Các giải pháp cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở một số công ty dệt may trên địa bàn Hà Nội

Thế giới đang từng bước đi vào nền kinh tế tri thức, chuyển từ việc lấy khoa học kỹ thuật làm trung tâm sang lấy con người làm trung tâm. Yếu tố con người đã và đang trở thành tài sản quý giá nhất của mỗi quốc gia nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng. Bởi nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển lâu dài của quốc gia cũng như của doanh nghiệp đó. Chi phí cho công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong mỗi doanh nghiệp chính là chi phí cho đầu tư lâu dài, cần thiết cho sự phồn thịnh của doanh nghiệp trong tương lai. Ngành Dệt-May hiện đang giữ một vai trò quan trọng và đóng góp lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu năm 2002 đạt 2 tỷ USD chỉ sau ngành Dầu khí. Hà Nội là một trọng điểm lớn của ngành Dệt- May cả nước. Theo chiến lược của chính phủ và Tổng công ty Dệt-May tháng 11/2001 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, “chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt may đến năm 2010” mở ra một số cơ hội lớn để cho nghành dệt may có đIều kiện phát triển và hội nhập nhanh chóng với các nước trong khu vực và thế giới. Hiện nay sản phẩm của ngành Dệt-May đang phải cạnh tranh khốc liệt “dưới sức” với hàng dệt may của Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước trong khu vực như Thái Lan, Malayxia Thời hạn gia nhập thị trường mậu dịch tự do khu vực AFTA cũng sắp kết thúc, đó vừa là cơ hội đồng thời cũng vừa là thách thức lớn với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Trước tình hình đó nguồn nhân lực và công tác đào tạo của ngành Dệt- May nói chung và một số công ty Dệt-May trên địa bàn Hà Nội nói riêng còn nhiều bất cập, hạn chế chưa có được nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới. Các công ty Dệt-May hầu hết chưa có một kế hoạch “dài hơi”, bài bản cho công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Chất lượng lao động của một số công ty Dệt- May trên địa bàn Hà Nội tuy đã được nâng cao hơn nhiều so với những năm trước đây nhưng hiện nay chưa phải đã thực sự đáp ứng yêu cầu thực tế nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và trên quy mô toàn cầu như hiện nay và mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Năm 2002 cấp bậc công nhân bình quân của cả 4 công ty này mới chỉ đạt 2.63/6 và còn thấp hơn nữa đối với công nhân may Trong những năm tới đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực rất cao. Nguồn nhân lực có đáp ứng được yêu cầu thì sản phẩm Dệt- May mới có đủ khả năng cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài. Nhằm đóng góp vào công tác đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở một số công ty Dệt- May trên địa bàn Hà Nội, luận văn này sẽ trình bày “Các giải pháp cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở một số công ty dệt may trên địa bàn Hà Nội

doc9 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2408 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các giải pháp cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở một số công ty dệt may trên địa bàn Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các giải pháp cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở một số công ty dệt may trên địa bàn Hà Nội Đề cương đề tài mã số: LVV597 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Thế giới đang từng bước đi vào nền kinh tế tri thức, chuyển từ việc lấy khoa học kỹ thuật làm trung tâm sang lấy con người làm trung tâm. Yếu tố con người đã và đang trở thành tài sản quý giá nhất của mỗi quốc gia nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng. Bởi nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển lâu dài của quốc gia cũng như của doanh nghiệp đó. Chi phí cho công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong mỗi doanh nghiệp chính là chi phí cho đầu tư lâu dài, cần thiết cho sự phồn thịnh của doanh nghiệp trong tương lai. Ngành Dệt-May hiện đang giữ một vai trò quan trọng và đóng góp lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu năm 2002 đạt 2 tỷ USD chỉ sau ngành Dầu khí. Hà Nội là một trọng điểm lớn của ngành Dệt- May cả nước. Theo chiến lược của chính phủ và Tổng công ty Dệt-May tháng 11/2001 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, “chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt may đến năm 2010” mở ra một số cơ hội lớn để cho nghành dệt may có đIều kiện phát triển và hội nhập nhanh chóng với các nước trong khu vực và thế giới. Hiện nay sản phẩm của ngành Dệt-May đang phải cạnh tranh khốc liệt “dưới sức” với hàng dệt may của Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước trong khu vực như Thái Lan, Malayxia…Thời hạn gia nhập thị trường mậu dịch tự do khu vực AFTA cũng sắp kết thúc, đó vừa là cơ hội đồng thời cũng vừa là thách thức lớn với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Trước tình hình đó nguồn nhân lực và công tác đào tạo của ngành Dệt- May nói chung và một số công ty Dệt-May trên địa bàn Hà Nội nói riêng còn nhiều bất cập, hạn chế chưa có được nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới. Các công ty Dệt-May hầu hết chưa có một kế hoạch “dài hơi”, bài bản cho công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Chất lượng lao động của một số công ty Dệt- May trên địa bàn Hà Nội tuy đã được nâng cao hơn nhiều so với những năm trước đây nhưng hiện nay chưa phải đã thực sự đáp ứng yêu cầu thực tế nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và trên quy mô toàn cầu như hiện nay và mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Năm 2002 cấp bậc công nhân bình quân của cả 4 công ty này mới chỉ đạt 2.63/6 và còn thấp hơn nữa đối với công nhân may Trong những năm tới đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực rất cao. Nguồn nhân lực có đáp ứng được yêu cầu thì sản phẩm Dệt- May mới có đủ khả năng cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài. Nhằm đóng góp vào công tác đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở một số công ty Dệt- May trên địa bàn Hà Nội, luận văn này sẽ trình bày “Các giải pháp cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở một số công ty dệt may trên địa bàn Hà Nội”. 2. Mục đích nghiên cứu. - Khẳng định cơ sở khoa học của công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. - Phân tích thực trạng công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại một số công ty dệt may trên địa bàn Hà Nội. - Đóng góp một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại một số công ty dệt may trên điạ bàn Hà Nội. 3. Phạm vi nghiên cứu. Hà Nội là một trong những trung tâm Dệt -May lớn nhất của cả nước thu hút lớn lượng lao động của ngành ở khu vực phía Bắc. Hơn nữa lao động ở Hà Nội được xem là có chất lượng khá của ngành. Do vậy em muốn tìm hiểu và nghiên cứu tình hình công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn này. Tuy nhiên với khả năng và điều kiện của mình em chỉ có thể tìm hiểu vấn đề thông qua khảo sát một số công ty Dệt -May trên địa bàn Hà Nội, cụ thể là những công ty : 1. Công ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội 2. Công ty may Chiến Thắng 3. Công ty dệt Minh Khai 4. Công ty may Thăng Long Sở dĩ 4 công ty trên được chọn làm đối tượng nghiên cứu bởi vì các công ty này đều có đặc điểm chung là công ty nhà nước, được thành lập từ khá lâu. Thu hút lực lượng lớn lao động của ngành Dệt -May trên địa bàn Hà Nội, Doanh thu và nộp ngân sách hàng năm của các công ty này lớn. Năm 2002 số lao động là 6566 người và được đánh giá là những đơn vị có chất lượng lao động khá và tốt của ngành. Với hy vọng thông qua nghiên cứu tình hình công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại các công ty này và xa hơn nữa là có thể phần nào hình dung được công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực nghành Dệt- May trên địa bàn Hà Nội . 4. Phương pháp nghiên cứu. Luận văn được nghiên cứu chủ yếu theo phương pháp tổng hợp, kết hợp từ nhiều phương pháp khác nhau: Phương pháp thống kê: các thông tin được thống kê sẵn hàng năm dựa trên nguồn thông tin từ các phòng ban trong công ty. Phương pháp phân tích: Trên cơ sở các kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực của một số công ty dệt may và số liệu thống kê hàng năm rồi tiến hành phân tích công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở các công ty đó. Phương pháp phỏng vấn và tiếp nhận những số liệu có sẵn chủ yếu là về tình hình của ngành Dệt-May. 5. Nguồn số liệu. Luận văn được xây dựng và hoàn thiện thông qua các nguồn số liệu được thu thập từ các nguồn sau: - Từ các phòng ban, chủ yếu là phòng Tổ chức hành chính của một số công ty Dệt- May trên địa bàn Hà Nội. - Từ kết quả phỏng vấn thông qua các phiếu hỏi. - Từ một số văn bản, quyết định của Chính phủ và Tổng công ty Dệt- May Việt Nam. - Một số tài liệu khác Luận văn gồm có : Chương I: Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Chương II : Phân tích thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong một số công ty Dệt -May trên địa bàn Hà Nội Chương III : Một số giải pháp và kiến nghị trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại một số công ty Dệt May trên địa bàn Hà Nội . Tuy luận văn tốt nghiệp đã được hướng dẫn cụ thể của giáo viên cùng với sự nỗ lực của bản thân. Song với khối lượng kiến thức lớn và khả năng bản thân có hạn, lần đầu tiên thâm nhập thực tế tại các cơ quan và doanh nghiệp. Cho nên luận văn tốt nghiệp chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết. Do vậy em rất mong được tiếp nhận và lĩnh hội sự hướng dẫn quý báu của các thầy cô giáo và sự góp ý nhiệt tình của các bạn sinh viên để bản luận văn tốt nghiệp được hoàn chỉnh hơn . Qua đây cho em được gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo TS. Trần Thị Thu đã hướng dẫn, chỉ bảo cụ thể ngay từ bước đầu trong quá trình thực tập và viết luận văn. TS. Nguyễn Văn Thành trưởng ban và các cô chú trong ban Nguồn nhân lực và xã hội của Viện Chiến Lược Phát Triển thuộc bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, các cô chú công tác tại một số công ty Dệt-May trên địa bàn Hà Nội giúp đỡ rất nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này . Lời Mở đầu 1 1. Tính cấp thiết của đề tài. 1 2. Mục đích nghiên cứu. 2 3. Phạm vi nghiên cứu. 2 4. Phương pháp nghiên cứu. 3 5. Nguồn số liệu. 3 Chương I 5 CƠ Sở Lý LUậN của ĐàO TạO PHáT TRIểN NGUồN 5 NHÂN LựC TRONG DOANH NGHIệP 5 I. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. 5 1. Khái niệm. 5 2. Mục đích của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 5 3. Vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 6 4. Nguyên tắc đào tạo nguồn nhân lực. 7 II. Trình tự xây dựng chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo phát triển nguồn nhân lực. 7 1. Trình tự xây dựng chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. 7 1.1. Xác định nhu cầu đào tạo. 8 1.2. Xác định mục tiêu đào tạo 11 1.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo 11 1.4. Xây dựng chương trình và phương pháp đào tạo 12 1.5. Dự tính kinh phí đào tạo 12 1.6. Lựa chọn và đào tạo giáo viên 13 1.7. Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo 13 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp. 14 2.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 14 2.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 14 2.3. Các yếu tố từ người lao động 15 III. Các phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. 15 1. Các phương pháp đào tạo kỹ năng cho người lao động 15 Có hai phương pháp: 15 1.1. Đào tạo trong công việc (On the job training) 15 1.2. Đào tạo ngoài công việc (off the job training) 16 2. Các phương pháp đào tạo năng lực quản lý. 17 2.1. Đào tạo trong công việc: 17 2.2. Đào tạo ngoài công việc. 17 IV. Một số kinh nghiệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong một số doanh nghiệp dệt may. 18 1. Công ty dệt may thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). 18 2. Dạy nghề theo đơn đặt hàng tại TPHCM. 18 3. Bài học kinh nghiệm của Malayxia. 19 4. Sự cần thiết phải đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại một số công ty Dệt- May trên địa bàn Hà Nội 19 Chương II: Phân tích thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại một số công ty dệt_may trên địa bàn Hà nội. 22 I. Những đặc điểm ảnh hưởng đến công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại một số công ty dệt_may trên địa bàn hà nội . 22 1. Những đặc điểm chung của ngành Dệt- May . 22 2. Những đặc điểm của một số công ty Dệt-May trên địa bàn Hà Nội. 24 II. Phân tích thực trạng nguồn nhân lực tại một số công ty dệt- may trên địa bàn Hà Nội. 33 1. Phân tích thực trạng Nguồn nhân lực tại một số công ty Dệt- May trên địa bàn Hà Nội 33 Trình độ 35 2. Nhận xét thực trạng nguồn nhân lực 38 III. Phân tích thực trạng công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại một số công ty Dệt- May trên địa bàn hà nội. 39 1. Phân tích thực trạng đào tạo phát triển nguồn nhân lực 39 1.1 Xác định nhu cầu đào tạo 39 1.2. Các hình thức đào tạo 40 1.3. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo tại một số công ty Dệt- May trên địa bàn Hà Nội. 43 1.5. Công tác kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo 45 1.6. Sử dụng lao động sau đào tạo tại một số công ty Dệt- May nghiên cứu. 46 1.7. Kết quả đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở một số công ty Dệt- May trên địa bàn Hà Nội. 51 IV. Kết luận về thực trạng công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của một số công ty Dệt- May trên địa bàn Hà Nội. 53 1. Kêt luận về công tác đào tạo. 53 2. Nguyên nhân của những tồn tại trên 55 Chương III 57 Một số giảI pháp và kiến nghị trong công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho một số công ty dệt-may trên địa bàn Hà Nội. 57 I. các giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại một số công ty Dệt- May 57 1. Dự báo nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của công ty. 57 1.1. Dự báo nhu cầu đào tạo kĩ năng cho công nhân trực tiếp sản xuất. 58 1.1.1. Đối với công nhân vận hành máy dệt. 58 1.1.2. Đối với công nhân may và một số nghề khác trong các công ty Dệt-May 59 1.2. Dự báo nhu cầu đào tạo năng lực quản lý 61 2. Hình thức và phương pháp đào tạo. 62 3. Lựa chọn đối tượng đào tạo 65 4. Thời gian đào tạo. 65 5. Đầu tư cho cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và đội ngũ giáo viên. 67 5.1. Đội ngũ giáo viên: 67 5.2 Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy 68 6. Tăng cường kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo. 68 7. Sử dụng lao động sau đào tạọ tại một số công ty Dệt- May trên địa bàn Hà Nội. 70 II. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo phát nguồn nhân lực ở một số công ty Dệt- May 72 1. Đối với Bộ Giáo dục và đào tạo 72 2. Đối với Tổng Công Ty Dệt- May Việt Nam. 73 3. Đối với một số công ty Dệt- May trên địa bàn Hà Nội. 75 Kết luận 77 Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn về công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại một số Công ty dệt may trên địa bàn Hà Nội 79 Phụ lục 2: Bảng tổng kết phiếu phỏng vấn 82 Phụ lục 3: Công việc may áo jacket 83 Đề cương bạn đang xem tại được trích dẫn từ bản toàn văn. Quý độc giả nào có nhu cầu tham khảo toàn bộ tài liệu có thể đặt mua tài liệu này từ thư viện. Vui lòng truy cập tại đây: Xin chân thành cảm ơn quý độc giả đã quan tâm đến thư viện trong thời gian vừa qua. Thông tin liên hệ:   Hotline: 093.658.3228 (Mr.Tâm) Điện thoại: 043.9911.302 Email: Thuvienluanvan@gmail.com Hệ thống Website:
Luận văn liên quan