Bình luận về các điều kiện chi ngân sách nhà nước quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng

Khi nói đến Ngân sách nhà nước người ta thường hay biết tới đó là hai loại hình hoạt động tài chính cơ bản của Nhà nước, đó là hoạt động thu ngân sách và hoạt động chi ngân sách. Trong đó thu ngân sách nhà nước làm hình thành nên quỹ ngân sách nhà nước thì chi ngân sách nhà nước là chu trình phân phối, sử dụng các nguồn vốn tiền tệ đã được tập trung vào quỹ tiền tệ đó. Vậy điều chi ngân sách nhà nước là gì và nó được thực hiện như thế nào? Sau đây em xin được tìm hiểu đề tài “Bình luận về các điều kiện chi ngân sách nhà nước” (quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng).

doc16 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6965 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bình luận về các điều kiện chi ngân sách nhà nước quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ. Khi nói đến Ngân sách nhà nước người ta thường hay biết tới đó là hai loại hình hoạt động tài chính cơ bản của Nhà nước, đó là hoạt động thu ngân sách và hoạt động chi ngân sách. Trong đó thu ngân sách nhà nước làm hình thành nên quỹ ngân sách nhà nước thì chi ngân sách nhà nước là chu trình phân phối, sử dụng các nguồn vốn tiền tệ đã được tập trung vào quỹ tiền tệ đó. Vậy điều chi ngân sách nhà nước là gì và nó được thực hiện như thế nào? Sau đây em xin được tìm hiểu đề tài “Bình luận về các điều kiện chi ngân sách nhà nước” (quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng). B . NỘI DUNG. I. CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC. 1. Khái niệm chi ngân sách nhà nước. Chi ngân sách nhà nước là phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước theo dự toán ngân sách đã được chủ thế quyền lực quyết định nhằm duy trì sự hoạt động của bộ máy nhà nước và bảo đảm nhà nước thực hiện được các chức năng của mình. Nếu hoạt động thu nhân sách nhà nước là nhằm thu hút các nguồn vốn tiền tệ đề hình thành nên quỹ ngân sách nhà nước thì chi ngân sách là chu trình phân phối, sử dụng các nguồn vốn tiền tệ đã được tập trung vào quỹ tiền tệ đó. Luật ngân sách nhà nước 2002 cũng đã đưa ra khái niệm chi ngân sách nhà nước nhưng ở dạng liệt kê, tại Khoản 2 Điều 2. Theo đó, chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. 2. Đặc điểm của chi ngân sách nhà nước. Thứ nhất: Chi ngân sách nhà nước chỉ được tiến hành trên cơ sở pháp luật và theo kế hoạch chi ngân sách cũng như phân bổ ngân sách do cơ quan quyền lực nhà nước quyết định. Điều 15 Luật ngân sách nhà nước năm 2002 Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền quyết định về tổng số chi, cơ cấu, nội dung, mức động các khaỏn chi ngân sách nhà nước và quyết định phân bổ ngân sách trung ương. Điều 25 Luật ngân sách nhà nước năm 2002 giao cho hội đồng nhân dân các cấp quyền quyết định dự tóan chi ngân sách địa phương và quyền quyết định phân bổ ngân sách cấp mình. Mọi hoạt động chi ngân sách phải được thực hiện trên cơ sở các quyết định của Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp. Thứ hai: Chi ngân sách nhà nước nhằm vào mục tiêu thỏa mãn nhu cầu về tài chính cho sự vận hành của bộ máy nhà nước, bảo đảm cho nhà nước thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ của mình. Thứ ba: Chi ngân sách nhà nước là hoạt động được tiến hành bởi các chủ thể quyền lực gồm hai nhóm: Nhóm chủ thể đại diện cho Nhà nước thực hiện việc quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước. Đó là các cơ quan đại diện cho nhà nước thực thi quyền hạn có liên quan tới việc xuất quỹ NSNN cho các mục tiêu đã được phê duyệt. Nhóm chủ thể này gồm Bộ tài chính, Sở tài chính – vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phòng tài chính quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh, thành phố, Sở kế hoạch và đầu tư và Kho bạc nhà nước. Nhóm chủ thể sử dụng ngân sách nhà nước. Đây là nhóm chủ thể được hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước để trang trải các chi phí trong quá trình thực hiện hoạt động của mình. Nhóm chủ thể này rất đa dạng nhưng có thể phân thành ba loại chủ yếu gồm: Các cơ quan nhà nước, kể cả các cơ quan hành chính thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính. Các đơn vị, kể cả đơn vị sự nghiệp có thu. Các chủ dự án sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước. 3. Phân loại chi ngân sách nhà nước. Trong công tác quản lý ngân sách nhà nước, việc phân loại các khoản chi có ý nghĩa quan trọng. Lựa chọn tiêu chí thích hợp để phân loại các khoản chi ngân sách nhà nước có tác dụng hỗ trợ cho việc phân tích, đánh giá 1 cách chính xác hiêu quả của từng loại chi, từ đó có thể dưa ra những định hướng những sửa đổi chính sách chi ngân sách nhà nước một cách hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước. Có nhiều cách phân loại các khoản chi ngân sách nhà nước khác nhau: nếu căn cứ theo mức dộ định kỳ của các khoản chi có thể phân các khoản chi ngân sách thành hai nhóm: chi thường xuyên và chi không thường xuyên. Chi thường xuyên là khoản chi nhằm thực hiện nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về quản lý các mặt của đời sống xã hội. Đây là những khoản chi mang tính ổn định, định kỳ, lặp đi lặp lại và là khoản chi mang tính tiêu dùng, vì vậy nó không có tính tích lũy. Những khoản chi này gồm: chi cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ; chi cho hoạt động của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế; chi cho quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội…Chi thường xuyên theo định kỳ được bố trí kinh phí đều trong năm để chi. Chi không thường xuyên là những khoản chi như: chi đầu tư phát triển kinh tế; chi trả nợ gốc và lãi khoản tiền do Chính phủ vay, chi viện trợ, cho vay theo quy định của pháp luật, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của trung ương/ cấp tỉnh… II. BÌNH LUẬN ĐIỀU KIỆN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH. 1. Các Quy Định Pháp Luật Hiện Hành Về Điều Kiện Chi Ngân Sách Nhà Nước. Đơn giản mà nói chi ngân sách nhà nước là hoạt động thực hiên việc chi tiền trong một cái quỹ ngân sách lớn của nhà nước mà đòi hỏi phải đảm bảo những điều kiện nhất định mới được chi. Đối với vấn đề chi ngân sách mà nói đây là một việc đòi hỏi phải có sự kiểm tra giám sát kĩ lưỡng để tránh những thất thoát tiền một cách lang phí gây ra nhiều sự thâm hụt thiếu xót, vấn đề này không chỉ có chi ngân sách nhà nước mới có mà ngay kể cả trong một gia đình thì việc chi tiêu cũng được cân nhắc xem xét kĩ lưỡng trươc khi chi tiêu cho một vấn đề gì đó, trong 1 gia đình là người quản lí tiền chăm no cho gia đình, trước khi muốn chi tiền ra thì không thể nói chi là chi mà không biết là chi cho cái gì mà phải biết cái mình cần mua cái gì mình phải bỏ tiền ra rồi sau đó xem xét xem cái đó giá như thế nào, khoản chi là bao nhiêu, tiêu chuẩn là bao nhiêu sau khi đã xem xét kĩ lưỡng xong chỉ còn một việc cuối là quyết định chi tiền ra cho cái mà mình cần; đó là mức đơn giản trong một gia đình vậy khi xét đến một quỹ ngân sách nhà nước khổng lồ thì điều kiện để chi ngân sách nhà nước cần những gì? Tiền của nhà nước nó rất quan trọng đối với sự phát triển và duy trì hoạt động của nhà nước đó nhưng ngược lại nó lại bị những kẻ cơ hội thiếu ý thức khoác nên trên mình 1 cái khái niệm “tiền công” là tiền không của riêng ai khiến cho các đối tượng thụ hưởng ngân sách nhà nước có xu hướng chi tiêu thoải mái, lãng phí, còn cắt xén, ăn bớt, chỉ cần có cơ hội là chúng không từ thủ đoạn nào để chiếm đoạt tiền công… bởi chính vì vậy nhà nước phải quan tâm đến chình cái hầu bao của mình không thể để thất thoát lãng phí. Công cụ hữu hiệu để đảm bảo cho hoạt động sử dụng nguồn tài chính đó chính là pháp luật. Nhà nước đã quy định những điều kiện cụ thể mà chỉ khi đáp ứng đủ những điều kiện đó, hoạt động chi ngân sách nhà nước mới được thực hiện. Những quy định này đã tạo nên một giới hạn pháp lý đối với các đối tượng sử dụng ngân sách nhà nước, đảm bảo các chủ thể này sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả nguồn tài chính do Nhà nước đầu tư. Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật thì điều kiện để chi ngân sách được thực hiện là: Căn cứ theo khoản 2 điều 5 Luật NSNN năm 2002. Chi ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Đã có trong dự toán ngân sách được giao, trừ trường hợp quy định tại Điều 52 và Điều 59 của Luật này; b) Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; c) Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được uỷ quyền quyết định chi. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này, đối với những khoản chi cho công việc cần phải đấu thầu thì còn phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Điều 51 Nghị định 60/2003/NĐ-CP(Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước). Chi ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Đã có trong dự toán ngân sách nhà nước được giao, trừ các trường hợp sau: a) Dự toán ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách chưa được cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định tại Điều 45 của Nghị định này; b) Chi từ nguồn tăng thu so dự toán được giao và từ nguồn dự phòng ngân sách theo quyết định của cấp có thẩm quyền; 2. Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định; 3. Đã được Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi; 4. Ngoài các điều kiện quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này; trường hợp sử dụng vốn, kinh phí ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc và các công việc khác phải qua đấu thầu hoặc thẩm định giá thì còn phải tổ chức đấu thầu hoặc thẩm định giá theo quy định của pháp luật; 5. Các khoản chi có tính chất thường xuyên được chia đều trong năm để chi; các khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một số thời điểm như đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản chi có tính chất không thường xuyên khác phải thực hiện theo dự toán quý được đơn vị dự toán cấp I giao cùng với giao dự toán năm. 2. Bình Luận Các Điều Kiện Chi Ngân Sách Nhà Nước. 2.1. Khoản chi dự định thực hiện phải có trong dự toán ngân sách được giao. Lập dự toán ngân sách nhà nước là quá trình xây dựng và quyết định dự toán thu, chi ngân sách của nhà nước trong thời hạn 1 năm. Thực chất bản dự toán ngân sách nhà nước là sự phản ảnh những chương trình, kế hoạch hành động hay chính sách của nhà nước trong một tài khóa xác định. Dự toán ngân sách rất quan trọng, là tài liệu khá phức tạp, bảo đảm tính thông nhất, toàn diện và tính cân đối, trong đó các khoản chi là mục tiêu phải thực hiện, các khoản thu là phương tiện để thực hiện các mục tiêu đó. Mỗi một khoản chi của ngân sách nhà nước đề hết sứa quan trọng và nó tác động, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển không chỉ kinh tế chính trị xã hội… Việc pháp luật quy định các khoản chi ngân sách nhà nước muốn được thanh toán, chi trả phải có trong dự toán ngân sách được giao là bởi vì mọi nhu cầu chi dự kiến cho năm kế hoạch phải được xác định trong dự toán kinh phí từ cơ sở thông qua các bước xét duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ thấp đến cao. Quyết định cuối cùng cho dự toán chi ngân sách nhà nước thuộc về Quốc hội. Chỉ sau khi dự toán chi đã được Quốc hội xét duyệt và thông qua mới trở thành căn cứ chính thức để phân bổ số chi cho mỗi ngành, mỗi cấp. Hàng năm, các cơ quan đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước phải lập dự toán trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Dự toán ngân sách nhà nước của cả nước được Chính phủ tổng hợp trình Quốc hội quyết định. Quốc hội tiến hành phân bổ dự toán ngân sách trung ương; hôi đồng nhân dân các cấp phân bổ dự toán ngân sách của cấp mình. Dự toán chi ngân sách nhà nước được lập dựa vào các căn cứ sau: -Nhiệm vụ cụ thể của các Bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan khác ở trung ương và các cơ quan nhà nước ở địa phương. Cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp và tỷ lệ % phân chia các khoản thu và mức bổ sung cho ngân sách cấp dưới (trong năm tiếp theo của thời kỳ ổn định). Lập ngân sách nhà nước dựa trên các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành về thu chi ngân sách nhà nước như chi tiền lương, sinh hoạt phí cho cán bộ, v.v… Đối với các cơ quan thụ hưởng ngân sách, viêc lập dự toán ngân sách cho ngân sách của cơ quan phải dựa vào số kiểm tra về dự toán ngân sách được thông báo. Quốc hội quyết định chi tiết một số nội dung quan trọng trong dự toán ngân sách nhà nước như tổng số chi ngân sách nhà nước trong đó có chi ngân sách trung ương và chi ngân sách địa phương, quyết định chi tiết theo các lĩnh vực chi đầu tư phát triển, chi trả nợ….Xét trên góc độ pháp lý, khoản kinh phí đã được ghi trong dự toán chi ngân sách thể hiện cam kết thanh toán của Nhà nước đối với các đơn vị sử dụng ngân sách. Có thể nhân xét rằng, đây là điều kiện ở cấp trung ương đối với các khoản chi. Bởi nó quy định khoản chi đó phải nằm trong dự toán ngân sách- đạo luật ngân sách thường niên mà chỉ cơ quan lập pháp cao nhất là Quốc hội có quyền thông qua. Đối với Hội đồng nhân dân căn cứ vào nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao và tình hình thực tế tại địa phương quyết định; dự toán chi ngân sách địa phương, quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết.. Quy định này đưa ra đảm bảo các khoản dự định chi sẽ phù hợp với tổng thể các khoản chi khác, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội mà Nhà nước đề ra trong năm ngân sách. Việc quy định này tạo ra tính công khai cho việc thực hiện chi ngân sách, bởi tất cả đã có trong bản dự toán ngân sách được giao, tránh xảy ra những việc khoản chi bất minh, chi không rõ mục đích, chi quá gây ra những thất thoát lớn. Tuy nhiên nếu chỉ theo như đúng các khoản được chi trong dự toán được giao thì có khi lại gây ra những thiếu xót bởi không thể dự liệu đc hết trước mọi vấn đề có thể xảy ra bởi chính vì vậy mà nhà làm luật đã dự liệu thêm một số ngoại lệ (theo điều 52, 59 của luật NSNN năm 2002 và điều 45 nghị định 60/2003/NĐ-CP) Một là trường hợp đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thì cơ quan tài chính các cấp được phép tạm cấp kinh phí cho các nhu cầu không thể trì hoãn được( Mức tạm cấp hàng tháng tối đa không quá mức chi bình quân 01 tháng của năm trước, Chi nghiệp vụ phí và công vụ phí…) cho tới khi dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách được quyết định. Đây có thể coi là phương án bổ sung mà luật đưa ra cho các chủ thể sử dụng ngân sách áp dụng, tạo sự linh hoạt trong hoạt động của các chủ thể đó khi chưa có dự toán ngân sách, đảm bảo ứng phó kịp thời với các trường hợp xảy ra ngoài dự kiến, đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên các chủ thể được tạm cấp kinh phí phải đảm bảo hoàn trả ngay khi dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách được quyết định, nguồn vốn đã được chuyển về. Đây là quy định thể hiện sự linh hoạt của các nhà làm luật, tạo điều kiện để việc thực hiện nhiệm vụ của các đối tượng thụ hưởng ngân sách không bị gián đoạn. Hai là trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước, có sự thay đổi về thu chi, khoản chi từ nguồn tăng thu so với dự toán được giao và từ nguồn dự phòng ngân sách theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Nguồn tăng thu là nguồn thu phát sinh tăng thêm, nằm ngoài dự toán ngân sách vì vậy chi từ khoản này cũng không thể nằm trong dự toán ngân sách. Chi từ nguồn tăng thu ở cấp ngân sách nào sẽ do cơ quan có thẩm quyền của cấp ngân sách đó quyết định. Số tăng thu này sẽ được sử dụng để giảm bội chi, tăng chi trả nợ, tăng chi đầu tư phát triển, bổ sung quỹ dự trữ tài chính, tăng dự phòng ngân sách. Còn các khoản chi từ nguồn dự phòng ngân sách được sử dụng trong trường hợp có nhu cầu chi đột xuất ngoài dự toán ngân sách. Khoản chi ngoài dự toán này sẽ giúp giải quyết kịp thời vấn đề phát sinh đột xuất ngoài dự kiến. Trường hợp có nhu cầu chi đột xuất ngoài dự toán nhưng không thể trì hoãn được mà dự phòng ngân sách không đủ đáp ứng, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phải sắp xếp lại các khoản chi trong dự toán được giao hoặc sử dụng các nguồn dự trữ để đáp ứng nhu cầu chi đột xuất đó. Đây là điều kiện đầu tiên, quan trọng và cơ bản nhất để thực hiện chi ngân sách nhà nước. 2.2. Khoản chi dự định thực hiện phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quyết định. Khi đã đáp ứng được điều kiện thứ nhất là nằm trong dự toán ngân sách hoặc một số trường hợp khác thì chi ngân sách nhà nước còn phải đáp thêm 1 số diều kiện nữa và một trong số đó là khoản chi dự định thực hiện phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quyết định. Nhà nước ban hành các chế độ, định mức về chi ngân sách, tạo cơ sở để quản lý chi ngân sách, tạo cơ sở để quản lý chi ngân sách một cách khoa học và thống nhất. có hai loại định mức chi ngân sách nhà nước: + Đ ịnh mức phân bổ ngân sách. Đây là căn cứ để xây dựng và phân bổ ngân sách cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và các địa phương. Thẩm quyền quyết định mức phân bổ ngân sách theo chế độ hiện hành như sau: Thủ tướng chính phủ quyết định định mức phân bổ ngân sách nhà nước làm căn cứ để xây dựng và phân bổ ngân sách cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và các địa phương. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào định mức phân bổ ngân sách nhà nước do thủ tướng chính phủ ban hành, khả năng tài chính – ngân sách và đặc điểm tình hình ở địa phương, quyết định định mức phân bổ ngân sách lam căn cứ xây dựng dự toán và phân rbổ ngân sách ở địa phương. + Định mức chi tiêu: Định mức chi tiêu là những chế độ, tiêu chuẩn làm căn cứ để thực hiện chi tiêu và kiểm soát chi tiêu ngân sách. Theo chế độ hiện hành, thẩm quyền ban hành định mức chi tiêu như: Chính phủ quyết định những chế độ ngân sách quan trọng, phạm vi ảnh hưởng rộng, liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của cả nước. Thủ tướng chính phủ quyết định các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu thực hiện thống nhất trong cả nước. Bộ trưởng Bộ tai chính quyết định chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách đối với các ngành lĩnh vực sau khi thống nhất với các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực. Đối với một số nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù ở địa phương trên cơ sở nguồn ngân sách địa phương được đảm bảo. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được quyết định chế độ chi ngân sách phù hợp với các đặc điểm thực tế ở địa phương. Các cơ quan có thẩm quyền ban hành các chế độ, định mức chi ngân sách phải được định kỳ rà soát lại các định mức tiêu chuẩn chi tiêu cho phù hợp với yêu cầu thực tế và nguồn lực ngân sách. Đồng thời, tiếp tục ban hành các chế độ, định mức chi theo nhu cầu thực tế. Các quy định này đặt ra một giới hạn cho các khoản chi dự định thực hiện, phải nằm trong định mức đã được quy định trong dự toán. Bởi các chủ thể lập dự toán ngân sách nhà nước khi đưa ra bản dự toán với những khoản phân bổ ngân sách đã tính toán rất kỹ đến đặc thù từng lĩnh vực chi, và hơn thế là chiến lược kinh tế - xã hội đã được hoạch định. Vì vậy, các khoản chi phải phù hợp với chiến lược kinh tế - xã hội đã được xây dựng. Việc xây dựng các định mức tiêu chuẩn, chế độ cũng rất quan trọng phải căn cứ trên các văn bản pháp luật do cơ qua co thẩm quyền ban hành và phải dụa trên con số liên quan trên thực thế ví dụ như tiêu chí xây dựng định mức: Đầu biên chế đối với quản lý hành chính. Đầu dân số các loại sự nghiệp. Sự nghiệp giáo dục, đào tạo: Đầu học sinh. Sự nghiệp y tế: Đầu giường bệnh, đối với chữa bệnh. Ngoài ra còn phân vùng và một số tiêu chí phụ như tỷ lệ chi cho con người và chi cho hoạt động. (Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước áp dụng cho năm ngân sách 2011, năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách mới. định mức phân bổ dự toán chi quản lý hành chính cho khối cơ quan hành chính từ 19-30 triệu đồng/biên chế/năm (tùy thuộc vào số biên chế của cơ quan). Đối với khối các cơ quan Tư pháp, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, định mức phân bổ năm 2011 là 30 triệu đồng/biên chế/năm.) Việc chi theo định mức, chế độ, tiêu chuẩn này tạo ra sự công bằng, chống thất thoát lãng phí tạp ra tính cụ thể trong khoản chi có định lưỡng ró ràng không mờ hồ. đảm bảo chỉ đủ chi đúng hạn chế việc chi quá mức rồi lại xin cấp tăng cường tính tự chủ và năng động trong việc thực hiện khoản chi. Nhưng cũng với đinh mức việc quy định định mức cho các khoản chi ngân sách có thể làm giảm tính chủ động của các đơn vị sử dụng ngân sách, hơn nữa có thể làm xuất hiện tình trạng các đơn vị sử dụng ngân sách chi cho hết số ngân sách đã được phân bổ, không quan tâm đến hiệu quả của khoản chi đó. Thêm vào đó việc xác định
Luận văn liên quan