Các công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường

Từ nhiều thập kỷ qua, con người đã nhận thức rằng môi trường đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá- xã hội của đất nước. Bởi vì môi trường không chỉ cung cấp các nguồn tài nguyên đầu vào cho sản xuất, tiện nghi sinh hoạt cho con người mà còn là nơi chứa và hấp thụ chất thải do chính sản xuất và con người tạo ra. “Kinh nghiệm phát triển trên thế giới cho thấy rằng tăng trưởng kinh tế bao giờ cũng làm tăng sức ép và gây ra nguy cơ huỷ hoại môi trường”((1) Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương - Đổi mới quản lý kinh tế và môi trường sinh thái - NXB Chính Trị - Quốc Gia - Hà Nội 19971). Vì vậy mà môi trường hiên nay đang là vấn đề nóng bỏng của mọi quốc gia dù đó là quốc gia phát triển hay đang phát triển như Việt Nam. Sự ô nhiễm môi trường, suy thoái và những sự cố môi trường diễn ra ngày càng ở mức độ cao, đang đặt con người trước sự trả thù ghê gớm của thiên nhiên. Bảo vệ môi trường ngày nay đã trở thành một trong những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Bằng những biện pháp và chính sách khác nhau, Nhà nước ta đang can thiệp mạnh mẽ vào các hoạt động của cá nhân, tổ chức xã hội để bảo vệ môi trường, ngăn chặn việc gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường. Trong những biện pháp, chính sách mà Nhà nước ta sử dụng cũng như nhiều nước trên thế giới, Nhà nước ta đã áp dụng các công cụ hữu hiệu của mình trong đó công cụ kinh tế đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá cũng như hội nhập nền kinh tế thế giới ở nước ta diễn ra mạnh mẽ và kéo theo hàng loạt những thách thức về môi trường. Như vậy các vấn đề về môi trường sẽ ngày càng trở nên gay gắt và phức tạp. Việc giải quyết, tổ chức sẽ không tránh khỏi những xung đột với phát triển kinh tế- xã hội. Áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường góp phần giải quyết những xung đột đó Vì những lý do trên, đựơc sự nhất trí của Ban giám hiệu, Khoa pháp luật kinh tế trường Đại học Luật Hà nội em tiến hành thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp: “ Các công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường”.

doc60 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 11186 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặt vấn đề Từ nhiều thập kỷ qua, con người đã nhận thức rằng môi trường đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá- xã hội của đất nước. Bởi vì môi trường không chỉ cung cấp các nguồn tài nguyên đầu vào cho sản xuất, tiện nghi sinh hoạt cho con người mà còn là nơi chứa và hấp thụ chất thải do chính sản xuất và con người tạo ra. “Kinh nghiệm phát triển trên thế giới cho thấy rằng tăng trưởng kinh tế bao giờ cũng làm tăng sức ép và gây ra nguy cơ huỷ hoại môi trường”(1) Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương - Đổi mới quản lý kinh tế và môi trường sinh thái - NXB Chính Trị - Quốc Gia - Hà Nội 1997 . Vì vậy mà môi trường hiên nay đang là vấn đề nóng bỏng của mọi quốc gia dù đó là quốc gia phát triển hay đang phát triển như Việt Nam. Sự ô nhiễm môi trường, suy thoái và những sự cố môi trường diễn ra ngày càng ở mức độ cao, đang đặt con người trước sự trả thù ghê gớm của thiên nhiên. Bảo vệ môi trường ngày nay đã trở thành một trong những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Bằng những biện pháp và chính sách khác nhau, Nhà nước ta đang can thiệp mạnh mẽ vào các hoạt động của cá nhân, tổ chức xã hội để bảo vệ môi trường, ngăn chặn việc gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường. Trong những biện pháp, chính sách mà Nhà nước ta sử dụng cũng như nhiều nước trên thế giới, Nhà nước ta đã áp dụng các công cụ hữu hiệu của mình trong đó công cụ kinh tế đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá cũng như hội nhập nền kinh tế thế giới ở nước ta diễn ra mạnh mẽ và kéo theo hàng loạt những thách thức về môi trường. Như vậy các vấn đề về môi trường sẽ ngày càng trở nên gay gắt và phức tạp. Việc giải quyết, tổ chức sẽ không tránh khỏi những xung đột với phát triển kinh tế- xã hội. áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường góp phần giải quyết những xung đột đó Vì những lý do trên, đựơc sự nhất trí của Ban giám hiệu, Khoa pháp luật kinh tế trường Đại học Luật Hà nội em tiến hành thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp: “ Các công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường”. Chương I Sự cần thiết phải áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường. 1. Khái niệm về công cụ kinh tế. 1.1. Một số đặc trưng cơ bản của công cụ kinh tế. Bàn về các công cụ kinh tế các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều các định nghĩa khác nhau. Để làm sáng tỏ đặc trưng cơ bản của công cụ kinh tế em đưa ra một số định nghĩa sau: Công cụ kinh tế là những phương tiện chính sách nhằm thay đổi chi phí và lợi ích của những hoạt động kinh tế thường xuyên tác động đến môi trường (Tổ chức, cá nhân khai thác và sử dụng), tăng cường ý thức trách nhiệm trước việc gây ra sự huỷ hoại môi trường. Các doanh nghiệp (hoạt động sản xuất kinh doanh) trong quá trình thường phải chú ý tới hai vấn đề: Lợi ích kinh tế và vấn đề bảo vệ môi trường. Như vậy thì ngoài phải chi phí cho những khoản khác đương nhiên họ phải mất một khoản tài chính nhất định chi phí cho bảo vệ môi trường. Điều này đã làm ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của nhà doanh nghiệp. Tại Điều 7- luật bảo vệ môi trường đã quy định: “ Tổ chức cá nhân sử dụng thành phần môi trường vào mục đích sản xuất, kinh doanh trong trường hợp cần thiết phải đóng góp tài chính cho việc bảo vệ môi trường”, và cụ thể tại Điều 8 Nghị định số 175- CP ngày 18/10/1994 quy định việc các tổ chức, sản xuất kinh doanh có trách nhiệm đóng góp tài chính bảo vệ môi trường và bồi thường thiệt hại do có hành vi gây tổn hại môi trường. Như vậy việc áp dụng các công cụ kinh tế sẽ làm thay đổi chi phí và lợi ích kinh tế và đương nhiên điều đó đã tăng cường ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường của doanh nghiệp. Công cụ kinh tế sử dụng sức mạnh thị trường để đề ra các quyết định nhằm đạt tới các mục tiêu môi trường, từ đó sẽ có cách ứng xử hiệu quả chi phí cho bảo vệ môi trường. Do phải chi phí cho việc bảo vệ môi trường nên đã làm cho lợi ích kinh tế không cao. Vậy muốn đảm bảo được lợi ích kinh tế thì doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh phải tăng giá thành sản phẩm và chỉ có tăng giá thành sản phẩm thì mới đảm bảo được lợi ích kinh tế cũng như đáp ứng được vấn đề bảo vệ môi trường. “Công cụ kinh tế đơn giản là con đường mà chính phủ có thể thay đổi hành vi ứng xử của mọi người thông qua việc lưạ chọn những phương thức kinh tế khác nhau hoặc giảm thiểu chi phí trên thị trường nhằm mục tiêu môi trường”(1) Bộ Khoa học công nghệ và môi trường - Giới thiệu về công cụ kinh tế và khả năng áp dụng trong quản lý môi trường ở Việt Nam . Dựa vào công cụ kinh tế, Chính phủ đưa ra các loại mức phí cho việc bảo vệ môi trường, tương ứng với mỗi loại hành động, mức độ của hành động tác động đến môi trường : dựa vào đó mà các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có thể lựa chọn những phương thức kinh tế sao cho phù hợp giữa mức phí mình phải đóng góp với hành động sản xuất kinh doanh tác động đến môi trường. Tuy nhiên sự lựa chọn cũng nằm trong giới hạn cho phép: phải phù hợp với những chuẩn mực, giới hạn cho phép cũng như việc đánh giá tác động môi trường của doanh nghiệp. Như vậy việc áp dụng các công cụ kinh tế sẽ tạo khả năng lựa chọn phương thức kinh tế sao cho phương thức kinh tế đó phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp đó( điều kiện về tác động đánh giá môi trường, về tiêu chuẩn môi trường). Công cụ kinh tế là biện pháp cung cấp những tín hiệu thị trường để giúp cho những người ra quyết định ghi nhận hiệu quả môi trường trong việc lựa chọn của họ. Cơ quan quản lý và bảo vệ môi trường dựa vào phương thức kinh tế cũng như việc lựa chọn hành động(mức phí phải đóng cho việc bảo vệ môi trường), tác động đến môi trường để từ đó có thể ghi nhận, nhận biết được hậu quả về môi trường mà hành động của doanh nghiệp đó tác động tới. Để từ đó có cách xử lý cũng như việc khắc phục hậu quả do các hành động tác động tới môi trường của doanh nghiệp đó. Như vậy trong bốn định nghĩa trên chúng ta có thể rút ra hai đặc trưng cơ bản để làm sáng tỏ thêm nội dung của công cụ kinh tế, của phương tiện chích sách: Một là: Công cụ kinh tế hoạt động thông qua giá cả, chúng nâng giá của các hoạt động làm tổn hại đến môi trường lên hoặc hạ giá của các hành động bảo vệ môi trường xuống. Như trên đã phân tích các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thì để cấu thành sản phẩm- giá trị sản phẩm- thì ngoài tính toán đến lợi ích kinh tế họ phải chú ý đến lợi ích môi trường. Nghĩa là họ phải có những chi phí nhất định trong việc bảo vệ môi trường. Như vậy để đảm bảo được lợi ích kinh tế thì doanh nghiệp phải tăng giá thành tăng giá thành sản phẩm. Nếu hành động tác động đến môi trường của doanh nghiệp làm ô nhiễm môi trường càng nhiều thì chi phí cho bảo vệ môi trường càng lớn, điều đó dẫn đến giá thành sản phẩm cao. Ngược lại hành động tác động tới môi trường của doanh nghiệp càng ít ảnh hưởng tới môi trường thì chi phí cho bảo vệ môi trường càng ít và giá thành sản phẩm không cao so với sản phẩm của doanh nghiệp ảnh hưởng xấu tới môi trường. Hai là: Công cụ kinh tế tạo khả năng lựa chọn cho các tổ chức và cá nhân hành động sao cho phù hợp với điều kiện của họ. Nhà nước sử dụng công cụ kinh tế để áp dụng mức phí cần thiết tương ứng với hành động cũng như mức độ tác động tới môi trường của doanh nghiệp. Nghĩa là khi đảm bảo đủ điều kiện về tiêu chuẩn môi trường, đánh giá tác động của môi trường thì doanh nghiệp được phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nào và điều kiện kinh doanh ra sao… Phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và điều kiện kinh doanh là mức chi phí mà doanh nghiệp đó phải đóng góp cho việc bảo vệ môi trường. Rõ ràng sử dụng các cộng cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường nhà nước ta đã tạo khả năng lựa chọn hành động kinh doanh khi mà doanh nghiệp đó đảm bảo được tiêu chuẩn môi trường và đánh giá tác động môi trường. Như vậy cộng cụ kinh tế tương phản với các quy định “điều hành và kiểm soát”(CAC- a command- and- coutrol). Điều hành là việc đề ra các quy tắc xử sự bắt buộc các doanh nghiệp phải tuân theo. Kiểm soát là việc kiểm tra những hành động phải tuân thủ và buộc phải chịu trách nhiệm về hành động không đúng với những quy định đó. Đó là hai mặt của phương tiện chính sách “điều hành và kiểm soát”, được tiến hành thông qua những cơ chế ra lệnh cho các hành động môi trường, nếu không tuân thủ các quy chế đã ban hành. Nghĩa là trong trường hợp này, các doanh nghiệp không có cơ hội lựa chọn hành động cũng như mức phí đóng góp cho bảo vệ môi trường. Ngược lại các công cụ kinh tế duy trì một tập hợp tương đối rộng rãi các hành động môi trường. Tuy nhiên các hành động này vẫn mang tính pháp lý- nghĩa là phải đáp ứng được những chuẩn mức, giới hạn cho phép đã được quy định cụ thể bằng văn bản pháp lý- và như vậy sẽ xác định hậu quả khác nhau đối với sự lựa chọn khác nhau và bắt buộc phải phục tùng những hậu quả xảy ra. Khi đã lựa chọn hành động tác động làm ảnh hưởng tới môi trường thì doanh nghiệp đó bắt buộc phải đóng góp tài chính cho bảo vệ môi trường nghĩa là phải chịu trách nhiệm (pháp lý) trước hậu quả mà doanh nghiệp đó gây ra. Ví dụ: Có một tiêu chuẩn phát thải nào đó nằm trong một quy định điều hành và kiểm soát. Quy định pháp lý yêu cầu (“điều hành”) những người gây ô nhiễm phải đáp ứng tiêu chuẩn phát thải. Tiêu chuẩn này phụ thuộc vào hành động và mức độ tác động đến môi trường của doanh nghiệp và đã được quy định cụ thể. Nếu những doanh nghiệp gây ô nhiễm không tuân thủ những quy định về tiêu chuẩn môi trường cũng như tiêu chuẩn phát thải thì như vậy có nghĩa là doanh nghiệp đó đã phạm luật và tuỳ thuộc vào mức độ vi phạm mà phải chịu trách nhiệm hành chính (Nghị định số 26/CP ngày 26/4/1996 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường), chịu trách nhiệm hình sự (Từ điều 182 đến điều 191- Bộ luật hình sự) và các hình thức kiểm tra, kiểm soát khác. Ngược lại một phí phát thải cho phép những người gây ô nhiễm lựa chọn mức độ thải ra trong giới hạn mà công cụ kinh tế đã quy định và như thế vẫn không vi phạm pháp luật. Công cụ kinh tế sẽ tạo khả năng lựa chọn hành động tác động cũng như mức độ phát thải tác động đến môi trường tuy nhiên mức thải này phải đảm bảo về tiêu chuẩn môi trường (chuẩn mức và giới hạn cho phép) mà pháp luật đã quy định cho doanh nghiệp đó. Tuy nhiên doanh nghiệp đó có thể cân nhắc lựa chọn xem nên trả tiền nhiều hơn hoặc ít hơn phí môi trường. Chỉ có sức mạnh của pháp luật mới có thể yêu cầu và bắt buộc họ trả tiền, nhưng cho phép sự lựa chọn của họ chỉ dao động trong phạm vi những giới hạn đã được xác lập. 1.2. Khái niệm về công cụ kinh tế. "Công cụ kinh tế là một trong những phương tiện chính sách được áp dụng để đạt tới mục tiêu môi trường thành công"(1) Bộ Khoa học công nghệ và môi trường - Cục Môi trường - giới thiệu về các công cụ kinh tế và khả năng áp dụng trong quản lý môi trường ở Việt Nam Công cụ kinh tế là việc Nhà nước áp dụng các chính sách dựa trên cơ sở lợi ích kinh tế của doanh nghiệp nhằm khuyến khích các hành vi thân thiện với môi trường. 2. Sự cần thiết của các công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường. Nền kinh tế phát triển ngày càng cao, điều đó dẫn tới sự ô nhiễm, suy thoái và những sự cố môi trường diễn ra ngày càng ở mức độ cao, đang đặt con người trước sự trả thù ghê gớm của thiên nhiên. Đối với thế giới nói chung và Việt nam nói riêng thì đây là vấn đề cấp bách cần giải quyết và có những chính sách hữu hiệu cần thiết phải bảo vệ môi trường cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế văn hoá, xã hội của đất nước và của nhân loại. Bởi vậy mà vấn đề bảo vệ môi trường ngày nay đã trở thành một trong những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Bằng những biện pháp và chính sách khác nhau Nhà nước ta đang can thiệp mạnh mẽ vào các hoạt động của cá nhân, tổ chức trong xã hội nhằm bảo vệ các yếu tố của môi trường, ngăn chặn việc gây ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường. Trong những biện pháp và chính sách đó, cũng như nhiều nước trên thế giới nhà nước ta đã áp dụng các công cụ hữu hiệu trong đó công cụ kinh tế đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Nói cho cùng thì mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là tìm kiếm lơị nhuận.Vì lợi nhuận doanh nghiệp có thể bằng mọi cách lẩn tránh việc thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong đó bao gồm các trách nhiệm về đánh giá tác động môi trường , không thực hiện đúng trách nhiệm về tiêu chuẩn môi trường , mặc dù các trách nhiệm này đã được cụ thể hoá bằng các trách nhiệm hành chính. Để đảm bảo tối đa về lợi ích kinh tế nên lợi ích về môi trường của cộng đồng, lợi ích phát triển lâu dài của Quốc gia bị các tổ chức, cá nhân này xem nhẹ, thậm chí có lúc bị bỏ qua bởi mục tiêu tăng trưởng kinh tế được đặt lên hàng đầu và coi khoản đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường là khoản đầu tư bắt buộc và không sinh lời thậm chí còn giảm khả năng cạnh tranh do phải tăng chi phí đầu vào của quá trình sản xuất. Như vậy các quyết định hành chính cũng chỉ đề ra và không được quản lý chặt chẽ, đặc biệt là nó không có tính mềm dẻo. Vì vậy việc sử dụng các công cụ kinh tế đối với các cá nhân, tổ chức trong quản lý và bảo vệ môi trường là cần thiết và cần tiến hành có hiệu quả. Xét về cả lý luận và thực tiễn, bất kỳ một nền kinh tế nào cũng cần có vai trò quản lý của nhà nước. Nền kinh tế thị trường với sự đa dạng về các chủ thể , các quan hệ kinh tế, nhất là từ khi nhà nước ta mở cửa nền kinh tế thì các nhà đầu tư nước ngoài đã ồ ạt đâù tư vào Việt Nam. Điều này đã làm cho sự đa dạng về chủ thể cần quản lý cũng như việc bảo vệ và quản lý môi trường của nhà nước đối với các chủ thể này. Sự đa dạng về phương thức kinh tế , hình thức pháp lý…cùng với xu hướng tìm kiếm tối đa lợi nhuận đã ảnh hưởng không nhỏ tới các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Để thực hiện được chức năng của mình trong quản lý và bảo vệ môi trường, cũng như các lĩnh vực khác Nhà nước không thể không sử dụng công cụ hữu hiệu nhất của mình đó là pháp luật hay cụ thể hơn đó là pháp luật về môi trường. Với tư cách là một hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự của con người, pháp luật môi trường đóng vai trò to lớn trong việc quản lý và bảo vệ môi trường. Pháp luật về môi trường đề ra các quy tắc xử sự mà mọi người phải tuân theo khi khai thác, sử dụng các thành phần môi trường. Ngoài ra pháp luật về môi trường còn có những quy định cấm tác động đến một số thành phần môi trường …Nó thể hiện quan điểm của nhà nước trong việc khuyến khích các chủ thể tham gia quản lý và bảo vệ môi trường. Pháp luật môi trường cũng quy định chức năng quyền hạn của các cơ quan quản lý và bảo vệ môi trường. Pháp luật môi trường muốn thực thi và đạt hiệu quả cao thì không thể thiếu các công cụ kinh tế tác động đến. Bởi vì pháp luật môi trường đơn thuần là các “ mệnh lệnh, kiểm tra” mà thôi. Pháp luật quy định các quy tắc xử sự và buộc họ phải tuân theo, đồng thời nếu đơn thuần chỉ dựa vào công cụ pháp luật thì cơ quan quản lý và bảo vệ môi trường cũng chỉ đến mức kiểm tra và khi các tổ chức cá nhân có hành vi sai phạm thì cũng chỉ chịu trách nhiệm hành chính hoặc hình sự hoặc các hình thức khác. Như vậy thì hậu quả môi trường đã xảy ra rồi, công cụ kinh tế chính là biện pháp phòng ngừa việc gây ô nhiễm môi trường cũng như suy thoái môi trường. Hơn nữa điều này nó bó buộc đối với các doanh nghiệp, các doanh nghiệp buộc phải tuân theo các quy định đó. Nhưng khi áp dụng các công cụ kinh tế thì người gây ô nhiễm được lựa chọn mức độ tác động đến môi trường, tuy nhiên sự lựa chọn này phải nằm trong giới hạn mà các công cụ kinh tế đã quy định. áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường là tác động tới chi phí và lợi ích kinh tế của doanh nghiệp, đánh vào kinh tế - tài chính thì các chủ thể mới tuân theo đúng tất cả các quy định của pháp luật môi trường. Rõ ràng để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, để đảm bảo tính khả thi của pháp luật môi trường thì Nhà nước ta không thể không sử dụng các công cụ kinh tế. ở Việt Nam, công cụ kinh tế như một phương tiện chính sách quản lý và bảo vệ môi trường là điều hoàn toàn mới mẻ bởi vì từ lâu chúng ta chỉ sử dụng công cụ pháp lý hay cụ thể hơn là công cụ hành chính để quản lý và bảo vệ môi trường . Trước thời kỳ đổi mới, Nhà nước quản lý đất nước chủ yếu bằng mệnh lệnh chỉ huy từ một trung tâm gần giống như “ điều hành và kiểm soát”. Mặc nhiên nền kinh tế cũng vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, lúc này mọi quy định đều được thể hiện bằng việc ra mệnh lệnh. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nhà nước ta tiến hành công cuộc đổi mới cùng với nó là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa . Mặc dù tàn dư của chế độ cũ còn khá nặng nề, nhưng chúng ta đã từng bước đổi mới nhìn nhận khôn khéo và khách quan hơn trong việc quản lý và điều hành nền kinh tế đất nước. Dùng mệnh lệnh kiểm soát là đưa ra những quy định cứng nhắc và bắt buộc các tổ chức, cá nhân tác động đến môi trường phải tuân theo những chuẩn mực nhất định, điều đó dẫn đến tình trạng thiếu linh hoạt trong việc lựa chọn phương thức kinh tế cũng như điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đó chính là nhược điểm của công cụ hành chính, vì vậy áp dụng các công cụ kinh tế vào quản lý và bảo vệ môi trường là việc cần thiết trong thời kì nền kinh tế mở như nước ta hiện nay. Thực tiễn cho thấy trong bảo vệ môi trường các nước tư bản Phương tây cũng sử dụng các quy định pháp lý (CAC)- “mệnh lệnh, kiểm soát” để quản lý và bảo vệ môi trường nhưng kinh nghiệm đã rút ra: Nếu chỉ dùng mệnh lệnh kiểm soát thì không đạt được hiệu quả như mong muốn vì: Các cơ quan quản lý môi trường nói chung thường xuyên phải đối mặt với sự cắt giảm ngân sách cho nên đã giảm dần năng lực quản lý môi trường. Không áp dụng các công cụ kinh tế nghĩa là ngân sách dùng cho bảo vệ và quản lý môi trường mất đi một phần không nhỏ và điều đó ảnh hưởng tới ngân sách của cơ quan quản lý, dẫn đến năng lực quản lý không cao. Sự quan tâm tới quản lý môi trường mang tính cứng nhắc, thiếu linh hoạt, không tạo ra sự lựa chọn cho các chủ thể có hành động tác động tới môi trường, vì thế không tạo cơ hội cho các doanh nghiệp hoạt động. “điều hành- kiểm soát” trở thành ưu tiên cao hơn phương tiện chính sách thông qua giá cả. Như vậy một câu hỏi đặt ra là tại sao phương tiện chính sách thông qua giá cả lại có tính linh hoạt và mềm dẻo để cho mọi cá nhân, các doanh nghiệp có thể hưởng ứng giá mong muốn lại không được đưa vào áp dụng, như vậy công cụ kinh tế đã được áp dụng chen lẫn công cụ pháp lý. Khi nghiên cứu vấn đề là áp dụng các công cụ kinh tế trong những quy định pháp lý (CAC) các nhà nghiên cứu đã rút ra được ba điều thuận lợi sau: + Tăng hiệu quả chi phí: Hệ thống công cụ kinh tế thường đạt được với thành công cùng với mục tiêu môi trường như là các quy định “điều hành và kiểm soát” (CAC) nhưng ở mức chi phí thấp hơn. áp dụng các công cụ kinh tế sẽ chi phí thấp hơn trong công tác bảo vệ và quản lý môi trường và đạt được hiệu quả cao. Việc sử dụng giá cả và cung cấp tính linh hoạt trong việc ứng phó với tín hiệu giá cả cho phép mọi người và các doanh nghiệp tìm kiếm chi phí thấp nhất trong khả năng lựa chọn của họ, đảm bảo cho việc chi phí môi trường ở mức tối thiểu từ đó sẽ đảm bảo được lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp. Đây là điều thuận lợi đáng kể trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường của các nhà quản lý cũng như các chủ thể có hành động tác động đến môi trường. + Khuyến khích nhiều hơn cho việc đổi mới: áp dụng công cụ kinh tế cơ quan quản lý không ra lệnh cho chiến lược kiểm soát mà những người gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm. Trước khi có hành động tác động tới môi trường thì các chủ thể phải có trách nhiệm lập báo cáo đánh gía tác động môi trường, đặc biệt hơn là trong quá trình hoạt động sản xuất nếu cần đổi mới về một lĩnh vực nào đó chẳng hạn như thay đổi dây truyền công nghệ và có tác động đến môi trường cao hơn thì họ vẫn không phạm luật miễn là họ phải báo cáo với cơ quan quản lý và b
Luận văn liên quan