Bước đầu nghiên cứu quy trình và hiệu quả của việc áp dụng phần mềm ViLIS trong quản lý thông tin đất đai tại thành phố Cao Lãnh và tìm ra cách sử dụng và quản lý VILIS tối ưu nhất

Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng . . . Đất đai đóng một vai trò quan trọng đến sự phát trển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia. (Lê Quang Trí, 2001). Chính vì vậy, công tác quản lý nguồn thông tin đất đai là một trong những lĩnh vực có tầm quan trọng chiến lược của mỗi quốc gia. Trong sự phát triển của đất nước hiện nay hoạt động của con người trong việc sử dụng đất đai ngày càng phong phú và đa dạng, nguồn thông tin đất đai ngày càng phức tạp. Do đó, đòi hỏi cần phải xây dựng một hệ thống quản lý thông tin đáp ứng đầy đủ những nhu cầu về tính chặt chẽ, ổn định; cập nhật, chỉnh sửa một cách nhanh chóng và chính xác, tăng cường khả năng khai thác nguồn thông tin đất đai. Trên thế giới, khả năng thiết lập các hệ thống thông tin của các quốc gia dựa vào công nghệ riêng của mỗi quốc gia nên rất đa dạng, phong phú mang những đặc trưng riêng cho từng quốc gia. Mỗi quốc gia đều xây dựng cho mình một hệ thống thông tin đất đai riêng và đều thành công trên những hệ thống đó như: Hệ thống GIS của Cannada, Đức, hệ LMIS của Hàn Quốc, LDBS của Thụy Điển, hệ INFOCAM của hãng Wild Thuỵ sĩ . . . Các hệ thống này đều rất hiện đại nhưng do đặc thù của mỗi quốc gia nên không thể áp dụng dễ dàng ở nước ta. Vì vậy, Việt Nam đang cố gắng xây dựng một phần mềm thống nhất để hỗ trợ trong công tác quản lý đất đai. Trước đây đã có nhiều phần mềm ứng dụng hỗ trợ tốt trong công tác quản lý đất đai và cũng có nhiều tính năng ưu việt. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của xã hội và sự hoạt động của con người trong quá trình sử dụng đất ngày càng phong phú và đa dạng nên nhiều phần mềm đã bộc lộ nhiều khuyết điểm trong quá trình quản lý. Nhiều phần mềm như MAPINFO, MICROSTATION, FAMIS, CADDB, . . . đang được sử dụng ở một số cơ quan như: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường một số địa phương . . . các phần mềm này là những công cụ khá mạnh, đáp ứng chỉ được một số yêu cầu trong công tác quản lý thông tin đất đai. Như vậy vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để có được một hệ thống phần mềm vừa đáp ứng các nhiệm vụ cụ thể trong công tác quản lý đất đai như: dễ sử dụng, chi phí thấp, hiệu quả sử dụng cao; đồng thời cũng là một hệ phần mềm chuẩn được phổ dụng trên toàn quốc. Vì vậy, để đáp ứng những nhu cầu đặt ra Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã xây dựng phần mềm ViLIS trong quản lý thông tin đất đai. Phần mềm VILIS của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường mới ban hành là một phần mềm đa mục tiêu, có khả năng xử lý nhanh, mạnh và chính xác, đạt hiệu quả cao trong quản lý hồ sơ địa chính (HSĐC). Do đó với đề tài: “Bước đầu nghiên cứu quy trình và hiệu quả của việc áp dụng phần mềm ViLIS trong quản lý thông tin đất đai tại thành phố Cao Lãnh” nhằm tìm ra cách sử dụng và quản lý phần mềm ViLIS tối ưu nhất trong lĩnh vực đất đai

doc54 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3685 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bước đầu nghiên cứu quy trình và hiệu quả của việc áp dụng phần mềm ViLIS trong quản lý thông tin đất đai tại thành phố Cao Lãnh và tìm ra cách sử dụng và quản lý VILIS tối ưu nhất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng . . . Đất đai đóng một vai trò quan trọng đến sự phát trển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia. (Lê Quang Trí, 2001). Chính vì vậy, công tác quản lý nguồn thông tin đất đai là một trong những lĩnh vực có tầm quan trọng chiến lược của mỗi quốc gia. Trong sự phát triển của đất nước hiện nay hoạt động của con người trong việc sử dụng đất đai ngày càng phong phú và đa dạng, nguồn thông tin đất đai ngày càng phức tạp. Do đó, đòi hỏi cần phải xây dựng một hệ thống quản lý thông tin đáp ứng đầy đủ những nhu cầu về tính chặt chẽ, ổn định; cập nhật, chỉnh sửa một cách nhanh chóng và chính xác, tăng cường khả năng khai thác nguồn thông tin đất đai. Trên thế giới, khả năng thiết lập các hệ thống thông tin của các quốc gia dựa vào công nghệ riêng của mỗi quốc gia nên rất đa dạng, phong phú mang những đặc trưng riêng cho từng quốc gia. Mỗi quốc gia đều xây dựng cho mình một hệ thống thông tin đất đai riêng và đều thành công trên những hệ thống đó như: Hệ thống GIS của Cannada, Đức, hệ LMIS của Hàn Quốc, LDBS của Thụy Điển, hệ INFOCAM của hãng Wild Thuỵ sĩ . . . Các hệ thống này đều rất hiện đại nhưng do đặc thù của mỗi quốc gia nên không thể áp dụng dễ dàng ở nước ta. Vì vậy, Việt Nam đang cố gắng xây dựng một phần mềm thống nhất để hỗ trợ trong công tác quản lý đất đai. Trước đây đã có nhiều phần mềm ứng dụng hỗ trợ tốt trong công tác quản lý đất đai và cũng có nhiều tính năng ưu việt. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của xã hội và sự hoạt động của con người trong quá trình sử dụng đất ngày càng phong phú và đa dạng nên nhiều phần mềm đã bộc lộ nhiều khuyết điểm trong quá trình quản lý. Nhiều phần mềm như MAPINFO, MICROSTATION, FAMIS, CADDB, . . . đang được sử dụng ở một số cơ quan như: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường một số địa phương . . . các phần mềm này là những công cụ khá mạnh, đáp ứng chỉ được một số yêu cầu trong công tác quản lý thông tin đất đai. Như vậy vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để có được một hệ thống phần mềm vừa đáp ứng các nhiệm vụ cụ thể trong công tác quản lý đất đai như: dễ sử dụng, chi phí thấp, hiệu quả sử dụng cao; đồng thời cũng là một hệ phần mềm chuẩn được phổ dụng trên toàn quốc. Vì vậy, để đáp ứng những nhu cầu đặt ra Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã xây dựng phần mềm ViLIS trong quản lý thông tin đất đai. Phần mềm VILIS của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường mới ban hành là một phần mềm đa mục tiêu, có khả năng xử lý nhanh, mạnh và chính xác, đạt hiệu quả cao trong quản lý hồ sơ địa chính (HSĐC). Do đó với đề tài: “Bước đầu nghiên cứu quy trình và hiệu quả của việc áp dụng phần mềm ViLIS trong quản lý thông tin đất đai tại thành phố Cao Lãnh” nhằm tìm ra cách sử dụng và quản lý phần mềm ViLIS tối ưu nhất trong lĩnh vực đất đai. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH VÀ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG PHẦN MỀM VILIS TRONG QUẢN LÝ THÔNG TIN ĐẤT ĐAI 1.1. Tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai. Đất đai là tài nguyên vô cùng quan trọng của mỗi quốc gia, do đó công tác quản lý đất đai được xem trọng hàng đầu vì đất đai là một dạng tư liệu sản xuất đặc biệt, là tài nguyên cơ bản. Sự tăng trưởng về dân số, các loại hình sử dụng đất làm cho công tác quản lý đất đai ngày càng phức tạp về tính chất và khối lượng dữ liệu. Nhưng thực tế công tác quản lý đất đai còn chưa đáp ứng được yêu cầu (về đo đạc bản đồ, HSĐC, chuyển bản đồ địa chính (BĐĐC) về bản đồ số, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính hoàn chỉnh . . .). Trước đây, công tác quản lý đất đai gặp nhiều khó khăn do điều kiện kỹ thuật tin học, máy móc, trang thiết bị còn nhiều hạn chế, kinh phí và cán bộ chuyên trách còn thiếu cho nên công việc này triển khai theo công nghệ cổ truyền, tức là quản lý bằng sổ sách, bằng bản đồ giấy… Do đó dẫn đến nhiều nhược điểm như: BĐĐC và HSĐC không thống nhất, cập nhật chỉnh lý biến động gặp nhiều khó khăn, lưu trữ hồ sơ phức tạp, tìm kiếm thông tin khó khăn, tốn nhiều thời gian… Hiện nay khối lượng thông tin và dữ liệu thông tin đất đai vô cùng lớn, cần đảm bảo độ chính xác cao, truy cập nhanh chóng. Do vậy tin học hoá công tác quản lý đất đai là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý đất đai hiện nay. Cơ sở dữ liệu đất đai được nhà nước xem là một dữ liệu chính của quốc gia, do vậy việc áp dụng tin học vào quản lý thông tin đất đai là hết sức cần thiết và cấp bách, để xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất cho các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương. Nhiều quốc gia trên thế giới đã ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai và đã đạt được những thành công. Tại những quốc gia này công nghệ thông tin đã giúp cho việc quản lý đất đai trở nên dễ dàng, nhanh chóng và người dân có thể biết được những thông tin khi cần thiết. Hyunrai Kim, giám đốc của Bộ phận Quản lý đất đai của thành phố Seoul (Hàn Quốc) nói rằng: “Bằng các công cụ của Hệ thống dịch vụ thông tin nhà đất, cư dân thành phố có thể nhận được các thông tin đất đai một cách dễ dàng tại nhà. Họ không phải đến văn phòng, nơi mà nằm cách xa nhà họ”. (Trung tâm Công Nghệ Thông Tin Địa Lý, ĐH Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh) Tại Hàn Quốc đã xây dựng hệ thống thông tin quản lý đất đai LMIS (Land Manage Information System) vào năm 1998. Mục đích của LMIS là cung cấp thông tin đất đai, tăng hiệu quả cho quản lý đất công, và hỗ trợ thiết lập các chính sách quy hoạch đất đai. Cơ sở dữ liệu của LMIS bao gồm một lượng lớn dữ liệu không gian như các bản đồ địa hình, hồ sơ địa chính và vùng sử dụng đất. Trong các trường hợp trước đây, có nhiều phòng ban tại một địa phương tự quản lý và đưa ra các thông tin sở hữu và đất đai trùng lắp hoặc tương tự như nhau, điều này dẫn đến sự không thống nhất của thông tin. Với một lượng lớn đất đai được giao cho mỗi địa phương, việc quản lý và kiểm soát chúng nảy sinh nhiều vấn đề bất cập, điều này đã dẫn đến quyết định phát triển một phương thức chia sẻ dữ liệu và thông tin trong quản lý đất đai cho các khu vực tư nhân và công cộng. Vì vậy chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng hệ thống thông tin đất đai nhằm khắc phục những vấn đề trên. Dự án đầu tiên được đảm nhiệm bởi LMIS đã giải quyết được các vấn đề. Khi các mảnh bản đồ độc lập được số hoá vào trong cơ sở dữ liệu, thỉnh thoảng các đường biên của các mảnh bản đồ gần kề không trùng khớp với nhau. Điều này xảy ra khi các bản đồ giấy nguồn được mở rộng, thu nhỏ lại, bị mòn theo thời gian hoặc do những người không có chuyên môn thực hiện việc số hoá dữ liệu. Thêm vào đó, một vài đối tượng trên các bản đồ không được sắp xếp một cách thích hợp. Điều này xảy ra bởi các bản đồ địa hình, địa chính và sử dụng đất được tạo ra theo các tham chiếu không gian khác nhau. Ngoài ra, các bản đồ khu vực sử dụng đất đều dựa trên các bản đồ sai. Các bản đồ giấy đã được vẽ theo nhiều tỷ lệ khác nhau và mối quan hệ giữa các các khu vực sử dụng đất cũng không được định rõ. Tại Thụy Điển đất đai được quản lý trong cơ sở dữ liệu của Ngân hàng dữ liệu đất đai LDBS (Land Data Bank System), LDBS do Cục Quản lý đất đai Quốc gia quản lý. LDBS được bắt đầu triển khai năm 1970 và hoàn thành vào năm 1995. LDBS là một thành công lớn của Thuỵ Điển trong việc Tin học hoá hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai. Việc khai thác LDBS đã cho phép giảm một số lượng lớn nhân lực trong việc quản lý hồ sơ đăng ký bất động sản và mang lại lợi ích lớn cho các tổ chức, doanh nghiệp và công dân có nhu cầu sử dụng dữ liệu liên quan đến đất đai. LDBS lưu trữ và cung cấp các thông tin liên quan đến từng đơn vị bất động sản như: vị trí, địa chỉ, toạ độ, các công trình xây dựng trên đất; diện tích thửa đất; tên, địa chỉ , số đăng ký công dân của chủ sở hữu đất và các thông tin liên quan đến nguồn gốc đất; sơ đồ các công trình xây dựng và các quy định liên quan. LDBS là một hệ thống trực tuyến xây dựng trên cơ sở hệ thống máy tính trung tâm do cục điều tra quốc gia quản lý, vận hành. Có khoảng 4000 cơ quan và 25.000 máy tính kết nối với LDBS. Ngoài ra LDBS còn cung cấp các sản phẩm khác như các tài liệu biên tập và bản đồ chuyên đề. Thông tin do LDBS cung cấp chủ yếu là không phải trả tiền , trừ trường hợp yêu cầu cao hơn mức thông thường quy định. (Theo Nguyễn Đình Bồng, 2006). Tại Việt Nam những năm gần đây, công tác quản lý đất đai đã trở nên hiệu quả hơn nhờ việc ứng dụng tin học để quản lý thông tin về đất đai, nhiều phần mềm đang được ứng dụng tại các cơ quan: Tại Chi cục bản đồ sử dụng phần mềm ARC/INFO để chuẩn hoá bản đồ nền tỷ lệ 1/10.000, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh sử dụng phần mềm SDR và hệ phần mềm CMAP, CDATA. Tại thành phố Hồ Chí Minh một số quận, huyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin theo hình thức đầu tư Hệ thống thông tin mang tính quản lý và hỗ trợ xử lý nghiệp vụ trong lĩnh vực đất đai. Với hệ thống này, tất cả thông tin được quản lý tập trung tại máy chủ, các máy trạm kết nối với trung tâm thông qua hệ thống mạng, thông tin được liên thông tới tất cả các bộ phận từ khâu nhận hồ sơ của người dân, đến xử lý hồ sơ của các chuyên viên, duyệt hồ sơ của lãnh đạo phòng, ký giấy chứng nhận của Thường trực uỷ ban nhân dân và trả hồ sơ cho dân. Mọi thao tác đều được ghi nhận trong máy chủ, bộ phận sau kế thừa thông tin của bộ phận trước. Thông tin về đất đai xây dựng được lưu trữ, từ đó in giấy chứng nhận, giấy phép xây dựng, phiếu chuyển thuế và các loại biểu mẫu khác. Thông tin được kế thừa cho các loại hồ sơ biến động sử dụng đất, thay đổi thiết kế và điều chỉnh nội dung…Ngoài việc xử lý hồ sơ nhanh hệ thống này còn giúp tra cứu được lịch sử và quá trình sử dụng nhà đất, là cơ sở để công khai thông tin về nhà đất trên Website cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng tra cứu. Việc tổng hợp và thống kê tình trạng nhà đất đơn giản và chính xác, phục vụ cho lãnh đạo cơ quan trong việc quản lý và hoạch định chính sách phát triển. Các phần mềm nghiệp vụ gắn liền với quy trình quản lý hành chính, tương ứng với quy trình quản lý hệ thống chất lượng ISO của từng cơ quan, có thể tuỳ biến để đáp ứng với các loại quy trình hiện hành khác. Do gắn liền với quy trình hành chính nên bắt buộc tất cả các chuyên viên phải thực hiện xử lý hồ sơ trên mạng, tất cả các công đoạn đều được kiểm soát, từng vị trí xử lý sẽ tự động tích hợp thông tin cho hệ thống, không sinh ra bộ phận nhập hồ sơ đã xử lý và hệ thống trước đây một số đơn vị đã từng thực hiện. Việc gắn liền với quy trình thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho lãnh đạo các cấp kiểm soát được quá trình xử lý của từng hồ sơ, tra cứu được tình trạng xử lý hồ sơ của từng chuyên viên, từng phòng ban, kịp thời chỉ đạo và điều hành nhằm giải quyết những tồn đọng và trễ hạn hồ sơ. Ngoài hiệu quả về vấn đề hệ thống như tích hợp thông tin, chia sẻ và kế thừa thì một yếu tố quan trọng để hệ thống được từng chuyên viên chấp nhận sử dụng là hiệu quả của việc xử lý hồ sơ. Ứng dụng hệ thống, thời gian xử lý hồ sơ đã giảm từ 30% đến 50%. Ở một số cơ quận, huyện trước đây khi chưa ứng dụng hệ thống này thì một chuyên viên trung bình một tuần xử lý được 20 hồ sơ, sau khai áp dụng hệ thống hồ sơ xử lý tăng hơn 40 hồ sơ, giảm 80% đến 90% sai sót so với xử lý thủ công. Đây là con số cụ thể để đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin. (Phạm Phương Lan, 2009). 1.2. Hệ thống thông tin đất đai. Hệ thống thông tin đất đai (Land Information System - LIS) là công cụ trợ giúp và đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của cho công tác quản lý nhà nước về đất đai các cấp, phục vụ mục đích khai thác thông tin đất đai của tỉnh và các cơ Sở, Ban, Ngành. (Trần Văn Hùng, Trương Chí Quang, 2006). Tại hội nghị Montreux tại Thụy Sĩ vào năm 1982 liên đoàn quốc tế các chuyên viên vẽ đồ hoạ, Commission III định nghĩa về LIS: “Hệ thống thông tin đất đai là công cụ hành chính hợp pháp trợ giúp cho con người ra quyết định dự án kinh tế, phát triển phù hợp. Hay nói cách khác, là công cụ kỹ thuật quản lý, cập nhật, phân tích, sắp xếp, thống kê,… và xuất dự liệu thông tin đất đai”. Đặc điểm của hệ thống thông tin đất đai: - Hỗ trợ hiệu quả cho công tác QLNN về đất đai. - Là công cụ đa mục tiêu, hệ thống thông tin đất đai còn phục vụ các ngành khác thông qua việc cung cấp kịp thời, đầy đủ và tin cậy các thông tin về đất đai. - Hệ thống thông tin đất đai phải là hệ thống đủ mạnh, lưu trữ, quản lý, phân tích, xử lý, phân phối dung lượng dữ liệu lớn. - Có khả năng kết nối với các hệ thống thông tin khác. 1.3. Tổng quan về phần mềm ViLIS 1.3.1. Giới thiệu chung về phần mềm ViLIS Phần mềm ViLIS (Vietnam Land Information System) được xây dựng dựa trên nền tảng các thủ tục về kê khai đăng ký, lập HSĐC và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) theo Thông Tư 1990/TT-TCÐC ngày 30 tháng 11 năm 2001 của Tổng cục Ðịa chính “Hướng dẫn đăng ký đất đai, lập HSĐC và cấp GCNQSDĐ”, nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi hành luật đất đai và hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành. Phần mềm ViLIS là một trong số các Modules của Hệ thống thông tin đất đai (LIS) đang được phát triển. (Lê Minh, 2000) Phần mềm gồm 2 hệ thống chính : - Hệ thống kê khai đăng ký và lập HSĐC. - Hệ thống đăng ký và quản lý biến động đất đai. Các hệ thống được xây dựng với chức năng giải quyết hầu hết các vấn đề trong công tác quản lý đất đai hiện nay từ dữ liệu bản đồ đến đến HSĐC tạo sự thống nhất từ trên xuống dưới ở các cấp quản lý. Ngoài ra, tùy theo yêu cầu của từng địa phương, các chức năng và giao diện của hệ thống sẽ được sửa chữa và cập nhật cho phù hợp với hoạt động quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương. Phần mềm ViLIS tạo ra một môi trường làm việc mới và hiện đại cho các mặt của công tác quản lý nhà nước về đất đai và là công cụ khai thác thông tin đất đai phục vụ nhu cầu toàn xã hội. 1.3.2. Chức năng của phần mềm VILIS ViLIS là một phần mềm hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu, cung cấp đầy đủ những công cụ, chức năng để thực hiện các công tác nghiệp vụ chuyên môn của công tác quản lý đất đai. ViLIS là một phần mềm bao gồm nhiều phần, mỗi phần bao gồm các chức năng hỗ trợ một nội dung của công tác quản lý nhà nước về đất đai. - Phần quản lý cơ sở dữ liệu đất đai: BĐĐC, HSĐC, bản đồ trực ảnh, bản vẽ kỹ thuật .v.v. - Phần đăng ký đất đai: quản lý hồ sơ, BĐĐC và kê khai đăng ký, in giấy chứng nhận QSDĐ, cập nhật và quản lý biến động đất đai. - Phần hỗ trợ thống kê, kiểm kê đất đai, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ BĐĐC. - Phần quản lý nhà ở và in giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở. - Phần hiển thị, tra cứu và phân phối thông tin đất đai. - Phần quản lý các quá trình giao dịch đất đai, hồ sơ đất đai. - Các phần của ViLIS đã cung cấp các chức năng giải quyết được nhiều vấn đề trong công tác quản lý đất đai hiện nay, tạo sự thống nhất từ trên xuống dưới ở các cấp quản lý. ViLIS liên tục được nâng cấp, cập nhật theo kịp các quy định mới trong công tác quản lý đất đai ở Việt Nam hiện nay. 1.3.3. Khả năng ứng dụng phần mềm ViLIS trong quản lý thông tin đất đai. Thông tin đất đai được lưu trữ ở nhiều tài liệu và thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau: BĐĐC, HSĐC. Phần mềm ViLIS được thiết kế theo mô hình dữ liệu hướng không gian, liên kết giữa thông tin BĐĐC, HSĐC và các thông tin trong một cơ sở dữ liệu quan hệ hổ trợ mô hình khách chủ đa người sử dụng đồng thời nên có thể quản lý toàn bộ dữ liệu thông tin đất đai. Hai đối tượng chính trong mô hình dữ liệu là thửa đất và chủ sử dụng. Thông tin hình thể của thửa đất thể hiện trên BĐĐC, thông tin thuộc tính của thửa đất thể hiện trên HSĐC và GCNQSDĐ. Toàn bộ thông tin về đất đai: BĐĐC, HSĐC … đều được ViLIS quản lý trong một cơ sở dữ liệu duy nhất, với chỉ số liên kết là mã thửa đất. Mã thửa đất là một số hệ thống có tính duy nhất trong toàn bộ cơ sở dữ liệu và được quản lý chặt chẽ trên phần mềm phần mềm ViLIS. Dựa trên kinh nghiệm đã nhiều năm triển khai áp dụng công nghệ thông tin trong công tác đo đạc lập BĐĐC và lập HSĐC, cấp GCNQSDĐ, phần mềm ViLIS đã đưa ra được quy trình tương đối hoàn thiện, đầy đủ các công cụ cần thiết hỗ trợ cho xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đặc thù ở Việt Nam hiện nay từ các thông tin số liệu ban đầu: BĐĐC, HSĐC. Phần mềm ViLIS liên kết chặc chẽ với phần mềm FAMIS trong xây dựng và quản lý BĐĐC số. Phần mềm FAMIS là phần mềm chuẩn thống nhất của Bộ TN&MT trong xây dựng và quản lý BĐĐC số. Quy trình chuẩn hóa dữ liệu địa chính ban đầu và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai của ViLIS đã được áp dụng tại rất nhiều địa phương và ngày càng hoàn thiện theo đặc thù của từng địa phương khác nhau. (Lê Minh, 2000). 1.4. Các phần mềm liên kết trong quản lý thông tin đất đai. 1.4.1. Phần mềm Microstation: Theo Tổng cục Địa Chính (nay là Bộ Tài Nguyên Môi Trường) Microstation là phần mềm trợ giúp thiết kế (CAD) và là môi trường đồ hoạ rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ hoạ thể hiện các yếu tố bản đồ. Microstation cần được sử dụng để làm nền cho các ứng dụng khác như Geovec, IrasB, MSFC, Mrfclean, Mrflag chạy trên nó. Các công cụ của Microstation được sử dụng để số hoá các đối tượng trên nền ảnh (Raster), sửa chửa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ. Microstation còn cung cấp các công cụ nhập, xuất (Import, Export) dữ liệu đồ hoạ từ các phần mềm khác từ các file (*.dxf), (*.dwg) sang dạng (*.dgn). 1.4.2. Hệ thống phần mềm Famis – Caddb. 1.4.2.1. Phần mềm Famis Theo Bộ Tài Nguyên và Môi Trường phần mềm thích hợp đo vẽ và lập BĐĐC FAMIS (Field Work and Cadastral Mapping Intergraph Software) là phần mềm thành lập và quản lý bản đồ số địa chính. Famis có khả năng thực hiện các công đoạn từ xử lý các số liệu đo ngoại nghiệp đến hoàn chỉnh sản phẩm BĐĐC. Nó liên kết với cơ sở dữ liệu HSĐC để dùng chung một dữ liệu thống nhất. Phần mềm FAMIS là phần mềm chuẩn được sử dụng trong ngành địa chính, nhằm mục đích tiến tới chuẩn hóa hệ thống thông tin đo đạc bản đồ và tài nguyên đất. Mọi hệ thống bản đồ và HSĐC đã được lập theo các hệ thống phần mềm khác cần phải được chuẩn hoá theo hệ thống phần mềm này để quản lý thống nhất từ trung ương đến các địa phương. Nguyên lý sử dụng phần mềm FAMIS: các dữ liệu đầu vào tuân theo các dạng file chuẩn mà phần mềm có thể liên kết. Cơ sở dữ liệu trị đo và cơ sở dữ liệu bản đồ được FAMIS quản lý theo file chuẩn (Seed file). File bản đồ được định dạng (*.dgn), nó chứa đựng dữ liệu không gian nằm trong hệ quy chiếu, kinh tuyến trung ương và hệ toạ độ trắc địa quốc gia. Quản lý cơ sở dữ liệu dữ liệu trị đo và cơ sở dữ liệu dữ liệu bản đồ là Foxpro nó được lưu dưới dạng file (*.dbf) thuộc dạng dữ liệu phi không gian. 1.4.2.2. Phần mềm Caddb Hệ quản trị cơ sở dữ liệu dữ liệu HSĐC CADDB (Cadastral Document Datadase Management System) là phần mềm nằm trong hệ thống phần mềm thống nhất trong lĩnh vực địa chính để thành lập BĐĐC và HSĐC. Lập và quản lý HSĐC, cung cấp thông tin cần thiết về đăng ký HSĐC, cập nhật biến động đất đai, cấp GCNQSDĐ, thống kê tình hình sử dụng đất . . . Hỗ trợ công tác tra cứu, thanh tra, quản lý quy hoạch và sử dụng đất. Hệ thống phần mềm CADDB quản lý hai đối tượng cơ bản là: - Thửa đất: gồm các thông tin về số hiệu thửa, số hiệu bản đồ, loại đất, diện tích, các thông tin về chủ sử dụng của thửa đất. - Chủ sử dụng: gồm họ tên, địa chỉ, số giấy chứng nhận, thời hạn sử dụng, các thông tin về thửa đất mà chủ sử dụng đang sử dụng. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN- PHƯƠNG PHÁP 2.1. Phương tiện. 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu. Đề tài được nghiên cứu tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Cao Lãnh thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Cao Lãnh. 2.1.2. Thời gian thực hiện. Đề tài được thực hiện từ 1/2009 đến 1/2010 tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Cao Lãnh thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường Thành phố Cao Lãnh. 2.1.3. Phương tiện xử lý Trang thiết bị: máy vi tính, máy in, đĩa mềm, đ
Luận văn liên quan