Buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại

Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế -xã hội trong đó sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng đều gắn chặt với thị trường. Sản xuất ra hàng hoá- dịch vụ gì, khối lượng bao nhiêu? sản xuất bằng cách nào? Ai sẽ nhận hàng hoá- dịch vụ sau khi sản xuất ra? Tất cả đều xuất phát từ nhu cầu của thị trường và thông qua thị trường. Thị trường là trung tâm của toàn bộ quá trình sản xuất và tái sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá dịch vụ cho xã hội. Thị trường là tập hợp các thoả thuận thông qua đó người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá- dịch vụ. Trong thị trường, người mua và người bán hàng hoá- dịch vụ tác động với nhau hình thành cung cầu hàng hoá- dịch vụ. Sự tương tác giữa cung- cầu hàng hoá- dịch vụ trên thị trường hình thành giá cả thị trường. Thị trường thừa nhận hàng hoá dịch vụ do người sản xuất hàng hoá- dịch vụ cung ứng có phù hợp với nhu cầu của xã hội hay không. Thị trường điều tiết cung- cầu hàng hoá-dịch vụ, thị trường cũng kích thích kìm hãm cung cầu hàng hoá và dịch vụ lại mối quan hệ kinh tế giữa người mua, người bán, giữa nhà sản xuất kinh doanh với khách hàng thông qua mua bán bằng tiền trên thị trường. Trong kinh tế thị trường các mối quan hệ kinh tế đều tiền tệ hoá, khi tiền tệ tham gia vào quá trình lưu thông hàng hoá thì trao đổi hiện vật trực tiếp cũng không tồn tại. Tiền tệ có mặt trong lưu thông, làm cho quá trình trao đổi nhanh hơn, thúc đẩy quy mô sản xuất tăng lên và đời sống nhân dân được nâng cao. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động thương mại rất phát triển và nó có vị trí rất quan trọng. Thương mại là một bộ phận hợp thành của tái sản xuất. Thương mại nối liền giữa sản xuất với tiêu dùng. Dòng vận động của sản phẩm hàng hoá qua khâu thương mại hoặc để tiếp tục cho sản xuất hoặc đi vào tiêu dùng cá nhân. Ở vị trí cấu thành của tái sản xuất, thương mại được coi như hệ thống dẫn lưu tạo ra sự liên tục của quá trình tái sản xuất. Khâu này bị ách tắc sẽ dẫn tới sự khủng hoảng của sản xuất và tiêu dùng. Thương mại hợp phần của sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá có mục đích từ trước là để thoả mãn nhu cầu của người khác, để trao đổi mua bán hàng hoá. Không thể nói đến sản xuất hàng hoá mà không nói đến thương mại. Thương mại là lĩnh vực kinh doanh cũng thu hút trí lực và tiền vốn của các nhà đầu tư để thu hút lợi nhuận, thậm chí siêu lợi nhuận. Kinh doanh thương mại trở thành ngành sản xuất vật chất thứ hai.

doc45 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2592 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên