Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt với đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của loài người nói chung, của từng quốc gia và từng địa phương nói riêng. Trong quy hoạch và xây dựng đô thị nếu không cân nhắc, tính toán đến các yếu tố môi trường một cách đầu đủ thì có thể gây ra hậu quả xấu, làm sa sút, suy thoái môi trường, nguy hại đến sức khỏe con người và hạn chế sự phát triển kinh tế xã hội. Chúng ta quan tâm đến môi trường chính là chúng ta quan tâm và bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Trong công tác quản lý rác thải đô thị nói chung, quản lý rác thải đô thị Hà Nội nói riêng, vấn đề môi trường vẫn chưa được đánh giá một cách đúng đắn. Mọi người dân vẫn được hưởng không khí trong lành, được hưởng các các dịch vụ làm sạch môi trường như hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải do mình thải ra môi trường mà không phải trả hoặc trả một khoản tiền không tương xứng nên mọi người không có ý thức giữ gìn, coi trọng và bảo vệ môi trường. Rác thải được thải ra ngày càng nhiều, rác được vứt bừa bãi không đúng nơi quy định và việc xử lý rác thải vẫn chưa triệt để. Đó là do môi trường và công tác quản lý rác thải do Nhà nước đảm nhiệm vẫn được coi là hàng hóa môi trường không đo được và không được xác định rõ ràng trên thị trường, cơ cấu giá và hệ thống quyền sở hữu đều thất bại.
Xuất phát từ những vấn đề trên và từ chuyên ngành đào tạo của mình là “Kinh tế và quản lý môi trường”, được sự giúp đỡ của các thầy cô và cán bộ Xí nghiệp môi trường đô thị, tôi chọn đề tài luận văn tốt nghiệp :
“Bước đầu nghiên cứu công tác quản lý rác thải đô thị thành phố Hà Nội trên quan điểm kinh tế môi trường hướng tới phát triển bền vững”.
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu công tác quản lý rác thải tại Hà Nội làm rõ vấn đề hàng hóa công cộng đối với môi trường sống xung quanh chúng ta và thực hành trong thực tế những kiến thức mà mình đã được đào tạo trong trường học. Chuyên đề được nghiên cứu trong phạm vi thành phố Hà Nội.
Dựa trên các tư liệu, số liệu thống kê tiến hành nghiên cứu và thực hiện chuyên đề bằng một số phương pháp sau :
- Phương pháp thu thập tài liệu.
- Phương pháp kế thừa các kết quả có sẵn.
- Phương pháp phân tích tổng hợp, hệ thống hóa thông tin.
- Phương pháp phân tích dự án đầu tư.
Từ đó đề tài nêu lên thực trạng của công tác quản lý rác thải trên địa bàn, dự báo được lượng rác thải trong tương lai gần và đề xuất một số giải pháp cho công tác quản lý. Chuyên đề đã hoàn thành với 4 chương :
- Chương I : Những vấn đề lý luận chung.
- Chương II : Hiện trạng rác thải của thành phố Hà Nội.
- Chương III : Một số đánh giá về công tác quản lý rác thải.
- Chương IV : Các giải pháp.
67 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1847 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bước đầu nghiên cứu công tác quản lý rác thải đô thị thành phố Hà Nội trên quan điểm kinh tế môi trường hướng tới phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mục lục
Lời mở đầu……………………………………………………..…………1
Chương I : Những vấn đề lý luận chung…………………….4
I. những vấn đề cơ bản về kinh tế môi trường
Cơ sở hình thành chuyên ngành kinh tế môi trường
Kinh tế môi trường với sự thất bại của thị trường
cơ chế giá cả trong nền kinh tế thị trường
Quyền sở hữu và thất bại thị trường
Hàng hóa công cộng
Ngoại ứng
1.3. Mối liên quan giữa các thế hệ
II.Khái niệm chung về quản lý môi trường……………….…………………4
1.1. Khái niệm quản lý môi trường…………………………………………………4
1.2. Mục tiêu quản lý môi trường…………………………………………………..5
1.3. Nội dung quản lý môi trường………………………………………………….5
II. Quản lý rác thải…………………………………………………………...6
2.1. Khái niệm rác thải………………………………………………………………6
2.2. Phân loại rác thải ………………………………………………………………6
2.3. Khái niệm quản lý rác thải……………………………………………………..6
2.4. Hệ thống cơ quan quản lý rác thải ……………………………………………7
2.5. Công nghệ xử lý …………………………………………………………8
2.5.1.Phương pháp chế biến chất thải thành phân compost…………………...8
2.5.2.Phương pháp đốt………………………………………………………………8
2.5.3.Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh…………………………………………9
2.5.4. Các công nghệ khác…………………………………………………………..9
Chương II : Hiện trạng rác thải đô thị thành phố Hà Nội…...10
I. Giới thiệu chung về Hà Nội………………………………………………10
1.1. Đặc điểm tự nhiên của Hà Nội……………………………………………….10
1.1.1. Vị trí địa lý……………………………………………………………10
1.1.2. Điều kiện tự nhiên…………………………………………………….10
1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội……………………………………………………….11
1.2.1. Đất đai, dân số………………………………………………………...11
1.2.2. Tổ chức hành chính…………………………………………………...12
1.2.3. Tình hình kinh tế……………………………………………………...12
II. Thực trạng rác thải đô thị thành phố Hà Nội…………………………..13
2.1. Nguồn gốc phát sinh…………………………………………………………..13
2.2. Khối lượng rác thải ……………………………………………………………14
2.3. Thành phần rác thải …………………………………………………………..16
III. Tình hình quản lý rác thải thành phố Hà Nội………………………...19
3.1. Cơ quan quản lý Nhà nước về rác thải……………………………………..19
3.2. Công tác thu gom………………………………………………………………19
3.3. Công tác vận chuyển ………………………………………………………….23
3.4. Phí thu gom rác thải…………………………………………………………...26
3.5. Tình hình xử lý rác thải………………………………………………………..27
3.5.1. Chôn lấp rác …………………………………………………………..27
3.5.2. Chế biến phân vi sinh ………………………………………………...28
3.5.3. Thiêu đốt rác………………………………………………………….29
IV. Xử lý rác thải tại bãi Nam Sơn - Sóc Sơn ..30
4.1. Tổng quan khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn…………………...30
4.1.1. Các điều kiện tự nhiên của khu liên hiệp…………………………………30
4.1.2. Các hạng mục chính của khu liên hiệp hiện nay………………………..31
4.1.3. Quy hoạch tổng thể KLH Nam Sơn……………………………………….31
4.2. Khu chôn lấp hợp vệ sinh rác thải đô thị……………………………32
4.2.1. Trình tự sử dụng các ô chôn lấp rác xây dựng giai đoạn 1……………32
4.2.2. Khu chôn lấp chất thải giai đoạn 2……………………………………….33
4.2.3. Hệ thống thu gom xử lý nước rác………………………………………….34
4.3. Quy trình quản lý và vận hành bãi…………………………………….35
4.4. Dự án phát triển tương lai của khu liên hiệp………………………..39
4.4.1. Khu xử lý chất thải công nghiệp…………………………………………...39
4.4.2. Khu chế biến phân compost………………………………………………..40
4.4.3. Nhà máy tái chế rác thải thành điện……………………………………...40
chương III : một số đánh giá về công tác quản lý rác
Chi phí tài chính cho hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải
Chi phí tài chính cho hoạt động thu gom và vận chuyển rác thải
Xác định số thu phí vệ sinh
Hiệu quả tài chính cho hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải
Công tác quản lý rác thải và vấn đề thất bại thị trường
Lợi ích thực của hoạt động quản lý
Công tác quản lý rác thải và những vấn đề thất bại thị trường
Vấn đề xử lý
chương IV : các giải pháp…………………………………………41
I. Mục tiêu của chiến lược quản lý rác thải………………………………..41
II. Tổ chức quản lý………………………………………………………….42
III. Giải pháp về công tác vận chuyển……………………………………...44
IV. Giảm lượng rác thải…………………………………………………….55
4.1. Các công cụ kinh tế……………………………………………………………56
4.1.1. Phí rác thải……………………………………………………………56
4.1.2. Hệ thống ký quỹ – hoàn trả…………………………………………...58
4.2. Các công cụ pháp lý…………………………………………………………...59
V. Thu hồi, tái chế rác thải…………………………………………………61
VI. Giải pháp về xử lý
Kết luận và kiến nghị …………………………………………….65
Tài liệu tham khảo…………………………………………………66
Phụ lục
lời mở đầu
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt với đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của loài người nói chung, của từng quốc gia và từng địa phương nói riêng. Trong quy hoạch và xây dựng đô thị nếu không cân nhắc, tính toán đến các yếu tố môi trường một cách đầu đủ thì có thể gây ra hậu quả xấu, làm sa sút, suy thoái môi trường, nguy hại đến sức khỏe con người và hạn chế sự phát triển kinh tế xã hội. Chúng ta quan tâm đến môi trường chính là chúng ta quan tâm và bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Trong công tác quản lý rác thải đô thị nói chung, quản lý rác thải đô thị Hà Nội nói riêng, vấn đề môi trường vẫn chưa được đánh giá một cách đúng đắn. Mọi người dân vẫn được hưởng không khí trong lành, được hưởng các các dịch vụ làm sạch môi trường như hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải do mình thải ra môi trường mà không phải trả hoặc trả một khoản tiền không tương xứng nên mọi người không có ý thức giữ gìn, coi trọng và bảo vệ môi trường. Rác thải được thải ra ngày càng nhiều, rác được vứt bừa bãi không đúng nơi quy định và việc xử lý rác thải vẫn chưa triệt để. Đó là do môi trường và công tác quản lý rác thải do Nhà nước đảm nhiệm vẫn được coi là hàng hóa môi trường không đo được và không được xác định rõ ràng trên thị trường, cơ cấu giá và hệ thống quyền sở hữu đều thất bại.
Xuất phát từ những vấn đề trên và từ chuyên ngành đào tạo của mình là “Kinh tế và quản lý môi trường”, được sự giúp đỡ của các thầy cô và cán bộ Xí nghiệp môi trường đô thị, tôi chọn đề tài luận văn tốt nghiệp :
“Bước đầu nghiên cứu công tác quản lý rác thải đô thị thành phố Hà Nội trên quan điểm kinh tế môi trường hướng tới phát triển bền vững”.
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu công tác quản lý rác thải tại Hà Nội làm rõ vấn đề hàng hóa công cộng đối với môi trường sống xung quanh chúng ta và thực hành trong thực tế những kiến thức mà mình đã được đào tạo trong trường học. Chuyên đề được nghiên cứu trong phạm vi thành phố Hà Nội.
Dựa trên các tư liệu, số liệu thống kê tiến hành nghiên cứu và thực hiện chuyên đề bằng một số phương pháp sau :
- Phương pháp thu thập tài liệu.
- Phương pháp kế thừa các kết quả có sẵn.
- Phương pháp phân tích tổng hợp, hệ thống hóa thông tin.
- Phương pháp phân tích dự án đầu tư.
Từ đó đề tài nêu lên thực trạng của công tác quản lý rác thải trên địa bàn, dự báo được lượng rác thải trong tương lai gần và đề xuất một số giải pháp cho công tác quản lý. Chuyên đề đã hoàn thành với 4 chương :
- Chương I : Những vấn đề lý luận chung.
- Chương II : Hiện trạng rác thải của thành phố Hà Nội.
- Chương III : Một số đánh giá về công tác quản lý rác thải.
- Chương IV : Các giải pháp.
Chương I
Những vấn đề lý luận chung
I. những vấn đề cơ bản về kinh tế môi trường
1.1. Cơ sở hình thành chuyên ngành kinh tế môi trường
Con người trải qua hàng ngàn năm phát triển bằng các hoạt động sản xuất và các hoạt động phát triển kinh tế đã tiến bộ, ổn định và phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Trong các hoạt động của mình con người luôn phải dựa vào tự nhiên, dựa vào môi trường. Trong giới hạn của mình môi trường có khả năng tự phục hồi và lại tiếp tục phục vụ con người. Tuy nhiên khi các hoạt động của con người lại làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường, làm vượt mức giới hạn tự phục hồi của môi trường thì môi trường sẽ tác động trở lại và làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống con người. Con người buộc phải quan tâm đến môi trường khi tiến hành các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của mình.
Mối quan tâm đến môi trường tự nhiên bao trùm khắp mọi tầng lớp dân cư. Chưa bao giờ thế giới lại ý thức sâu sắc đến môi trường như hiện nay. Xã hội đang quan tâm đến giải quyết các vấn đề môi trường. Tuy nhiên trong xã hội phân hóa rất sâu sắc đến vấn đề môi trường và hình thành hai nhóm đối lập nhau. Đó là “những người ủng hộ phát triển” cho rằng cần phải phát triển kinh tế rồi mới có thể ổn định môi trường và “những người ủng hộ bảo tồn” lại cho rằng môi trường đang bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng thậm chí một số người còn đi đến kết luận phải ngừng tất cả mọi hoạt động kinh tế.
Cả hai quan niệm trên đều mang tính chất cực đoan. Rõ ràng chúng ta không thể đi theo một trong hai quan điểm đó. Nếu chỉ quan tâm đến phát triển kinh tế thì có thể gây thiệt hại không thể bù đắp được đối với môi trường tự nhiên và môi trường tự nhiên sẽ tác động trở lại làm nền kinh tế mất khả năng tăng trưởng. Ngược lại nếu ngừng các hoạt động kinh tế gây ảnh hưởng đến môi trường thì cũng có thể gây ra suy thoái môi trường. Bởi nếu chúng ta giảm các hoạt động kinh tế sẽ dẫn đến việc tăng thất nghiệp và nghèo đói mà nghèo đói cũng là một nguyên nhân gây suy thoái môi trường.
Xuất phát từ các vấn đề trên, chuyên ngành kinh tế môi trường ra đời. Kinh tế môi trường không đề cao quan điểm nào mà đặt ngang nhau cả hai mục tiêu chiến lược : sự tăng trưởng kinh tế (EG) và chất lượng môi trường (EQ) với mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững. Nói cách khác trong quyết đinh lựa chọn có tính chiến lược ở tất cả các cấp độ xã hội, một bước không thể thiếu và bỏ qua được là xem xét ảnh hưởng của môi trường trong quá trình ra quyết định.
1.2. Kinh tế môi trường với sự thất bại của thị trường
1.2.1. Cơ chế giá cả trong nền kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, yếu tố cung và cầu hàng hóa chịu sự tác động của cơ chế giá. Nó định ra cho thị trường những quyết định cơ bản : Cần phải sản xuất hàng hóa nào, sản xuất bao nhiêu, sản xuất như thế nào và bán cho ai.
Giá cả (P)
Số lượng (Q)
Đường cung thị trường
Đường cầu thị trường
0
Đường cầu thị trường thể hiện giá mà xã hội sẵn sàng trả để có thêm một đơn vị (cận biên). Khi giá cả đối với một đơn vị hàng hóa giảm thì lượng hàng mua tăng lên. Thông thường đường cầu được mô tả như một chu trình sẵn sàng thanh toán (WTP)
Đường cung thị trường mô tả chi phí sản phẩm cận biên nghĩa là chi phí để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Khi giá cả của hàng hóa giảm thì lượng cung đối với hàng hóa đó sẽ giảm.
Khi hàng hóa được bán ra ở mức giá mà cung và cầu thị trường cân bằng nhau có nghĩa là thị trường hoạt động một cách hiệu quả, tổng lợi ích cho toàn xã hội là tối đa. Ngược lại nếu hàng hoá được bán ra ở mức giá nhỏ hơn hoặc cao hơn mức giá cân bằng sẽ dẫn đến sự thất bại của thị trường và sẽ dẫn đến xã hội mất đi một phần lợi ích.
1.2.2. Quyền sở hữu và thất bại thị trường
Thị trường sẽ hoạt động một cách hiệu quả đối với các loại hàng hóa nếu các hàng hóa bán ra thị trường đáp ứng được những điều kiện sở hữu cá nhân. Đó là :
- Phải xác định rõ quyền đối với người sở hữu nghĩa là phải xác định rõ sở hữu cái gì và sở hữu bao nhiêu. Hàng hóa có thể bị chiếm đoạt và sử dụng nếu không xác định rõ quyền cho người hiện đang sở hữu. Quy định này được xem như là một điều kiện bắt buộc.
- Quyền chuyển nhượng nghĩa là người khác có thể sử dụng hàng hóa khi người chủ sở hữu tự nguyện chuyển nhượng cho họ. Quy đinh này được xem như là điều kiện chuyển nhượng.
- Tất cả các lợi ích và chi phí cho việc sử dụng hàng hóa này phải được người chủ sở hữu của nó quyết định. Đây là điều kiện độc quyền. Những người khác chỉ có thể quyết định lợi ích và chi phí sau khi đã thoả mãn điều kiện có thể chuyển nhượng.
Các quy định này chỉ thỏa mãn đối với các hàng hóa thông thường trên thị trường, còn đối với hàng hóa môi trường các điều kiện thi hành bị vi phạm. Việc không đưa ra chỉ giới rõ ràng giữa nhiều loại hàng hóa môi trường dẫn đến điều kiện thi hành bị vi phạm, quyền sở hữu đối với hàng hóa môi trường không được xác lập. Điều kiện chuyển nhượng chỉ có thể thỏa mãn nếu nảy sinh động cơ về chuyển nhượng. Động cơ đó chính là giá cả. Đối với nhiều loại hàng hóa môi trường, khả năng chuyển nhượng là không thể có chính vì giá cả của hàng hóa không được xác định đúng đắn. Ngay cả khi một người sở hữu một hồ nước hay một dòng sông, điều đó cũng không thể ngăn chặn kẻ khác tước đoạt đi một số lợi ích, ít nhất là về phong cảnh chẳng hạn. Rút cuộc là cần phải chú ý cả ba điều kiện liên quan đến nhau này. Nếu một trong ba điều kiện bị vi phạm thì các điều kiện còn lại cũng bị vi phạm theo.
1.2.3. Hàng hóa công cộng
Hàng hóa công cộng là một loại hàng hóa mà ở đó sự tiêu thụ của mỗi người có thể cân bằng với số hàng hóa sẵn có. Mỗi khi một hàng hóa công cộng được cung cấp, thì mỗi người có thể tiêu dùng một lượng hàng hóa cũng bằng một lượng hàng hóa có sẵn mà không loại trừ bất cứ một ai khác tiêu dùng lượng hàng hóa sẵn có đó.
Hàng hóa công cộng có hai quyền sở hữu quan trọng là :
- Không loại trừ : Một khi hàng hóa được cung cấp, nó không thể từ chối cung cấp hàng hóa sẵn có đó cho bất cứ ai.
- Chi phí cận biên bằng không : Quyền sở hữu này được rút ra từ quyền sở hữu thứ nhất là chúng ta không thể từ chối cung cấp hàng hóa sẵn có đó cho bất cứ ai, khi mà giá cung cấp hàng hóa đến tay người tiêu thụ thêm vào là bằng không.
Hầu hết các hàng hóa môi trường gần như là hàng hóa công cộng hay là hàng hóa hỗn hợp. Nếu đưa sở hữu hàng hoá công cộng lên một điểm nào đó mà nếu vượt qua điểm đó thì hàng hoá sẽ trở thành hàng hoá cá nhân. ở giai đoạn đầu của việc tiêu thụ hàng hoá sự tiêu dùng thêm của những người khác không làm ảnh hưởng đến người khác, chi phí cận biên là bằng không. Nhưng đến một điểm ngưỡng nào đó sự tiêu dùng thêm sẽ làm cho chi phí cận biên trở thành dương và có xu hướng lên đến vô cùng, sự tiêu dùng hàng hóa công cộng trở thành tắc nghẽn.
Như vậy việc sở hữu hàng hóa công cộng đã gây ra thất bại thị trường. Khi quyền sở hữu không xác định được rõ ràng khiến cho hàng hóa này không có giá cả, giá cả thị trường bằng không. Khi tiêu dùng một hàng hóa mà không có giá sẽ thúc đẩy việc sử dụng quá mức, dẫn đến suy thoái và làm hư hại tài nguyên thiên nhiên.
Nguyên nhân thứ hai là hàng hóa công cộng có đặc tính chi phí cận biên bằng không có nghĩa là khi tiêu thụ thêm một đơn vị hàng hóa mà vẫn không phải trả tiền thể hiện một sự thất bại thị trường. Sở dĩ như vậy vì người ta có xu hướng đánh giá thấp WTP đối với hàng hóa công cộng và thêm nữa là vì người ta cho rằng một khi nó được cung cấp, người ta có quyền tự do sử dụng nó. Vấn đề này thường được đề cập đến như việc “cưỡi ngựa không mất tiền”.
1.2.4. Ngoại ứng
Ngoại ứng là những tác động đến các lợi ích hay các chi phí nằm bên ngoài thị trường.
Một ngoại ứng thường tạo ra những tác động qua lại giữa hai hoặc nhiều nhóm người và điều đó không thể nào định giá được. Đó là những chi phí hay lợi ích mà một người nào đó tạo ra cho người khác mà những chi phí và lợi ích này không được tính đến trên thị trường.
Có hai loại ngoại ứng :
- Ngoại ứng tích cực : Ngoại ứng tích cực nảy sinh khi hoạt động của một bên làm lợi cho bên khác. Chẳng hạn, một người sửa sang lại ngôi nhà của mình, trồng vườn hoa đẹp thì tất cả những người láng giềng đều có lợi, dù cho chủ nhân không tính đến những lợi ích đó của xóm giềng.
- Ngoại ứng tiêu cực : Ngoại ứng tiêu cực nảy sinh khi hoạt động của một bên áp đặt chi phí cho bên khác.
Chính các ngoại ứng này đã gây ra sự thất bại của thị trường. Chúng ta sẽ xem xét sự thất bại của thị trường được gây ra bởi ngoại ứng tiêu cực.
Giá hoặc chi phí (P)
Sản lượng (Q)
MSC = MPC + MEC
MPC
MEC
Đường cầu thị trường
0
Q1
Q2
P2
P1
Giá cả trên thị trường được xem xét trên quan điểm đường cung và đường cầu thị trường. Đường cung mà không tính tới ảnh hưởng của ngoại ứng gọi là chi phí cận biên cá nhân (MPC) bởi vì nó chỉ bao gồm chi phí sinh ra bởi một nhóm người. Giá cả được tính trên thị trường được xác định (P1,Q1) bằng chi phí cận biên cá nhân gây nên sự thất bại trên thị trường do giá cả không được xác định đúng đắn. Hoạt động này gây ra một ngoại ứng gọi là chi phí cận biên môi trường (MEC). Việc khắc phục các ngoại ứng nghĩa là tính cả giá cả gây ra bởi các ngoại ứng vào chi phí cho xã hội (MSC) sẽ dẫn đến sản lượng giảm đi và giá cả tăng lên. Việc xác định giá cả ở mức (P2,Q2) được gọi là mức hiệu quả mà ở đó giá của sản phẩm bằng chi phí cận biên xã hội sản xuất ra chúng.
1.3. Mối liên quan giữa các thế hệ
Việc quản lý hàng hoá môi trường liên quan đến 3 chỉ tiêu xã hội :
- Sự tăng trưởng kinh tế (EG).
- Chất lượng môi trường (EQ).
- Mối liên quan giữa các thế hệ (IGC).
Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế (EG) là làm tối đa thu nhập quốc dân, đó là sản lượng hàng hoá và thu nhập quốc gia. Đối với chất lượng môi trường (EQ) chúng ta đã thấy rõ trong phần trình bày trên, cần phải bảo vệ môi trường và tăng chất lượng môi trường. Chúng ta có thể xác định chỉ tiêu EQ như sau : Chỉ tiêu chất lượng môi trường là chỉ tiêu nhằm phục hồi, tăng cường và bảo tồn chất lượng tài nguyên tự nhiên và các hệ sinh thái. Theo nội dung này, chỉ tiêu về mối liên quan giữa các thế hệ bắt nguồn từ những mâu thuẫn giữa các thế hệ về nhu cầu đối với tài nguyên và nhu cầu hưởng thụ môi trường sống trong lành, các hệ sinh thái. ở hiện tại chúng ta chỉ quan tâm đến tăng trưởng kinh tế làm giảm tối đa hoá chi phí và tăng tối đa lợi ích của mình mà không cần quan tâm đến chất lượng môi trường. Điều này sẽ làm cho chất lượng môi trường bị suy thoái và để lại hậu quản cho thế hệ mai sau. Những ô nhiễm, những suy thoái môi trường, sự cố môi trường hay như sự giảm và thậm chí cạn kiệt các nguồn tài nguyên sẽ gây ra những chi phí mà chúng ta không thể tính hết được. Những chi phí này sẽ do các thế hệ mai sau phải gánh chịu.
Giữa các chỉ tiêu EQ và IGC có mối liên hệ qua lại, bổ sung cho nhau. Đó là việc bảo vệ các nguồn tài nguyên môi trường cũng chính là đảm bảo được tính sẵn có của chúng cho thế hệ tương lai. Tuy nhiên hai chỉ tiêu này lại thường mâu thuẫn với chỉ tiêu EG.
II. Khái niệm chung về quản lý môi trường
2.1. Khái niệm quản lý môi trường
Xã hội loài người đã trải qua các thời kỳ, các hình thái xã hội khác nhau. Đó là các thời kỳ :
- Thời kỳ hái lượm
- Thời kỳ văn minh nông nghiệp
- Thời kỳ văn minh công nghiệp
Trải qua các giai đoạn phát triển, cuộc sống của con người ngày càng văn minh, đầy đủ và phát triển vượt bậc. Nhưng bên cạnh những mặt tích cực thì chính những hoạt động sản xuất của con người lại đem lại những tác động xấu cho môi trường. Xã hội càng đi lên hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phong phú, đa dạng, con người càng khai thác nhiều tài nguyên thiên nhiên. Chúng ta sử dụng tài nguyên thiên nhiên để sản xuất và lại thải ra môi trường những rác thải và đến một lúc nào đó chính môi trường cũng không thể tiếp nhận. Chính vì vậy cùng với tăng trưởng kinh tế, con người đã làm đảo lộn thế giới tự nhiên, làm chất lượng môi trường ngày càng suy giảm, các hệ sinh thái bị nghèo kiệt, sức khoẻ con người bị đe doạ.
Trước tính cấp bách của môi trường như vậy đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ trên góc độ môi trường đối với sinh hoạt, các hoạt động sản xuất kinh doanh của con người nhằm làm hài hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Từ đó ta có khái niệm về quản lý môi trường :
“Quản lý môi trường là bằng mọi biện pháp thích hợp tác động và điều chỉnh các hoạt động của con người nhằm làm hài hoà các mối quan hệ giữa phát triển và môi trường sao cho vừa thoả mãn nhu cầu của con người vừa đảm bảo được chất lượng của môi trường và không quá khả năng chịu đựng của hành tinh chúng ta”.
2.2. Mục tiêu quản lý môi trường
Thực chất của quản lý môi trường là quản lý con người trong các hoạt động phát triển và thông qua đó sử dụng có hiệu quả nhất mọi tiềm năng và cơ hội của hệ thống môi trường.
Mục tiêu chung, lâu dài và nhất quán của quản lý môi trường là nhằm góp phần tạo lập sự phát triển bền vững.
2.3. Nội dung quản lý môi trường
- Quản lý môi trường được tiến hành ở cả cấp vĩ mô (quản lý Nhà nước) và cấp vi mô (doanh nghiệp, hộ gia đình) gồm các nội dung sau :
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống t