Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 11/01/2007 là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Những thành tựu đạt được trong hai năm qua cho thấy, việc Việt Nam tham gia vào WTO là phù hợp với thực tế khách quan và xu thế hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và sâu sắc trên thế giời hiện nay.
Cắt giảm thuế quan là một nội dung trọng tâm trong quá trình hội nhập kinh tế và cũng là cam kết quan trọng nhất của Việt Nam khi gia nhập WTO. Cắt giảm thuế quan thực chất là việc chấp nhận sự cạnh tranh bình đẳng của hàng hoá nhập khẩu ở thị trường trong nước. Thực tế không có một cách thức cắt giảm thuế quan chung cho tất cả các nước do trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước khác nhau.
Việc thực hiện cắt giảm thuế quan với WTO sẽ gây ra những tác động rất lớn đối với sự phát triển của nước ta, có tác động trực tiếp đến tình hình sản xuất, đầu tư, lưu thông hàng hoá của các doanh nghiệp trong nước, đến hành vi tiêu dùng của các thành phần kinh tế. Tất nhiên, những tác động của việc cắt giảm thuế quan này đem lại cả ở mặt tích cực và tiêu cực. Vì vậy, cần phải có những phân tích, đánh giá một cách toàn diện, cụ thể các tác động của quá trình cắt giảm thuế quan trong quá trình hội nhập kinh tế đối với tổng thể nền kinh tế, các khu vực doanh nghiệp, người tiêu dùng, với các ngành kinh tế của Việt Nam.
Xuất phát từ thực trạng đó, em đã chọn đề tài: “Các cam kết về thuế của Việt Nam khi gia nhập WTO và những tác động của nó đến nền kinh tế- xã hội của Việt Nam”
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các quy định, quan điểm về thuế quan của Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO nói chung và các cam kết thuế cụ thể, lộ trình thực hiện của Việt Nam khi gia nhập WTO.
Phân tích, đánh giá các tác động của các cam kết về thuế của Việt Nam sau khi gia nhập WTO đến kinh tế, xã hội của Việt Nam.
Đề xuất một số giải pháp để Việt Nam thực hiện hiệu quả các cam kết về thuế và thực hiện đúng lộ trình cam kết đó.
92 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6481 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các cam kết về thuế của Việt Nam khi gia nhập WTO và những tác động của nó đến nền kinh tế - xã hội của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môc lôc
Trang
Lêi më ®Çu
1
Ch¬ng I: Nh÷ng quy ®Þnh vÒ thuÕ quan cña Tæ chøc Th¬ng m¹i ThÕ giíi vµ sù gia nhËp cña ViÖt Nam
3
I. Kh¸i qu¸t vÒ Tæ chøc Th¬ng m¹i ThÕ giíi
3
1.Kh¸i qu¸t vÒ Tæ chøc Th¬ng m¹i ThÕ giíi
3
2. Qu¸ tr×nh gia nhËp WTO cña ViÖt Nam
7
II. Quy ®Þnh vÒ thuÕ quan cña WTO ®èi víi c¸c níc thµnh viªn
9
1. Quan ®iÓm vÒ thuÕ quan cña WTO
9
2. Mét sè ph¬ng thøc kü thuËt ¸p dông cho c¸c biÖn ph¸p thuÕ quan
12
Ch¬ng II: C¸c cam kÕt vÒ thuÕ khi ViÖt Nam gia nhËp WTO vµ t¸c ®éng cña nã ®Õn kinh tÕ, x· héi sau hai n¨m thùc hiÖn
14
I. C¸c cam kÕt vÒ thuÕ cña ViÖt Nam khi gia nhËp WTO
14
1. C¸c cam kÕt vÒ thuÕ cña ViÖt Nam
14
2. Thùc hiÖn c¸c cam kÕt vÒ thuÕ sau hai n¨m gia nhËp WTO
22
2.1. Lé tr×nh thùc hiÖn
22
2.2. T×nh h×nh thùc hiÖn
25
II.Nh÷ng t¸c ®éng ®Õn nÒn kinh tÕ sau hai n¨m gia nhËp WTO
44
1.T¸c ®éng c¸c chñ thÓ cña nÒn kinh tÕ
44
1.1. T¸c ®éng ®Õn Nhµ níc
45
1.2. T¸c ®éng ®Õn doanh nghiÖp
48
1.3 T¸c ®éng ®Õn ngêi tiªu dïng
60
2. T¸c ®éng chñ yÕu ®Õn c¸c ngµnh kinh tÕ
61
2.1. §èi víi lÜnh vùc n«ng nghiÖp
61
2.2. §èi víi lÜnh vùc phi n«ng nghiÖp
66
2.3. §èi víi lÜnh vùc ®Çu t
69
3. T¸c ®éng ®Õn x· héi
70
4.§¸nh gi¸ c¸c t¸c ®éng cña cam kÕt vÒ thuÕ
71
4.1. T¸c ®éng tÝch cùc
71
4.2. T¸c ®éng tiªu cùc
72
Ch¬ng III: Mét sè gi¶i ph¸p ®Ó ViÖt Nam thùc hiÖn hiÖu qu¶ c¸c cam kÕt vÒ thuÕ
74
I. Kinh nghiÖm thùc hiÖn cam kÕt thuÕ quan cña Trung Quèc
74
1. Quan ®iÓm ph¸t triÓn th¬ng m¹i trong xu thÕ héi nhËp
74
2.Trung Quèc thùc hiÖn nghiªm tóc vµ ®óng lé tr×nh c¸c cam kÕt víi WTO
75
3. Thóc ®Èy c¶i c¸ch
76
4. §Çu t ph¸t triÓn nguån nh©n lùc chÊt lîng cao
77
II. §Þnh híng ph¸t triÓn kinh tÕ, x· héi ®Õn 2020
78
III. Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thùc hiÖn hiÖu qu¶ c¸c cam kÕt vÒ thuÕ
78
1. TiÕp tôc hßan thiÖn hÖ thèng ph¸p luËt
78
2. N©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh
79
2.1. N©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh quèc gia
80
2.2. N©ng cao søc c¹nh tranh doanh nghiÖp
83
3. §Èy m¹nh thu hót ®Çu t níc ngßai, tËp dông c¸c nh©n tè bªn ngoµi ®Ó thùc hiÖn hiÖu qu¶ c¸c cam kÕt quèc tÕ, trong ®ã lµ c¸c cam kÕt vÒ thuÕ
84
KÕt luËn
86
Tµi liÖu tham kh¶o
88
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 - Mức thuế cam kết bình quân theo nhóm ngành hàng chính 17
Bảng 2 - Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu theo một số nhóm mặt hàng chính 19
Bảng 3 - Các cam kết thực hiện Hiệp định tự do hoá theo ngành 22
Bảng 4 : Các mặt hàng sẽ được cắt giảm thuế ngay đầu năm 2007 25
Bảng 5: Dự báo thu Ngân sách nhập khẩu trong một số năm tới 47
Bảng 5: Giá trị nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2008 được so với cùng kỳ năm 2007 55
Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam từ năm 2002 – 2008 57
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài ngiên cứu
Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 11/01/2007 là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Những thành tựu đạt được trong hai năm qua cho thấy, việc Việt Nam tham gia vào WTO là phù hợp với thực tế khách quan và xu thế hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và sâu sắc trên thế giời hiện nay.
Cắt giảm thuế quan là một nội dung trọng tâm trong quá trình hội nhập kinh tế và cũng là cam kết quan trọng nhất của Việt Nam khi gia nhập WTO. Cắt giảm thuế quan thực chất là việc chấp nhận sự cạnh tranh bình đẳng của hàng hoá nhập khẩu ở thị trường trong nước. Thực tế không có một cách thức cắt giảm thuế quan chung cho tất cả các nước do trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước khác nhau.
Việc thực hiện cắt giảm thuế quan với WTO sẽ gây ra những tác động rất lớn đối với sự phát triển của nước ta, có tác động trực tiếp đến tình hình sản xuất, đầu tư, lưu thông hàng hoá của các doanh nghiệp trong nước, đến hành vi tiêu dùng của các thành phần kinh tế. Tất nhiên, những tác động của việc cắt giảm thuế quan này đem lại cả ở mặt tích cực và tiêu cực. Vì vậy, cần phải có những phân tích, đánh giá một cách toàn diện, cụ thể các tác động của quá trình cắt giảm thuế quan trong quá trình hội nhập kinh tế đối với tổng thể nền kinh tế, các khu vực doanh nghiệp, người tiêu dùng, với các ngành kinh tế của Việt Nam.
Xuất phát từ thực trạng đó, em đã chọn đề tài: “Các cam kết về thuế của Việt Nam khi gia nhập WTO và những tác động của nó đến nền kinh tế- xã hội của Việt Nam”
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các quy định, quan điểm về thuế quan của Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO nói chung và các cam kết thuế cụ thể, lộ trình thực hiện của Việt Nam khi gia nhập WTO.
Phân tích, đánh giá các tác động của các cam kết về thuế của Việt Nam sau khi gia nhập WTO đến kinh tế, xã hội của Việt Nam.
Đề xuất một số giải pháp để Việt Nam thực hiện hiệu quả các cam kết về thuế và thực hiện đúng lộ trình cam kết đó.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là tác động của các cam kết về thuế quan lên nền kinh tế, xã hội Việt Nam sau hơn hai năm gia nhập WTO.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp thống kê và thu thập tin tức
Phương pháp so sánh và tổng hợp số liệu
Phương pháp phân tích các hoạt động kinh tế
5. Đóng góp khoa học của khoá luận
Trình bày những hiểu biết về WTO, trọng tâm là tổng hợp các quy định về thuế quan của WTO. Đặc biệt khoá luận đã hệ thống một cách khá chi tiết và khoa học các cam kết về thuế của Việt Nam khi gia nhập WTO.
Đánh giá được một số tác động của các cam kết về thuế trên đến nền kinh tế, xã hội Việt Nam sau hơn hai năm gia nhập. Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả trong lộ trình thực hiện các cam kết về thuế đó.
6. Kết cấu của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận được trình bày trong 3 chương:
Chương I: Những quy định về thuế quan của WTO và sự gia nhập của Việt Nam
Chương II: Các cam kết về thuế khi gia nhập WTO và tác động của nó đến nền kinh tế - xã hội của Việt Nam
Chương III: Một số giải pháp để Việt Nam thực hiện hiệu quả các cam kết về thuế
CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ THUẾ QUAN CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VÀ SỰ GIA NHẬP CỦA VIỆT NAM
I. Khái quát về Tổ chức Thương mại Thế giới và quá trình gia nhập của Việt Nam
1. Khái quát về Tổ chức Thương mại Thế giới
Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization – WTO) là một tổ chức quốc tế, trụ sở Geneva, Thụy Sỹ, có chức năng giám sát các Hiệp định thương mại giữa các nước thành viên theo các quy tắc thương mại đã cam kết. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại.
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được thành lập tại vòng đàm phán Urugoay trong khuôn khổ Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (General Agreement on Tariffs and Trade – GATT) vào ngày 15/04/1994 và bắt đầu hoạt động từ ngày 01/01/1995. Về cơ bản, WTO là sự kế thừa và sự phát triển GATT, chứ không thay thế GATT, góp phần tiếp tục thể chế hóa và thiết lập một trật tự mới trong hệ thống thương mại đa phương của thế giới.
GATT là một định chế khá linh động, chủ yếu là mặc cả và giao dịch, còn WTO lại áp dụng quy chế chung cho các thành viên, bị chi phối bởi các thủ tục hòa giải tranh chấp. WTO thực sự là một tổ chức, ra đời thay thế GATT, nhằm thể chế GATT. Vì thế các nước tham gia GATT chỉ được gọi là các bên ký kết, còn các nước, tổ chức và vùng lãnh thổ tham gia WTO được gọi là các thành viên. Hơn nữa, sự ra đời WTO còn tạo ra cơ chế pháp lý điều chỉnh không chỉ trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, mà còn cả trong lĩnh vực mới là dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ, đồng thời đưa vào khuôn khổ thương mại hai lĩnh vực Dệt may và Nông nghiệp.
Hiện nay, WTO là một tổ chức quốc tế duy nhất quản lý luật lệ giữa các quốc gia trong thương mại quốc tế và là một tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu. Tính đến nay WTO đã có 153 thành viên, bao gồm 76 thành viên sáng lập và 77 thành viên tham gia; và còn gần 30 nền kinh tế đang đàm phán gia nhập. Khối lượng thương mại giao dịch giữa các thành viên WTO hiện chiếm gần 98% giao dịch thương mại quốc tế.
Một số hiệp định cơ bản của WTO:
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994 (General Agreement on Tariffs and Trade 1994 – GATT 1994)
Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (General Agreement on Trade in Servieces – GATS)
Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến Thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Agreement on Trade – Related Aspects of Intellectual Property Rights – TRIPs Agreement)
Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại (Agreement on Trade – Related Investment Measures – TRIMs Agreement)
Hiệp định về Nông nghiệp (Agreement on Agriculture – AoA)
Hiệp định về Hàng dệt may (Agreement on Textiles and Clothing – ATC)
Hiệp định về các Biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch (Agreement on Sanitary and Phytosanitary Measures – SPS)
Hiệp định về các Rào cản kỹ thuật đối với Thương mại (Agreement on Technical Bariers to Trade – TBT)
Hiệp định về chống bán phá giá (Anti-dumping Measures)
Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp chống trợ cấp ( Agreement on Subsidies and Countervailing Measures – SCM)
Hiệp định về tự vệ
Hiệp định về thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu
Hiệp định về định giá hải quan
Hiệp định về Kiểm định hàng trước khi vận chuyển
Quy định về xuất xứ hàng hóa (Rules on Origin – ROO)
Thỏa thuận về cơ chế giải quyết tranh chấp ( Dispute Settlement Understanding – DSU)
Mục tiêu hoạt động:
Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho phát triển ổn định, bền vững, bảo vệ môi trường,
Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các thành viên trong, đảm bảo cho các nước đang phát triển và đặc biệt là các nước kém phát triển được thụ hưởng những lợi ích thực sự từ sự tăng trưởng của thương mại quốc tế.
Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân của các thành viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng.
Chức năng cơ bản của WTO là:
Quản lý các hiệp định thương mại thuộc hệ thống thương mại WTO. Thống nhất quản lý việc thực hiện các hiệp định và thỏa thuận thương mại đa phương, giám sát, tạo thuận lợi, kể cả trợ giúp kỹ thuật cho các thành viên thực hiện các nghĩa vụ thương mại quốc tế của chính họ.
Thiết lập khuôn khổ thể chế để tiến hành các vòng đàm phán thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO, theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng WTO.
Hình thành cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các thành viên liên quan đến việc thực hiện và giải thích Hiệp định WTO và các Hiệp định thương mại đa phương.
Xây dựng cơ chế giám sát chính sách thương mại của các thành viên.
Hợp tác với các tổ chức quốc tế, hỗ trợ các nước đang phát triển về chính sách thương mại, thông qua các chương trình hỗ trợ kỹ thuật và huấn luyện.
Nguyên tắc hoạt động:
Nguyên tắc không phân biệt đối xử.
Đây là nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của WTO, bao gồm hai nội dung: Đãi ngộ tối huệ quốc (Most favoured nation – MFN) và đãi ngộ quốc gia (National Treatmant – NT).
Đãi ngộ tối huệ quốc là những quy tắc quy định mỗi thành viên sẽ dành cho sản phẩm của một thành viên khác đối xử không kém ưu đãi hơn đối xử mà thành viên đó dành cho sản phẩm của một nước thứ 3. Nguyên tắc MFN trong WTO không có tính chất áp dụng tuyệt đối , mỗi bên tham gia có quyền tuyên bố không áp dụng tất cả các điều khoản trong WTO đối với một thành viên khác.
Đãi ngộ quốc gia là nguyên tắc quy định mỗi thành viên sẽ không dành cho sản phẩm của công dân của mình đối xử ưu đãi hơn so với sản phẩm của nước ngoài.
Theo quy định chung, các thành viên không được áp dụng những hạn chế số lượng nhập khẩu và xuất khẩu, trừ 5 ngoại lệ:
Mất cân đối cán cân thanh toán,
Nhằm mục đích bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ trong nước,
Bảo vệ ngành sản xuất trong nước chống lại sự gia tăng đột ngột nhập khẩu hoặc để đối phó với sự khan hiếm một mặt hàng nào đó trên thị trường quốc gia do xuất khẩu quá nhiều,
Vì lý do sức khỏe và vệ sinh môi trường,
Vì lý do an ninh quốc gia.
Nguyên tắc mở cửa thị trường.
Nguyên tắc mở cửa thị trường hay tiếp cận thị trường thực chất là mở cửa thị trường trong nước cho hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nước ngoài. Khi gia nhập WTO, mỗi nước đều phải cam kết mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư của các nước thành viên đầu tư sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ vào nước mình theo nguyên tắc: thực hiên theo cam kết khi gia nhập, thực hiện các quy định của WTO về mở cửa thị trường, thực hiện đãi ngộ quốc gia; từ đó tạo ra một hệ thống thương mại toàn cầu mở.
Nguyên tắc dễ dự đoán.
Hệ thống thương mại đa phương là một nỗ lực lớn của các chính phủ để tạo ra một môi trường thương mại ổn định và có thể dự đoán, từ đó đem lại sự an tâm rất lớn cho các nhà đầu tư. Hệ thống thương mại này cũng cố gắng cải thiện khả năng dễ dự đoán và sự ổn định theo những cách khác. Phổ biến nhất là ngăn chặn việc sử dụng hạn ngạch và các biện pháp khác của các nước hạn chế số lượng hàng nhập khẩu. Ngoài ra, rất nhiều các hiệp định của WTO cũng yêu cầu chính phủ các nước thành viên phải công khai chính sách, giúp cho các nguyên tắc thương mại của các nước trở nên rõ ràng và minh bạch hơn.
Nguyên tắc cạnh tranh công bằng.
Nguyên tắc cạnh tranh công bằng là một hệ thống những quy định nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh mở, bình đẳng và không có sai phạm, hạn chế những tác động tiêu cực của những biện pháp cạnh tranh không bình đẳng như bán phá giá, trợ cấp hay đặc quyền cho một số doanh nghiệp nhất định. Vì vậy, cạnh tranh công bằng thể hiện nguyên tắc “tự do cạnh tranh trong những điều kiện bình đẳng như nhau”.
Dành cho các nước thành viên đang phát triển và các nước đang chuyển đổi một số ưu đãi.
Các ưu đãi này được thể hiện thông qua việc cho phép các thành viên đang phát triển một số quyền và không thực hiện một số nghĩa vụ hay thời gian quá độ dài hơn để điều chỉnh chính sách.
2. Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam.
Việt Nam nộp đơn gia nhập WTO vào tháng 01/1995. Đại Hội đồng đã thành lập Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO do ông Seung (người Hàn Quốc) làm chủ tịch.
Tháng 08/1996, Việt Nam gửi Ban thư ký WTO “Bị vong lục về chế độ ngoại thương của Việt Nam” giới thiệu tổng quan về nền kinh tế, các chính sách vĩ mô, cơ sở hoạch định và thực thi chính sách, thông tin chi tiết về các chính sách liên quan tới thương mại hàng hóa, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ.
Ban Công tác đã tổ chức 14 phiên họp từ tháng 07/1998 đến tháng 10/2006, tại trụ sở WTO để đánh giá tình hình chuẩn bị của Việt Nam và để Việt Nam có thể trực tiếp giải thích chính sách. Tại phiên đàm phán thứ 9 vào tháng 12/2004, Việt Nam đã đệ trình bản dự thảo lần đầu “Báo cáo của Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO” để các bên thảo luận. Tháng 08/2001, Việt Nam chính thức đưa ra Bản chào ban đầu về thuế quan và Bản chào ban đầu về dịch vụ.
Từ tháng 01/2002, Việt Nam đã đàm phán song phương về mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ với các nước quan tâm tới thị trường Việt Nam. Tháng 10/2004 kết thúc đàm phán song phương với các đối tác lớn nhất, đó là EU. Tháng 05/2006 kết thúc vòng đàm phán song phương với Mỹ, đối tác cuối cùng trong 28 đối tác có yêu cầu đàm phán song phương.
Ngày 26/10/2006, phiên đàm phán đa phương cuối cùng về việc Việt Nam gia nhập WTO đã thông qua toàn bộ hồ sơ gia nhập WTO của Việt Nam.
Ngày 07/11/2006, Đại Hội đồng WTO bỏ phiếu thông qua hồ sơ gia nhập củaViệt Nam và tiến hành lễ kết nạp Việt Nam thành viên chính thức của WTO.
Ngày 29/11/2006, Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn kết quả thỏa thuận, và đã ủy quyền cho Chính phủ gửi đến WTO bản Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập WTO của Việt Nam.
Ngày 11/01/2007, WTO tiến hành nghi lễ trao thẻ thành viên WTO chính thức cho Việt Nam.
II. Quy định về thuế quan của WTO đối với các nước thành viên..
1. Quan điểm về thuế quan của WTO
Đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia.
Đây là nguyên tắc nền móng của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994. Các điều khoản về đãi ngộ quốc gia yêu cầu khi một loại hàng hóa nào đó được đưa vào thị trường một nước qua hải quan thì các ưu đãi khác sẽ không được thấp hơn những hàng hóa tương ứng được sản xuất trong nước. Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc trong thương mại hàng hóa chủ yếu nhằm vào phương diện sau: Thuế nhập khẩu; phí ở nhiều hình thức khác nhau, thu vào xuất nhập khẩu; các loại phí dưới nhiều hình thức liên quan đến xuất nhập khẩu; phí thu từ thanh toán hoặc chuyển nợ quốc tế trong nhập khẩu; biện pháp thu thuế, phí kể trên; toàn bộ những quy định pháp luật và thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu; việc thu các loại thuế trong nước hoặc phí trong nước khác; và pháp luật quy định, yêu cầu về những ảnh hưởng đến tiêu thụ, thu mua, cung cấp, vận chuyển, phân phối… trong nước của sản phẩm.
Dùng thuế làm biện pháp bảo hộ.
“Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994” không ngăn cấm việc tiến hành bảo hộ đối với ngành công nghiệp trong nước, nhưng lại yêu cầu những sự bảo hộ này phải được tiến hành thông qua thuế và không được áp dụng các biện pháp hành chính khác. Độ rõ ràng của việc bảo hộ thuế là rất cao, thuận tiện cho việc tiến hành đàm phán miễn giảm giữa các thành viên, từ đó giảm bớt những vướng mắc của việc bảo hộ đối với thương mại.
Giảm bớt hàng rào thương mại.
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại thuế 1994 quy định rằng giữa các thành viên thông qua đàm phán để hạ bớt mức thuế của mình và liệt kê các hạng mục thuế được miễn giảm này vào biểu miễn giảm thuế của các nước để chúng bó buộc lại với nhau, từ đó tạo nền tảng vững chắc và có thể dự kiến được cho thương mại giữa các nước phát triển. Do các loại thuế đã ràng buộc được liệt kê vào biểu miễn giảm không được tăng lên trong vòng 3 năm, sau 3 năm nếu muốn tăng thuế thì phải tiến hành thương lượng với các thành viên được miễn giảm như lúc đầu, đồng thời phải bồi thường cho những tổn thất mà nó tạo ra, vì vậy thuế sau khi đã ràng buộc khó có thể xảy ra hiện tượng tăng trở lại được.
Trong Hiệp định Nông nghiệp yêu cầu các nước thành viên xóa bỏ toàn bộ các biện pháp phi thuế quan và chuyển tất cả các biện pháp hàng rào phi thuế quan này thành “thuế quan tương đồng” theo một công thức nhất đinh trong thời gian từ năm 1986-1988, cộng với thuế quan hỗn hợp được tạo thành do tỷ lệ thuế quan binh thường của các sản phẩm hiện đang chịu ảnh hưởng của các biện pháp phi thuế quan.
Chính phủ 40 nước tham gia đàm phán “Hiệp định kỹ thuật thông tin toàn cầu” đã chấp nhận hạn định bãi bỏ các loại thuế quan cho hơn 200 các loại sản phẩm kỹ thuật thông tin bao gồm phần mềm máy vi tính, thiết bị thông tin, thiết bị sinh ra chất bán dẫn.
Quan điểm cạnh tranh công bằng.
“Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994” cho phép sử dụng thuế hoặc các biện pháp tài chính khác để thực hiện bảo hộ nền công nghiệp trong nước trong một số trường hợp nhất định. Song “Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994” lại nhấn mạnh đến sự cạnh tranh mở rộng và công bằng, phản đối các biện pháp thương mại bất công (chủ yếu là trợ cấp và bán phá giá).
Hiệp định cho phép nước nhập khẩu được thu thuế chống bán phá giá gây ra cho hàng hóa trong nước, thuế trợ cấp đối với hàng hóa được chính phủ trợ cấp cho xuất khẩu. Tuy nhiên, WTO cũng có những quy định riêng nhằm đãi ngộ đặc biệt đối với thành viên các nước đang phát triển. Những quy định về những đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang và chậm phát triển.
Những quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang và chậm phát triển
Hiện nay, hơn ¾ số thành viên của WTO là các nước đang phát triển, kém phát triển và các nước có nền ki