Các cơ cấu chính của động cơ xăng

• Khởi động: (hình6.A) Khi đạp chân ga, cần điều chỉnh sẽ dịch chuyển về vị trí đầy tải . Vì vậy cần căng bị kéo bởi lò xo điều khiển đến tận khi nó tiếp xúc với vấu chặn . Do động cơ vẫn chưa hoạt động, các quả văng không dịch chuyển và cầ điều khiển bị đẩy tỳ lên bạc bởi sức căng lò xo khởi động vì thế các quả văng vẫn ở vị trí đống hoàn toàn . Cùng lúc đó, cần điều khiển quay ngược chiều kim đồng hồ quanh điểm tựa A và đẩy vòng tràn đến vị trí khởi động. Phun cực đại. Nhờ đó lượng nhiê liệu cung cấp cần thiết cho động cơ để khởi động. • Không tải : ( hình 6.B) Sau khi động cơ đã khởi động, chân ga nhả và cần điều chỉnh quay về vị trí không tải. Ở vị trí này lò xo điều khiển tự do hoàn toàn nên nó không kéo cần căng. Vì vậy, ngay cả ở tốc độ thấp, các quả văng bắt đầu mở ra. Nó làm cho bạc dịch sang phải, đẩy cần điều khiển và cần căng sang phải chống lại sức căng các lò xo khởi động, không tải và giảm chấn. Vì vậy cần điều khiển quay theo chiều kim đồng hồ quanh điểm tựa A, đẩy van định lượng đến vị trí không tải . • Đầy tải: (hình 6.C) Khi đạp chân ga, cần điều chỉnh dịch đến vị trí đầy tải và sức căng của lò xo điều khiển trở nên lớn hơn ( vì vậy lò xo giảm chấn sẽ bị ép lại hoàn toàn). Do đó cần căng sẽ tiếp xúc với dấu chặn và đứng im. Hơn nữa, khi cần điều khiển bị đẩy bởi bạc, nó tiếp xúc với cần căng nên van định lượng được giử ở vị trí đầy tải. Khi vít đặt đầy tải ( để điều chỉnh lượng phun khi đầy tải ) quay theo chiều kim đồng hồ quanh điểm tựa D nên cần điều khiển ( gắn với điểm A) sẽ cũng quay ngược chiều kim đồng hồ quanh điểm D, đẩy van định lượng theo hướng tăng lượng phun. • Tốc độ cực đại : ( hình 6.D) Khi tốc độ động cơ tăng với tải đầy, lực ly tâm của các quả văng dần dần trở nên lớn hơn lực căng của lò xo điều khiển. Vì vậy cần căng và cần điều khiển cùng quay theo chiều kim đồng hồ quanh điểm tựa A , do đó đẩy van định lượng sang trái, giảm lượng phun để ngăn động cơ chạy quá nhanh.

doc21 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2625 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các cơ cấu chính của động cơ xăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các cơ cấu chính của động cơ xăng  [05/12/2009] Động cơ được cấu thành bởi nhiều bộ phận, giúp nó chuyển hoá nhiệt năng thành cơ năng với hiệu quả cao khi hỗn hợp không khí-nhiên liệu được đốt cháy.  1. Nắp quy lát (1) Nắp quy lát (2) Gioăng nắp quy lát  2. Thân máy  3. Trục khuỷu (1) Trục khuỷu (2) Nắp bạc cổ trục  4. Thanh truyền (1) Thanh truyền (2) Nắp bạc  5. Bạc (1) Bạc thanh truyền (2) Bạc trục khuỷu (3) Vòng đệm chặn  6. Píttông (1) Píttông (2) Chốt pittông (3) Xéc măng  7. Cơ cấu van  (1) Trục cam xả (2) Trục cam nạp (3) Con đội (4) Móng hãm (5) Vòng chặn lò xo xupáp (6) Lò xo xupáp (7) Phớt dầu thân van (8) Đế lò-xo (9) Xupáp (10) Xích cam (11) Ray trượt căng xích (12) Giảm chấn bộ căng xích (13) Bộ căng xích cam (14) Vành răng phối khí trục khuỷu Khi những bộ phận này hoạt động tốt, động lực sẽ được sản sinh Động cơ Ngày 27 Tháng 11 Năm 2010 23:50:58 Giới thiệu về động cơ diesel 4 thì  [03/12/2009] Giới thiệu về động cơ diesel 4 thì  I – CẤU TẠO: Một động cơ Diesel 4 thì có cấu tạo cơ bản gồm có: · Các chi tiết cố định: cacte, xilanh, quy lát. · Các chi tiết di động: pittônh, sec măng, thanh truyền, cốt máy, bánh đà. · Các chi tiết hệ thống phân phối khí. · Các chi tiết hệ thống nhiên liệu. · Các chi tiết hệ thống làm mát. · Các chi tiết hệ thống bôi trơn. 1 – Thân động cơ: Được đúc thành khối có chứa các xi lanh, trên có nắp xi lanh. Trong thân động cơ có áo nước làm mát, đường dẫn dầu bôi trơn và chỗ để bắt các chi tiết phụ. Trong xi lanh có đặt một pittông, pittông đươc nối với trục khuỷu nhờ thanh truyền, cơ cấu pittông thanh, trục khuỷu có tác dụng biến chuyển động tịnh tiến của pittông thành chuyển động quay của trục khuỷu. 2 – Hệ thống cung cấp nhiên liệu gồm: bầu lọc, bơm tiếp vận, bơm cao áp, kim phun, các đường ống dẫn dầu...Trong đó bơm cao áp là thiết bị quan trọng nhất. 3 – Hệ thống phân phối khí: Là hệ thống các cửa đóng mở để hút không khí và đẩy sản vật cháy ra ngoài. Ở động cơ Diesel 4 thì được bố trí các xupap hút và thoát xen kẽ nhau đặt ở nắp quy lát. 4 – Hệ thống bôi trơn: thường dùng hệ thống bôi trơn có bơm nhớt. Đối với các động cơ Diesel cỡ trung trở lên có trang bị thêm hệ thống làm mát dầu bôi trơn và bơm nhớt đôi. 5 – Hệ thống làm mát: - Đối với động cơ Diesel vận tải, cơ giới, máy phát điện thường dùng hệ thống làm mát bằng nước. - Đối với động cơ Diesel tàu thủy thường dùng hai hệ thống: hệ thống làm mát bằng nước. - Đối với động cơ Diesel cỡ nhỏ dùng hệ thống làm mát bằng gió. 6 – Hệ thống khởi động: sử dụng nhiều phương pháp: - Khởi động bằng tay quay. - Dùng động cơ điện. - Khởi động bằng gió nén. - Khởi động bằng động cơ xăng. - Dùng máy thủy lực... 7 – Hệ thống tăng áp: nhằm : - Tăng hệ số nạp. - Tăng áp suất cuối quá trình nạp . -Tăng công suất động cơ. -Giảm suất tiêu hao nhiên liệu. 8 – Hệ thống xông máy: để xông máy động cơ khi khởi động lạnh . II – NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ:  A – Hành trình nạp  B – Hành trình nén  C – Hành trình cháy và giản nở  D – Hành trình xả   Sơ đồ quá trình công tác của động cơ diezen bốn kỳ. :: Xem mô phỏng Để hoàn thành một chu trình công tác động cơ diesel 4 thì phải trải qua 4 giai đoạn liên tiếp đó là: 1 – Thì hút:(hình 1.A) Piston từ điểm chết trên (ĐCT) đi xuống điểm chết dưới (ĐCD) tạo ra một áp thấp ở sau nó, nhờ hệ thống phân phối khí, cam hút đội xupáp hút mở ra, không khí lọc sạch được hút vào lòng xi lanh. Khi piston xuống điểm chết dưới xupáp hút đóng lại. 2 – Thì ép:(hình 1.B) Piston từ điểm chết dưới di chuyển lên điểm chết trên, hai xu páp hút và thải đều đóng, không khí bị ép lại. Khi piston lên đến ĐCT thì áp suất trong xi lanh lên đến 30 ® 35 kg/cm2, nhiệt độ khoảng 530-730oC. 3 – Thì giản nở:(hình 1.C) Khi piston lên đến ĐCT nhờ hệ thống nhiên liệu kim phun, dầu được phun vào buồng đốt dưới dạng hơi sương, gặp phải môi trường áp suất và nhiệt độ cao, nhiên liệu tự bốc cháy, giản nở và đẩy piston đi xuống. Thì này gọi là thì phát động . 4 – Thì thoát:(hình 1.D) Khi pittông bị đẩy xuống ĐCD nhờ quán tính của bánh đà, pittông tiếp tục chạy trở lên, lúc này xupap thoát mở, khí cháy bị đẩy ra ngoài. Khi pittông lên đến ĐCT xupap thoát đóng lại, xupap hút bắt đầu mở ra để khởi sự một chu kỳ khác. Bơm cao áp VE  [05/12/2009] Ngày nay, ở những động cơ cao tốc nhỏ, đặc biệt là ở các loại xe tải, xe khách người ta thường dùng bơm cao áp VE, vì bơm có kết cấu gọn nhẹ, làm việc với độ chính xác cao  I – GIỚI THIỆU CHUNG: Ngày nay, ở những động cơ cao tốc nhỏ, đặc biệt là ở các loại xe tải, xe khách người ta thường dùng bơm cao áp VE, vì bơm có kết cấu gọn nhẹ, làm việc với độ chính xác cao. Bơm cao áp VE có các chức năng sau : · Áp suất dầu phun luôn luôn được giữ cố định . · Cung cấp một lượng nhiên liệu lý tưởng vào trong buồng khí đốt theo từng chế độ động cơ, phù hợp với lượng khí nạp vào. Lượng dầu cung cấp được bơm cao áp điều khiển phù hợp với tốc độ động cơ. Bơm cao áp giúp cho động cơ không vượt quá tốc độ cực đại cho phép hay dưới tốc độ cầm chừng đã được ấn định sẵn. · Bơm cao áp ấn định thời gian phun khi tốc độ động cơ và tải thay đổi, quyết định thời gian phun sớm hay muộn (có bộ phun dầu sớm theo tải). · Bơm cao áp VE phân phối nhiên liệu vào từng xi lanh một cách đồng đều và chính xác. II – CẤU TẠO BƠM CAO ÁP VE:  1 – Bơm cấp nhiên liệu2 – Đĩa cam3 – Bộ điều khiển phun sớm4 – Cữa chia5 – Pittông 6 – Van phân phối7 – Cữa hút HÌNH 1: Bơm cao áp VE. 8 – Van cắt nhiên liệu III – SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC:  1 – Thùng chứa dầu 2 – Bơm chuyển tiếp3 – Lọc tinh4 – Van an toàn5 – Bơm tiếp vận6 – Cần điều khiển7 – Lò xo điều khiển8 – Đường dầu về9 – Pittong bơm 10 – Đường dầu đến kim phun11 – Van phân phối12 – Van định lượng (Vành tràn)13 – Đĩa cam HÌNH 2: Sơ đồ làm việc của bơm VE. 14 – Bộ điều khiển phun dầu sớm :: Xem mô phỏng IV – NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG: Bơm sơ cấp hút nhiên liệu từ thùng đưa qua lọc sau đó nhiên liệu được bơm cánh quạt hút rồi đẩy vào buồng bên trong bơm. Một van điều chỉnh áp suất điều khiển áp suất nhiên liệu bên trong bơm cao áp. Đĩa cam được dẫn động bỡi trục dẫn động, pittông bơm được gắn với đĩa cam, nhiên liệu được cấp cho kim phun nhờ chuyển động quay và chuyển động tịnh tiến của pittong này. Lượng phun được điều khiển bởi bộ điều chỉnh kiểu cơ khí. Thời điểm phun được điều khiển bởi pittông điều khiển phun sớm, pittông điềukhiển phun sớm hoạt động nhờ áp suất nhiên liệu. Van phân phối có hai chức năng: Ngăn không cho nhiên liệu trong ống dẫn đến kim phun quay về pittông và bơm; hút nhiên liệu còn lại sau khi phun khỏi kim phun.  1 – Pittông bơm 2 – Lỗ nạp nhiên liệu3 – Rãnh hút4 – Buồng cao áp 5 – Rãnh phân phối6 – Đường phân phối7 – Lỗ thoát nhiên liệu 8 – Van định lượng HÌNH 3: Khoảng chạy của pittông bơm và các giai đoạn cung cấp nhiên liệu. :: Xem mô phỏng Khi cam quay, piston bơm đi đến điểm chết trên sau đó về điểm chết dưới. Quá trình điều khiển lượng dầu cung cấp cho một chu trình được thực hiện gồm các bước sau: · Bước 1: Nạp nhiên liệu: Khi pittông bơm chuyển động sang trái, một trong 4 rãnh hút trên pittông sẽ thẳng hàng với cửa hút và nhiên liệu sẽ được hút vào đường bên trong pittông. · Bước 2: Phân phối nhiên liệu: Khi đĩa cam và pittông quay, cữa hút đóng và cữa phân phối của pittông sẽ thẳng hàng với một trong bốn trên nắp phân phối. Khi đĩa cam lăn trên các con lăn, pittông vừa quay vừa dịch chuyển sang phải, làm nhiên liệu bị nén. Khi nhiên liệu bị nén đến một áp suất nhất định nó được phun ra khỏi vòi phun. · Bước 3: Kết thúc việc cung cấp nhiên liệu: Khi pittông dịch chuyển thêm về phía bên phải, hai cửa tràn của pittông sẽ lộ ra khỏi van định lượng và nhiên liệu dưới áp suất cao sẽ bị đẩy về buồng bơm qua các cửa tràn này. Vì vậy áp suất nhiên liệu sẽ giảm đột ngột và quá trình phun kết thúc. · Bước 4: Cân bằng áp suất : Khi piston quay 180 sau khi phân phối nhiên liệu, rãnh cân bằng áp suất trên pittông thẳng hàng với đường phân phối để cân bằng áp suất nhiên liệu trong đường phân phối và trong buồng bơm. V – BỘ ĐIỀU KHIỂN PHUN SỚM TỰ ĐỘNG: (điều khiển thời điểm phun) Giống như thời điểm đánh lửa của động cơ xăng, nhiên liệu trong động cơ Diesel phải được phun sớm hơn theo tốc độ động cơ để đảm bảo tính năng tốt nhất. Vì vậy bơm cao áp kiểu Vecó trang bị bộ điều khiển phun sớm tự động, nó hoạt động nhờ áp suất nhiên liệu, để thay đổi thời điểm phun tỷ lệ với sự tăng giảm tốc độ động cơ. Cấu tạo và hoạt động: Pittông bộ điều khiển phun sớm được gắn bên trong vỏ bộ điều khiển, vuông góc với trục bơm và trượt theo sự cân bằng giữa áp suất nhiên liệu và sức căn của lò xo bộ điều khiển. Phun trễ Phun sớm  HÌNH 4: Bộ điều khiển phun sớm tự động. 1 – Vòng lăn2 – Con lăn 3 – Lò xo bộ điều khiển4 – Chốt trượt5 – Pittông bộ điều khiển phun sớm Chốt trượt biến chuyển động ngang của pittông thành chuyển động quay của vòng đỡ con lăn. Lò xo có xu hướng đẩy pittông về phía phun trễ (sang phải). Tuy nhiên, khi tốc độ động cơ tăng, áp suất nhiên liệu cũng tăng lên nên pittông thắng được sức căng lò xo và dịch sang trái. Cùng với chuyển động của pittông, vòng lăn quay ngược hướng với pittông bơm, do đó làm sớm thời điểm phun tương ứng với vị trí đĩa cam. VI – CƠ CẤU ĐIỀU CHỈNHCƠ KHÍ BƠM VE. 1 – Cấu tạo và vai trò: · Bánh răng trục cơ cấu điều chỉnh và giá đỡ quả văng quay 1,6 lần trong một vòng quay của bánh răng trục dẫn động. · Có bốn quả văng trên giá đỡ. Các quả văng này phát hiện tốc độ gốc của trục bộ điều chỉng nhờ lực ly tâmvà bạc bộ điều chỉnh sẽ truyền lực ly tâm nàyđến cần điều khiển . ·Độ căng của lò xo điều khiển thay đổi theo tải ( tức là mức độ đạp chân ga). ·Lò xo giảm chấn và lò xo không tải tránh cho bộ điều chỉnh hoạt động giật cục bằng cách tỳ nhẹ vào cần căng và cần điều khiển khi chúng dịch chuyển sang phải (tức là theo hướng giảm lượng phun). ·Cụm cần bộ điều chỉnh sẽ điều chỉnh vị trí của van định lượng theo tốc độ động cơ và theo tải. Nó bao gồm cần dẫn hượng, và cần điều khiển và cần căng, những cần này được nối tại điểm tựa (điểm tự do ) . Cần hướng dẫn còn có thêm một điểm tựa (điểm cố định vào vỏ bộ điều chỉnh ) .  1- Đĩa cam. 2 – Trục dẫn động.3 – Bánh răng.4 – Trục bộ điều chỉnh.5 – Cần điều chỉnh. 6 – Lò xo điều khiển.7 – Lò xo giảm chấn.8 – Cần dẫn hướng.9 – Cần căng. 10 – Cần điều khiển 11 – Bạc. 12 – Quả tạ 13 – Pitông bơm. 14 – Van định lượng ( vòng tràn). 15 – Điểm tựa A. HÌNH 5 :Bộ điều chỉnh mọi tốc độ.  (A) Khởi động  (B) Không tải  (C) Đầy tải HÌNH 6: Nguyên lý hoạt của bộ điều tốc bơm cao áp PE. · Khởi động: (hình6.A) Khi đạp chân ga, cần điều chỉnh sẽ dịch chuyển về vị trí đầy tải . Vì vậy cần căng bị kéo bởi lò xo điều khiển đến tận khi nó tiếp xúc với vấu chặn . Do động cơ vẫn chưa hoạt động, các quả văng không dịch chuyển và cầ điều khiển bị đẩy tỳ lên bạc bởi sức căng lò xo khởi động vì thế các quả văng vẫn ở vị trí đống hoàn toàn . Cùng lúc đó, cần điều khiển quay ngược chiều kim đồng hồ quanh điểm tựa A và đẩy vòng tràn đến vị trí khởi động. Phun cực đại. Nhờ đó lượng nhiê liệu cung cấp cần thiết cho động cơ để khởi động. · Không tải : ( hình 6.B) Sau khi động cơ đã khởi động, chân ga nhả và cần điều chỉnh quay về vị trí không tải. Ở vị trí này lò xo điều khiển tự do hoàn toàn nên nó không kéo cần căng. Vì vậy, ngay cả ở tốc độ thấp, các quả văng bắt đầu mở ra. Nó làm cho bạc dịch sang phải, đẩy cần điều khiển và cần căng sang phải chống lại sức căng các lò xo khởi động, không tải và giảm chấn. Vì vậy cần điều khiển quay theo chiều kim đồng hồ quanh điểm tựa A, đẩy van định lượng đến vị trí không tải . · Đầy tải: (hình 6.C) Khi đạp chân ga, cần điều chỉnh dịch đến vị trí đầy tải và sức căng của lò xo điều khiển trở nên lớn hơn ( vì vậy lò xo giảm chấn sẽ bị ép lại hoàn toàn). Do đó cần căng sẽ tiếp xúc với dấu chặn và đứng im. Hơn nữa, khi cần điều khiển bị đẩy bởi bạc, nó tiếp xúc với cần căng nên van định lượng được giử ở vị trí đầy tải. Khi vít đặt đầy tải ( để điều chỉnh lượng phun khi đầy tải ) quay theo chiều kim đồng hồ quanh điểm tựa D nên cần điều khiển ( gắn với điểm A) sẽ cũng quay ngược chiều kim đồng hồ quanh điểm D, đẩy van định lượng theo hướng tăng lượng phun. · Tốc độ cực đại : ( hình 6.D) Khi tốc độ động cơ tăng với tải đầy, lực ly tâm của các quả văng dần dần trở nên lớn hơn lực căng của lò xo điều khiển. Vì vậy cần căng và cần điều khiển cùng quay theo chiều kim đồng hồ quanh điểm tựa A , do đó đẩy van định lượng sang trái, giảm lượng phun để ngăn động cơ chạy quá nhanh.