Bình luận về tính kế thừa và sự tiến bộ trong quan điểm về vai trò của các yếu tố nguồn lực tác động đến tăng trưởng kinh tế theo các mô hình tăng trưởng đẵ nghiên cứu

Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các quốc gia hiện nay. Hai vấn đề này không đồng nhất với nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ, tăng trưởng kinh tế là 1 trong những nhân tố để đánh giá phát triển kinh tế. Trong lịch sử kinh tế học, tăng trưởng kinh tế là vấn đề được nghiên cứu nhiều nhất, theo dòng thời gian, từ trường phái cổ điển, tân cổ điển, phái keynss và lý thuyết hiện đại, các mô hình về tăng trưởng kinh tế đã có sự thay đổi lớn lao, từ các quan điểm về sự vận động của nền kinh tế, vai trò của Chính phủ cho đến việc xác định các yếu tố chủ yếu tác động đến tăng trưởng kinh tế và việc lượng hoá các tác động của chúng. Trong bài viết này, em xin đưa ra một số bình luận về tính kế thừa và sự tiến bộ trong quan điểm về vai trò của các yếu tố nguồn lực tác động đến tăng trưởng kinh tế theo các mô hình tăng trưởng kinh tế đại diện cho các trường phái kinh tế. Trước hết, chúng ta sẽ tìm hiều một số khái niệm liên quan đến tăng trưởng kinh tế đó là: Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Mô hình tăng trưởng kinh tế là một cách diễn đạt quan điểm cơ bản nhất về sự tăng trưởng kinh tế thông qua các biến số kinh tế và mối liên hệ giữa chúng. Hàm sản xuất, một mối quan hệ thường được trình bày theo kiểu đại số học, cho thấy có thể sản xuất bao nhiêu đầu ra bằng một số lượng các yếu tố đầu vào nhất định.

doc9 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2456 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bình luận về tính kế thừa và sự tiến bộ trong quan điểm về vai trò của các yếu tố nguồn lực tác động đến tăng trưởng kinh tế theo các mô hình tăng trưởng đẵ nghiên cứu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài cá nhân môn: Kinh tế phát triển Họ và tên : Nguyễn Phương Thảo Lớp : Kinh tế phát triển 49B Đề bài: Bình luận về tính kế thừa và sự tiến bộ trong quan điểm về vai trò của các yếu tố nguồn lực tác động đến tăng trưởng kinh tế theo các mô hình tăng trưởng đã nghiên cứu. Bài viết: Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các quốc gia hiện nay. Hai vấn đề này không đồng nhất với nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ, tăng trưởng kinh tế là 1 trong những nhân tố để đánh giá phát triển kinh tế. Trong lịch sử kinh tế học, tăng trưởng kinh tế là vấn đề được nghiên cứu nhiều nhất, theo dòng thời gian, từ trường phái cổ điển, tân cổ điển, phái keynss và lý thuyết hiện đại, các mô hình về tăng trưởng kinh tế đã có sự thay đổi lớn lao, từ các quan điểm về sự vận động của nền kinh tế, vai trò của Chính phủ cho đến việc xác định các yếu tố chủ yếu tác động đến tăng trưởng kinh tế và việc lượng hoá các tác động của chúng. Trong bài viết này, em xin đưa ra một số bình luận về tính kế thừa và sự tiến bộ trong quan điểm về vai trò của các yếu tố nguồn lực tác động đến tăng trưởng kinh tế theo các mô hình tăng trưởng kinh tế đại diện cho các trường phái kinh tế. Trước hết, chúng ta sẽ tìm hiều một số khái niệm liên quan đến tăng trưởng kinh tế đó là: Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Mô hình tăng trưởng kinh tế là một cách diễn đạt quan điểm cơ bản nhất về sự tăng trưởng kinh tế thông qua các biến số kinh tế và mối liên hệ giữa chúng. Hàm sản xuất, một mối quan hệ thường được trình bày theo kiểu đại số học, cho thấy có thể sản xuất bao nhiêu đầu ra bằng một số lượng các yếu tố đầu vào nhất định. Các nhà kinh tế học cổ điển là những người đầu tiên đặt nền móng cho nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế, đại diện cho phái này là Ricacdo, ông nghiên cứu lý thuyết tăng trưởng của mình trong hoàn cảnh ngành nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất, đây là thời kỳ bùng nổ dân sồ trên thế giới, vì vậy mà vai trò của nông nghiệp được đánh giá là không thể thiếu, có lẽ vì thế mà tất cả mọi thứ đều do nông nghiệp quyết định, tăng trưởng kinh tế cũng không nằm ngoài quy luật đó. Theo Ricacdo, trong các nhân tố: vồn (K), lao động (L) và đất đai (R) thì yếu tố R là yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế, R chính là giới hạn của tăng trưởng. Chúng ta có thể nhận thấy, trong mô hình của Ricacdo thiếu vắng vai trò của yếu tố công nghệ (T), điều này cũng dễ lí giải, bởi lẽ thời kỳ này, khoa học công nghệ chưa phát triển, vì vậy ít có đóng góp đến sản xuất kinh tế. Phái tiếp theo nghiên cứu đến tăng trưởng kinh tế là phái Keyness, với đại diện là Harrod – Domar. Mô hình tăng trưởng của Harrod – domar được đưa ra trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế xảy ra trầm trọng trên thế giới dẫn đến tình trạng thất nghiệp liên miên, theo lý luận của phái Keyness sản xuất luôn luôn cân bằng ở dưới mức sản lượng tiềm năng và do dó luôn luôn tồn tại một khoảng suy thoái (Y. Cần phải tác động làm tăng tổng cầu để giảm khoảng (Y và thúc đẩy đầu tư là biện pháp kích cầu tốt nhất. nhưng tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư, do dó, theo Harrod – Domar thì chính tiết kiệm là yếu tố tạo nên tăng trưởng kinh tế. Đến thời Solow (đại diện của kinh tế học tân cổ điển) là điểm đánh dấu cho sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, Solow đã đưa ra các lập luận phản bác lại Harrod – Domar và cho rằng không phải tiết kiệm mà chính là công nghệ (T) mới là yếu tố quyết định đến tăng trưởng. Và gần đây nhất là sự ra đời của lý thuyết tăng trưởng hiện đại với đại diện là Samuelson, chính sự xuất hiện của các nền kinh tế hỗn hợp trên thế giới đã tạo tiền đề cho nghiên cứu của Samuelson đưa ra các kết luận chung nhất về vai trò của toàn bộ các yếu tố nguồn lực tác động đến tăng trưởng kinh tế. Các mô hình kinh tế sau có sự kế thừa và hoàn thiện các yếu tố của mô hình kinh tế trước. Như Ricacdo và Harrod – Domar đều có yếu tố T nhưng sự khác biệt ở đây đó là theo Ricacdo T không có tác động gì đến tăng trưởng còn Harrod – Domar có đưa vai trò của T vào quá trình tăng trưởng, nhưng do ông nghiên cứu trong ngắn hạn vì vậy ông đã cố định T và không đưa T vào hàm sản xuất. Harrod – Domar đồng nhất với Ricacdo ở quan điểm có yếu tố vốn (K) tác động đến quá trình tăng trưởng nhưng điểm hoàn thiện hơn là ông đã có thể định lượng được tác động của yếu tố K vào tăng trưởng. Phái tân cổ điển mà đại diện là Solow cũng đưa các yếu tố K, L vào sản xuất và khẳng định vai trò của các yếu tố này đến tăng trưởng nhưng do có sự xuất hiện của hàm sản xuất Cobb – Douglas đã có thể định lượng được tác động của cả hai yếu tố này đến tăng trưởng kinh tế. Điểm hoàn thiện hơn nữa đó là phái tân cổ điển lần đầu tiên mở ra hướng nghiên cứu mới là tăng trưởng theo chiều rộng với việc phát triển các yếu tố K và L. Samuelson của trường phái hiện đại đã có sự hoàn thiện tất cả các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng, ông đồng nhất với phái tân cổ điển ở mối quan hệ giữa các yếu tố và cũng đồng nhất với mô hình Harrod – Domar về vai trò của vốn đầu tư với tăng trưởng kinh tế , nhưng ông đã tách vốn thành hai nhóm : vốn nhân lực và vốn vật chất, do đó yếu tố đầu tư cũng có tác động đến tăng trưởng trong dài hạn. Đồng nhất với Solow về vai trò của yếu tố công nghệ trong tăng trưởng, nhưng hoàn thiện yếu tố công nghệ bằng yếu tố TFP (tổng năng suất các nhân tố) với việc thêm vào các nhân tố khác như công nghệ không đơn thuần là các cú sốc ngoại sinh mà còn có những yếu tố tổng hợp thúc đẩy tăng trưởng hiệu quả như thể chế, chính sách phát triển các nghiên cứu khoa học, khai thác công nghệ ngay trong nước… Ngoài những điểm kế thừa và hoàn thiện các yếu tố của mô hình trước, các mô hình sau cũng có những nét mới tiến bộ hơn. Như Ricacdo và Harrod – Domar, do việc giải thích mọi việc bằng nông nghiệp mà Ricacdo cho rằng đất đai mới là yếu tố quyết định đến tăng trưởng trong khi đó Harrod – Domar lại chứng minh tiết kiệm đầu tư mới là yếu tố tạo nên tăng trưởng. Cũng bởi đánh giá quá cao vai trò của thị trường Ricacdo đã quên đi vai trò của nhà nước và cho rằng nhà nước chỉ kìm hãm tăng trưởng kinh tế nhưng Harrod – Domar đã nêu lên vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế đó là khắc phục các khuyết tật của thị trường kích cầu cho nền kinh tế để giảm thiểu khoảng cách suy thoái. Solow đạt được một bước tiến lớn trong nhận định về các yếu tố nguồn lực tác động đến tăng trưởng đó là đặt thêm yếu tố T vào hàm sản xuất. Theo ông do có công nghệ nên hệ số kết hợp hiệu quả giữa vốn và lao động là không cố định, có nhiều cách kết hợp các yếu tố đó để có được mức chi phí thấp nhất. Yếu tố công nghệ là yếu tố quyết định đến tăng trưởng trong dài hạn, các yếu tố khác chỉ đóng vai trò trong ngắn hạn. Solow phản lại quan điểm của Harrod – Domar, theo ông ngay cả không có đầu tư thì vẫn có tăng trưởng nếu biết cách tận dụng hiệu quả tất cả các yếu tố ban đầu. Và ngay cả khi đầu tư hiệu quả vẫn không có tăng trưởng (khi đầu tư chỉ đủ bù đắp cho khấu hao) và khi đó nền kinh tế đạt tới điểm dừng. Mô hình tăng trưởng hiện đại tuy không đưa thêm yếu tố nào mới vào trong phân tích tăng trưởng nhưng việc hoàn thiện các yếu tố K, L và đặc biệt là yếu tố TFP là một thành công lớn của mô hình này. Có thể nhận thấy rằng, theo thời gian các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế ngày càng hoàn thiện hơn, đóng góp lớn cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của các nước dựa trên đặc điểm các yếu tố nguồn lực riêng. Vậy hiện nay, Việt Nam đang sử dụng các yếu tố nguồn lực như: vốn, lao động, công nghệ..như thế nào? Ngay sau khi giành độc lập nước ta chọn con đường công nghiệp hoá để xây dựng 1 nền kinh tế độc lập, tự chủ thực sự. Quan điểm “tự lực cánh sinh truyền thống” đã không phát huy được hiệu quả mà còn làm tiêu tan lợi thế đáng được hưởng do sự phân công lao động quốc tế mang lại. Tuy nhiên trong bối cảnh quốc tế mới, việc chuyển sang chính sách công nghiệp hoá theo hướng xuất khẩu đã mang lại lợi thế cho nước ta đẩy mạnh tăng trưởng trên cơ sở tận dụng những lợi thế so sánh của mình. Đi lên từ 1 nước công nghiệp lạc hậu, nền sản xuất hàng hoá giản đơn nên việc tạo vốn cho tăng trưởng nhanh là vấn đề gay gấn đối với nước ta. Xuất phát điểm thấp nên tích trữ tư bản thấp không đủ cho đầu tư phát triển nhanh chóng nền công nghiệp còn non trẻ. Vào những năm gần đây với những nỗ lực không ngừng của Đảng và Nhà nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã đẩy nhanh lượng vốn đầu tư vào trong nước tạo điều kiện cho xây dựng và phát triển kinh tế. Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng hiệu quả sử dụng nguồn vốn ở nước ta còn thấp, hiện tượng thất thoát vốn và đầu tư tràn lan gây nên lãng phí nguồn vốn. Nước ta cần tập trung khai thác tất cả nguồn lực nhằm thu hút vốn cho phát triển kinh tế, bao gồm cả nguồn vốn trong và ngoài nước. Cần đẩy nhanh các chính sách khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân và khu vực nước ngoài, ổn định kinh tế vĩ mô, điều chỉnh thuế, xây dựng kết cấu hạ tầng hoàn thiện… Một vấn đề nữa có tác động không nhỏ tới tăng trưởng kinh tế nước ta là vấn đề lao động. Có thể nhận định rằng nguồn lao động vừa là cơ hội vừa là thách thức của nước ta hiện nay. Dân số trẻ tạo nên lực lượng lao động dồi dào tạo và những yêu cầu lớn trong các vấn đề về giáo dục, y tế, việc làm…gây nên áp lực đối với các dịch vụ công cộng. Dân số cao, thu nhập bình quân đầu người thấp làm giảm khả năng mua sắm và tỉ lệ tiết kiệm. Lượng vốn ban đầu tích luỹ được đã ít ỏi them vào tỉ lệ tiết kiệm thấp đã kìm hãm sản xuất và đến nạn thất nghiệp gây ra mất ổn định xã hội. Hơn nữa, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, với trình độ công nghệ trên thế giới phát triển cao, đòi hỏi đội ngũ lao động trình độ, chuyên môn. Trong khi đó, trình độ lao động nước ta còn thấp, chưa đáp ứng được đòi hỏi của nguồn nhân lực thế giới. Giải pháp cần thực hiện là đẩy mạnh hệ thống giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo nghề cho lao động. Cần khắc phục tình trạng thất nghiệp nhưng lại thiếu lao động tay nghề cao. Vấn đề được quan tâm nhất hiện nay là các yếu tố công nghệ tác động đến quá trình tăng trưởng. Lịch sử phát triển cho thấy yếu tố công nghệ có tác động vô cùng to lớn đến tăng trưởng. Theo nghiên cứu của PGS.TS Trần Thọ Đạt thì yếu tố TFP ( tổng năng suất các nhân tố) đã trở thành lực lượng thúc đẩy tăng trưởng GDP ở nước ta. Tuy nhiên dường như đã có những biểu hiện giảm sút hiệu quả của yếu tố công nghệ. Hiện nay, các nước phát triển trên thế giới đã đạt đến trình độ công nghệ tiên tiến với kỹ thuật sản xuất hiện đại, trình độ quản lý thành thạo, kĩ năng marketing cao và những tài sản vô hình khác… nhưng nước ta chỉ mới bước đầu tiếp cận các tiến bộ khoa học ấy, công nghệ giữa nước ta và nước phát triển vẫn là 1 khoảng cách dài, bài toán đặt ra là thu hẹp khoảng cách này. Nước ta nên tận dụng lợi thế của nước đi sau , thông qua nhập khẩu đầu tư trực tiếp nước ngoài để thu hút công nghệ tiên tiến của thế giới và sau đó thông qua quá trình sản xuất chuyển hoá thành công nghệ của mình để cuối cùng tự phát minh ra công nghệ mới rồi đưa vào sản xuất cho xuất khẩu. Tuy nhiên trên thực tế quá trình tiếp thu công nghệ cao của nước ta vẫn khá chậm, vì vậy sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm thô, sơ chế hoặc mới chỉ được sơ chế bước đầu nên giá trị sản phẩm chưa cao, hạn chế cho quá trình tăng trưởng. Quá trình tăng trưởng ở nước ta chủ yếu là dựa vào khai thác các nguồn nguyên liệu tự nhiên nên tăng trưởng không bền vững, cần thực hiện nghiên cứu và áp dụng tiến bộ công nghệ để khai thác hiệu quả hơn nữa các tiềm năng tự nhiên vốn có, nước ta cũng cần trang bị cho mình những yếu tố cần thiết để có thể tiếp thu tốt công nghệ được chuyển giao từ nước ngoài. Có thể nhận thấy rằng tăng trưởng của nước ta trong thời gian qua là khá cao( trung bình là 7,56% từ năm 1991 đến năm 2008) nhưng theo nhận định của 1 số chuyên gia thì tăng trưởng của nước ta chưa thực sự ổn định và bền vững. Tăng trưởng có xu hướng dựa ngày càng nhiều vào tăng vốn đầu tư và ngành công nghiệp chế biến, ít tạo ra việc làm và hiệu quả chưa cao. Đóng góp của năng suất lao động vào tăng trưởng còn thấp. Tăng trưởng chủ yếu dựa vào xuất khẩu, nhất là các mặt hàng thô: nông sản, khoáng sản và sơ chế. Đáng chú ý là tăng trưởng nhanh lại đi đôi với tăng ô nhiễm môi trường và những ngành làm tăng ô nhiễm môi trường lại là những ngành tạo ra nhiều công ăn việc làm và là đàu tầu tăng trưởng của cả nước. Tăng trưởng nước ta dựa vào khai thác tài nguyên nhưng chưa tạo được các lợi thế cạnh tranh, động lực của tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là các ngành gia công, chế biến có chi phí trung gian cao, lệ thuộc vào nhập khẩu…Hơn nữa hiệu quả đầu tư thấp, hệ số ICOR ngày càng cao, đầu tư mất cân đối, đầu tư cho con người và công nghệ còn thấp. Hiệu quả quản lý của nhà nước còn thấp, bộ máy quản lý cồng kềnh, hệ thống pháp luật còn nhiều thiếu sót… Tất cả các yếu tố trên đang gây nên ảnh hưởng không nhỏ tới tăng trưởng của nước ta hiện nay. Vì vậy, cần có những bước đi phù hợp để khắc phục các khiếm khuyết trên như: chuyển mô hình tăng trưởng hiện tại sang mô hình dựa vào tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực, lấy mục tiêu tăng năng suất lao động làm mục tiêu xuyên suốt, làm căn cứ xây dựng chính sách thay cho chỉ tiêu chạy theo tốc độ tăng trưởng. xoá bỏ các rào cản đối với việc sử dụng hiệu quả nguồn lực, xây dựng các chỉ tiêu thúc đẩy tăng năng suất bền vững…..