên cứu về bầu
không khí tâm lý lớp học tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thì chưa có công
trình nào. Song song đó, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện sứ
mạng xây dựng trường trở thành một trong hai trường đại học sư phạm trọng điểm của cả nước,
là một trong những ngọn cờ đầu để đào tạo nên những giáo viên có chất lượng nhằm phục vụ
quá trình đổi mới giáo dục.
Xuất phát từ nhiệm vụ thực tiễn của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, xuất
phát từ thực tiễn nghiên cứu khoa học là chưa có công trình nào nghiên cứu về bầu không khí
tâm lý lớp học tại cơ sở giáo dục này, người nghiên cứu mạnh dạn lựa chọn đề tài “Bầu không
khí tâm lý một số lớp học tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và biện pháp
cải thiện”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Tìm hiểu thực trạng về bầu không khí tâm lý một số lớp học tại trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất các biện pháp cải thiện bầu không khí tâm lý lớp học.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Bầu không khí tâm lý một số lớp học tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh.
Các biện pháp cải thiện bầu không khí tâm lý lớp học.
3.2. Khách thể nghiên cứu:
306 sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:
4.1. Bầu không khí tâm lý mỗi lớp học có những nét đặc trưng riêng, tồn tại một số đặc điểm
tích cực lẫn tiêu cực do các nguyên nhân bên ngoài và bên trong ảnh hưởng, trong đó,
nguyên nhân bên trong là quyết định.
4.2. Bầu không khí tâm lý lớp học có thể cải thiện thông qua việc tác động đến những yếu tố
ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý đó.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
5.1. Làm rõ cơ sở lý luận về:
- Bầu không khí tâm lý lớp học.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý lớp học.
5.2. Tìm hiểu thực trạng bầu không khí tâm lý một số lớp học tại trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh.
5.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện bầu không khí tâm lý trong lớp học trên cơ sở
các yếu tố ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý trong lớp học đó.
5.4. Thực nghiệm để kiểm tra hiệu quả của một số biện pháp tiêu biểu.
6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:
6.1. Về đối tượng nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu bầu không khí tâm lý trong một số lớp học tại trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài không nghiên cứu bầu không khí tâm lý của tất
cả các lớp học và không nghiên cứu bầu không khí tâm lý chung của cả trường.
Việc đề xuất các biện pháp cải thiện bầu không khí tâm lý tích cực trong lớp học được
giới hạn ở mức độ ý tưởng ban đầu, hạn chế về mức độ cụ thể hóa chuyên sâu chi tiết.
Việc thực nghiệm chỉ tiến hành với 3 biện pháp tiêu biểu trong các biện pháp trên. 3
biện pháp này phải cụ thể hóa chi tiết.
6.2. Về khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu thực trạng: 306 sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh.
Việc thực nghiệm chỉ tiến hành mang tính bước đầu với khách thể thực nghiệm là 136
sinh viên trường đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI:
Đề tài sẽ có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn như sau:
7.1. Về mặt lý luận:
Làm rõ lý luận về bầu không khí tâm lý nói chung và bầu không khí tâm lý trong lớp học
nói riêng.
Phân tích và chứng minh mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng và tính chất của bầu
không khí tâm lý nhóm.
7.2. Về mặt thực tiễn:
Góp phần đưa một nội dung quan trọng của tâm lý học xã hội ứng dụng vào thực tiễn
giáo dục.
Mô tả bức tranh về bầu không khí tâm lý trong một số lớp học tại trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Đóng góp một số biện pháp cải thiện bầu không khí tâm lý tích cực trong môi trường lớp
học.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thuật ngữ “bầu không khí tâm lý” bắt đầu sử dụng rộng rãi trong tâm lý học xã hội từ những
năm 30 của thế kỉ 20 khi các nhà tâm lý học bắt đầu quan tâm nghiên cứu hiện tượng này. Từ
đó, thuật ngữ “bầu không khí tâm lý” bắt đầu đi vào nhiều hơn trong các lĩnh vực của đời sống,
đặc biệt là lĩnh vực quản lý, kinh doanh, tổ chức lao động, sư phạm, truyền thông và được
nghiên cứu dưới nhiều góc độ và mức độ khác nhau.
Trong các lĩnh vực trên, mảng quản lý là lĩnh vực có nhiều nghiên cứu ứng dụng và tác phẩm
viết về bầu không khí tâm lý nhất. Riêng trong lĩnh vực tâm lý học ứng dụng cho ngành sư
phạm, các nghiên cứu còn ít và tương đối nhỏ lẻ.
Sau đây là khái quát một số công trình nghiên cứu về bầu không khí tâm lý nói chung và bầu
không khí tâm lý trong lớp học nói riêng được tiến hành trong và ngoài nước.
1.1.1. Trong nước
a. Về nghiên cứu lý luận, các nhà nghiên cứu chủ yếu đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn trong
các tác phẩm như:
- “Tâm lý học quản lý dành cho người lãnh đạo” [3, tr. 203 – 207], tác giả Nguyễn Bá
Dương. Trong tác phẩm này, tác giả đã đưa ra những yếu tố quy định bầu không khí tâm lý tập
thể. Đó là:
+ Môi trường tự nhiên tạo nên chỗ ở, chỗ làm việc
+ Môi trường tâm lý: mối quan hệ giữa các thành viên trong tập thể.
Để tạo một môi trường tâm lý tốt, người quản lý cần phải:
+ Làm cho các thành viên trong nhóm thấu hiểu nhau.
+ Hình thành tinh thần tự tôn tập thể, ý thức về nhóm chung.
+ Hạn chế và giải quyết kịp thời các xung đột trong nội bộ nhóm.
- Trong cuốn “Tâm lý học lao động” [35, tr. 86] và cuốn “Tâm lý học quản lý” [33, tr. 13 –
94], tác giả Trần Trọng Thủy đã nghiên cứu theo hướng phân tích các biện pháp nhằm xây dựng
bầu không khí tâm lý lành mạnh. Trong đó, biện pháp cốt lõi là tích cực ngăn ngừa các xung đột
xảy ra giữa các thành viên. Để thực hiện được điều đó, người có trách nhiệm phải:
+ Lựa chọn các thành viên có phẩm chất đạo đức, có sự tương đồng tâm lý vào cùng một
nhóm, đặc biệt là về mục đích làm việc và tính cách cá nhân.
+ Song song đó, phải sắp xếp cán bộ một cách chính xác, người lãnh đạo cần có cấp phó và
người giúp việc phù hợp, vì xung đột hiển nhiên sẽ xảy ra nếu nhưng không có sự nhất trí cao
trong phương pháp lãnh đạo. Những xung đột trong bộ máy quản lý sẽ nhanh chóng lâu lan sang
tập thể, bởi khi xung đột mỗi người sẽ tìm đến một nhóm người nào đó trong tập thể làm chỗ
dựa để ủng hộ quan điểm của mình.
+ Không chỉ sắp xếp con người, tác giả cũng lưu ý về mặt tổ chức công việc sao cho hợp lý –
rõ ràng – có nguyên tắc. Công việc trôi chảy, phối hợp nhịp nhàng, tiền lương tốt thì xung đột ít
có điều kiện xảy ra.
- Tác giả Lê Ngọc Lan trong tác phẩm “Bầu không khí tâm lý gia đình và việc giáo dục trẻ
em” [16, tr. 4] đã khẳng định: Một bầu không khí tâm lý tích cực tạo điều kiện thuận lợi để trẻ
em sống trong môi trường đó có một nhận thức lành mạnh – thái độ tốt và thói quen tích cực đối
với những người xung quanh.
- Ngoài ra, khái niệm về bầu không khí tâm lý cũng được phân tích và mô tả trong các tài
liệu chuyên khảo về Tâm lý học xã hội như:
+ Tâm lý học xã hội [2] của tác giả Vũ Dũng
+ Tâm lý học xã hội [3] của tác giả Nguyễn Đình Chỉnh, Phạm Ngọc Uyển
+ Tâm lý học xã hội – những vấn đề lý luận [4] của tác giả Trần Hiệp (chủ biên)
cùng một số tác phẩm khác. Trong những tài liệu này, các tác giả đã đúc kết về định nghĩa –
cấu trúc cũng như một số yếu tố chi phối đến sự hình thành và phát triển của một bầu không khí
tâm lý tập thể. Tuy nhiên, các nội dung còn mang tính chất tổng hợp kinh nghiệm bước đầu,
phân tích dưới góc độ như là một trong rất nhiều những hiện tượng tâm lý xã hội. Do đó, chưa
có tài liệu phân tích mang tính chuyên sâu và toàn diện.
Nhìn chung, đã có những nghiên cứu lý luận trong nước đề cập đến khái niệm bầu không khí
tâm lý tập thể. Tuy nhiên, chưa có những nghiên cứu lý luận bài bản, hệ thống và chuyên sâu.
b. Về nghiên cứu thực trạng, một số đề tài đã mô tả đặc điểm bầu không khí tâm lý của nhiều
nhóm đối tượng mà trong đó đa phần là sinh viên. Chẳng hạn như:
- Từ năm 1983, tác giả Đỗ Thị Hường đã nghiên cứu “Bầu không khí tâm lý tập thể sinh viên
sư phạm mẫu giáo và ảnh hưởng của nó tới tâm trạng cá nhân” [27]. Trong đề tài này, tác giả
đã đưa ra khái niệm về bầu không khí tâm lý tập thể và sự tương quan của nó với tâm trạng của
từng thành viên trong tập thể đó. Tuy nhiên, đề tài chưa đưa ra các tiêu chí đánh giá một cách
toàn diện về bầu không khí tâm lý và mối tương quan giữa bầu không khí chung và tâm trạng
riêng của cá nhân chưa thể hiện rõ nét.
- Sau đó, trong đề tài tương tự nghiên cứu về “Bầu không khí tâm lý tập thể sinh viên sư
phạm mẫu giáo và ảnh hưởng của nó tới tâm trạng cá nhân” [23], tác giả Lê Thị Hân đã khắc
phục các khuyết điểm trên và có một cái nhìn tương đối đầy đủ về bầu không khí tâm lý.
- Với đề tài “Nghiên cứu bầu không khí tâm lý tập thể ở sinh viên trường cao đẳng sư phạm
Ninh Bình” [25], tác giả Trần Đức Hội tiếp cận bầu không khí tâm lý tập thể dưới góc độ xem
đó là tổ hợp xu hướng và cảm xúc chung của từng thành viên riêng lẻ trong tập thể. Cách tiếp
cận này chưa được toàn diện và hệ thống. Tuy nhiên, đề tài đã đóng góp cho những nhà nghiên
cứu một cái nhìn rõ hơn về mối quan hệ giữa cảm xúc và các yếu tố khác trong cấu trúc của một
bầu không khí tâm lý tập thể.
- Nằm trong nhóm đề tài tìm hiểu về các yếu tố chi phối đến bầu không khí tâm lý tập thể, đề
tài “Tìm hiểu ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng đối với bầu không khí tâm lý
tập thể sư phạm một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh” [5] đã làm sáng rõ mối
tương quan nhân quả giữa yếu tố thủ lĩnh – lãnh đạo đối với tâm trạng của từng thành viên và
của chung tập thể. Tuy nhiên, do giới hạn nghiên cứu của đề tài, sự ảnh hưởng của người lãnh
đạo chưa đặt trong mối quan hệ với rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng khác nhằm kiểm soát các
yếu tố gây nhiễu lên bầu không khí tâm lý tập thể.
- Nghiên cứu một cách toàn diện hơn về các yếu tố chi phối đến tâm trạng chung của tập thể,
tác giả Hoàng Đình Châu đã tìm hiểu phương pháp “Xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực
trong tập thể khoa giáo viên trong các trường đào tạo sĩ quan” [6]. Đề tài đã nêu ra những đặc
trưng về hoạt động đào tạo và con người tại khoa giáo viên trong nhà trường quân đội, từ đó
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý nói chung và biện pháp tác động đến
bầu không khí này. Tuy nhiên, do nghiên cứu trong môi trường quân đội, đề tài quá thiên về yếu
tố tuân thủ điều lệnh, chấp hành mối quan hệ cấp trên - cấp dưới mà xem nhẹ yếu tố tình cảm và
giao tiếp thân thiện giữa các thành viên.
- Tương tự, đề tài “Nghiên cứu bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể học viên các
trường đào tạo sĩ quan quân đội” [1] của tác giả Trần Đức Long vẫn còn mang nặng tính kỉ luật
quân đội, lãnh đạo – cấp dưới trong việc hình thành bầu không khí tâm lý trong tập thể học viên.
Tuy nhiên, đề tài có ưu điểm là đã tách bạch được cấu trúc của bầu không khí tâm lý thành hai
yếu tố: yếu tố nhận thức và yếu tố thái độ - cảm xúc để khảo sát và phân tích.
Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu về bầu không khí tâm lý đều được tiến hành trên những
đối tượng thuộc hai nhóm môi trường: sư phạm và quân đội. Trong đó, các nghiên cứu trong
môi trường sư phạm được đặt dưới góc nhìn mang tính toàn diện hơn, các nghiên cứu trong môi
trường quân đội có những đặc trưng riêng. Tuy nhiên, tất cả các đề tài đều chưa đưa ra một hệ
thống các yếu tố ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý một cách đầy đủ và cấu trúc. Song song
đó, các biện pháp để cải thiện bầu không khí tâm lý còn tương đối ít, mang tính kinh nghiệm và
chưa có cách tiếp cận bài bản cũng như việc thực nghiệm còn hạn chế.
1.1.2. Ngoài nước
a. Trong tâm lý học phương Tây, hiện tượng “bầu không khí tâm lý tập thể” được nghiên cứu
rộng rãi trong các lĩnh vực tâm lý học như: Tâm lý học xã hội, tâm lý học quản lý, tâm lý học
kinh doanh, tâm lý học công nghiệp, khoa học hành vi tổ chức Do đó, nền tâm lý học phương
Tây cũng đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức nghiên cứu và ứng dụng
các kiến thức vào trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Một trong những nghiên cứu đầu tiên được tiến hành trong khoảng thời gian 1924 – 1932,
hai nhà tâm lý học người Mỹ là E. Mayo và F. Roethlisberger đã tiến hành nghiên cứu các quan
hệ không chính thức và ảnh hưởng của nó đến hiệu quả sản xuất tại các nhóm lao động. Mặc dù
chưa đề cập đến bầu không khí tâm lý một cách chính thức nhưng đề tài đã đề cập đến khá nhiều
khía cạnh của hiện tượng này, đặc biệt là hệ thống thái độ cảm xúc giữa các thành viên, đó là
một cơ sở quan trọng trong cấu trúc bầu không khí tâm lý nhóm.
Cũng trong những năm 30 của thế kỉ 20, K. Lewin đã cho ra đời tác phẩm “Một lý thuyết
động lực về nhân cách”. Trong tác phẩm này, K. Lewin đã tập trung nghiên cứu quan hệ bên
trong nhóm và vai trò của người lãnh đạo, quản lý đối với bầu không khí tâm lý nhóm ở các thời
điểm khác nhau. Ông đã chỉ ra tính quy định của phong cách lãnh đạo trong việc tạo ra bầu
không khí tâm lý tích cực hoặc tiêu cực trong các nhóm nhỏ và chính K. Lewin là người đầu
tiên sử dụng thuật ngữ bầu không khí tâm lý mà tâm lý học phương Tây hiện nay đang dùng.
Như vậy, K. Lewin được xem như người khởi đầu những nghiên cứu chính thức về bầu không
khí tâm lý của tổ chức và người đầu tiên phát hiện ra quy luật tâm lý về việc phụ thuộc hành vi
các nhân vào các mối quan hệ tác động qua lại giữa môi trường hoàn cảnh với tâm lý cá nhân.
Các nghiên cứu về bầu không khí tâm lý bắt đầu nở rộ trong tâm lý học phương Tây từ
những năm 50 của thế kỉ 20 như công trình của L. Festinger, S. Schater [43], K. W. Back [43],
B. E. Colins, B. Raven [43]. Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào việc làm rõ ảnh hưởng
của bầu không khí tâm lý tập thể đối với hiệu quả sản xuất của tập thể đó. G. Forehand đã nhận
định về các nghiên cứu bầu không khí tâm lý của tổ chức là: làm rõ những chỉ số về nhân cách
tạo ra bầu không khí tâm lý của tổ chức, tìm ra các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm bầu
không khí tâm lý của tổ chức; một số nghiên cứu khác hướng vào mối quan hệ phụ thuộc của
hành vi vào các yếu tố tâm lý nhân cách và các yếu tố tâm lý nhóm [45, tr 363].
Hiện nay, các nghiên cứu về bầu không khí tâm lý trong tâm lý học phương Tây đang rất
phát triển và được tiến hành dưới nhiều góc độ và nhiều hướng ứng dụng như một bộ phận của
tâm lý học xã hội, tâm lý học công nghiệp, tâm lý học quản lý Với các hướng nghiên cứu chủ
yếu này, tâm lý học phương Tây đã đưa ra các tiêu chí đánh giá mức độ hình thành, phát triển
bầu không khí tâm lý của tổ chức. Các chỉ số sau đây được hầu hết các nhà nghiên cứu sử dụng
để lượng hóa bầu không khí tâm lý:
+ Cơ cấu tổ chức
+ Khen thưởng trong tổ chức
+ Sự quan tâm của lãnh đạo đối với thành viên
+ Giao tiếp thân thiện trong tổ chức
+ Quan hệ liên nhân cách trong tổ chức
+ Quan hệ chỉ huy, phục tùng trong tổ chức
Hiện tại, bầu không khí tâm lý được nhìn dưới ba góc độ:
- Xem bầu không khí tâm lý của tổ chức như là kết quả của sự tác động phức hợp qua lại của
các yếu tố trong tổ chức đó.
- Xem bầu không khí tâm lý của tổ chức như là yếu tố mang tính nguyên nhân ảnh hưởng
đến hiệu quả sản xuất.
- Xem bầu không khí tâm lý của tổ chức như là yếu tố điều chỉnh, điều khiển hành vi của cá
nhân, của nhóm.
Tóm lại, tâm lý học phương Tây đã có khá nhiều kết quả trong nghiên cứu bầu không khí
tâm lý của tổ chức. Các công trình nghiên cứu không những chỉ ra các yếu tố quy định bầu
không khí tâm lý của tổ chức mà còn xác định vai trò của bầu không khí tâm lý đối với việc thực
hiện các chức năng của tổ chức. Đặc biệt, tâm lý học phương Tây đã có nhiều cố gắng trong
việc xác định hệ thống phương pháp nghiên cứu bầu không khí tâm lý của nhóm, tổ chức trong
các đơn vị sản xuất cụ thể.
Tuy nhiên, do các nghiên cứu xuất phát từ nhiều quan điểm lý luận khác nhau, phương pháp
khác nhau nên kết quả nghiên cứu thu được có nhiều mâu thuẫn.
b. Trong tâm lý học Mác-xít, các nhà tâm lý học Xô-viết đặc biệt quan tâm đến việc nghiên
cứu các hiện