Khi Liên Xô và các nước XHCH Đông Âu sụp đổ, các thế lực chống cộng đó hớ hửng cho rằng: “CHXH là sai lầm của lịch sử, CNTB là chế độ xó hội vĩnh hằng ”. Ở nước ta hồi đó đó khụng ớt người có phù hoạ với những luận điểm trên đây của các thế lực thù địch .Họ kêu gọi Đảng ta từ bỏ con đường XHCN cho rằng điều đó là trái qui luật phát triển của xó hội loài người, là ảo tưởng và khẳng định đất nước phải phát triển theo con đường TBCN .Họ mỉa mai:'' CNTB đâu có chết mà chỉ thấy CHXH chết mà thôi''
Mỗi lần chuẩn bị Đại hội, thu thập ý kiến đóng góp vào dự thảo nghị quyết hay trước những khó khăn nào đó của công cuộc xây dựng đất nước thỡ những điều phản bác và khẳng định trên lại xuất hiện .Và có kẻ cho rằng: “Xây dựng XHCN gỡ mà là lại thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần, cơ chế thị trường, chính sách mở cửa và phải dựa vào CNTB Và họ khẳng định “không có con đường phát triển nào khác ngoài con đường CNTB ” Những điều phản bác và khẳng định trên đây của họ liệu có đúng không ? Tất nhiên là không!
Ngay khi ra đời Đảng ta đó xỏc định con đường phát triển của dân tộc là quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN.Đó là đường lối tiến hành nhất quán suốt hơn 74 năm qua của đảng ta Trong quá trỡnh lónh đạo cách mạng, nhất là qua thực tiễn của 17 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh , Đảng ta khẳng định : Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên CNXH bỏ qua chế đọ TBCN, tức là bỏ qua viẹc xác lập vị trí thống trị của QHSX và KTTT TBCN, nhưng tiếp thu ,kế thừa những thành tựu mà nhân loại đó đạt được dưới chế độ TBCN, đặc biệt về khoa học và công nghệ , để phát triền nhanh LLSX, xây dựng nền kinh tế hiện đại .
18 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5380 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các hình thức đi lên chủ nghĩa hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lêi nãi ®Çu
Khi Liên Xô và các nước XHCH Đông Âu sụp đổ, các thế lực chống cộng đã hí hửng cho rằng: “CHXH là sai lầm của lịch sử, CNTB là chế độ xã hội vĩnh hằng ”. Ở nước ta hồi đó đã không ít người có phù hoạ với những luận điểm trên đây của các thế lực thù địch .Họ kêu gọi Đảng ta từ bỏ con đường XHCN cho rằng điều đó là trái qui luật phát triển của xã hội loài người, là ảo tưởng và khẳng định đất nước phải phát triển theo con đường TBCN .Họ mỉa mai:'' CNTB đâu có chết mà chỉ thấy CHXH chết mà thôi''
Mỗi lần chuẩn bị Đại hội, thu thập ý kiến đóng góp vào dự thảo nghị quyết hay trước những khó khăn nào đó của công cuộc xây dựng đất nước thì những điều phản bác và khẳng định trên lại xuất hiện .Và có kẻ cho rằng: “Xây dựng XHCN gì mà là lại thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần, cơ chế thị trường, chính sách mở cửa và phải dựa vào CNTB …’’ Và họ khẳng định “không có con đường phát triển nào khác ngoài con đường CNTB …” Những điều phản bác và khẳng định trên đây của họ liệu có đúng không ? Tất nhiên là không!
Ngay khi ra đời Đảng ta đã xác định con đường phát triển của dân tộc là quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN.Đó là đường lối tiến hành nhất quán suốt hơn 74 năm qua của đảng ta Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, nhất là qua thực tiễn của 17 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh , Đảng ta khẳng định : Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên CNXH bỏ qua chế đọ TBCN, tức là bỏ qua viẹc xác lập vị trí thống trị của QHSX và KTTT TBCN, nhưng tiếp thu ,kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ TBCN, đặc biệt về khoa học và công nghệ , để phát triền nhanh LLSX, xây dựng nền kinh tế hiện đại .
I. Lí luận chủ nghĩa Mác- Lê- nin về quá độ đi lên CNXH
1.Thời kì quá độ
Theo nguyên lí của chủ nghĩa Mác-Lê nin thì từ một phương thức sản xuất thấp chuyển lên một phương thức sản xuất cao hơn rất khoát đòi hỏi phải có một bước quá độ trung gian .Mà trong bước quá độ đó thì nền kinh tế vẫn còn tồn tại những đấu ấn của phương thức sản xuất cũ đang bộc lộ những hạn chế của nó, nhưng nó chưa bị tiêu diệt hoàn toàn. Đồng thời trong bước quá độ đó thì những mầm mống, những biểu hiện tiến bộ của phương thức sản xuất mới đã bắt đầu xuất hiện. Nhưng vì mới ra đời nên còn non yếu .Vì vậy lí luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin khẳng định Thời kì quá độ là cả một thời kì cải biến cách mạng không ngừng và triệt để .Từ một phương thức sản xuất này sang một phương thức sản xuất khác.Trong thời kì quá độ đan xen những yếu tố kinh tế của cả phương thức sản xuất cũ và mới.Vì vậy nó diễn ra một cuộc đấu tranh rất quuyết liệt trên cả phương diện kinh tế ,chính trị,xã hội.
Thời kì quá độ lên CNXH là thời kì cải biến cách mạng sâu sắc và toàn diện từ xã hội cũ sang xã hội mới –Xã hội XHCN.
Về kinh tế: Đây là thời kì liên quan đến nhiều mặt, nhiều bộ phận của CNTB xen kẽ XHCN,tác động lẫn nhau ,lồng vào nhau .Có nghĩa là đây là thời kì tồn tại nhiều hình thức sở hữu về TLSXtương ứng với nó là tồn tại nhiều thành phần kinh tế ,cả kinh tế XHCN ,kinh tế TBCN ,kinh tế hàng hoá nhỏ cùng tồn tại ,phát triển vừa hợp tác thống nhất vừa đối lập, cạnh tranh gay gắt với nhau
Thời kì quá độ bắt đầu khi giai cấp vô sản giành được chính quyền và kết thúc khi xây dựng xong về cơ bản cơ sở vật chất, kinh tế của CNXH.Thời kì quá độ lại được chia thành nhiều bước nhỏ, bao nhiêu bước tuỳ thuộc vào điều kiện của từng nước. Song các nước càng lạc hậu mà tiến lên CNXH thời kì quá độ càng dài, càng chia ra nhiều bước nhỏ .
Phương thức sản xuất TBCN và hai giai đoạn của nó.
Đặc điểm của sản xuất TBCN là dựa trên cơ sở bóc lột lao động làm thuê là sự tách rời đối lập giữa tư liệu sản xuất với sức lao động .Vì vậy, CNTB chỉ xuất hiện khi có hai điều kiện: Có một lớp người được tự do về thân thể nhưng lại không có TLSX; và tiền của phải tập trung vào tay một số ít người với một lượng đủ để lập các xí nghiệp
CNTB phát triển qua hai giai đoạn cơ bản là CNTB tự do cạnh tranh và CNTB độc quyền hay chủ nghĩa đế quốc. Cạnh tranh TBCN là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hang hoá để thu được lợi nhuận tối đa. Dưới CNTB có hai hình thức cạnh tranh chủ yếu là cạnh tranh trong nôi bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành.Cạnh tranh trong nội bộ ngành là giữa các xí nghiệp cùng sản xuất ra một loại hàng hoá nhằm sản xuất và tiêu thụ một loại hàng hoá có lợi nhất để thu lợi nhuận siêu ngạch.Họ tìm mọi cach giảm giá trị cá biệt của hàng hoá để giành ưu thế cạnh tranh .Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các nhà tư bản ở các ngành sản xuất khác nhau nhằm tìm nơi đầu tư có lợi
Giai đoạn độc quyền là sự kế tục trực tiếp giai đoạn tự do cạnh tranh của cùng một phương thức sản xuất TBCN. CNTB độc quyền xuất hiện vào cuốI thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nguyên nhân chủ yếu của sự xuất hiện CNTB độc quyền là sự tác động của cạnh tranh, sự xuất hiện thành tựu khoa học kĩ thuật và khủng hoảng kinh tế của CNTB.
Các hình thức tổ chức độc quyền phổ biến: Các ten; Xanh đi ca; Tờ rớt; Công xoóc xi om; Công gơ rô mê rát.
Trong thời kì CNTB tự do cạnh tranh, các biện pháp cạnh tranh thường là: Tự do di chuyển tư bản ,cải tiến kĩ thuật,hạ thấp giá trị cá biệt của hang hoá .Còn ở thời kì CNTB độc quyền các biện pháp thường dùng là : Độc chiếm các nguồn nhiên liệu ,phương tiện vận tải,nhân công,tín dụng và đôi khi là các biện pháp bạo lực khác.
CNTB có vai trò lịch sử trong sự phát triển của xã hội đó là:Thực hiện xã hội hoá sản xuất,có sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc ,quá trình hiệp tác hoá ngày càng cao,mối liên hệ xã hội những người sản xuất ngày càng được củng cố chặt chẽ;Tiếp đó là sự phát triển LLSX,tăng năng xuất lao động xã hội .Các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật vĩ đại tạo ra các bước nhảy vọt của LLSX và năng xuất lao động. Các Mác đã tổng kết: Trong vòng chưa đầy một thế kỷ thống trị của mình, CNTB đã tạo ra một sức sản xuất khổng lồ, bằng tất cả các thế hệ loài ngườI trước đó tạo ra; Chuyển sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn hiện đại, làm cho LLSX phát triển nhanh chóng: Kỹ thuật cơ khí thay thế kỹ thuật thủ công lạc hậu. Bên cạnh những mặt tích cực nói trên CNTB cũng gây ra những hậu quả nặng nề cho nhân loại là thủ pham gây ra hai cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc, chạy đua vũ trang và nạn ô nhiêm môi trường .
Quá trình phát triển của CNTB đạt đến giai đoạn CNTB độc quyền và CNTB độc quyền nhà nước , như Lê nin nói :Nó đã chuẩn bi tiền đề vật chất đầy đủ và tiền đề xã hội chín muồi cho sự ra đời của xã hồi mới-xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn thấp là xã hội XHCN .Trong mấy chục năm qua sự phát triển vũ bão của cách mạng KH-KT và công nghệ đã và đang kéo theo sự biến đổi có tính chất cách mạng của cơ cấu kinh tế và quản lí kinh tế. Đang hình thành một LLSX xã hội hoàn toàn mới cơ sở kĩ thuật mới đang thay thế dần cơ sở kĩ thuật cũ.Do vậy ,CNTB sớm hay muộn cũng bi thay thế bằng chế độ xã hội mới cao hơn phù hợp với cơ sở kĩ thuật mới- xã hội CSCN mà giai đoạn thấp là CNXH. Tất nhiên sẽ là ấu trĩ nếu cho rằng chủ nghĩa tư bản sẽ bị tiêu diệt một sớm một chiều.
2.Các hình thức đi lên CNXH.
Lí luận của chủ nghĩa Mác – Lê- nin chỉ rõ thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở các quốc gia không nhất thiết giống nhau. Vì vậy có hai con đường đi đến mục tiêu CNXH đó là: Quá độ phát triển tuần tự (quá độ trực tiếp) và quá độ phát triển nhảy vọt (quá độ gián tiếp)
Đi lên CNXH theo con đường phát triển tuần tự có nghĩa là các quốc gia lần lượt phải trải qua từng phương thức sản xuất từ thấp tới cao con đương này diễn ra lâu dài nhưng chắc chắn. Còn con đương quá độ phát triển nhảy vọt có nghĩa là các quốc gia tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của mình mà có thể bỏ qua một thậm chí một vài phương thức trung gian .
Khi tiến hành phân tích hình thái kinh tế -xã hội tư bản chủ nghĩa,C.Mac khẳng định,sự phát triển của những hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên,xong không phải quốc gia dân tộc nào cũng nhất thiết phải trải qua tất cả các hình thái-xã hội đã có trong lịch sử.Do những điều kiện khách quan và chủ quan nhất định,một quốc gia ,dân tộc nào đó có thể bỏ qua một hình thái kinh tế-xã hội nhất định nào đó ,có thể được rút ngắn và được làm dịu bớt những ''cơn đau đẻ''.Trong tác phẩm Vấn đề xã hội ở nước Nga ,Ph. Ăng –ghen đã khẳng định ,nước Nga có thể ''rút ngắn một khoảng cách đáng kể quá trình phát triển lên xã hộI XHCN và có thể tránh được phần lớn những đau khổ và những cuộc đấu tranh mà Tây Âu …phải trải qua''.Hơn nữa,Người còn cho rằng,''con đường phát triển rút ngắn như vậy …không chỉ đúng với nước Nga,mà còn với tất cả các nước đang ở trong giai đoạn phát triển tiền TBCN''
Khi đặt vấn đề các đân tộc lạc hậu hiện đang trên con đường giải phóng và sau chiến tranh đã có bước tiến bộ,liệu có nhất thiết phải trải qua giai đoạn phát triển TBCN không ?V.I.Lê nin đã khẳng định:''Chúng tôi cho rằng không đúng …Với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản ở các nước tiên tiến,các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ Xô-viết,và qua những giai đoạn phát triển nhát định,tiến tới CNCS,không phải qua giai đoạn phát triển TBCN''
Theo Lê-nin: Con đường quá độ lên CNXH có thể có những hình thức khác nhau điều đó phụ thuộc vào trình độ phát triển của LLSX.Hình thức quá độ trực tiếp là con đường phát triển tuần tự từ CNTB lên CNXH;còn hình thức quá độ gián tiếp là con đường phát triển rút ngắn,phát triển bỏ qua chế độ TBCN-con đường từ tiền TBCN lên CNXH.Tuy nhiên,phát triển tuần tự hay rút ngắn đều tuân theo quy luật khách quan và đều là con đường phát triển lịch sử- tự nhiên Và trong sự phát triển tuần tự cũng có thể có khả năng rút ngắn nào đó,nghĩa là con đường phát triển này không nhất thiết phải trải qua toàn bộ sự phát triển đầy đủ của chủ nghĩa tư bản rồi mới lên CNXH.Và nước Nga với Chính sách Kinh tế mới chính là một trường hợp như vậy.Lê-nin còn nói tới con đường quá độ trực tiếp hay gián tiếp với tư cách là những phương thức,cách thức phát triển khác nhau. Ông cho rằng, phát triển tuần tự từ CNTB lên CNXH là con đường quá độ trực tiếp.Và cho đến nay ,như chúng ta đã biết,con đường này vẫn chỉ là một khả năng,một xu hướng phát triển mà cả C.Mác ,PH. Ăng-ghen và V.I.Lê nin đều đã dự báo.
Trong quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại được qui định bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất.Tương ứng với mỗi loại giai đoạn phát triển nhất định của LLSX là một QHSX tương ứng ,phù hợp.Sự ra đời của QHSX mới trên cơ sở phát triển của LLSX là tất yếu,khách quan và toàn bộ các nội dung của QHSX này hợp thành cơ sở kinh tế của xã hội mà trên đó,dựng nên một thượng tầng kiến trúc pháp lí và chính trị với những hình thái ý thức xã hội tương ứng.Sự vận động đi lên của xã hội loài người được qui định bởi các qui luật khách quan,trong đó qui luật nền tảng là qui luật về sự phù hợp giữa QHSX với trình độ,tính chất phát triển của LLSX.Trên phạm vi toàn thế giới,sư thay thế lẫn nhau của các hình thái KT-XH là một quá trình lịch sử tự nhiên.Dù là phát triển tuần tự hay nhảy vọt thì cũng đều là sự phát triển liên tục của LLSX ,mọi sự rút ngắn đều phải nhằm mục đích cuối cùng là tạo ra sự vượt bậc ,thậm trí nhảy vọt của LLSX.Do vậy,thực chất phát triển rút ngắn chí có thể là rút ngắn các giai đoạn hay bước đi trong tiến trình phát triển liên tục của LLSX.
Tính tất yếu quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
Theo Lê-nin để thực hiện con đường quá độ nhảy vọt thì các quốc gia phải thiết lập được những điều kiện cả bên trong và bên ngoài
Đối với điều kiện bên trong thì bắt buộc phải có một Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo và Đảng đó phải liên minh được với những người lao động (nông dân)
Còn đối với những điều kiện bên ngoài Lê-nin chỉ rõ phải có một nước làm cách mạng XHCN thành công giúp đỡ .Từ những điểm nói trên và thực tiễn sinh động của 17 năm tiến hành đổi mới đất nước,chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định rằng,con đường phát triển quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam hiện nay là sự vận dụng đúng đắn sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.Với Việt Nam,con đường phát triển quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN là con đường phát triển tất yếu,khách quan và hợp qui luật.Nước ta đi lên CNXH mặc dù từ một xuất phát điểm rất thấp: Đó là một nền kinh tế lạc hậu nông nghiệp,kĩ thuật thủ công,năng xuất thấp, đất nước lại liên tục trải qua những cuộc chiến tranh vệ quốc.Tuy vậy,trong thời quá độ đi lên CNXH ở nước ta,chúng ta đã tạo lập được những khả năng hết sức to lớn cả về mặt khách quan và chủ quan.
Khả năng về mặt khách quan mà chúng ta cần phải kể đến yếu tố thời đại mà cả nhân loại đều hướng đến mục tiêu xây dựng một mô hình nhà nước CNXH tiến bộ, yếu tố thời đại đóng vai trò tích cực để hướng dẫn các cuộc phát triển nền kinh tế theo mô hình CNXH.Nước ta sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, Miền bắc nước ta bước vào thời kì quá độ (1955),trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đã hình thành ra hệ thống kinh tế XHCN,tạo hậu thuẫn cả về tiềm lực kinh tế lẫn sức mạnh chính trị giúp nhân dân ta xây dựng thành công CNXH.Sau khi đất nước thống nhất (30-4-1975) cả nước ta bước vào thời kì quá độ tiến lên CNXH.Trong bối cảnh hết sức thuận lợi đó là tất cả các nước các dân tộc yêu chuộng hoà bình trên thế giới đều nhiệt tình ủng hộ nhân dân ta.Vì vậy,nó tạo cả thời cơ và những thuận lợi hết sức to lớn giúp nhân dân ta xây dựng XHCN
Khả năng về mặt chủ quan đó là: Việt Nam là một nước có nguồn lực dồi dào, nhân dân ta cần cù lao động, thông minh dễ đào tạo. Nhân dân ta có sự lãnh đạo của đảng và Đảng ta liên minh được với tầng lớp lao động tạo ra khối đại đoàn kết toàn dân. Nước ta có sư quản lí và điều tiết của nhà nước XHCN ngày càng được củng cố và hoàn thiện to lớn.Kết quả của mấy chục năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam tạo ra cả thế và lực cho phép nước ta đi lên CNXH không cần phải trải qua chế độ TBCN.
Con đường cách mạng XHCN mà Đảng ta đã lựa chọn phù hợp với những gì đã có trong lịch sử, phù hợp với thực tiễn của cách mạng nước ta và không hề trái với qui luật phát triển của xã hội loài người. Nhìn vào lịch sử phát triển của xã hội loài người, chúng ta thấy không phải mọi nước đều phải tuần tự trải qua các chế độ cộng sản nguyên thuỷ, nô lệ phong kiến, tư bản. Trong thời đại phong kiến có nước còn ở trình độ bộ tộc, nhưng do nhiều nguyên nhân đã phát triển thành phong kiến. Trong thời đại TBCN có nước ở trình độ thấp cũng đã đi vào quĩ đạo phát triển TBCN.Cho nên, trong thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới,chúng ta hoàn toàn có thể đưa đất nước tiến lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN. Đưa đất nước tiến lên CNXH là con đường phù hợp với thực tiễn cách mạng nước ta. Lòng yêu nước của nhân dân là lòng yêu nước XHCN, mặt trận dân tộc thống nhất, chính quyền dân chủ nhân dân đều dựa trên liên minh công nông; quân đội nhân dân mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc …
Lẽ nào lịch sử lại chấp nhận một sự ngược đời là sau khi cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã thành công lại xoá bỏ chính quyền dân chủ nhân dân, thiết lập chính quyền giai cấp tư sản, chuyển toàn bộ TLSX và tài nguyên của đất nước vào tay các ông chủ tư bản, biến chế độ ta thành chế độ TBCN và nhân dân ta thành kẻ nô lệ làm thuê. Trước sau như một, Đảng ta, nhân dân ta quyết tâm phấn đấu tiến lên phía trước, xây dựng một chế độ xã hội thực sự có ấm no, tự do, hạnh phúc và hoà bình, nhất quyết không đi vào CNTB, một chế độ xã hội mà lịch sử đã lên án.
Quá trình phát triển của xã hội loài người là quá trình lịch sử tự nhiên, phụ thuộc vào qui luật khách quan độc lập với ý muốn của con người. Nhưng con người lại hoàn toàn không bất lực trước qui luật. Con ngườI có thể nhận thức được qui luật khách quan và tạo ra những điều kiện để qui luật phát huy tác dụng có lợi cho mình. Đó là tính năng động chủ quan của ý thức xã hội của con người
Thời đại ngày nay cho phép các nước kém phát triển đã hoàn thành các mạng dân tộc dân chủ nhân dân có thể quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN, nhưng không cho phép bỏ qua việc xây dựng những tiền đề kinh tế, kĩ thuật, văn hoá, xã hội cần thiết cho sự quá độ đó.Chúng ta không tạo ra những tiền đề đó bằng con đường phát triển TBCN thì phải tạo ra trong thời kì quá độ lên CNXH.Chúng ta hoàn toàn có khả năng làm việc đó vì chúng ta có những yếu tố cơ bản bên trong của cách mạng Việt Nam và những yếu tố bên ngoài của thời đại
Chúng ta có Đảng lãnh đạo, có chính quyền của nhân dân, do dân và vì nhân dân, có mặt trận đoàn kết toàn dân, có nhân dân anh hùng, có tài nguyên đa dạng và phong phú, có nguồn lao động dồi dào, có đội ngũ tri thức ngày càng đông đảo, đất nước có vị trí địa lí thuận lợi cho giao lưu.
Thời đại đưa chúng ta tới những thuận lợi mới. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ đang phát triển như vũ bão và đã quốc tế hoá nền kinh tế thế giới, mở rộng sự phân công lao động và hợp tác quốc tế. Khi chúng ta có chính sách đúng đắn biết phát huy nguồn lực bên trong làm cơ sở cho khai thác nguồn lực bên ngoài thì có thể tranh thủ vốn, công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lí của các nước phát triển để xây dựng đất nước, mặc dù đây không phải là công việc dễ dàng.
Nhận thức mới về con đường quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN.Trước đây trong một thời gian rất dài ở nước ta tồn tại một quan điểm phổ biến là đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN là chúng ta phủ định sạch trơn toàn bộ nền kinh tế TBCN bao gồm cả quan điểm kinh tế hay thực lực nền kinh tế tư bản cũng như ý đồ chính trị và quan điểm giai cấp tư sản. Hiện nay trước bối cảnh nền kinh tế thế giới mới, cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế thì Đảng và nhà nước ta đã đổi mới tư duy lí luận kinh tế, đặc biệt là tư duy thời kì quá độ cụ thể: Đảng ta xác định chúng ta chỉ bỏ qua QHSX TBCN để cho nó khônh trở thành thống trị nền kinh tế; Chúng ta bỏ qua quan hệ bóc lột của chủ nghĩa tư bản; Chúng ta bỏ qua ý đồ xâm lược đen tốI của CNTB
Còn chúng ta không bỏ qua nền kinh tế hàng hoá và các quan hệ của nó, chúng ta không bỏ qua những thành tựu của nhân loại đã đạt được trong CNTB có nghĩa là chúng ta phải biết tiếp thu, kế thừa những thành tựu của nhân loại đã đạt được trong CNTB. Đặc biệt là LLSX; Bỏ qua nghĩa là chúng ta phải biết tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, phát huy và sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng kinh tế trong nước để phát triển nhanh nền kinh tế nước ta theo định hướng XHCN; Bỏ qua chế độ TBCN lên CNXH đây là một quá trình hết sức khó khăn và phức tạp đòi hỏi nhân dân ta phải nỗ lực vượt bậc để thực hiện được.
Nước ta bỏ qua chế độ TBCN vì đây là một tất yếu khách quan của lịch sử ở nước ta, Đảng và nhân dân ta chọn con đường quá độ tiến thẳng lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN đó là con đường đúng đắn với điều kiện nước ta ngày nay vì: Đây là con đường phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của thời đại,với qui luật phát triển của xã hội loài người; Đây cũng là con đường phù hợp với nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân lao động ở nước ta,là muốn thoát khỏi áp bức bóc lột, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; Đó là con đường phù hợp với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, đã được xây dựng trong luận cương chính trị Việt Nam là cách mạng dân tộc dân chủ phải gắn liền với cách mạng XHCN;Trên thế giới đã có nhiều nước theo con đường TBCN nhưng kết quả chỉ có một số ít nước có nền kinh tế phát triển.Theo Kissinger Châu phi đói, Châu Á nghèo, Châu Mỹ la tinh nợ nần chồng chất.
Trước sự thất bại của mô hình cũ về CNXH ở một loạt nước Đông Âu và Liên xô, có người cho rằng CNXH là ảo tưởng, cứ theo con đường TBCN hoặc theo mô hình xã hội dân chủ ở Thôy Điển thì kinh tế xã hội mới phát triển được.
Đại hội Đảng đã khẳng định: đối với kinh tế nước ta “kiên trì con đường XHCN là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn” và mặc dù hiện nay còn những hạn chế về lí luận và thực tiễn, song Đảng và nhân dân ta cần có đủ khả năng nêu ra: “một quan niệm về CNXH và về con đường đi lên CNXH ở nước ta trên những đường nét chủ