Biện pháp rèn luyện kĩ năng xã hội cho trẻ CPTTT học hoà nhập tại trường tiểu học Hồng Quang - TP Đà Nẵng

Do những hạn chế đáng kể về kĩ năng xã hội, trẻ CPTTT gặp nhiều khó khăn khi tham gia các hoạt động trong trường HN. Để trẻ CPTTT có thể học tập, phát triển và hòa nhập cộng đồng. Việc giáo dục kĩ năng xã hội cần được thực hiện ngay khi trẻ vào học Tiểu học. Đề tài nghiên cứu và đề xuất một sô biện pháp rèn luyện kĩ năng xã hội ở trường học cho trẻ CPTTT học HN tại trường Tiểu học Hồng Quang – TP Đà Nẵng, góp phần nâng cao khả năng sử dụng và vận dụng kĩ năng xã hội cho trẻ CPTTT học hoà nhập.

pdf6 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2551 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp rèn luyện kĩ năng xã hội cho trẻ CPTTT học hoà nhập tại trường tiểu học Hồng Quang - TP Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 178 BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ CPTTT HỌC HÒA NHẬP TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒNG QUANG – TP ĐÀ NẴNG (Thiêu tiêu đề tiếng Anh) SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN Lớp : 04DB, Trường Đại học Sư phạm GVHD: TS. LÊ QUANG SƠN Trường Đại học Sư phạm TÓM TẮT Do những hạn chế đáng kể về kĩ năng xã hội, trẻ CPTTT gặp nhiều khó khăn khi tham gia các hoạt động trong trường HN. Để trẻ CPTTT có thể học tập, phát triển và hòa nhập cộng đồng. Việc giáo dục kĩ năng xã hội cần được thực hiện ngay khi trẻ vào học Tiểu học. Đề tài nghiên cứu và đề xuất một sô biện pháp rèn luyện kĩ năng xã hội ở trường học cho trẻ CPTTT học HN tại trường Tiểu học Hồng Quang – TP Đà Nẵng, góp phần nâng cao khả năng sử dụng và vận dụng kĩ năng xã hội cho trẻ CPTTT học hoà nhập. SUMMARY By great limitting of social skills, chirlren with intellectual disabilities join in school activities with a lot of difficuties. To help chirlren to learn, develop and include to society successfully, training of social skills need to carry out as soon they go to primamy school. The issue is aimed to study and find some methods to train for chirlden with intellectual diabilities in Hong Quang primamy school in Da Nang city to raise ability of social skills for them. I. Mở đầu: Sự hình thành và phát triển KNXH ở trẻ CPTTT muộn và chậm hơn so với trẻ bình thường cùng độ tuổi. Nếu không được can thiệp giáo dục phù hợp, những KNXH ở trẻ có thể bị phát triển lệch hướng. Điều này làm cho trẻ CPTTT gặp nhiều khó khăn hoặc không được sự chấp nhận cho những lỗ lực hòa nhập cộng đồng. Với trẻ CPTTT học hoà nhập, KNXH ở trường học giúp các em tạo mối quan hệ tích cực với bạn bè, thầy cô. Trẻ không những có cơ hội học tập tốt hơn mà còn hình thành được những thói quen thích ứng với môi trường, xây dựng niềm tin và phát triển khả năng hào nhập xã hội. Tuy nhiên, KNXH của trẻ CPTTT học hoà nhập hiện nay hầu như còn rất hạn chế. Mặc dù, nhiều trẻ CPTTT học hoà nhập đã có một số KNXH ban đầu như giao tiếp, vui chơi. Từ thực tế trên, một yêu cầu đặt ra là tìm những biện pháp rèn luyện KNXH cho trẻ CPTTT ở trường HN - môi trường tốt nhất để phát triển các kĩ năng thích ứng cho trẻ. Đó là những lí do chúng tôi chọn đề tài: “Biện pháp rèn luyện kĩ năng xã hội cho trẻ CPTTT học hoà nhập tại trường tiểu học Hồng Quang - Tp Đà Nẵng” II. Kết quả nghiên cứu 1. Những vấn đề lí luận của đề tài 1.1. Những định hướng cơ bản của đề tài Thứ nhất cần hiểu về kĩ năng và KNXH. Kĩ năng là mặt kĩ thuật, phương tiện thực hiện hành động. Kĩ năng xã hội là những kĩ năng liên quan tới sự tương tác xã hội với các cá nhân khác, nó bao gồm các kĩ năng thiết lập và duy trì sự tương tác với người khác, giải quyết các tình huống và nhận thức phản hồi những cảm xúc, tình cảm . Thứ hai là nghiên cứu khái quát về trẻ CPTTT. Qua nhiều cách nhìn nhận khác nhau, trẻ CPTTT được xác định bởi 3 tiêu chí cơ bản là: hạn chế về trí thông minh, khả năng thích ứng và tật xuất hiện trước 18 tuổi. Đặc điểm chủ yếu của trẻ CPTTT là Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 179 “chậm hiểu nhanh quên”. Vì vậy trình độ nhận thức của trẻ rất hạn chế. Trẻ gặp nhiều khó khăn trong quá trình học tập và hòa nhập cộng đồng. Trẻ CPTTT không những suy giảm về hoạt động nhận thức (cảm tính, lí tính) mà còn kéo theo sự rối loạn các chức năng tâm lý. Thứ ba là nghiên cứu và nắm rõ bản chất của GDHN trẻ CPTTT. Đây là môi trường giáo dục thuận lợi lợi nhất để rèn luyện và phát triển KNXH cho trẻ CPTTT, giúp trẻ mau chóng hòa nhập cộng đồng. Thể hiện rõ ở hai mặt: nhận thức và thích ứng xã hội. 1.2. Ý nghĩa của việc giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ CPTTT học HN Về mặt sức khỏe: nâng cao sức khoẻ, khắc phục những khiếm khuyết về mặt thể chất. Về mặt giáo dục: xây dựng mối quan hệ hợp tác, tích cực giữa trẻ CPTTT với giáo viên, với trẻ bình thường. Về mặt văn hoá xã hội: thúc đẩy hành vi tích cực, giảm thiểu những hành vi không mong muốn. Giúp trẻ hiểu được trách nhiệm và vị trí của mình trong gia đình và nhà trường 1.3. Lí luận về rèn luyện kĩ năng xã hội cho trẻ CPTTT 1.3.1. Mục tiêu giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ CPTTT -Trẻ CPTTT hiểu được sự cần thiết của các kĩ năng xã hội trong cuộc sống hàng ngày. -Sử dụng thành thạo những kĩ năng xã hội cơ bản, phục vụ cho các hoạt động của trẻ. -Trẻ CPTTT có thái độ đúng đắn với bản thân, có trách nhiệm với mọi ngườ i . Nâng cao lòng tự trọng, sự tự tin trong các mối quan hệ xã hội. 1.3.2. Nội dung giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ CPTTT Nội dung giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ CPTTT học HN được xây dựng cụ thể trên những đánh giá kĩ năng xã hội của từng cá nhân trẻ. Ngoài ra, cần xem xét đến các yếu tố độ tuổi, điều kiện chăm sóc, giáo dục tại gia đình, trường học và những chuẩn mực văn hóa của mỗi vùng miến. Nội dung giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ CPTTT có thể gồm hai phần chính: 1) Dạy những kĩ năng xã hội phù hợp. 2) Làm giảm hoặc loại bỏ những hành vi không phù hợp. 1.3.3. Biện pháp rèn luyện kĩ năng xã hội cho trẻ CPTTT Các biện pháp phải đảm bảo tính phát triển, tính hệ thống và tính cá biệt. Qua nghiên cứu tài liệu, chúng tôi tổng hợp được một số biện pháp sau: Biện pháp luyện tập ( tạo thói quen): Là tổ chức cho trẻ thực hiện một cách đều đặn thông qua hệ thống bài tập, nhằm mục đích biến các hành động đó thành thói quen ứng xử. Biện pháp sắm vai: Trẻ CPTTT được sắm vai trong tiểu phẩm có nội dung giáo dục, gây cho trẻ sự thích thú trẻ sẽ học được nhanh hơn và phát triển các kĩ năng xã hội. Biện pháp củng cố: Củng cố bằng việc khen thưởng hay trách phạt một cách phù hợp. Biện pháp trò chơi: Qua các hoạt động trò chơi hấp dẫn và bổ ích, trẻ có cơ hội được nắm bắt và sử dụng các kĩ năng xã hội. Biện pháp xây dựng“vòng bạn bè”: thiết lập cho trẻ những mối quan hệ tích cực với bạn bè là điều kiện quan trọng để trẻ yên tâm học tập và trưởng thành. 1.3.4. Hình thức rèn luyện kĩ năng xã hội cho trẻ CPTTT Gồm 3 hình thức tổ chức rèn luyện cơ bản: cá nhân, nhóm và tập thể. Ở trường học hòa nhập, GV có thể lựa chọn và tổ chức các hình thức này vào các thời gian khác nhau như: giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp, tham quan...vv. Mỗi hình thức có những thuận lợi khác nhau, do đó tùy thuộc vào mục tiêu, nội dung và biện pháp cụ thể để lụa chọn hình thức và thời gian rèn luyện thích hợp nhất. 1.3.5. Các lực lượng giáo dục tham gia vào việc rèn luyện KNXH cho trẻ CPTTT Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 180 GDHN đề cao vai trò của người giáo dục đó là giáo viên, gia đình, bạn bè, cộng đồng, xã hội. Các lực lượng này tham gia phải có sự hợp tác đồng bộ với nhau trong từng giai đoạn của quá trình giáo dục. 2. Thực trạng việc rèn luyện kĩ năng xã hội ở trường học cho trẻ CPTTT học HN Địa bàn khảo sát: trường Tiểu học Hồng Quang – TP Đà Nẵng. Đối tượng: 4 trẻ CPTTT học HN khối lớp hai, 12 giáo viên dạy các lớp HN trẻ CPTTT. Nội dung khảo sát: khảo sát mức độ KNXH ở trường học của trẻ CPTTT; thực trạng việc rèn luyện những KNXH ở trường học cho trẻ CPTTT học HN Khảo sát ở hai nhóm kĩ năng: thực hiện nội quy và hợp tác với bạn bè. Sử dụng các biện pháp điều tra, quan sát, phỏng vấn để khảo sát, chúng tôi thu được kết quả: 2.1. Mức độ kĩ năng xã hội ở trường học của trẻ CPTTT học HN Qua khảo sát 4 trẻ CPTTT học HN khối lớp 2 trường Tiểu học Hồng Quang, kết quả cho thấy: - 50% số trẻ có kĩ năng ở mức duy trì (thực hiện được kĩ năng trong một số tình huống quen thuộc), 50% ở mức thuần thục(thực hiện được kĩ năng trong tình huống quen thuộc) - Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ KNXH của trẻ có yếu tố: giới tính, đặc điểm cá nhận, gia đình và môi trường hòa nhập. Trong đó, môi trường HN là quan trọng nhất. - Mức độ biểu hiện KNXH ở trường học của 4 trẻ CPTTT lần lượt là: 1.53, 1.61 (điểm TB ở mức duy trì), 2 và 2.28 (điểm TB ở mức thuần thục). - Khảo sát các nhóm KNXH ở trường học cho thấy: KN thực hiện nội quy có 50% số trẻ KN ở mức duy trì, 50% ở mức thuần thục. KN hợp tác với bạn bè có 75% trẻ KN ở mức duy trì, 25% ở mức thuần thục. 2.2. Thực trạng việc rèn luyện KNXH ở trường học cho trẻ CPTTT học HN Nhận thức của GV về vai trò của công tác: 91.66% GV cho là quan trọng và rất quan trọng. Chỉ có 8.3% cho là bình thường. Nhận thức của GV về mục tiêu rèn luyện KNXH ở trường học cho trẻ CPTTT học HN: GV đánh giá cao nhất nhóm mục tiêu nhằm giúp trẻ CPTTT hoàn thành tốt hơn việc học tập ở trường. Quan trọng thứ hai là nhóm mục tiêu nhằm hình thành ở trẻ thái độ sống tích cực và phát triển các mối quan hệ xã hội. Nhóm mục tiêu nhằm giúp trẻ đỡ cô lập ở trường lớp, GV cho là ít quan trọng hoặc không cần thiết vì hầu hết trẻ CPTTT có thể chơi được với các bạn. Nội dung rèn luyện kĩ năng xã hội ở trường học cho trẻ CPTTT học HN: KN thực hiện nội quy gồm dạy và rèn luyện các kĩ năng tôn trọng thầy cô, nội quy lớp học, biết giữ gìn, bảo vệ môi trường và tài sản chung. Đồng thời là nội dung khắc phục những hành vi vi phạm nội quy, trên thực tế được giáo viên thực hiện nhiều hơn. Ở KN hợp tác với bạn bè gồm việc dạy và luyện tập các kĩ năng hợp tác nhóm và hợp tác tập thể trong hoạt động học tập và vui chơi. Việc khắc phục hành vi chưa phù hợp với hoạt động hợp tác ít được chú ý hơn. Biện pháp rèn luyện kĩ năng xã hội ở trường học cho trẻ CPTTT học HN: Khảo sát việc rèn luyện ở hai kĩ năng cho thấy: Ở KN thực hiện nội quy: biện pháp luyện tập 25% GV đã sử dụng, sắm vai: 25%, khen thưởng hay trách phạt: 83.33%. Nhưng các biện pháp này chỉ được sử dụng ở mức độ thỉnh thoảng. Ở KN hợp tác với bạn bè: biện pháp sắm vai: 50% GV đã sử dụng, khuyến khích: 25%, trò chơi:75%. Các biện pháp này cũng chỉ được sử dụng ở mức độ thỉnh thoảng. Biện pháp xây vòng bạn bè ở cả 2 kĩ năng đều có 50% giáo viên đã sử dụng. Khảo sát các biện pháp khác cho thấy: 100% GV sử dụng biện pháp giảng giải để rèn luyện KN nội quy và 70% ở KN hợp tác với bạn bè. Hình thức rèn luyện KNXH ở trường học cho trẻ CPTTT học HN: hình thức cá nhân: 41.66% GV thỉnh thoảnh sử dụng. Hình thức nhóm và cả lớp: 100% GV đã sử dụng ở mức độ thỉnh thoảng. Khảo sát về thời gian tổ chức rèn luyện cho thấy: 100% thực hiện trong các giờ lên Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 181 lớp, 75% vào các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, 33.33% vào các buổi tham quan hay hoạt động ngoại khóa, chỉ có 25% GV kết hợp việc rèn luyện vào nhiều thời gian khác nhau. Các lực lượng tham gia vào quá trình rèn luyện KNXH ở trường học cho trẻ CPTTT học HN: lực lượng chủ yếu là giáo viên và học sinh bình thường, sự tham gia của gia đình và cộng đồng rất hạn chế hoặc hầu như không có. 3. Đề xuất một số biện pháp 3.1. Biện pháp rèn luyện kĩ năng thực hiện nội quy trường lớp Luyện tập Giáo viên thiết kế và tổ chức cho trẻ thực hiện một cách đều đặn các kĩ năng thông qua hệ thống các bài tập rèn luyện. Bài tập rèn luyện cần: tùy vào mức độ kĩ năng của từng trẻ trong mỗi nhóm kĩ năng, thu hút được sự tham gia của các lực lượng giáo dục khác nhau và có thể thực hiện thường xuyên; phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ CPTTT và không ảnh hưởng đến lớp học. Một số bài tập: Rèn thói quen đi học đúng giờ, rèn thói quen chuẩn bị đồ dung dạy học.. Sắm vai: Trong các hoạt động học tập hay vui chơi, giáo viên thiết kế các tình huống kịch phù hợp cho trẻ CPTTT tham gia đóng vai cùng các bạn bình thường. Nội dung tiểu phẩm ngắn gọn, phù hợp với mức độ tiếp thu của học sinh tham gia; có sự phân vai rõ dàng nhằm giúp trẻ có thể rút ra kĩ năng cần thực hiện dễ dàng, gây hứng thú cho học sinh. Nên minh họa tiểu phẩm bằng tranh ảnh và có lời thoại chính. Giáo viên có thể tổ chức vào các giờ đạo đức, tiếng việt hoặc trong các giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động văn nghệ của lớp. Các tình huống như: sắm vai 1 bạn hay đi học muộn bị cô giáo trách phạt, biết nhặt rác cho vào thùng được cô và các bạn khen… Củng cố: Khen thưởng hay trách phạt cần cho trẻ biết cụ thể những kĩ năng nào mình đã làm được hay chưa làm được, nêu rõ mức độ thực hiện như thể nào. Việc trách phạt cần tế nhị, nhẹ nhàng và tránh sử dụng nặng lời. Xây vòng bạn bè. Tạo cho trẻ nhóm bạn thân, bạn thân có thể hỗ trợ, giám sát và động viên trẻ thực hiện đầy đủ các nội quy. Xây dựng phong trào thi đua thực hiện tốt các nề nếp học sinh trong lớp. 3.2. Biện pháp rèn luyện kĩ năng hợp tác cùng bạn bè cho trẻ CPTTT học hoà nhập Trò chơi. Thiết kế hệ thống các trò chơi mang tình hợp tác vừa có tác dụng học tập vừa có tác dụng vui chơi để tạo hứng thú cho trẻ. Gồm các trò chơi theo nhóm, tập thể. Một số trò chơi như “xếp hình con bọ”, “Mưa rơi”, “cộc- cách- tùng –cheng” Sắm vai. Trong các giờ học đạo đức, tiếng việt…có nhiều nội dung có thể thiết kế cho trẻ đóng vai cùng bạn. Các tình huống như: sắm vai gọi điện thoại, đóng theo cốt chuyện “ Quả tim khỉ”_ SGK Tiếng Việt 2- tập 2. Củng cố. Khuyến khích, động viên trẻ tham gia mạnh dạn vào các trò chơi, sắm vai, phát biểu ý kiến…Sử dụng cử chỉ, lời nói phù hợp như cố lên, giơ tay ra hiệu động viên, ánh mắt vui vẻ.. Xây vòng bạn bè. Xây dựng nhóm bạn và lập kế hoặch giúp đỡ trẻ trong các hoạt động học tập vui chơi như các bạn trong nhóm rủ bạn cùng chơi các trò chơi vào giờ giải lao, kéo bạn vào hoạt động lao động, trò chơi học tập… Việc sử dụng các biện pháp trên đây cần chú ý đến mức độ kĩ năng ở từng nhóm kĩ năng của từng trẻ để áp dụng và thiết kế các bài tập rèn luyện thích hợp nhất. Với kĩ năng ở mức duy trì các bài tập được thực hiện trong các tình huống quen thuộc. Với kĩ năng ở mức thuần thục, các bài tập được đòi hỏi thêm về hiệu quả và tốc độ để dần luyện tập trong các tình huống mới Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 182 Mỗi bài tập phải có mục đích hướng vào rèn luyện 1 kĩ năng cụ thể. Việc tiến hành thực hiện các bài tập được xen kẽ trong các nội dung học tập, sinh hoạt ở trường lớp và không ảnh hưởng đến việc học của các trẻ khác. Kết luận và kiến nghị Kết luận - Việc nghiên cứu lí thuyết giúp chúng tôi nắm vững thêm kiến thức về trẻ CPTTT, GDHN. Đặc biệt, hiểu biết lí luận rèn luyện kĩ năng xã hội ở trường học cho trẻ CPTTT học hoà nhập. Qua đó, khẳng định được tầm quan trọng, tính cấp thiết của giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ CPTTT học hòa nhập. - Nắm rõ thực trạng rèn luyện KNXH ở trường học cho trẻ CPTTT học hòa nhập. Thứ nhất: đánh giá được mức độ cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ KNXH ở trường học của học sinh CPTTT khối lớp 2. Thứ hai: đánh giá đúng đắn về thực trạng rèn luyện kĩ năng xã hội cho trẻ CPTTT học hoà nhập ở nhà trường. Từ cơ sở đó, đã đánh giá những mặt thuận lợi, khó khăn của thực tế và xác định các biện pháp đề xuất. - Đề xuất 5 biện pháp rèn luyện: sắm vai, trò chơi, luyện tập, xây dựng vòng bạn bè và củng cố. Các biện pháp bước đầu cung cấp cho giáo viên dạy các lớp hòa nhập cách thức rèn luyện KNXH phù hợp cho học sinh CPTTT Kiến nghị Đối với giáo viên - Nâng cao kiến thức, kĩ năng về GDHN trẻ CPTTT. Đặc biệt, nên nghiên cứu hay tham khảo nhiều hơn các tài liệu hay kinh nghiệm về rèn luyện KNXH cho trẻ CPTTT. - Quan tâm hơn đến việc học tập, rèn luyện của trẻ CPTTT ở trường lớp. Nên thiết lập các kế hoặch giáo dục kĩ năng xã hội riêng cho từng trẻ. - Khuyến khích sự tham gia phối hợp giáo dục của gia đình, học sinh bình thường và cộng đồng trong việc rèn luyện kĩ năng xã hội cho trẻ. Đối với nhà trường - Cần chú trọng hơn công tác giáo dục cho trẻ CPTTT. Đặc biệt là việc rèn luyện kĩ năng xã hội cho trẻ thường xuyên. Tổ chức thường xuyên hơn các buổi trao đổi, học hổi kinh nghiệm về giáo dục trẻ CPTTT cho giáo viên. - Tạo điều kiện thuận lợi về cở sở vật chất, phương tiện giáo dục cũng như khích lệ các giáo viên luôn tích cực, nhiệt tình trong công tác giáo dục trẻ CPTTT học hòa nhập. Đối với gia đình trẻ CPTTT - Các bậc phụ huynh cần biết khuyến khích, động viên trẻ thực hiện các hành vi tốt. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trung Tâm NC CL&PTCTGDCB, Viện CL&CTGD, 11/200, báo cáo về tình hình giáo dục hòa nhập. [2] Trung tâm tật học, Viện Khoa học giáo dục, 2002, Giáo dục hòa nhập, NXB Chính trị Quốc gia. [3] Bộ giáo dục và đào tạo, Chương trình giáo dục Tiểu học [4] Trung tâm NC CL&PTCTGDCB, Viện CL&CTGD, đề tài C11 _ 03, đề tài B2001 – 49 – 18. [5] Trung tâm NC CL&PTCTGDCB, Viện CL&CTGD, giáo dục hòa nhập trẻ CPTTT bậc Tiểu học. [6] Trường CĐ Mẫu giáo trung ương I (2005), Đặc điểm tâm lý trẻ khuyết tật, Hà Nội. [7] Bộ GDĐT (2005), Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật bậc tiểu học, Dự án phát triển giáo viên tiểu học, Hà Nội. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 183 [8] Khoa giáo dục đặc biệt (2002), Kỷ yếu hội nghị khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. [9] Từ điển Tiếng Việt, NXB giáo dục, 2000. [10] Huỳnh Thị Thu Hằng (2005), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Khoa Tâm lý – Giáo dục, ĐHSP, Đại học Đà Nẵng. [11] Nguyễn Thị Kim Hoa (2005), Bài giảng Nhập môn giáo dục đặc biệt, Viện CL&CTGD. [12] T.S.Lê Quang Sơn, tập bài giảng: Tâm lý học trẻ CPTTT, ĐH Đà Nẵng, ĐHSP, Khoa TLGD [13] T.S. Lê Quang Sơn, tâm lý học lứa tuổi, ĐH Đà Nẵng, ĐHSP, Khoa TLGD [14] Trần Lệ Thu, Đại cương giáo dục đặc biệt cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, nhà Xuất bản ĐHQG, 2002 [15] Các trang wed: www.wikipedia.org, www.google.com.vn/,
Luận văn liên quan