Các biện pháp nâng cao hiệu quả xnk uỷ thác ở công ty tocontap Hà Nội

Kinh tế Việt Namđóng vai trò là một bộ phận của nền kinh tế thế giới và của cac mối quan hệ kinh tế quốc tế , nền kinh tế nước ta tất yếu phải chịu những sự tác động của mọi sự biến động trên thế giới và cũng như các mối quan hệkinh tế quốc tế đó. Điều này cũng có nghĩa là việc tham gia vào các quan hệ kinh tế đó là điều cần thiêt và mang tính tất yếu khách quan có lợi cho việc phát triển của các thành phần kinh tế dan tộc tham gia, trong đó có Việt Nam.

doc35 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1759 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các biện pháp nâng cao hiệu quả xnk uỷ thác ở công ty tocontap Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Lời mở đầu Chương Khái niệm chung về hoạt động xuất nhập khẩu 1. Khái niệm về hoạt động XNK uỷ thác 2. Nội dungvà đặc điểm của hoạt động XNK uỷ thác 3. Các văn bản của Nhà nước điều chỉnh XNK uỷ thác 4. Các nghiệp vụ của hoạt động XNK uỷ thác 5. Hợp đồng uỷ thác XNK Hoạt động XNK uỷ thác ở Công ty TOCONTAP Vài nét về Công ty TOCONTAP và tình hình XNK uỷ thác ở Công ty trong mấy năm qua Gới thiệu tóm tắt về Công ty TOCONTAP Cơ cấu tổ chức ở Công ty TOCONTAP Tình hình XNK nói chung va XNK uỷ thác ở Công ty trong mấy năm qua B. Thực hiện hợp đồng XNK uỷ thác ở Công ty TOCONTAP Giao dịch Chào hàng, đặt hàng Đàm phán Ký kết hợp đồng ngoại Ký kết hợp đồng XNK uỷ thác Kiểm tra chất lượng Thuê tầu lưu cước Làm thủ tục hải quan Giao nhận hàng với tầu Lập bộ chứng từ thanh toán Giải quyết tranh chấp nếu có Thanh lý hợp đồng Các biện pháp nâng cao hiệu quả XNK uỷ thác ở Công ty TOCONTAP Hà nội 1. Công tác nghiên cứu và thâm nhâp thị trường 2. Công tác bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ trong Công ty 3. Công tác khuyến khích nguồn tài chính Công ty 4. Ưu nhược điểm và một số kiên nghị Kết luận Lời mở đầu Kinh tế Việt Namđóng vai trò là một bộ phận của nền kinh tế thế giới và của cac mối quan hệ kinh tế quốc tế , nền kinh tế nước ta tất yếu phải chịu những sự tác động của mọi sự biến động trên thế giới và cũng như các mối quan hệkinh tế quốc tế đó. Điều này cũng có nghĩa là việc tham gia vào các quan hệ kinh tế đó là điều cần thiêt và mang tính tất yếu khách quan có lợi cho việc phát triển của các thành phần kinh tế dan tộc tham gia, trong đó có Việt Nam. Chương I : Khái quát chung về hoạt động xuất nhập khẩu uỷ thác I. Khái niệm hoạt động xuất nhập khẩu uỷ thác : Khái niệm về xuất nhập khẩu uỷ thác giữa các pháp nhân trong nướcđã được bộ thương mại quy định cụ thể trong Thông tư số18/TT – BTM của Bộ trưởng Bộ thương mại ký ngày 28/8/1998 ban hành qui chế xuất nhập khẩu uỷ thác giữa các pháp nhân trong nước như sau: Xuất nhập khẩu uỷ thác là hoạt động dich vụ thương mại dưới hình thức thuê và nhận làm dịch vụ xuất nhập khẩu hoạt động này được thực hiện trên cơ sở hợp đồng uỷ thác xuất khẩu hoặc nhập khẩu giữa các doanh nghiệp, phù hợp với những qui định của pháp lệnh hợp đồng kinh tế. II. Nội dung và đặc điểm của hoạt động xuất nhập khẩu uỷ thác Về chủ thể: Chủ thể uỷ thác xuất khẩu , nhập khẩu: Tất cả các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh trong nước và hoặc giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đều được uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu. Chủ thể nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu: Tất cả các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh xuất khẩu đều được phép nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu. 2. Điều kiện của chủ thể xuất nhập khẩu uỷ thác: Đối với bên uỷ thác: Có giấy phép kinh doanh trong nước và hoặc có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu. Có hạn ngạch hoặc có chỉ tiêu xuất khẩu, nhập khẩu, nếu uỷ thác xuất nhập khẩu những hàng hoá thuộc hạn ngạch hoặc chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước đã duyệt đối với các mặt hàng có liên quan đến cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân. Trường hợp cần thiết Bộ thương mại có văn bản cho doanh nghiệp được xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác theo hạn ngạch hoặc có chỉ tiêu kế hoạch đã giao cho bên nhận uỷ thác. Được cơ quan chuyên ngành đồng ý bằng văn bản đối với những mặt hàng XNK chuyên ngành. Có khả năng thanh toán hàng hoá XNK uỷ thác. Đối với bên nhận uỷ thác: Có giấy phép kinhh doanh XNK. Có ngành hàng phù hợp với hàng hoá xuất nhập khẩu uỷ thác. 3. Phạm vi hoạt động XNK uỷ thác. Uỷ thác và nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu những mặt hàng không thuộc diện Nhà nước cấm xuất khẩu , cấm nhập khẩu. Bên uỷ thác chỉ được uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu những mặt hàng nằm trong phạm vi kinh doanh đã được quy định trong giấy phép kinh doanh trong nước, hoặc trong giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu. 4. Nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên. Bên nhận uỷ thác phải cung cấp cho bên uỷ thác các thông tin về thị trường giá cả khách hàng có liên quan đến đơn hàng uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu. Bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác thương lượng và ký kết hợp đồng uỷ thác. Quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của hai bên do hai bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng uỷ thác. Bên uỷ thác thanh toán cho bên nhận uỷ thác và các khoản phí tổng phát sinh khi thực hiện uỷ thác. Các bên tham gia hoạt động XNK uỷ thác phải nghiêm chỉnh thực hiện những quy định của hợp đồng uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu do các bên tham gia đã ký kết. Vi phạm những quy định trong hợp đồng tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật và các quy định hiện hành. Mọi tranh chấp giữa các bên ký kết hợp sẽ do các bên thương lượng hoà giải để giải quyết, nếu thương lượng không đi đến kết quả thì sẽ đưa ra Toà kinh tế, phán quyết của toà án là kết luận cuối cùng bắt buộc các bên phải thì hành. Nhìn chung, trước năm 1989 hoạt động XNK uỷ thác ít được mọi người chú ý quan tâm đến, nhưng ngày nay trong điều kiện mở cửa cộng với sự chuyên môn hoá trong lĩnh vực ngoại thương nên hoạt động XNK uỷ thác đang đươc Nhà nước quan tâm chú ý đến, biểu hiện là những văn bản pháp luật như pháp lệnh về hợp đồng kinh tế, nghị định 57/CP của Chính phủ về quản lý Nhà nước đối với XNK, hơn nữa còn có Thông tư của Bộ trưởng Bộ Thương mại số 18/1998/TT – BTM ban hành riêng về việc điều chỉnh hoạt động XNK uỷ thác. Cho đến ngày nay hoạt động XNK uỷ thác phát triển mạnh mẽ và không ngừng tăng lên kể từ năm 1990 đến nay và nó được thể hiện thông qua các con số về phí thu uỷ thác XNK của một số các công ty XNK như sau (thường là phí XNK uỷ thác mà các công ty thu được là 0,5 – 2% trên tổng giá trị hợp đồng). Năm Phí uỷ thác (USD) 1996 3.876.000 1997 4.526.000 1998 5.200.000 1999 5.173.272 2000 Nguồn: Báo cáo tổng kết kế hoạch kim ngạch XNK uỷ thác. Ngày 16/1/2001. 2. Các văn bản của Nhà nước điều chỉnh hoạt động XNK uỷ thác. Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế của Hội đồng Bộ trưởng ký ngày 25/9/1989 và Nghị định số 17/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ quy định chi tiết về việc thi hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 16/1/1990. Về hợp đồng XNK uỷ thác cũng là một loại hợp đồng kinh tế được ký kết giữa các pháp nhân trong nước với nhau nhằm trao đổi hành hoá với sự quy định rõ ràng của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình. Cho nên hoạt động XNK uỷ thác được thực hiện trên cơ sở sự tuân thủ những quy định về ký kết hợp đồng kinh tế , tuân thủ về mặt hình thức và nội dung của một hợp đồng kinh tế. Tuân thủ những quy định về việc thực hiện thay đổi, thanh lý một hợp đồng kinh tế. Các bên ký kết cũng phải có trách nhiệm do vi phạm hợp đồng uỷ thác XNK theo như trách nhiệm của các bên được quy định trong pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Tóm lại, một hoạt động XNK uỷ thác phải dựa trên cơ sở tuân thủ các quy định trong pháp lệnh về hợp đồng kinh tế. Ngoài ra, nó còn phải dựa trên căn cứ theo Nghị định số 57/CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ về quản lý nhà nước đối với XNK. Và hoạt động uỷ thác XNK còn cần phải căn cứ vào thông tư của Bộ trưởng Bộ Thương mại số 18/1998/NĐ - CP, ngày 31/7/1998, ban hành quy chế XNK uỷ thác giữa các pháp nhân trong nước, trong đó quy định rõ ràng, đầy đủ và cụ thể về hoạt động XNK uỷ thác giữa các pháp nhân trong nước. 3.Các nghiệp vụ của hoạt động XNK uỷ thác. 3.1. Những thủ tục cần thiết để đi đến ký kết một hợp đồng ủy thác XNK. a. Giao dịch. Trường hợp xuất khẩu. Bên uỷ thác có được một khối lượng hàng hoá nào đó mà muốn xuất khẩu sang nước ngoài thì bên uỷ thác sẽ đem mẫu mã của hành hoá đó mà những thông số kỹ thuật cần thiết tối thiểu của hàng hoá đó đến yêu câù một đơn vị kinh doanh XNK nào đó mà mình cảm thấy có uy tín và tin tưởng nhất, sau đó yêu cầu đơn vị kinh doanh XNK này xuất khẩu hàng hoá (theo mẫu kèm theo) cho họ. Thông thường ở bước này bên uỷ thác viết một đơn yêu cầu uỷ thác xuất khẩu hàng hoá và gửi trực tiếp cho đơn vị kinh doanh XNK. Bên nhận uỷ thác nếu đồng ý sẽ đem hàng hoá và tất cả các thông số kỹ thuật cần thiết cùng với giá cả của hàng hoá chào hàng cho các bạn hàng nước ngoài. Nếu có một đơn vị kinh doanh của nước ngoài đặt mua hàng hoá nhưng với điều kiện thay đổi một thông số nào đó về hàng hoá thì bên nhận uỷ thác sẽ thông báo yêu cầu nay cho bên uỷ thác xem xét. Nếu bên uỷ thác đồng ý thì báo lại để bên nhận uỷ thác thông báo xác nhận với đơn vị kinh doanh nước ngoài. Tóm lại, nếu như bên nước ngoài đồng ý thì mua và bên uỷ thác đồng ý bán (một số điều kiện đưa ra có thể thay đổi hoặc không) thì bên nhận uỷ thác sẽ thông báo cho bên uỷ thác bên nước ngoài biết, đồng thời bên nhận uỷ thác sẽ làm một văn bản ký kết hợp đồng uỷ thác xuất khẩu hàng hoá với những điều kiện chi tiết và cụ thể. Trường hợp nhập khẩu. Các tổ chức kinh tế của cả tập thể lẫn cá thể nếu như có nhu cầu muốn nhập khẩu một mặt hàng nào đấy (với điều kiện hàng hoá đó không nằm trong danh mục hàng cấm nhập khẩu của nhà nước) mà không là đơn vị kinh doanh XNK thì các tổ chức đó sẽ tìm một đơn vị hoạt động kinh doanh XNK để uỷ thác cho đơn vị đó nhập khẩu hàng hoá cho mình. Thông thường bên uỷ thác sẽ viết đơn hoặc thảo công văn yêu cầu đơn vị XNK uỷ thác cho họ và gửi kèm công văn (hoặc đơn) này là những yêu cầu về mẫu mà hàng hoá và những thông số của hàng hoá cần nhập. Bên nhận uỷ thác nếu chấp nhận sẽ nắm vững những thông số cần thiết về hàng hoá và thảo thư đặt mua hàng rồi gửi cho bên nước ngoài. Các công ty nước ngoài nhận được thư đặt hàng của bên nhận uỷ thác nếu như có hàng hoá phù hợp và đồng ý thì sẽ thông báo lại cho bên nhận uỷ thác về hàng hoá và giá cả. Bên nhận uỷ thác sẽ thông báo lại với bên uỷ thác. Nừu bên uỷ thác chấp nhận thì bên nhận uỷ thác sẽ thảo một công văn chấp nhận uỷ thác và gửi kèm cho bên uỷ thác để bên uỷ thác được biết. b. Chấp nhận uỷ thác và đồng ý ủy thác. Bên nhận uỷ thác. Sau khi nhận được giấy yêu cầu uỉy thác xuất khẩu hoặc nhập khẩu của bên uỷ thác nhf là một sự đồng ý ngầm, bên nhận uỷ thác sẽ tiến hành chào hàng hoặc đặt hàng theo đúng yêu cầu của bên uỷ thác, nếu như bước này hoàn tất tức là có thể xuất khẩu hoặc xuất khẩu theo đúng yêu cầu của bên uỷ thác, thì bên nhận uỷ thác sẽ làm một văn bản chấp nhận uỷ thác và gửi kèm cho bên uỷ thác (gửi kèm các thông tin về mẫu mã, thông số kỹ thuật của hàng hoá đó). Bên nhận uỷ thác. Sau khi nhận được công văn chấp nhận uỷ thác, bên uỷ thác nếu như thấy hàng hoá muốn xuất khẩu hoặc nhập khẩu với yêu cầu của bên uỷ thác, thì bên nhận uỷ thác sẽ làm văn bản chấp nhận uỷ thác và gửi kèm cho bên uỷ thác (gửi kèm các thông tin về mẫu mã, thông số kỹ thuật của hàng hoá đó). Bên uỷ thác: Sau khi nhận được công văn chấp nhận uỷ thác, bên uỷ thác nếu như thấy hàng hoá muốn xuất khẩu hoặc nhập khẩu với yêu cầu của mình thì bên uỷ thác cũng sẽ làm công văn đồng ý uỷ thác và gửi cho bên nhận uỷ thác. Sau đó hai bên uỷ thác và nhận uỷ thác sẽ dựa trên cơ sửo bàn bạc thống nhất giữa hai bên, sẽ thoả thuận quy định ngày giờ cụ thể để đi đến ký kết hợp đồng uỷ thác XNK. 4. Hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu. Hợp đồng uỷ thác XNK được ký kết giữa hai đơn vị kinh tế là các pháp nhận trong nước. Căn cứ vào công văn chấp nhận uỷ thác và hợp đồng uỷ thác của hai bên trên cơ sở bàn bạc và thống nhất với nhau hai bên sẽ đi đến ký kết hợp đồng ủy thác xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Hợp đồng uỷ thác XNK là một văn bản được hia bên thoả thuận và ký kết là cơ sở pháp lý ràng buộc cả hai bên. Phần đầu của hợp đồng ghi rõ tên (các tổ chức kinh tế của cả hao bên, địa chỉ, điện thoại, tài khoản ngoại tệ, tài khoản tiền gửi VN và do ai làm đại diện ký kết) Thông thường các diều khoản của bên A và bên B sẽ được thoả thuận ghi trong hợp đồng như sau: * Điều I: Tên hàng, giá cả, số lượng Tên của hàng hoá, nước xuết xứ, giá cả của hàng hoá gồm đơn giá và tổng trị giá ở điều này sẽ có phụ lục đi kèm qui định về giá cả cụ thể của từng mặt hàng hoặc chi tiết hàng hoá và tổng giá trị của lô hàng. Giá được hiểu theo điều kiện giao hàng CIF hoặc FOB (Incoterm 90) tại kho bên A (trường hợp xuất khẩu uỷ thác) hoặc bên B (nhập khẩu uỷ thác). Tổng giá trị của hợp đồng tính bằng USD. * Điều II: Qui cách phẩm chất Thường ở điều này được qui định một cách rất chặt chẽ như sau: Bên B phải giao hàng theo đúng qui cách phẩm chất theo mẫu do bên A xác nhận. Trước khi xác nhận số lượng sản xuất, bên A phải gửi cho bên B 02 sản phẩm mẫu để xác nhận mẫu hàng. Bên B phải chịu trách nhiệm cả về số lượng và chất lượng hàng hoá tới tay khách hàng nước ngoài. * Điều III: Bao bì đóng gói, ký mã hiệu ở điều khoản này vì qui cách của hàng hoá thường xuyên thay đổi và phức tạp nên sau phẩn hợp đồng người ta thường đính kèm các phụ lục chi tiết có liên quan đến hàng hoá. Nhìn chung điều khoản này thường được qui định theo nhu cầu hợp đồng ngoại mà bên B ký với khách hàng nước ngoài. * Điều IV: Giao hàng ở điều khoản này thường qui định: - Theo thời gian giao hàng là X tuần (hoặc Y tháng) kể từ ngày chuyển tiền đặt cọc là 10%, bên B cùng nhà sản xuất cố gắng giao sớm hơn thời hạn nói trên. - Giao hàng từng phần: cho phép hay không - Chuyển tải: cho phép hay không - Cảng xếp hàng - Cảng đến - Nơi đến: + Thường là tại kho bên A (nhập khẩu uỷ thác) + Trường hợp xuất khẩu thì tuỳ theo thoả thuận của hai bên * Điều V: Thanh toán - Trường hợp nhập khẩu uỷ thác Bên B sẽ chịu trách nhiệm giao dịch và ký kết hợp đồng ngoại với khách hàng nước ngoài để nhập khẩu hàng hoá về cho bên A theo đúng yêu cầu của bên A. Tiền thanh toán hàng hoá bên A sẽ chuyển cho bên để bên B chuyển cho phía nước ngoài. Thông thường bên A sẽ chịu tiền thanh toán cho bên B gồm 3 phần và chuyển cho bên B vào 3 thời điểm khác nhau trong lúc thực hiện hợp đồng. Trước tiên bên A sẽ chuyển 10% tiền đặt cọc bằng T.T.R vào tài khoản của bên B trong thời gian X ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng. Tiếp đó bên A sẽ chuyển 80% tiền hàng bằng thư tín dụng vào tài khoản của bên B để bên B có trách nhiệm thanh toán số tiền cho nhà sản xuất nước ngoaì. Còn 10% thanh toán bằng T.T.R sẽ được chuyển nốt cho bên B khi bên A có kết quả nghiệm thu hàng. Chứng từ thanh toán: Đối với hàng hoá chuyên chở bằng đường không hoặc đường biển yêu cầu ba bản chính của vận đơn hàng hoá không ghi “đã thanh toán”, vận đơn đường biển ghi “Sạch và đã thanh toán” theo lệnh của bên B. Bảng kê chi tiết hàng hoá Hoá đơn thương mại đã ký. Giấy chứng nhận xuất xứ do nhà đương cục cấp. Giấy chứng nhận số lượng hàng hoá do nhà sản xuất cấp. Hợp đồng mua bảo hiểm 100% giá trị hàng hoá theo hoá đơn với điều kiện mọi rủi ro sẽ được thanh toán tại Việt Nam hàng ngoại tệ như hoá đơn. Bản copy hoặc Telex/Fax thông báo cho bên A chi tiết giao hàng. - Trường hợp xuất khẩu uỷ thác. Thông thường bên B sẽ chuyển tiền vào tài khoản của bên A ngay sau khi nhận được tiền từ phía nước ngoài chuyển vào tài khoản của bên B. Tuỳ theo từng điều kiện thanh toán giữa bên B với phía nước ngoài trong hợp đồng ngoại mà tiền được chuyển cho bên A một lần hay nhiều lần, nhanh hay chậm. Điều khoản thanh toán trong hợp đồng xuất khẩu uỷ thác cũng sẽ gần giống như điều khoản thanh toán giữa bên B ký kết với phía nước ngoài trong hợp đồng ngoại. Có điều kiện chuyển vào tài khoản bên A sẽ chậm hơn ít ngày. * Điều VI: Giám định hàng hoá - Đối với nhậo khẩu uỷ thác: Việc giám định hàng hoá cuối cùng sẽ do cơ quan giám định hàng hoá của Việt Nam (VINACONTROL) tiến hành. Nếu khiếu nại nếu có sẽ được thông báo ngay cho nhà sản xuất và được xác nhận bằng thư bảo đảm có cùng với các tài liệu của Vinacontrol trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận hàng. Khi khiếu nại được chứng tỏ trách nhiệm thuộc về nhà sản xuất thì nhà sản xuất phải giải quyết ngay không được chậm trễ. - Đối với xuất khẩu uỷ thác Việc giám định hàng hoá cuối cùng sẽ được cơ quan giám định hàng hoá của người nhập khẩu tiến hành, mọi khiếu nại nếu có sẽ được thông báo cho bên A và bên B sẽ thông báo cho bên A, thông thường khiếu nại được thông báo bằng thư bảo đảm cùng với các tài liệu kèm theo chứng minh và hàng hoá hỏng, trong vòng 10 ngày kể từ ngày phía nước ngoài nhận được hàng hoá khiếu nại chứng tỏ trách nhiệm thuộc bề bên A thì bên A phải cùng với bên B giải quyết ngay không được chậm chễ. * Điều VII: Bảo hành Tuỳ theo từng loại hàng hoá mà thời gian bảo hành của nó khác nhau, thông thường trong hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu qui định như sau Hàng hoá sẽ được bảo hành trong vòng X tháng kể từ ngày ký biên bản giao hàng theo đúng các điều kiện lưu kho, lưu bãi như đã qui định. Bên B và nhà sản xuất sẽ chịu trách nhiệm về bất cứ sự hư hỏng nào đó về nguyên vật liệu hay chế tạo xuất biểu hiện trong thời gian bảo hành. Trong trường hợp có khiếu nại bên A điện báo cho bên B, bên B sẽ điện cho nhà sản xuất và có xác nhận thư trong vòng 10 ngày sau ngày điện báo cho bên B cùng nhà sản xuất sẽ chịu trách nhiệm giải quyết bất kỳ sợ khiếu nại nào được chứng minh là thuộc trách nhiệm của mình. Sau đó nhà sản xuất gửi hàng hoá mới để thay thế và chịu các chi phí khác có liên quan. * Điều VIII: Bất khả kháng Trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng XNK uỷ thác phải dược thông báo bằng điện tín cho mỗi bên trong vòng 5 ngày và được xác nhận bằng văn bản trong vòng 7 ngày sau ngày điện báo cùng với giấy chứng nhận bất khả kháng do cơ quan có thẩm quyền của chính phủ cấp, hoặc không chấp nhận. Ngoài thời gian nói trên trường hợp bất khả kháng không được xem xét. * Điều IX: Trọng tài Trong quá trình thực hiện hợp đồng uỷ thác XNK giữa bên A và bên B nếu có xảy ra tranh chấp thì hai bên sẽ căn cứ vào điều khoản trọng tài trong hợp đồng uỷ thác XNK để giải quyết các tranh cấp phát sinh. Thông thường điều khoản trọng tài trong hợp đồng uỷ thác XNK được qui định như sau: Trong quá trình thợc hiện hợp đồng mọi tranh chấp phát sinh trái ngược nhau hay khác biệt, không đạt được sự thoả thuận giữa hai bên, sẽ giải quyết cuối cùng bởi hội đồng trọng tài kinh tế nhà nước Việt Nam. Phán quyết của trọng tài là quyết định cuối cùng ràng buộc cả hai bên liên quan. Chi phí trọng tài và chi phí khác sẽ do bên thua kiện chịu, ngoài trừ có thoả thuận khác. * Điều X: Phạt vi phạm - Trong hợp đồng uỷ thác xuất khẩu Do hàng hoá đa dạng từ đơn giản đến phức tạp nên trong từng hợp đồng khác nhau điều khoản phạt cũng được thể hiện một cách khác nhau. Thông thường điều khoản này qui định: Bên B cùng nhà sản xuất cam kết sản xuất những hàng hoá theo đúng yêu cầu của bên A. Nếu là hàng hoá đặc biệt thì qui định bên B cùng hãng sản xuất chỉ sản xuất đúng số lượng và yêu cầu theo đơn đặt hàng của bên A. Nếu bên A có chứng cớ về hàng hoá sai qui định (hoặc có số lượng thiếu hụt đối với những hàng hoá quan trọng) thì bên A yêu cầu nhà sản xuất điều tra xác minh về nguồn gốc cũng như tạo điều kiện để nhà sản xuất kiểm tra vấn đề này, nếu hàng hoá thực sự sản xuất sai so với yêu cầu đơn đặt hàng của bên A thì bên B có trách nhiệm tìm ra nguyên nhân và chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề đó Giao hàng chậm: Nếu hàng hoá không thể xếp lên tàu trước X tuần (thường là từ 15 – 17 ngày đối với các nhà sản xuất ở châu Âu) thì bên B cùng nhà sản xuất bị phạt 0,2% tuần của trị giá hợp đồng nhưng không quá 6% trị giá hợp đồng, ngoài X ngày bên A có quyền huỷ hợp đồng. Bên B cùng nhà sản xuất có trách nhiệm bồi thường tiền phạt và tiền đặt cọc. - Trường hợp uỷ thác xuất khẩu Nếu hàng hoá bên A cấp khác với mẫu mã bên A gửi chào hàng, hoặc khác với đơn đặt hàng thì bên A chịu trách nhiệm bồi thường hợp đồng với bên B và phía nước ngoài đồng thời bên A phải chịu mọi chi phí tổn mà bên B đã bỏ ra để thực hiện hợp đồng. Nếu do lỗi bên A làm cho bên B không thể giao hàng lên tàu trước X tuần kể từ ngày phía nước ngoài điện chuyển tiền đặt cọc, thì bên A sẽ bị phạt 0,2% tuần giá trị hợp đồng (nhưng không quá 6% trị giá hợp đồng). Nếu bên nước ngoài huỷ bỏ hợp đồng với bên B mà là do lỗi của bên A, thì bên A phải chịu bồi thường tiền phạt và đặt cọc. Ngoài ra bên A phải bồi thường cho bên B toàn bộ phí tổn mà bên B đã bỏ ra để thực hiện hợp đồng. Thông thường tiền bồi thường do hai bên qui định và sẽ căn cứ trên tổng giá trị gợp đồng thường
Luận văn liên quan