Các dây chuyền công nghệ sản xuất bia Larue công ty VBL Quảng Nam

Ngành công nghiệp thực phẩm là nghành khoa học kỹ thuật đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nó giải quyết những nhu cầu cần thiết về cuộc sống của con người khi nhu cầu sống của con người ngày càng được cải thiện thì nhu cầu ăn uống ngày càng cao, không những về số lượng mà càng chất lượng. Trong thời gian gần đây ngành công nghệ sản xuất bia của nước ta đã có một bước phát triển lớn, lượng bia sản xuất ngày một lớn. Bia là loại nước uống có độ cồn thấp, có mùi thơm dặc trưng và vị đắng của hoa houblon. Ngoài khả năng làm thỏa mãn nhu cầu giải khát bia còn cung cấp năng lượng lớn cho cơ thể con người như: protein, đường đơn, vitamin, khoáng chất. Ở nước ta có khí hậu nhiệt đới nên nhu cầu giải khát càng nhiều. Hơn nữa do chính sách mở cửa của nhà nước ta nên các thương hiệu bia nước ngoài vào thị trường nước ta với chất lượng tốt và kỹ thuật quảng cáo tinh vi, nhưng với thương hiệu bia nước ngoài với giá cả khá cao nên chỉ đáp ứng phần nào cho tầng lớp có thu nhập khá, vì vậy để cạnh tranh thị trường đòi hỏi bia trong nước cần phải có chất lượng cao và giá thành sản phẩm ổn định. Tập đoàn VBL Việt Nam là một hình thức liên doanh nước ngoài điển hình, phát triển mạnh. Sản phẩm của VBL đã có mặt trên thị trường với khối lượng nhiều, đa dạng về sản phẩm như: Heiniken, Tiger, Bivina, Laru, Lager.

doc69 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3593 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các dây chuyền công nghệ sản xuất bia Larue công ty VBL Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỞ ĐẦU 6 Phần 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY VBL QUẢNG NAM 7 1.1 Lịch sử phát triển của công ty VBL Quảng Nam 7 1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty 8 1.3 sơ đồ mặt bằng của công ty 8 1.4 Sơ đồ quy trình công nghệ tổng quát của công ty 10 1.5 Thuyết minh quy trình công nghệ 11 Phần 2: NGUYÊN LIỆU VÀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 13 Chương 1: NGUYÊN LIỆU 13 1.1.Malt 13 1.2 Gạo 13 1.3 Hoa houblon 14 1.4 Nước 14 1.5. Nấm men 15 Chương 2: BỘ PHẬN NGHIỀN, NẤU BIA 16 2.1. Bộ phận nghiền 16 2.1.1. Sơ đồ qui trình công nghệ 16 2.1.2. Thuyết minh qui trình 17 2.1.3 Thiết bị chính trong phân xưởng nghiền 18 2.1.3.1 Sàng rung 18 a. Cấu tạo 18 b. Nguyên tắc hoạt động 19 2.1.3.2 Máy nghiền trục 19 a. Cấu tạo 19 b. Nguyên tắc hoạt động 20 2.1.3.3 Máy nghiền búa 20 a. Cấu tạo 20 b. Nguyên tắc hoạt động 21 2.2 Phân xưởng nấu 22 2.2.1 Sơ đồ qui trình công nghệ 22 a. Đường hóa nguyên liệu 22 b. Houblon hóa dịch đường 25 2.3. Các thiết bị chính trong phân xưởng nấu 27 2.3.1 Nồi nấu 27 a. Cấu tạo 27 b. Nguyên tắt hoạt động 27 2.3.2 Thiết bị lọc đáy bằng 28 a. Cấu tạo 28 b. Nguyên tắt hoạt động 29 2.3.3 Thiết bị Houblon hóa 30 a. Cấu tạo 30 b. Nguyên tắt hoạt động 30 c. Thông số nồi hoablon hoá 31 2.3.4 Thiết bị lắng xoáy whirlpool 31 a.Cấu tạo 31 b. Nguyên tắt hoạt động 31 2.4 QUI TRÌNH CIP ( VỆ SINH THIẾT BỊ) 32 2.4.1 Qui trình vệ sinh 32 2.4.2 Thuyết minh qui trình 32 2.4.2.1 Chuẩn bị 32 2.4.2.2 Kiểm tra 32 2.4.2.3 Quá trình CIP 33 Chương 3: BỘ PHẬN LÊN MEN, LỌC 34 3.1 Quy trình lên men, lọc 34 3.1.1 Sơ đồ quy trình công nghệ 34 3.1.2 Thuyết minh quy trình công nghệ 35 3.2 Quy trình nhân men trong phân xưởng 37 3.2.1 Chuẩn bị 37 3.2.2 Yêu cầu chung 37 3.2.3 Nhân men 38 3.2.4 Kết thúc giai đoạn cấp men giống 38 3.2.5 Kết thúc quá trình nhân men 38 3.3.3 Các thiết bị chính trong quá trình lên men, lọc 38 3.3.1 Thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm 38 a. Cấu tạo 38 b. Nguyên tắt hoạt động 39 3.3.2 Thiết bị lên men 40 a. Cấu tạo 40 b. Nguyên tắt hoạt động 40 3.3.3 Thiết bị lọc đĩa 41 a. Cấu tạo 41 b. Nguyên tắt hoạt động 42 3.4 Các sự cố có thể xảy ra trong quá trình lên men, lọc 43 3.5 Các qui trình CIP (clean in place) 44 3.5.1 Mục đích của quá trình CIP 44 3.5.2 Chuẩn bị hóa chất 44 a. CIP lạnh 44 b. CIP nóng 45 3.5.3 Các bước tiến hành CIP: gồm 6 bước 46 3.5.4 Các quá trình CIP các khu vực cụ thể 47 a. Vệ sinh đường ống nhà nấu: tuân theo qui trình chung 47 b. Vệ sinh đường ống nhà lọc: Giống vệ sinh đường ống nhà nấu 47 c. Vệ sinh các tank lên men, tank tàng trữ bia trong, tank nhân men, tank thu hồi men Chương 4: PHÂN XƯỞNG CHIẾT RÓT 49 4.1 Sơ đồ quy trình làm việc của phân xưởng chiết rót 49 4.2 Thuyết minh quy trình 50 4.3 Thiết bị trong phân xưởng chiết rót 51 4.3.1 Máy rửa chai 51 a. Cấu tạo 52 b. Nguyên tắt hoạt động 52 4.3.2 Máy chiết chai:(Năng suất 15000 chai/h) 53 a. Cấu tạo 53 b. Nguyên tắt hoạt động 54 4.3.3 Thiết bị thanh trùng 54 a. Cấu tạo 55 b. Nguyên tắc làm việc 56 Phần 3: BỘ PHẬN CƠ ĐIỆN 57 CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG LẠNH 57 Sơ đồ hệ thống lạnh 1.2 Thuyết minh sơ đồ 57 CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG XỬ LÝ CO2 59 2.1. Sơ đồ nguyên lý 59 2.2 Thuyết minh sơ đồ 60 CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG LÒ HƠI 61 3.1 Quá trình cấp hơi 61 CHƯƠNG 4: HỆ THỐNG XỬ LÍ NƯỚC DÙNG CHO SẢN XUẤT 62 4.1 Sơ đồ xử lí nước 62 4.2 Thuyết minh sơ đồ 62 Phần 4: HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI 64 4.1 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải 64 4.2 Thuyết minh sơ đồ 64 Phần 5: AN TOÀN LAO ĐỘNG 65 5.1 An toàn điện 65 5.2 An toàn hóa chất 65 5.3 An toàn vị trí làm việc 65 KẾT LUẬN 67 MỞ ĐẦU Ngành công nghiệp thực phẩm là nghành khoa học kỹ thuật đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nó giải quyết những nhu cầu cần thiết về cuộc sống của con người khi nhu cầu sống của con người ngày càng được cải thiện thì nhu cầu ăn uống ngày càng cao, không những về số lượng mà càng chất lượng. Trong thời gian gần đây ngành công nghệ sản xuất bia của nước ta đã có một bước phát triển lớn, lượng bia sản xuất ngày một lớn. Bia là loại nước uống có độ cồn thấp, có mùi thơm dặc trưng và vị đắng của hoa houblon. Ngoài khả năng làm thỏa mãn nhu cầu giải khát bia còn cung cấp năng lượng lớn cho cơ thể con người như: protein, đường đơn, vitamin, khoáng chất... Ở nước ta có khí hậu nhiệt đới nên nhu cầu giải khát càng nhiều. Hơn nữa do chính sách mở cửa của nhà nước ta nên các thương hiệu bia nước ngoài vào thị trường nước ta với chất lượng tốt và kỹ thuật quảng cáo tinh vi, nhưng với thương hiệu bia nước ngoài với giá cả khá cao nên chỉ đáp ứng phần nào cho tầng lớp có thu nhập khá, vì vậy để cạnh tranh thị trường đòi hỏi bia trong nước cần phải có chất lượng cao và giá thành sản phẩm ổn định. Tập đoàn VBL Việt Nam là một hình thức liên doanh nước ngoài điển hình, phát triển mạnh. Sản phẩm của VBL đã có mặt trên thị trường với khối lượng nhiều, đa dạng về sản phẩm như: Heiniken, Tiger, Bivina, Laru, Lager. Sau một tháng thực tập tại công ty VBL Quảng Nam tôi đã tìm hiểu được rõ hơn về các dây chuyền công nghệ sản xuất bia Larue. Hôm nay tôi xin trình bày bài báo cáo này theo những phần mà tôi và các bạn đã được hướng dẫn và tuần tự đó là: bộ phận cơ điện; bộ phận nấu; bộ phận lên men, lọc, bộ phận chiết rót. Phần 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY VBL QUẢNG NAM 1.1 Lịch sử phát triển của công ty VBL Quảng Nam Được thành lập vào tháng 9 năm 2002 với tên gọi là nhà máy bia Quảng Nam, là một đơn vị trực thuộc của công ty xây lắp điện Quảng Nam, là một doanh nghiệp nhà nước, có điện tích xây dựng là 30.000 m2 tại khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Tổng số vốn đầu tư của nhà máy là 140 tỷ đồng Việt Nam. Công suất giai đoạn mới thành lập là 10triệu lít/năm, trong tương lai dự kiến sẽ nâng lên 120triệu lít/năm. Tháng 12 năm 2003, nhà máy được cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo iso 9001:2000. Tháng 4 năm 2004, nhà máy ký hợp đồng với công ty bia Fosters để sản xuất bia Larue. Tháng 12 năm 2006, nhà máy tiếp tục chứng nhận iso 9000:2000. Nhà 11/01/2007, công ty lắp điện Quảng Nam và công ty liên doanh nhà máy bia Việt Nam (VBL) ký hợp đồng liên doanh thành lập công ty TNHH VBL Quảng Nam. Nhà máy bia Quảng Nam trở thành một thành viên của VBL, đổi tên thành công ty TNHH VBL Quảng Nam. Tháng 1 năm 2007, công ty TNHH VBL được cấp giấy chứng nhận đầu tư, với công suất 120 triệu lít/năm. * Công ty liên doanh nhà máy bia Quảng Nam(VBL) 1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty * Các sản phẩm của công ty: Heineken, Bivina, Larue, Lager, Tiger…  * Thiết bị của công ty VBL Quảng Nam: Hầu hết là mới, sản xuất năm 2002 trở về sau Các nồi nấu, bồn chứa, hệ thông đường ống được chế tạo tại Việt Nam Các thiết bị bơm và lọc: chế tạo tại Châu Âu (Ý, Thuỵ Điển) Dây chuyền chiết: Kết hợp thiết bị Ý và Đức 1.3 sơ đồ mặt bằng của công ty 1.4 Sơ đồ quy trình công nghệ tổng quát của công ty Nguyên liệu Kiểm tra Nấu Lọc và rửa bã Bã hèm Dịch đường Houblon hoá Lắng xoáy Cặn Dịch đường Chất tải lạnh Làm lạnh và lắng trong Cặn Nấm men Nuôi Lên men Kết tủa men Thu hồi men Lọc bia CO2 Chai Ổn định bia Rửa chai Chiết bia chai Thanh trùng Két Dán nhãn, in HSD, đóng két Rửa két Thành phẩm 1.5 Thuyết minh quy trình công nghệ Nguyên liệu để sản xuất bia gồm malt, gạo,viên hoa,cao hoa,nước, caramen và một số phụ gia khác. Malt, cao hoa, viên hoa được nhập từ Úc, gạo mua trong nước Nguyên liệu đem nghiền gồm malt và gạo.Gạo được nghiền bằng máy nghiền búa, malt được nghiền bằng máy nghiền trục Sau khi nghiền ,bột nghiền được trộn phối với nước theo tỉ lệ 1:3 rồi bơm sang nồi nấu. Sau đó dịch khối nấu từ nồi gạo được bơm sang nồi malt, tiến hành quy trình hội choá ở 66oC và giữ trong vòng 10-15 phút, sau đó nâng nhiệt để quá trình đường hoá xảy ra hoàn toàn tạo ra mantoza và một ít dextrin. Dùng dung dịch Iốt để kiểm tra quá trình đường hoá ở 750C. Sau khi đường hoá, dịch cháo được bơm qua thiết bị lọc đáy bằng để tách dịch đường ra khỏi bã hèm và rửa bã để thu phần dịch đường còn sót lại trong bã. Bã được bơm ra bể chứa còn dung dịch đường được bơm sang nồi houblon hoá hoặc bơm qua nồi trung gian (nếu nồi houblon hoá đang hoạt động). Quá trình houblon hoá nhằm truyền mùi thơm và vị đắng cho bia có trong hoa và đồng thời vô hoạt hoá enzim, tiêu diệt vi sinh vật, keo tụ prôtêin, tăng nồng độ dịch đường. Sau khi houblon hoá,dịch cháo được bơm sang thiết bị lắng xoáy whirlpool để lắng các cặn bã, thời gian lắng là 20 phút.Sau đó dịch đường được bơm sang thiết bị làm lạnh nhanh kiểu bản mỏng. Tác nhân lạnh là nước 2oC để hạ nhiệt độ dịch đường từ 90-95oC xuống còn 90C và được bơm sang các tank lên men. Nấm men sau khi được nhân giống ở phòng thí nghiệm đến đủ số liệu 100 triệu tế bào/ml hoặc sữa men sau khi được thu hồi từ các tank lên men trước.Lượng men cần cung cấp cho tank lên men được chuyển một lần vào mẻ nấu đầu tiên. Sau khi lên men 6h tiến hành rút cặn lạnh. Nhiệt độ len men chính là 140C ,áp xuất 0.3-0.5kg/cm, thời gian khoảng 7 ngày. Khi hàm lượng diaxetyl đạt ở mức cho phép <=0,12ppm thì bắt đầu hạ lạnh. Khi nhiệt độ xuống 4-50C tiến hành rút men khoảng 80% để thực hiện qua trình lên men phụ, nhiệt độ lên men phụ là -10C, thời gian khoảng 2-3 ngày. Sau khi lên men, bia được bơm qua thiết bị lọc đĩa, bổ sung CO2 rồi ổn định trong tank BBT. Bia được rót vào chai theo nguyên tắc rót đẳng áp sau đó đóng nắp, thanh trùng ,dán nhãn, in ngày sản xuất và HSD và chuyển vào kho thành phẩm . PHẦN 2: NGUYÊN LIỆU VÀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT Chương 1: NGUYÊN LIỆU Nguyên liệu chính dùng để nấu bia gồm: malt đại mạch, hoa houblon, nước, nấm men và nguyên liệu thay thế là gạo. 1.1 Malt Malt là sản phẩm chế biến từ hạt đại mạch bằng cách cho nẩy mầm trong điều kiện nhân tạo, sao đó sấy đến độ ẩm nhất định. Malt rất có giá trị về mặt dinh dưỡng, do các thành phần trong hạt đại mach đã chuyển hoá thành dạng dễ tiêu hoá. Hệ số hấp thu chất dinh dưỡng của ngũ cốc sẽ tăng lên khi nó chuyển hoá thành dạng malt, vì thế malt được dùng để sản xuất nhiều loại sản phẩm chất lượng cao. Trong sản xuất bia malt vừa là nguyên liệu chính, vừa là nguồn enzym thuỷ phân. Trong malt tích luỹ một lượng lớn các enzym, chủ yếu là amylaza, ngoài ra còn có proteaza, xitaza, pentaza, và các enzyme khác. 1.2 Gạo Người ta bổ sung gạo nhằm mục đích: -Giảm giá thành sản phẩm trong công nghiệp bia, gạo là nguyên liệu thay thế một phần Malt đại mạch. Việc sử dụng nguyên liệu thay thế còn giúp cải thiện một số tính chất của sản phẩm và đa dạng sản phẩm. - Dễ mua - Hàm lượng tinh bột nhiều Trong thành phần chất khô của gạo thì tinh bột chiếm 75%, protein chiềm 8%, chất béo từ 1-1.5%, xenluloza từ 0.5-0.8%, chất khoáng từ 1-1.2%. Gạo là nguyên liệu lý tưởng cho sản xuất bia, cung cấp một lượng nhất định cho quá trình đường hoá. 1.3 Hoa houblon Hoa houblon là nguyên liệu không thể thay thế được trong sản xuất bia. Hoa houblon là loại thực vật lâu niên, đơn tính, thuộc họ gai mèo, nó gồm có hoa cái và hoa đực nằm trên 2 thân khác nhau. Trong công nghệ sản xuất bia người ta chỉ sử dụng hoa cái chưa thụ phấn, vì khi đã thụ phấn trong hoa sẽ tạo hạt, làm giảm chất lượng của hoa. Hoa houblon truyền cho bia vị đắng dịu, hương thơm rất đặc trưng, nó làm tăng khả năng giữ bọt, làm tăng độ bền keo và thành phần hoá học của sản phẩm. Trong sản xuất bia người ta sử dụng hoa houblon dưới nhiều dạng khác nhau: hoa nguyên, hoa nghiền, hoa viên và cao hoa. Nhà máy đã sử dụng hoa viên và cao hoa để sản xuất bia vì nó dễ bảo quản, chất lượng tốt. Không nên sử dụng 100% cao hoa để nấu bia vì nó sẽ làm cho mùi, vị của bia giảm sút. 1.4 Nước Nước là một nguyên liệu quan trọng trong sản xuất bia. Nước chiếm từ 92 – 94 % khối lượng và có vai trò quan trọng đối với chất lượng bia. Trong nhà máy bia, nước được dùng với nhiều mục đích khác nhau như: Xử lý nguyên liệu, nấu nguyên liệu, làm nguội bán thành phẩm và thành phẩm, thanh trùng, vệ sinh xí nghiệp… Do đó, lượng nước sử dụng trong nhà máy bia rất lớn. Lượng nước trực tiếp dùng để nấu bia không nhiều nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của bia. Chính vì thế, nước để nấu bia phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Nước phải trong suốt, không màu, không mùi, không vị và không chứa các vi sinh vật gây bệnh. - Nước có độ cứng trung bình từ 5 – 6 mg/l, pH 6.8 – 7.3, độ oxy không vượt quá 1 – 2 mg/l, hàm lượng cặn khô không vượt quá 600 mg/l, chuẩn độ coli không nhỏ hơn 300ml, chỉ số coli không lớn hơn 3. - Nước sử dụng để nấu bia không được có xianua, thuỷ ngân, Bari, Crom, Amoniac, Photphat, Sunphuahydro, Nitric… Tại nhà máy bia, nguồn nước được sử dụng được cấp từ các nhà máy nước của khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc và nguồn nước ngầm của nhà máy sau khi xử lý cặn, loại bỏ tạp chất, tiết trùng bắng clo, khử mùi và lọc tinh. 1.5 Nấm men Chủng nấm men được sử dụng là chủng nấm men chìm. Thành phần hoá học của tế bào chứa khoảng 75 % nước, 15 – 45 % protein của chất khô, 25 – 35 % cacbonhydrat, 4 – 7 % chất béo, 8 – 9 % chất vô cơ. Ngoài ra nhà máy còn sử dụng một số loại phụ liệu khác như: caramen, enzim, các hoá chất khác. CHƯƠNG 2: BỘ PHẬN NGHIỀN, NẤU BIA 2.1 Bộ phận nghiền 2.1.1 Sơ đồ qui trình công nghệ  2.1.2 Thuyết minh qui trình: Mục đích của quá trình nghiền là phá vỡ cấu trúc của tế bào để tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của nguyên liệu với nước, tạo điều kiện hồ hoá nhanh, thúc đẩy quá trình đường hoá, tăng khả năng tiếp xúc của enzym với cơ chất cũng như việc thực hiện quá trình thuỷ phân nhanh, đồng thời thu được chất hoà tan có nồng độ cao nhất. Malt và gạo được nghiền từ 2 máy nghiền khác nhau, malt được nghiền bằng máy nghiền trục còn gạo được nghiền bằng máy nghiền búa. Trước khi vận hành, cần kiểm tra lại toàn bộ thiết bị, máy móc, để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình làm việc. Tiếp theo, cho khởi động máy theo thứ tự sau: vít tải (gầu tải) sau khi nghiền, máy nghiền, vít tải trước nghiền, sàn rung, gầu tải, hệ thống hút bụi. Cần kiểm tra số bao gạo và malt cho đủ một mẻ nấu hay không (nguyên liệu cho một mẻ nấu là 1650 kg gạo và 1700 kg malt). Sau khi kiểm tra đã đủ nguyên liệu và khởi động máy thì tiến hành đổ nguyên liệu vào gầu tải. Gạo cho nghiền trước, malt nghiền sau vì bột gạo cho phối trộn với nước trước bột malt. Chú ý khi đổ nguyên liệu vào gầu tải không được kéo cửa khoang lên quá cao vì dễ dẫn đến hiện tượng quá tải. Gạo (malt) sau khi đưa vào gầu tải sẽ được gầu tải vận chuyển lên trên rồi chuyển đến sàn rung, tại đây gạo (malt) sẽ được làm sạch trước khi qua máy nghiền. Sàn rung được chia làm 3 ngăn: ngăn trên cùng có lưới sàn có kích thước lỗ lưới lớn và một nam châm đặt ngay dưới cửa nạp liệu, nên trước khi nguyên liệu vào ngăn này sẽ được nam châm hút tách kim loại ra khỏi nguyên liệu, sau đó các tạp chất lớn sẽ được giữ lại trên lưới sàn. Gạo (malt) và tạp chất nhỏ sẽ đi xuống ngăn thứ 2 và tại đây gạo (malt) sẽ được giữ lại , còn tạp chất nhỏ mịn sẽ lọt qua lưới sàn thứ 2 và rơi xuống ngăn thứ 3. Để tách bụi và tạp chất lơ lửng người ta có gắn thêm quạt hút để dẫn ra ngoài đến cyclon để lằng bụi. Gạo (malt) sau khi loại tạp chất sẽ được vít tải đưa lên phễu chứa trước khi nghiền. Tại phễu chứa trước nghiền, gạo (malt) sẽ được đưa xuống máy nghiền với một lượng nhất định. Đối với gạo thì sử dụng máy nghiền búa vì gạo đòi hỏi phải được nghiền mịn nhằm tạo thuận lợi cho quá trình dịch hóa và đường hóa, còn với malt ta sử dụng máy nghiền trục với 2 cặp trục nghiền, malt được nghiền thô hơn so với gạo, ở nhà máy sử dụng chế độ nghiền thô malt vì ở quá trình lọc sau khi nấu, nhà máy sử dụng thiết bị lọc đáy bằng nghiền thô malt sẽ giữ được lớp vỏ trấu nhằm làm tăng hiệu suất của quá trình lọc. Trong quá trình nghiền, cần thường xuyên kiểm tra chất lượng của bột nghiền và lượng nguyên liệu đưa vào. Nếu phát hiện trong bột gạo xuất hiện hạt nguyên, còn với malt là xuất hiện hạt nguyên hoặc vỏ nghiền nát thì phải có biện pháp xử lí điều chỉnh tốc độ quay của búa nghiền hoặc khoảng cách của các trục nghiền, thời gian nghiền và lượng nguyên liệu nạp vào cho thích hợp, cần thiết thì ngừng máy và báo cho người có trách nhiệm để xử lí kịp thời. Gạo sau khi nghiền được gầu tải (còn với malt là vít tải) vận chuyển lên phễu chứa trước khi phối trộn với nước. Gạo và malt được định lượng bằng cân tự động. nước sử dụng để phối trộn là nước công nghệ ở nhiệt độ thường đã qua xử lí. Tỉ lệ phối trộn với gạo là 1:3 (1 gạo nước 3) còn với malt là 1:4. Đối với gạo khi phối trộn cần bổ sung thêm một lượng malt lót bằng 3% so với khối lượng gạo để tăng cường khả năng thủy phân gạo khi nấu. Gạo và malt sau khi phối trộn với nước được bơm vận chuyển sang nồi nấu gạo và nồi nấu malt. 2.1.3 Thiết bị chính trong phân xưởng nghiền: 2.1.3.1 Sàng rung: a. Cấu tạo: 1.Phễu nạp liệu 2. Ống dẫn tạp chất lớn 3. Rơm rác 4. Tạp chất bé 5. Nguyên liệu sạch 6. Bụi 7. Con quay điều chỉnh hạt 8. Sàn rung b. Nguyên tắc hoạt động: Nguyên liệu được đưa vào qua phễu số (1), dưới sự điều chỉnh của con quay (7) nguyên liệu được phân phối đều xuống sàng rung (8). Sàn rung (8) gồm có 3 ngăn. Ở ngăn trên cùng có kích thước lỗ lưới lớn nên khi nguyên liệu chịu tác động của sàn rung thì gạo (malt) và tạp chất bé sẽ lọt qua lỗ sàng xuống ngăn thứ 2, còn tạp chất lớn sẽ được giữ lại ở ngăn thứ nhất và được vận chuyển theo đường ống 2 ra ngoài. Tại ngăn thứ 2 với kích thước lỗ sàng nhỏ hơn so với ngăn thứ nhất sẽ tiến hành phân loại tạp chất bé và gạo (malt) Gạo (malt) với kích thước lớn hơn được giữ lại ở ngăn thứ 2 và được vít tải chuyển đến bộ phận nghiền. các tạp chất nhỏ sẽ rơi xuống ngăn cuối và được vận chuyển ra ngoài. Để tách bụi và các tạp chất dạng lơ lửng người ta sử dụng quạt hút và hút ra ngoài qua cyclon. Trên đường nguyên liệu xuống sàng, có hệ thống nam châm tác tạp chất kim loại. 2.1.3.2 Máy nghiền trục a. Cấu tạo: gồm có 2 cặp trục, khoảng cách của cặp trục thứ nhất. Khoảng cách giữa cặp trục thứ nhất là 1,5mm , cặp trục thứ 2 là 0,42mm. b.Nguyên tắc hoạt động Mal được đổ vào phễu và được nghiền sơ bộ ở cặp trục thứ nhất và được đưa xuống trục thứ 2 để tiếp tục nghiền mịn hơn do khoảng cách giữa 2 cặp trục, ở căp trục thứ nhất lớn hơn cặp trục thứ 2. Trong quá trình nghiền phải thường xuyên kiểm tra chất lượng của bột nghiền, nếu xuất hiện hạt nguyên hoặc vỏ bị vỡ nát thì phải dừng máy và điều chỉnh khe nghiền cho thích hợp. 2.1.3.3 Máy nghiền búa a. Cấu tạo: 1. Phễu nạp liệu 2. Búa 3. Lưới 4. Đĩa treo 5. Trục quay b. Nguyên tắc hoạt động: Gạo được đưa vào máy nghiền búa qua phễu nạp liệu (1). Gạo được nghiền nát nhờ vào lực va đập của búa nghiền vào thành trong của máy nghiền và do sự cọ xát giữa các hạt với nhau. Búa được lắp trên đĩa treo số (4) gắn trên trục quay (5), các búa được treo cách đều nhau. Gạo sau khi nghiền với kích thước yêu cầu sẽ lọt qua lưới 3 ra ngoài và được đưa vào phễu chứa nhờ gầu tải. Lưới sàng có kích thước lỗ là 1,7 mm. 2.2 Phân xưởng nấu 2.2.1 Sơ đồ qui trình công nghệ 2.2.2 Thuyết minh qui trình Trước khi tiến hành một mẻ nấu, phải thực hiện công việc chuẩn bị gồm: + Chuẩn bị nguyên liệu, chất phụ gia theo qui định của một mẻ nấu, đảm bảo đúng tiêu chuẩn và chất lượng. + Đảm bảo đủ nước và hơi đốt, đạt tiêu chuẩn cho một mẻ nấu. + Các thiết bị phải đảm bảo sạch sẽ, các van đóng mở đúng theo yêu cầu. Quá trình nấu bao gồm các công đoạn chính sau: a. Đường hóa nguyên liệu: Mục đích: Dưới tác động của enzim thủy phân có trong nguyên liệu và bổ sung bên ngoài vào, tinh bột được thủy phân để tạo thành chủ yếu là đường maltoza và các dextrin để tạo cơ chất cho quá trình lên men sau này. Trước khi nấu, ta kiểm tra và điều chỉnh pH của nước phối trộn trong khoảng cho phép là 6- 7,5. Để điều chỉnh pH nhà máy sử dụng axit H3PO4 Tại nồi nấu gạo, sau khi đun sôi dịch đã phối trộn vào, t
Luận văn liên quan