Các giải Nobel Kinh tế từ năm 2000 đến nay

NĂM 2009: Elinor Ostrom nhận giải “phân tích về quản lý kinh tế, đặc biệt là về những tài nguyên chung" còn Oliver E.Williamson nhận giải "phân tích về quản lý kinh tế, đặc biệt là về những đường biên của hãng". Bà Elinor Ostrom đã chứng minh lập luận "cha chung không ai khóc" là hoàn toàn sai nhờ đưa ra những nghiên cứu thực nghiệm cho thấy quản lý tài sản chung vẫn hoàn toàn có hiệu quả cao, thay vì phải cá nhân hóa hay quản lý tập trung về 1 mối. Nơi mà tài sản công được quản lý dựa trên những nguyên tắc được đề ra bởi chính tổ chức đó sẽ cho kết quả tốt hơn bị những qui định từ phía bên ngoài. Ông Oliver Williamson tập trung nghiên cứu về quản lý kinh tế trong khu vực công ty. Trong một số trường hợp, các hình thức thể chế khác như tổ chức hãng (đóng góp của Willamson) hay sự tự quản lý nguồn lực chung của người sử dụng tài nguyên (đóng góp của Ostrom) có thể là giải pháp hiệu quả hơn thị trường. Williamson đi sâu vào việc phát triển lý thuyết hãng, Ostrom tìm hiểu về cơ chế kiểm soát hữu hiệu đối với các tài nguyên chung để tránh việc chúng bị rơi vào tình trạng khai thác cạn kiệt. • NĂM 2008: Paul Krugman đóng góp về Thuyết thương mại và Kinh tế địa lý. Ông giải thích tập trung công nghiệp ở một địa phương có sẵn một thị trường lớn. Qua thời gian, nếu lực hướng tâm này đủ mạnh sẽ có hiệu ứng tích lũy: những vùng là nơi đầu tiên có những trung tâm sản xuất thì những vùng ấy sẽ thu hút thêm các nhà sản xuất, trở thành trung tâm kinh tế, vùng khác trở thành “ngoại vi”. Ông đã phát triển mô hình giải thích những hình mẫu thương mại được quan sát giữa các nước, cũng như lý do và địa điểm các loại hàng hóa đuợc sản xuất. Ông đã làm sáng tỏ các vấn đề về kinh tế và thương mại quốc tế khác hẳn so với các nghiên cứu trước đó giải đáp về vấn đề tự do thương mại và toàn cầu hoá đã thúc đẩy đô thị hoá toàn cầu. • NĂM 2007: Các thị trường sẽ được thiết kế thế nào để chúng có thể hoạt động hiệu quả hơn? Đây là câu hỏi mà cả 3 người đoạt giải Nobel Kinh tế 2007 là Leonid Hurwicz, Eric Maskin và Roger Myerson đã đoạt giải Nobel kinh tế năm 2007 đã cố gắng trả lời. Leonid Hurwicz đã đặt nền móng cho Học thuyết thiết kế cơ chế và được hai nhà kinh tế Roger B. Myerson và Eric S. Maskin, phát triển lên, giúp nâng cao sự hiểu biết về cơ cấu phân phối tối ưu trong mọi hoàn cảnh, giải thích động cơ của các cá nhân và những thông tin riêng. Lý thuyết này giải thích lí do không có giải pháp thị trường nào cho vấn đề cung cấp hàng hóa công cộng và một thị trường mang lại hiệu quả đầy đủ nhất chỉ trong những điều kiện rất phi thực tế. Học thuyết này giúp xác định cơ chế nhận biết thu nhập lớn nhất từ thương mại, tối đa hóa thu nhập của các nhà buôn hoặc cung cấp một kế hoạch có tính bao quát chắc chắn mà không mắc sai lầm. Học thuyết này cũng giúp tạo ra một hệ thống đánh thuế mới: trợ cấp xã hội được đưa tới mọi nơi cần thiết và giúp đánh giá những quy định của chính phủ trên một số lĩnh vực cụ thể.

docx3 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2529 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các giải Nobel Kinh tế từ năm 2000 đến nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NĂM 2009: Elinor Ostrom nhận giải “phân tích về quản lý kinh tế, đặc biệt là về những tài nguyên chung" còn Oliver E.Williamson nhận giải "phân tích về quản lý kinh tế, đặc biệt là về những đường biên của hãng". Bà Elinor Ostrom đã chứng minh lập luận "cha chung không ai khóc" là hoàn toàn sai nhờ đưa ra những nghiên cứu thực nghiệm cho thấy quản lý tài sản chung vẫn hoàn toàn có hiệu quả cao, thay vì phải cá nhân hóa hay quản lý tập trung về 1 mối. Nơi mà tài sản công được quản lý dựa trên những nguyên tắc được đề ra bởi chính tổ chức đó sẽ cho kết quả tốt hơn bị những qui định từ phía bên ngoài. Ông Oliver Williamson tập trung nghiên cứu về quản lý kinh tế trong khu vực công ty. Trong một số trường hợp, các hình thức thể chế khác như tổ chức hãng (đóng góp của Willamson) hay sự tự quản lý nguồn lực chung của người sử dụng tài nguyên (đóng góp của Ostrom) có thể là giải pháp hiệu quả hơn thị trường. Williamson đi sâu vào việc phát triển lý thuyết hãng, Ostrom tìm hiểu về cơ chế kiểm soát hữu hiệu đối với các tài nguyên chung để tránh việc chúng bị rơi vào tình trạng khai thác cạn kiệt. NĂM 2008: Paul Krugman đóng góp về Thuyết thương mại và Kinh tế địa lý. Ông giải thích tập trung công nghiệp ở một địa phương có sẵn một thị trường lớn. Qua thời gian, nếu lực hướng tâm này đủ mạnh sẽ có hiệu ứng tích lũy: những vùng là nơi đầu tiên có những trung tâm sản xuất thì những vùng ấy sẽ thu hút thêm các nhà sản xuất, trở thành trung tâm kinh tế, vùng khác trở thành “ngoại vi”. Ông đã phát triển mô hình giải thích những hình mẫu thương mại được quan sát giữa các nước, cũng như lý do và địa điểm các loại hàng hóa đuợc sản xuất. Ông đã làm sáng tỏ các vấn đề về kinh tế và thương mại quốc tế khác hẳn so với các nghiên cứu trước đó giải đáp về vấn đề tự do thương mại và toàn cầu hoá đã thúc đẩy đô thị hoá toàn cầu. NĂM 2007: Các thị trường sẽ được thiết kế thế nào để chúng có thể hoạt động hiệu quả hơn? Đây là câu hỏi mà cả 3 người đoạt giải Nobel Kinh tế 2007 là Leonid Hurwicz, Eric Maskin và Roger Myerson đã đoạt giải Nobel kinh tế năm 2007 đã cố gắng trả lời. Leonid Hurwicz đã đặt nền móng cho Học thuyết thiết kế cơ chế và được hai nhà kinh tế Roger B. Myerson và Eric S. Maskin, phát triển lên, giúp nâng cao sự hiểu biết về cơ cấu phân phối tối ưu trong mọi hoàn cảnh, giải thích động cơ của các cá nhân và những thông tin riêng. Lý thuyết này giải thích lí do không có giải pháp thị trường nào cho vấn đề cung cấp hàng hóa công cộng và một thị trường mang lại hiệu quả đầy đủ nhất chỉ trong những điều kiện rất phi thực tế. Học thuyết này giúp xác định cơ chế nhận biết thu nhập lớn nhất từ thương mại, tối đa hóa thu nhập của các nhà buôn hoặc cung cấp một kế hoạch có tính bao quát chắc chắn mà không mắc sai lầm. Học thuyết này cũng giúp tạo ra một hệ thống đánh thuế mới: trợ cấp xã hội được đưa tới mọi nơi cần thiết và giúp đánh giá những quy định của chính phủ trên một số lĩnh vực cụ thể. NĂM 2006: Edmund S. Phelps đã đưa ra kiến thức về sự cân bằng trong 2 lĩnh vực lạm phát và thất nghiệp. Công thức về tích lũy vốn và cách cân bằng giữa lạm phát thất nghiệp. Ông kết luận rằng không có sự cân bằng dài hạn giữa lạm phát và thất nghiệp trong khi lạm phát kì vọng đang trở thành lạm phát thật sự. Về lâu dài, nền kinh tế sẽ tiếp cận tới tỷ lệ thất nghiệp cân bằng, khi mà mức lạm phát thật sự trùng khớp với lạm phát kì vọng. Thị trường lao động sẽ quyết định mức cân thất nghiệp cân bằng như thế nào. Nỗ lực làm giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới mức cân bằng sẽ chỉ gây lạm phát liên tiếp. Chính sách làm ổn định vẫn có vai trò quan trọng việc kiềm chế dao động tỷ lệ thất nghiệp quanh mức cân bằng. Phelps cũng đưa ra mô hình đầu tiên về những yếu tố quyết định tới cân bằng thất nghiệp, chỉ ra sự tồn tại của tỷ lệ thất nghiệp cân bằng duy nhất được tính theo mức tăng lương của công ty và mức tăng lương kỳ vọng. Sự sáng tạo của Phelps là đã bắt đầu từ những giả định về hành vi hay các yếu tố cá nhân trong thị trường lao động. Phelps cũng là người đầu tiên tích hợp giả thiết về hiệu lực của lương vào lý thuyết kinh tế vĩ mô. Giả thuyết đó cho rằng đầu tư sinh lời nhất của một công ty là trả lương cao để nâng cao tinh thần người lao động, giảm thiểu số người chuyển việc và thu hút lao động có kĩ năng cao hơn. Cơ chế đó cũng giúp đưa tỷ lệ thất nghiệp về mức cân bằng. Phelps cũng phân tích vai trò của đầu tư cho giáo dục (vốn con người) và nghiên cứu-phát triển trong tăng trưởng, ở đó nguyên tắc vàng cũng được áp dụng. Để đạt mức tiêu dùng tối đa trong một thời gian dài, đầu tư cho nghiên cứu-phát triển (tăng trình độ công nghệ) cũng cần được điều chỉnh sao cho lợi nhuận của nó cân bằng với tỷ lệ tăng trưởng nền kinh tế. NĂM 2005: Robert Aumann và Thomas Schelling, đã đoạt giải Nobel kinh tế 2005, cho những nỗ lực của họ trong Phân tích lý thuyết – trò chơi. Nghiên cứu của các ông tập trung vào lý giải sự hình thành các thể chế kinh tế và xã hội nhằm phối hợp hành vi của các bên trong những tương tác có tính chiến lược. Tức là những tình huống mà mỗi bên đều tìm cách "gây ảnh hưởng, dự đoán và thích ứng với những chiến lược hay cách thức ứng xử mà các đối tác khác đã làm, hoặc dự định làm". Một tương tác tiêu biểu là đàm phán về giá cả giữa người mua và người bán. Mỗi bên đều tìm cách đoán xem bên kia sẽ chấp nhận đề đạt gì từ phía mình. Khi những dự đoán của họ trùng hợp nhau thì thỏa thuận được thực hiện. Theo thuật ngữ lý thuyết trò chơi, họ đạt được đến trạng thái cân bằng - mỗi bên đã hành động phù hợp nhất với dự đoán của mình về điều mà bên kia mong đợi và những dự đoán đó là đúng. NĂM 2004: Finn E. Kydland và Edward C. Prescott đã có công lớn trong việc Nghiên cứu tác động của chính sách chính phủ đối với các nền kinh tế trên toàn cầu và những động lực đằng sau chu kỳ kinh doanh. Nghiên cứu của họ đã chỉ ra rằng, chính phủ và ngân hàng trung ương các nước có thể hoạt động hiệu quả hơn khi đưa ra được những quy tắc kiên định, lâu dài và cố gắng theo đuổi nó. Nghiên cứu này đã chuyển hướng thảo luận các chính sách kinh tế từ đánh giá từng chính sách riêng biệt sang tổng thể việc hoạch định chính sách góp phần quan trọng cải tổ các ngân hàng trung ương và thiết kế một chính sách tiền tệ ở nhiều quốc gia trên thế giới trong thập kỷ trước, hiện tượng sốc cung cũng có thể có những ảnh hưởng lâu dài. NĂM 2003: Robert F. Engle, người Mỹ và Clive W.J. Granger, người Anh sử dụng các phương pháp thống kê theo chuỗi thời gian kinh tế, xoáy sâu vào sai số trong mô hình hồi quy nhằm phân tích tác động đồng thời của các biến số đồng liên kết lên biến số nghiên cứu. Họ đều cố gắng khai thác để lấy thông tin từ sai số hồi quy giúp cho mô hình đưa ra xác với thực tế và sai số còn lại thực sự biến động ngẫu nhiên chứ không còn theo xu hướng rõ rệt nào. Hai nhà nghiên cứu sử dụng dữ liệu dưới dạng số liệu theo chuỗi thời gian kinh tế khi ước tính các mối quan hệ và kiểm tra giả thuyết từ lý thuyết kinh tế. Những số liệu theo chuỗi thời gian như vậy chỉ ra sự phát triển của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), giá cả, lãi suất, giá cổ phiếu và v.v... Như vậy giá trị ứng dụng của mô hình này là giúp cho việc kiểm định các lý thuyết và dự báo giá trị tương lai chính xác hơn nhiều so với phương pháp bình phương bé nhất OLS, nó còn là công cụ không thể thiếu cho các nhà phân tích tài chính, ngân hàng, các nhà hoạch định chính sách và các công ty quản lý quỹ trên thế giới. NĂM 2002: Daniel Kahneman đã đưa Những hiểu biết về tâm lý học vào kinh tế, do đó, đặt nền móng cho một lĩnh vực nghiên cứu mới. Kết quả nghiên cứu chính của ông liên quan tới quá trình ra quyết định trong những trường hợp không chắc chắn. Ông đã chỉ ra quyết định của con người có thể chệch khỏi các quyết định được dự đoán bởi lý thuyết kinh tế tiêu chuẩn một cách có hệ thống. Cùng với Amos Tversky (qua đời vào năm 1996), Daniel đưa ra lý thuyết triển vọng. Lý thuyết triển vọng giải thích tốt hơn hành vi được quan sát. Ông cũng phát hiện cách đánh giá của con người xa rời những nguyên tắc xác suất cơ bản và phát triển một loạt phương pháp thí nghiệm, đặt ra các tiêu chuẩn cho thí nghiệm đáng tin cậy về kinh tế học. Vernon Smith đã đặt nền móng cho lĩnh vực kinh tế thực nghiệm. Ông đã phát triển một loạt phương pháp thí nghiệm, đặt ra các tiêu chuẩn cho thí nghiệm đáng tin cậy về kinh tế học. Những thí nghiệm này là công cụ trong phân tích kinh tế thực nghiệm, đặc biệt là trong nghiên cứu các cơ chế thị trường luân phiên. NĂM 2001: George A.Akerlof, A.Michael Spence, Joseph E.Stiglitz đoạt giải nhờ Phân tích về thị trường và thông tin ảnh hưởng tới thị trường, giải thích mang tính tổng quát và mở rộng lý thuyết nhằm lý giải về sự tồn tại trên thực tế thông tin không cân xứng. Akerlof chỉ ra rằng, về lý thuyết vấn đề thông tin có thể hoặc gây ra sự sụp đổ của toàn bộ thị trường, hoặc đưa thị trường vào tình huống lựa chọn ngược đối với sản phẩm chất lượng thấp, sự phổ biến và tầm quan trọng của tính không cân xứng về thông tin. Một tư tưởng quan trọng là tác nhân kinh tế có thể có những kích thích đủ mạnh để bù đắp được những tác động ngược về thông tin đối với hiệu quả của thị trường. Cống hiến của Spence là hình thành và phát triển ý tưởng làm thế nào mà các cá nhân có được thông tin tốt hơn và có thể truyền phát về một thị trường nào đó một cách đáng tin cậy cho những cá nhân được thông tin kém hơn, nhằm tránh được những vấn đề liên quan đến sự lựa chọn ngược. Stiglitz phân tích tác động của thông tin không cân xứng trong nhiều bối cảnh khác nhau, từ tình trạng thất nghiệp tới việc thiết kế một hệ thống tối ưu. Akerlof còn phát triển lý thuyết kinh tế khi xem xét từ góc độ xã hội học và nhân chủng học. Những đóng góp nổi bật nhất của ông trong lĩnh vực này liên quan đến hiệu quả của các thị trường lao động. Akerlof chỉ ra rằng những khía cạnh tình cảm như sự nhân nhượng của giới chủ có thể làm cho tiền lương được xác định ở mức cao và do vậy gây ra thất nghiệp. NĂM 2000: James J. Heckman và Daniel L. McFadden, Mỹ, vì những đóng góp trong phát triển các lý thuyết nhằm giúp phân tích dữ liệu lao động cũng như cách thức con người đưa ra quyết định về công việc và du lịch. Về lĩnh vực toán vi kinh tế, hai ông đều nghiên cứu lý thuyết và chỉ ra các phương pháp được sử dụng rộng rãi trong phân tích hành vi của các cá nhân hộ gia đình và lĩnh vực kinh tế. J.Heckman đã nghiên cứu lý thuyết và phương pháp về phân tích “Sự lựa chọn cá nhân”. Hai ông đã giải quyết được vấn đề hết sức cơ bản từ phân tích dữ liệu vi mô và chỉ ra các nguyên tắc cơ bản trong lý thuyết kinh tế. Đồng thời cũng chỉ ra các tác động qua lại một cách tương đối đối với việc nghiên cứu các vấn đề xã hội quan trọng khác. Với các dữ liệu thông tin kinh tế cho trước, thông thường phải lấy các mẫu lựa chọn. Nếu lựa chọn mà không nghiên cứu sẽ làm giảm chất lượng của những kết quả nghiên cứu. Heckman đã đưa ra phương pháp thống kê để xử lý các mẫu lựa chọn hiệu quả nhất và các công cụ để giải quyết những vấn đề có mối liên quan chặt chẽ của các hành vi cá nhân. Ông là người đi đầu trong việc nghiên cứu các ứng dụng trong lĩnh vực toán vi kinh tế để đánh giá hiệu quả của công trình xã hội hay ảnh hưởng của tự nhiên đến cơ hội tìm việc làm. “Những dữ liệu vi mô” thường được thể hiện trong “Sự lựa chọn cá nhân”- Mc. Hadden đã chuyển từ phương pháp thống kê sang nghiên cứu thực nghiệm với nền tảng lý thuyết vững chắc.
Luận văn liên quan