Chúng ta biết rằng xã hội loài người càng phát triển, thì mong muốn về một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển là một mong muốn thiết thực của mọi người dân trên thế giới. Ngày 24 tháng 10 năm 1945 là một bước ngoặt lịch sử của thế giới khi Hiến chương Liên Hợp Quốc bắt đầu có hiệu lực và kèm theo đó là sự ra đời của Liên Hợp Quốc, một tổ chức quốc tế chung nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, đây là mục đích ban đầu khi ra đời của tổ chức này. Và tiếp theo đó là sự ra đời của các cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc, trong đó Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, là cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên của Liên Hiệp Quốc, chịu trách nhiệm chính về việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Chúng ta thấy rằng từ khi ra đời cho tới nay, Liên Hợp Quốc và sáu tổ chức chính của mình đã góp vai trò không nhỏ vào hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển của toàn thế giới. Với vai trò to lớn như vậy trong khuôn khổ đề tài “ Bình luận về vai trò của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc theo quy định của Hiến Chương và thực tiễn hoạt động của Liên Hợp Quốc” chúng ta cũng tìm hiểu về vai trò cũng như thực tiễn hoạt động của chúng.
11 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2174 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bình luận về vai trò của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc theo quy định của Hiến Chương và thực tiễn hoạt động của Liên Hợp Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta biết rằng xã hội loài người càng phát triển, thì mong muốn về một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển là một mong muốn thiết thực của mọi người dân trên thế giới. Ngày 24 tháng 10 năm 1945 là một bước ngoặt lịch sử của thế giới khi Hiến chương Liên Hợp Quốc bắt đầu có hiệu lực và kèm theo đó là sự ra đời của Liên Hợp Quốc, một tổ chức quốc tế chung nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, đây là mục đích ban đầu khi ra đời của tổ chức này. Và tiếp theo đó là sự ra đời của các cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc, trong đó Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, là cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên của Liên Hiệp Quốc, chịu trách nhiệm chính về việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Chúng ta thấy rằng từ khi ra đời cho tới nay, Liên Hợp Quốc và sáu tổ chức chính của mình đã góp vai trò không nhỏ vào hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển của toàn thế giới. Với vai trò to lớn như vậy trong khuôn khổ đề tài “ Bình luận về vai trò của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc theo quy định của Hiến Chương và thực tiễn hoạt động của Liên Hợp Quốc” chúng ta cũng tìm hiểu về vai trò cũng như thực tiễn hoạt động của chúng.
NỘI DUNG
CĂN CỨ PHÁP LÍ QUY ĐỊNH VỀ VAI TRÒ CỦA HỘI ĐỒNG BẢO AN VÀ MỤC ĐÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC.
1. Mục đích hoạt động của Liên Hợp Quốc theo Hiến Chương.
Chúng ta thấy rằng Liên Hợp Quốc ra đời dựa trên thỏa thuận của 50 quốc gia thành viên đầu tiên với căn cứ pháp lí là Hiến Chương Liên Hợp Quốc. Vì vậy Hiến Chương là văn bản pháp lí quan trọng nhất mà tổ chức này đang lấy đó là căn cứ hoạt động của mình. Chúng ta thấy rằng với tầm quan trọng của mình thì những mục đích hoạt động của Liên Hợp Quốc đã được quy định một cách chung nhất ngay tại lời mở đầu và Điều 1 của Hiến Chương. Điều 1 của Hiến Chương đã khẳng định:
“Điều 1: Mục đích của Liên hợp quốc là:
Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, và để đạt được mục đích đó, thi hành những biện pháp tập thể có hiệu quả để phòng ngừa và loại trừ các mối đe dọa hoà bình, cấm mọi hành vi xâm lược và phá hoại hoà bình khác; điều chỉnh hoặc giải quyết các vụ tranh chấp hoặc những tình thế có tính chất quốc tế có thể đưa đến sự phá hoại hoà bình, bằng phương pháp hoà bình theo đúng nguyên tắc của công lý và pháp luật quốc tế;
Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và tự quyết của các dân tộc và áp dụng những biện pháp phù hợp khác để củng cố hoà bình thế giới;
Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo và khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền của con người và các tự do cơ bản cho tất cả mọi ngưòi không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo;
Trở thành trung tâm phối hợp mọi hành động của các dân tộc, nhằm đạt được những mục đích chung nói trên.”
Chúng ta thấy rằng theo quy định này của Hiến Chương thì Liên Hợp Quốc có một vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động của toàn thế giới. Ngoài quy định này ra thì nhiệm vụ của Liên Hợp Quốc còn được quy định thông qua việc quy định nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan chính thuộc Liên Hợp Quốc như sáu cơ quan cơ bản của Liên Hợp Quốc là: Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh tế và xã hội, Hội đồng quản thác, Toà án quốc tế và Ban thư ký. Đây chính là căn cứ để xem xét thực tiễn hoạt động của Liên Hợp Quốc như thế nào, Liên Hợp Quốc đã làm được gì trên thực tế và những hạn chế, tồn tại trong quá trình hoạt động của Liên Hợp Quốc.
2. Vai trò của Hội Đồng Bảo An theo Hiến Chương.
Chúng ta thấy rằng với việc ghi nhận Hội Đồng Bảo An là cơ quan giữ vai trò chủ đạo trong việc giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế. Hiến Chương cũng đã quy định cụ thể về vai trò của tổ chức này trong việc giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế. Theo Hiến chương thì vai trò của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc được quy định ngay tại chương V và các chương khác với những nội dung khác nhau như chương VI,VII,VIII: nhưng tóm lại vai trò của Hội Đồng Bảo An thể hiện qua các nhiệm vụ sau:
Hội đồng bảo an có quyền điều tra bất cứ vụ tranh chấp hoặc tình thế nào mà có thể dẫn đến bất hòa giữa các quốc gia.
Hội đồng bảo an có chức năng yêu cầu các bên tranh chấp giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình. Phương pháp hòa bình được Hiến chương Liên hợp quốc đề cập đến là đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, bằng con đường tư pháp, bằng việc sử dụng những cơ quan hoặc những hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp hòa bình khác do các bên lựa chọn.
Hội đồng bảo an là cơ quan xác định sự đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình hoặc hành vi xâm lược và đưa ra những kiến nghị hoặc quyết định những biện pháp để duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh thế giới.
Hội đồng bảo an là cơ quan đề nghị việc kết nạp thành viên mới của Liên hợp quốc và đề nghị các điều kiện để các quốc gia có thể trở thành thành viên của Qui chế Tòa án quốc tế.
Hội đồng bảo an thực hiện chức năng bảo trợ của Liên hợp quốc đối với các khu vực chiến lược.
Hội đồng bảo an đề nghị Đại hội đồng bầu Tổng thư ký Liên hợp quốc và cùng với Đại hội đồng bầu các thẩm phán của Tòa án quốc tế.
Hội đồng bảo an còn đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Chúng ta thấy rằng trên các căn cứ nêu trên chúng ta sẽ đi bình luận cụ thể về vai trò của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc theo Hiến Chương.
II. BÌNH LUẬN VAI TRÒ CỦA HỘI ĐỒNG BẢO AN THEO HIẾN CHƯƠNG.
Chúng ta thấy rằng trước khi bình luận vai trò của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc thì cũng cần nhìn lại cơ cấu thành phần của Hội Đồng Bảo An: Hội đồng bảo an gồm 15 ủy viên, trong đó có 5 ủy viên thường trực là: Anh, Pháp, Mỹ, CHND Trung Hoa, CHLB Nga và 10 ủy viên không thường trực được Đại hội đồng bầu ra với nhiệm kỳ 2 năm. Khi bầu các ủy viên không thường trực, Đại hội đồng phải đặc biệt tính đến sự đóng góp của thành viên Liên hợp quốc vào việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới, vào các mục đích khác của Liên hợp quốc cũng như lưu ý đến sự phân bố công bằng theo khu vực địa lý. Các vấn đề quan trọng của Hội Đồng Bảo An đều phải được 5 thành viên thường trực thông qua, nếu một thành viên bỏ phiếu trắng thì vấn đề cũng không được thông qua. Trên đặc điểm này chúng ta cùng làm rõ vai trò của Hội Đồng Bảo An như sau.
Thư nhất: Hội đồng bảo an có quyền điều tra bất cứ vụ tranh chấp hoặc tình thế nào mà có thể dẫn đến bất hòa giữa các quốc gia. Chúng ta thấy rằng bằng các quy định của Liên Hợp Quốc, Hội Đồng Bảo An có quyền điều tra làm rõ bất cứ các vụ tranh chấp nào đe dọa hoặc có thể là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hoặc xung đột giữa các quốc gia. Khi có các tranh chấp xảy ra giữa các quốc gia thì Hội Đồng Bảo An đưa ra các biện pháp để giải quyết, trước đó có thể là các hoạt động điều tra để làm rõ các nguyên nhân xảy ra tranh chấp và từ đó có hướng giải quyết cụ thể.
Ví dụ: ngày 26/3/2010 vụ việc về tàu chiến của Hàn Quốc bị đánh gẫy đôi, làm gia tăng mâu thuẫn vốn có giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, hai bên đã có những phản ứng rất mạnh về vụ việc trên, về phía Hàn Quốc đã khẳng định về việc Triều Tiên đã bắn ngư lôi vào tầu chiến của họ. Vụ việc này có thể dẫn đến những xung đột và chiến sự hai bên. Chính vì vậy để giải quyết vụ việc trên hội đồng bảo an có thể đứng ra điều tra vụ việc này để giải quyết mâu thuẫn trên.
Chúng ta thấy rằng trên thực tế thì sau các hoạt động đều tra của Hội đồng bảo an thì đó là các nghị quyết của hội đồng bảo an về giải quyêt các vụ việc, dựa vào các căn cứ này Hội đồng bảo an có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt theo quy định của Hiến Chương.
Thứ hai: Hội đồng bảo an có chức năng yêu cầu các bên tranh chấp giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình. Việc Hội đồng bảo an yêu cầu các bên tranh chấp giải quyết bằng biện pháp hòa bình đó chính là việc yêu cầu các bên thực hiện các nguyên tắc của Luật quốc tế theo quy định tại Hiến Chương. Với vai trò là cơ quan gìn giữ hòa bình an ninh thế giới Hội đồng bảo an sẽ thực hiện vai trò của mình trên nguyên tắc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia. Trên thực tiễn hoạt động thì chúng ta thấy rằng Hội đồng bảo an liên hợp quốc đã rất nhiều lần đưa ra các yêu cầu đề nghị các bên tranh chấp ngồi vào vòng đàm phán và giải quyết các tranh chấp trên việc tuân thủ các nguyên tắc của Hiến Chương.
Ví dụ: Khi mà các mâu thuẫn giữa Triều Tiên và Hàn Quốc gia tăng qua việc Triều Tiên liên tục bắn thử các tên lửa đẩy và thử vũ khí Hạt Nhân vào tháng 10 năm 2006, thì Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đã đưa ra các yêu cầu đề nghị Triều Tiên quay về vòng đàm phán để giải quyết các vấn đề liên quan đến mối quan hệ bất ổn giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.
Thứ ba: Hội đồng bảo an là cơ quan xác định sự đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình hoặc hành vi xâm lược và đưa ra những kiến nghị hoặc quyết định những biện pháp để duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh thế giới. Chúng ta thấy rằng khi mà Hội đồng bảo an liên hợp quốc là cơ quan duy nhất có nhiệm vụ xác định sự đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình an ninh thế giới. Hội đồng bảo an có thể xác định đâu là các nguyên nhân có thể dẫn đến bất ổn an ninh hòa bình thế giới để từ đó có các biện pháp giải quyết thích đáng.
Ví dụ: Việc xác định Iran xây dựng thêm 10 nhà máy làm dầu Urani có thể sẽ là nguyên nhân gây đến việc leo thang về làm dầu urani trên toàn thế giới, nguyên liệu chủ yếu để sản xuất bom nguyên tử. Hội đồng bảo an có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt theo quy định của Hiến Chương buộc Iran phải ngừng hoạt động này. Theo đúng tinh thần của Liên hợp quốc về không phổ biến vũ khí hạt nhân
Thứ tư: Hội đồng bảo an là cơ quan đề nghị việc kết nạp thành viên mới của Liên hợp quốc và đề nghị các điều kiện để các quốc gia có thể trở thành thành viên của Qui chế Tòa án quốc tế. Theo khoản 2 Điều 4 Hiến chương thì Hội đồng bảo an liên hợp quốc đóng vai trò là người giới thiệu, kiến nghị thành viên mới. “Việc kết nạp bất cứ một quốc gia nào nói trên vào Liên hợp quốc sẽ được tiến hành bằng nghị quyết của Đại hội đồng, theo kiến nghị của Hội đồng bảo an”
Thư năm: Hội đồng bảo an đề nghị Đại hội đồng bầu Tổng thư ký Liên hợp quốc và cùng với Đại hội đồng bầu các thẩm phán của Tòa án quốc tế. Theo quy định tại điều 97 của hiến chương thì: “Ban thư ký có một Tổng thư ký và một số nhân viên tùy theo nhu cầu của Liên hợp quốc. Tổng thư ký do Đại hội đồng bổ nhiệm, theo kiến nghị của Hội đồng bảo an. Tổng thư ký là viên chức cao cấp nhất của tổ chức Liên hợp quốc”. Đây là một vai trò của hội đồng bảo an trong việc xây dựng Liện Hợp Quốc.
Chúng ta thấy rằng ngoài các vai trò trên Hội đồng bảo an liên hợp quốc còn đóng vai trò không nhhor trong việc phát triển hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Qua các phân tích và bình luận trên về vai trò của Hội đồng bảo an chúng ta thấy rằng Hội đồng bảo an đã và đang thực hiện có hiệu quả vai trò cũng như nhiệm vụ mà thực tiễn thế giới ngày nay đang đặt ra. Tuy nhiên cũng nhận thấy rằng vấn đề cải tổ Hội đồng bảo an vẫn đang là một vấn đề nóng trong công cuộc cải tổ Liên Hợp Quốc. Vấn đề về quyền phủ quyết của 5 thành viên thường trực ngày nay phải được xem xét cụ thể và cân nhắc hơn để đảm bảo lợi ích của tất cả các thành viên trong Hội đồng bảo an và thực tiễn giải quyết các vấn đề trên thế giới ngày nay.
THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC.
Xét về các hoạt động thực tiễn của Liên hợp quốc tức là chúng ta nhìn lại quá trình hoạt động của Liên hợp quốc, Liên hợp quốc đã làm được gì so với những quy định về nhiệm vụ của mình theo Hiến Chương. Chúng ta cũng xét thực tiễn hoạt động của Liên hợp quốc thông qua các lĩnh vực sau.
Giữ gìn hòa bình.
Có thể nói rằng Liên hợp quốc ra đời sau hai cuộc chiến tranh thế giới vô cùng ác liệt đã cướp đi hàng vạn con người trên thế giới. Sau những nỗ lực xây dựng một thế giới hòa bình và phát triển thì Liên Hợp Quốc đã ra đời với những chức năng phát triển dần theo nhu cầu phát triển của thế giới. Xong với mục đích ban đầu là xây dựng một thế giới hòa bình và không có chiến tranh thì có thể nói rằng Liên hợp quốc đã khẳng định được vai trò của mình trong việc xây dựng hòa bình và an ninh thế giới. Chúng ta thấy rằng để gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới thì Hội đồng bảo an liên hợp quốc chính là một cơ quan chuyên môn của liaan hợp quốc thực hiện nhiệm vụ này. Chúng ta thấy rằng có rất nhiều những nỗ lực của liên hợp quốc để xây dựng hòa bình và an ninh thế giới như:
Ví dụ: Lính gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc được gửi tới nhiều vùng nơi các cuộc xung đột quân sự mới chấm dứt, nhằm buộc các bên tôn trọng các thỏa thuận hòa bình và ngăn chặn tình trạng thù địch tái diễn, ví dụ tại Đông Timor cho tới khi nước này giành độc lập năm 2001. Hay các thanh tra vũ khí của LHQ đã có mặt tại Iraq hàng chục năm nay. Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) là cơ quan của LHQ có nhiệm vụ thanh tra các chương trình hạt nhân để đảm bảo rằng nguyên liệu hạt nhân không được sử dụng cho mục đích quân sự. Hay các nghị quyết về cấm vận Triều Tiên về các vụ thử hạt nhân, hay trừng phạt Iran về việc làm dầu uranium…
Cho tới nay thì thực tiễn về hoạt động gìn giữ hòa bình thế giới của Liên hợp quốc vẫn đang hoạt động hết sức nỗ lực. Ví dụ: Liên hợp quốc lên án việc chạy đua vũ trang, xây dựng các chương trình cắt giảm vũ khí hạt nhận, xây dựng các công ước về khu vực không có hạt nhân…vv Liện hợp quốc vẫn đang giữ vai trò trung tâm trong công cuộc gìn giữ hòa bình an ninh thế giới.
Bảo vệ nhân quyền.
Việc theo đuổi mục tiêu nhân quyền là một lý do chính của việc thành lập Liên Hiệp Quốc. Sự tàn bạo của chiến tranh thế giới thứ hai và nạn diệt chủng dẫn tới một kết luận chung rằng tổ chức mới này phải hoạt động để ngăn chặn bất kỳ một thảm kịch nào như vậy trong tương lai. Một mục tiêu ban đầu là tạo ra một khung pháp lý để xem xét và hành động trước những vấn đề về vi phạm nhân quyền. Hiến chương Liên Hiệp Quốc bắt buộc tất cả các quốc gia thành viên phải khuyến khích "sự tôn trọng toàn diện, và sự tuân thủ, nhân quyền" và tiến hành "các hành động chung hay riêng rẽ" cho mục tiêu đó. Tuyên bố Chung về Nhân quyền, dù không chính thức ràng buộc, đã được Đại hội đồng thông qua năm 1948 như là một tiêu chuẩn chung để hướng tới đối với mọi nước thành viên. Các hoạt động thể hiện sự quan tâm về vấn đề nhân quyền của Liên hợp quốc như:
Ví dụ: Liên Hiệp Quốc đã giúp tổ chức các cuộc bầu cử tại những quốc gia vốn có thành tích dân chủ yếu kém, gồm cả hai quốc gia gần đây là Afghanistan và Đông Timor. Hay đầu năm 2006, một nhóm hội thảo chống tra tấn tại Liên Hiệp Quốc đã đề xuất việc đóng cửa Nhà tù Vịnh Guantanamo của Mĩ. Hay chúng ta có thể thấy rõ hơn về việc Liên Hợp Quốc cử các chuyên gia nhân quyền đi thị sát ở các nước, trong đó đã có đến Việt Nam…
Chúng ta phải ghi nhận rằng vấn đề nhân quyền đang được Liên hợp quốc thúc đẩy và hoạt động rất mạnh.
Hỗ trợ nhân đạo và phát triển quốc tế.
Chúng ta thấy rằng môi trường thế giới càng ngày càng trần trọng, chính vì vậy đó là những nguyên nhân dẫn đến thiên tai, dịch bệnh trên thế giới ngày càng nhiều và tính chất nguy hiểm càng ra tăng. Mỗi lần có thiên tai bệnh dịch mà quốc gia không thể điều tiết nổi hoặc hậu quả là qua lớn thì Liên Hợp Quốc lại thực hiện các chương trình cứu trợ nhân đạo hay các hoạt đọng khắc phục hậu quả khác nhau. Phối hợp với các tổ chức khác như Chữ thập đỏ, Liên Hiệp Quốc cung cấp thực phẩm, nước uống, nơi cư ngụ và các dịch vụ nhân đạo khác cho những người dân đang phải chịu nạn đói, phải rời bỏ nhà cửa vì chiến tranh, hay bị ảnh hưởng bởi các thảm họa khác. Các cơ quan nhân đạo chính của Liên Hiệp Quốc là Chương trình Lương thực Thế giới (đã giúp cung cấp thực phẩm cho hơn 100 triệu người mỗi năm ở hơn 80 quốc gia), Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn hiện điều hành các dự án ở hơn 116 nước, cũng như các chiến dịch gìn giữ hòa bình tại hơn 24 quốc gia. Liên Hiệp Quốc cũng tham gia vào việc hỗ trợ phát triển, ví dụ thông qua việc đưa ra Các mục tiêu Thiên niên kỷ. Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) là tổ chức đa bên lớn nhất tiến hành hỗ trợ kỹ thuật trên thế giới. Các tổ chức khác như WHO, UNAIDS, và Quỹ thế giới Phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét — là các định chế hàng đầu trong cuộc chiến chống lại bệnh tật trên thế giới, đặc biệt tại các nước nghèo. Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc là nhà cung cấp chính các dịch vụ sinh sản. Quỹ này đã giúp giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ em tại 100 quốc gia. Có thể thấy rằng các hoạt động của liên hợp quốc trong lĩnh vực cứu trợ nhân đạo và phát triển quốc tế là rất đa dạng và nó thể hiện vai trò của Liên Hợp Quốc là rất to lớn.Có thể nói rằng thực tiễn hoạt động đã chứng minh vai chò trung tâm của Liên Hợp quốc trong vấn đề hợp tác quốc tế.
4. Hạn chế, thách thức trong hoạt động của Liên Hợp Quốc.
Bên cạnh đó thì trong thực tiễn hoạt động của mình Liên Hợp Quốc vẫn còn rất nhiều các điểm hạn chế và thiếu sót,. Theo nhiều chuyên gia phân tích, LHQ là tổ chức đa phương duy nhất có thể đối đầu với những thách thức toàn cầu, những thảm họa thiên nhiên và giải quyết các vấn đề xuyên biên giới, do đó LHQ và các cơ quan chủ chốt thuộc tổ chức cần thích nghi với nhịp độ thay đổi của tình hình thực tiễn quốc tế. Điều quan trọng, việc cải tổ LHQ phải giúp tăng cường sức mạnh để thực hiện được các mục tiêu mà nhân loại đã ủy thác. Từ chỗ chỉ có 51 nước thành viên năm 1945, hiện số thành viên LHQ đã lên tới 192, nhưng cơ cấu Hội đồng Bảo an hầu như không thay đổi. Nhiều nước cũng chia sẻ quan điểm này cho rằng, Hội đồng Bảo an phải được mở rộng để mang tính đại diện hơn của các khu vực và sự nổi lên của các cường quốc mới. Sau hơn 20 năm vấn đề cải tổ LHQ được đặt ra, chưa một bước tiến đột phá nào đạt được. Điều quan trọng là các quốc gia thành viên phải ngồi lại với nhau tìm kiếm sự thoả hiệp để LHQ trở thành một tổ chức đa phương minh bạch hơn, mang tính đại diện cao hơn và hoạt động hiệu quả hơn.
KẾT BÀI
Qua việc phân tích về thực tiễn hoạt động của Liên Hợp quốc và bình luận về vai trò của Hội Đồng Bảo An, chúng ta đã phần nào thấy được tầm quan trọng cũng như vai trò của Liên Hợp Quốc trong việc xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định hợp tác và phát triển, cũng như thấy được các vai trò của hội đồng bảo an theo Hiến Chương Liên Hợp Quốc. Qua đánh giá và bình luận chúng ta thấy rằng ngoài nhứng việc làm được thì cũng còn rất nhiều những tồn tại mà Liên Hợp Quốc cũng như Hội Đồng Bảo An phải có hướng cải cách và thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Đã qua 65 năm hoạt động và phát triển từ mức 51 quốc gia lên 192 quốc gia, và với tình hình thế giới mới đang đặt ra cho Liên Hợp Quốc một bài toán thay đổi để có thể vẫn giữ vững được vai trò cũng như vị thế của mình trên thế giới.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
CĂN CỨ PHÁP LÍ QUY ĐỊNH VỀ VAI TRÒ CỦA HỘI ĐỒNG BẢO AN VÀ MỤC ĐÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC.
Mục đích hoạt động của Liên Hợp Quốc theo Hiến Chương.
Vai trò của Hội Đồng Bảo An theo Hiến Chương.
BÌNH LUẬN VAI TRÒ CỦA HỘI ĐỒNG BẢO AN THEO HIẾN CHƯƠNG. (bình luận dựa trên căn cứ các vai trò trên)
THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC.
Giữ gìn hòa bình.
Bảo vệ nhân quyền.
Hỗ trợ nhân đạo và phát triển quốc tế.
Hạn chế, thách thức trong hoạt động của Liên Hợp Quốc.
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trường Đại Học Luật Hà Nôi: Giáo trình Luật Quốc Tế.
Hiến Chương Liên Hợp Quốc.
Đinh Quý Độ, Vấn đề cải tổ Liên hợp quốc trong bối cảnh quốc tế mới hiện nay, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007.
Và thông tin từ một số các trang Wed: