Các hình thức tiền lương và tổ chức hạch toán lao động tiền lương hiện nay trong các doanh nghiệp

MỤC LỤC TRANG LỜI NÓI ĐẦU1 PHẦN I. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN L¬ƠNG3 I. Bản chất tiền l¬ơng và nhiệm vụ hạch toán.3 1.Khái niệm và bản chất của tiền l¬ơng3 2. Vai trò của chính sách tiền l¬ơng trong sản xuất kinh doanh.5 3. Tầm quan trọng của công tác hạch toán tiền l¬ơng trong các doanh nghiệp6 4. Nhiệm vụ của hạch toán tiền l¬ơng.7 II. Các hình thức tiền l¬ơng và quỹ tiền l¬ơng trong doanh nghiệp.7 1.Các hình thức tiền l¬ơng.7 2. Quỹ tiền l¬ơng và thành phần của quỹ tiền l¬ơng trong doanh nghiệp.11 PHẦN II : KẾ TOÁN TIỀN L¬ƠNG12 I. Hạch toán chi tiết tiền l¬ơng.12 1. Hạch toán số l¬ợng lao động.12 2. Hạch toán sử dụng thời gian lao động 12 3. Hạch toán kết quả lao động13 4. Tính l¬ơng, tính th¬ởng và lập bảng thanh toán l¬ơng.13 II. Hạch toán tổng hợp Tiền l¬ơng 14 1. Tài khoản sử dụng.14 2. Ph¬ơng pháp hạch toán.14 3. Sơ đồ hạch toán.17 III. Các hình thức sổ kế toán áp dụng trong hình thức tiền l¬ơng.18 1. Danh mục các chứng từ kế toán áp dụng trong doanh nghiệp.18 2. Các hình thức sổ áp dụng trong hạch toán tiền l¬ơng của doanh nghiệp.18 IV. Đặc điểm kế toán tiền l¬ơng theo chuẩn mực kế toán quốc tế. So sánh với kế toán tiền l¬ơng ở Việt Nam.19 PHẦN III. THỰC TRẠNG VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TIỀN L¬ƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP N¬ỚC TA HIỆN NAY VÀ PH¬ƠNG H¬ỚNG HOÀN THIỆN.24 I. Thực trạng về cơ chế quản lý tiền l¬ơng trong các doanh nghiệp ở n-ớc ta hiện nay.24 1. Mặt tích cực.24 2. Những mặt tồn tại.26 III. Ph¬ơng h¬ớng hoàn thiện.29 1. Nhóm giải pháp mang tính khái quát.29 2. Nhóm giải pháp cụ thể về cải cách tiền l¬ơng chung29 3. Nhóm giải pháp cụ thể đối với tiền l¬ơng tối thiểu chung, tiền l¬ơng vùng, ngành.29 LỜI KẾT31 TÀI LIỆU THAM KHẢO32

doc34 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2917 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các hình thức tiền lương và tổ chức hạch toán lao động tiền lương hiện nay trong các doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường khi sức lao động được coi là hàng hóa thì việc xác định, đánh giá đúng giá trị loại hàng hóa đặc biệt này không chỉ có ýnghĩa với người lao động, người sử dụng lao động mà còn với cả xã hội. Tiền lương là phương tiện, là cách biểu hiện thù lao tương xứng với sức lao động bỏ ra. Tiền lương là một phạm trù động, là một yếu tố của sản xuất và tiêu dùng. Đối với người lao động, tiền lương là bộ phận cực kỳ quan trọng để tái sản xuất sức lao động; đối với người sử dụng sức lao động, tiền lương là một trong các khoản mục của chi phí sản xuất, là khoản đầu tư ứng trước, đầu tư cho phát triển, là công cụ của nhà nước để điều tiết nền kinh tế – xã hội, có vai trò quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển toàn diện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Do đó, tiền lương cần bảo đảm tái sản xuất mở rộng sức lao động và ngày càng được tăng lên theo sự phát triển và tăng trưởng của nền sản xuất xã hội. Trong thời gian qua, do nhiều nguyên nhân, tiền lương ở việt nam chưa trở thành đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ, chưa đảm bảo tái sản xuất sức lao động, mặc dù giá cả tăng, sản xuất tăng trưởng.Việc phân phối tiền lương tiền thưởng còn bình quân đã hạn chế tính tích cực sáng tạo và những mong muốn của người lao động.Vì vậy nhà nước cần xây dựng các chế độ chính sách tiền lương hợp lý. Dựa trên chế độ chính sách tiền lương của nhà nước, mỗi doanh nghiệp tùy thuộc vào đặc điểm, mục đích…hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để vận dụng phù hợp nhằm đạt được các mục tiêu từ đó bảo tồn và phát triển được vốn, nguồn nhân lực, sản xuất kinh doanh có hiệu quả đảm bảo đời sống cho người lao động và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước. Nhận thấy vai trò to lớn của kế toán tiền lương trong doanh nghiệp, em đã chọn đề tài:”Các hình thức tiền lương và tổ chức hạch toán lao động tiền lương hiện nay trong các doanh nghiệp” Chuyên đề của em gồm các nội dung cơ bản sau: PHẦN I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG. PHẦN II: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG. PHẦNIII: THỰC TRẠNG VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NƯỚC TA HIỆN NAY VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN. Do thời gian và khả năng có hạn, bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để đề án của em được hoàn thiện hơn. Qua đây, em xin cảm ơn cô: TRẦN THỊ PHƯỢNG đã tận tình hướng dẫn em thực hiện đề án này. PHẦN I. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG Bản chất tiền lương và nhiệm vụ hạch toán. Khái niệm và bản chất của tiền lương Trong cơ chế hoạch toán tập trung, tiền lương được hiểu là một phần của thu nhập quốc dân, được nhà nước phân phối có kế hoạch cho cán bộ công nhân viên dựa trên cơ sở, nguyên tắc phân phối theo lao động nhằm tái tạo sản xuất sức lao động. Quan niệm về tiền lương như vậy đã làm nảy sinh ra nhiều vấn đề sau: Một là, vì không coi sức lao động là hàng hóa, nên tiền lương không phải là tiền trả đúng giá trị sức lao động của cán bộ công nhân viên bỏ ra. Do vậy, trong những năm tồn tại mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã áp dụng hình thức phân phối theo chế độ bình quân, nhà nước bao cấp tiền lương trong doanh nghiệp không gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh, không kích thích con người trong lao động , sáng tạo để đạt năng suất cao, đưa ra những sản phẩm mới… nên hiệu quả sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế yếu kém. Hai là, tiền lương được coi là một bộ phận của thu nhập quốc dân, nên cơ chế phân phối tiền lương phụ thuộc vào vấn đề của chế độ phân phối. Theo chế độ phân phối đó, thu nhập quốc dân còn nhiều thì phân phối nhiều và ngược lại thu nhập quốc dân thấp thì phân phối ít, do đó nhiều khi không tính đến một cách đầy đủ sự bù đắp chi phí sức lao động. Kết quả là biên chế lao động ngày càng lớn, ngân sách thâm hụt nặng nề do phải bao cấp tiền lương, mà tiền lương lại không đủ tái sản xuất sức lao động, sản xuất kinh doanh mất động lực nên mức tăng trưởng của nền kinh tế rất thấp, hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao. Ba là, tiền lương không còn là mối quan tâm của công nhân viên chức trong các doanh nghiệp Nhà nước, cái mà họ quan tâm là những lợi ích được phân phối ngoài lương. Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp ngày càng không đáp ứng được các nhu cầu của đời sống nhân dân. Người lao động mặc dù được coi là chủ nhân nhưng không gắn bó với cơ sở sản xuất, phổ biến tình trạng “ cha chung không ai khóc” lãng phí ngày công, giờ công, Nhà nước mất dần đội ngũ lao động có tay nghề cao. Do đó đã đẩy nền kinh tế nước ta ngày càng lấn sâu vào cuộc khủng hoảng, mức tăng trưởng kinh tế thấp và kéo dài. Thực hiện đổi mới nền kinh tế, đưa nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường buộc chúng ta phải có những thay đổi lớn trong nhận thức. Vì vậy, quan niệm về tiền lương cũng có sự đổi mới dựa trên yêu cầu: +Coi sức lao động là hàng hóa của thị trường yếu tố sản xuất. +Tiền lương phải là tiền trả cho sức lao động và tuân thủ theo các quy luật của thị trường. +Tiền lương là bộ phận cơ bản (hoặc duy nhất) trong thu nhập của người lao động, đồng thời phải được hiểu nó là một trong những yếu tố đầu vào của chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với ý nghĩa đó, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng sản phẩm hay công việc mà người lao động đã hoàn thành. Tiền lương chính là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động. Các doanh nghiệp sử dụng công cụ tiền lương làm đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần trong lao động sản xuất, là nhân tố thúc đẩy để tăng năng suất lao động. Đối với các doanh nghiệp, tiền lương phải trả cho người lao động là một bộ phận chi phí cấu thành nên giá trị sản phẩm hàng hóa. Do vậy, các doanh nghiệp phải sử dụng sức lao động một cách có hiệu quả để tiết kiệm chi phí đầu vào, tiền đề để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa của mình trên thị trường. Cùng với khái niệm trên, tiền công chỉ là một biểu hiện hay là một tên gọi khác của tiền lương. Tiền công gắn trực tiếp hơn với các quan hệ cung cầu về sức lao động và thường được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các hợp đồng thuê lao động có thời hạn. Tiền công còn được hiểu là tiền trả cho một đơn vị thời gian lao động cung ứng, là tiền trả theo khối lượng sản phẩm, công việc cho người lao động đã được thỏa thuận trong hợp đồng và có thể gọi là giá công lao động. Trong nền kinh tế thị trường ở các nước phát triển, khái niệm tiền lương và tiền công được xem là đồng nhất cả về bản chất kinh tế, phạm vi và đối tượng áp dụng. Nhưng ở các nước đang chuyển từ nền kinh tế mệnh lệnh sang nền kinh tế thị trường như nước ta thì khái niệm tiền lương thường được gắn với chế độ tuyển dụng suốt đời hoặc một thỏa thuận hợp đồng sử dụng lao động dài hạn, ổn định. Nói chung khái niệm tiền lương có tính phổ cập hơn và cùng với nó là một loạt khái niệm: +Tiền lương danh nghĩa: Là khái niệm chỉ số lượng tiền tệ mà người sử dụng sức lao động trả cho người cung ứng sức lao động căn cứ vào hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên trong việc thuê mua. Trên thực tế, mọi mức lương trả cho người lao động là tiền lương danh nghĩa. + Tiền lương thực tế nó là một khái niệm chỉ số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người lao động có thể mua được bằng tiền lương danh nghĩa của mình sau khi đã đóng các khoản thuế (thuế thu nhập,…) theo quy định của Nhà nước. Đối với người lao động, lợi ích và mục đích cuối cùng của việc cung ứng sức lao động là tiền lương thực tế chứ không phải tiền lương danh nghĩa. Vì tiền lương thực tế quyết định khả năng tái sản xuất sức lao động và các lợi ích vật chất khác của họ. Do vậy, trong nội dung bản hợp đồng lao động được ký kết hai bên (người sử dụng sức lao động và người cung ứng sức lao động) luôn phải có một sự ngầm hiểu, so sánh, cân đối giữa mức lương đưa ra và giá trị hiện hành để thống nhất một mức lương thực tế thích hợp. + Mức tiền lương hiệu quả, căn cứ vào doanh thu biên của lao động vì nó đặc trưng cho chi phí biên của việc thuê lao động. Mức tiền lương hiệu quả nói lên”ngưỡng” tối đa mà doanh nghiệp có thể chấp nhận trả cho người lao động để đảm bảo tối thiểu hóa chi phí đầu vào. + Tiền lương tối thiểu cũng có những quan niệm khác nhau. Từ trước đến nay mức lương tối thiểu được xem là “cái ngưỡng”cuối cùng để tiến tới đàm phán, xây dựng nên hệ thống tiền lương của các nghành, các lĩnh vực hay hệ thống tiền lương chung thống nhất cho một quốc gia. Nó là căn cứ để định ra và hoàn thiện hóa chính sách tiền lương. Vai trò của chính sách tiền lương trong sản xuất kinh doanh. Trong sản xuất kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp, tiền lương là một yếu tố của sản xuất, nó còn chứa đựng một yếu tố quan trọng đó là vấn đề xã hội. Còn đối với người cung ứng không chỉ đơn thuần là một vấn đề kinh tế, một vấn đề lợi ích mà còn phải hiểu rộng hơn là nó ảnh hưởng đến các chính sách vĩ mô của Nhà nước. Vì vậy, trong cơ chế điều tiết của thị trường lao động phải được định hướng bằng các chính sách của Chính phủ phải chú ý đến các quy định kiểm soát lao động, tiền lương là thu nhập chủ yếu của họ hay nói cách khác đi, mục tiêu cuối cùng của nhà sản xuất là lợi nhuận và của người cung cấp sức lao động là tiền lương . Với ý nghĩa đó, tiền lương không chỉ mang bản chất của chi phí mà nó đã trở thành phương tiện tạo ra giá trị mới, hay nói đúng hơn là nguồn cung ứng sự sáng tạo ra giá trị gia tăng. Mặt khác, khi năng suất lao động tăng thì lợi nhuận của doanh nghiệp tăng, do đó nguồn phúc lợi của doanh nghiệp mà người lao động được hưởng cũng tăng lên. Hơn nữa, khi lợi ích của người lao động được đảm bảo bằng những mức lương thỏa đáng, nó sẽ tạo ra sự gắn kết giữa những người lao động với mục tiêu và lợi ích của doanh nghiệp, xóa bỏ sự ngăn cách giữa người chủ doanh nghiệp và công nhân, làm cho người lao động có trách nhiệm hơn, tự giác hơn với các hoạt động của mình…Các nhà kinh tế gọi đó là “phản ứng dây chuyền tích cực” của tiền lương. Ngược lại, nếu chế độ trả lương trong doanh nghiệp không hợp lý không chú ý đúng mức đến lợi ích người lao động, chỉ vì mục tiêu lợi nhuận thuần túy thì nguồn nhân lực có thể bị kiệt quệ về số lượng cũng như chất lượng. Biểu hiện của nó được thể hiện trong sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh và đồng thời nó lại sinh ra mâu thuẫn người lao động với chủ doanh nghiệp có thể dẫn tới bãi công, đình công…Mà điều tồi tệ hơn đó là sự di chuyển lao động, chất xám sang những khu vực doanh nghiệp mới có mức lương hấp dẫn hơn. Hậu quả gây ra không những mất đi nguồn nhân lực quý giá mà nó còn làm cho doanh nghiệp thiếu hụt lao động cục bộ, đình đốn trong sản xuất và làm giảm sức cạnh tranh của mình trên thị trường, đưa doanh nghiệp dẫn tới phá sản. 3. Tầm quan trọng của công tác hạch toán tiền lương trong các doanh nghiệp Vấn đề quản lý tiền lương là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là một nhân tố giúp cho doanh nghiệp hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình, thúc đẩy người lao động tăng năng suất và chất lượng lao động trong hoạt động sản xuất của mình. Chi phí tiền lương không chỉ có ý nghĩa đối với các nhà sản xuất mà còn là mục đích, động cơ và lợi ích kinh tế của người cung cấp sức lao động. Một mức lương hợp lý nó sẽ tác động tới cả cung và cầu sức lao động. Đối với doanh nghiệp để tối thiểu hóa chi phí đầu vào thì mức lương trả cho người lao động không được lớn hơn doanh thu biên mà người công nhân được thuê thêm cuối cùng tạo ra nó. Còn đối với người công nhân, mức lương hợp lý có tác dụng kích thích sức sáng tạo, tinh thần trách nhiệm trong lao động. Trong trường hợp này, lợi ích kinh tế của người hưởng lương đã nhất trí với lợi ích của doanh nghiệp, đó chính là động lực, nhân tố lớn nhất của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như trong hoạt động của nền kinh tế nói chung. Thực hiện tốt quá trình tổ chức công tác hạch toán lao động và tiền lương còn giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt quỹ lương, đảm bảo việc trả lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội đúng nguyên tắc, chế độ. Mặt khác còn tạo ra cơ sở cho việc phân bổ chi phi nhân công vào giá thành sản phẩm một cách chính xác và hợp lý. 4. Nhiệm vụ của hạch toán tiền lương. Để làm tốt công tác quản lý kinh doanh của doanh nghiệp thì nhiệm vụ của công tác kế toán tiền lương phải tổ chức tốt các nhiệm vụ sau: +Thực hiện tốt quá trình ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu để tính lương và các khoản phải trích theo lương, phân bổ chi phí nhân công đúng đối tượng sử dụng lao động. +Hướng dẫn, kiểm tra các nhân viên hạch toán ở cơ sở, bộ phận sản xuất kinh doanh, các phòng ban thực hiện đầy đủ các chứng từ hóa đơn ghi chép ban đầu về lao động, về tiền lương, mở sổ cần thiết và hạch toán nghiệp vụ lao động, đúng phương pháp và tiền lương đúng chế độ. +Lập các báo về tiền lương thuộc phần việc do mình phụ trách. +Phân tích tình hình sử dụng và quản lý chi phí nhân công, đề xuất các biện pháp nhằm khai thác, sử dụng triệt để và có hiệu quả mọi tiềm năng về nguồn nhân lực sẵn có của doanh nghiệp. II. Các hình thức tiền lương và quỹ tiền lương trong doanh nghiệp. 1. Các hình thức tiền lương. Trong các doanh nghiệp ở Việt Nam ta hiện nay chủ yếu áp dụng các hình thức trả lương sau: - Hình thức trả lương theo thời gian. - Hình thức trả lương theo thời gian. a. Hình thức trả lương theo thời gian. Hình thức trả theo thời gian là hình thức thực hiện việc tính lương cho người lao động theo thời gian làm việc dựa trên cơ sở ngành nghề và trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuật, chuyên môn của người lao động. Tùy theo thuộc tính, tính chất của lao động khác nhau và mỗi ngành nghề cụ thể có một thang lương riêng. Trong mỗi thang lương lại tùy theo trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuật và tay nghề chuyên môn mà chia làm nhiều bậc lương. Mỗi bậc lương có một mức lương nhất định. Đơn vị để tính tiền lương thời gian là lương tháng, lương ngày hoặc lương giờ. Lương tháng được quy định sẵn đối với từng bậc lương trong các thang lương, lương tháng thường được áp dụng để trả lương cho nhân viên làm công tác quản lý hành chính, quản lý kinh tế và thuộc các ngành nghề mang tính chất xã hội không mang tính chất sản xuất. Hình thức trả lương theo ngày là tiền lương trả cho người lao động theo mức lương ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng. Mức lương ngày thường được tính bằng cách lấy mức lương tháng chia cho số ngày làm việc trong tháng theo chế độ (thường tính 26 ngày). Lương ngày thường áp dụng để trả lương cho người lao động trực tiếp hưởng lương thời gian, tính lương cho người lao động trong những ngày hội họp, học tập hoặc làm nghĩa vụ khác và làm căn cứ để tính trợ cấp bảo hiểm xã hội. Nó có thể khái quát theo công thức sau: Tiền lương phải trả trong tháng  =  Mức lương một ngày.  x  Số ngày làm việc thực tế trong tháng.   Mức lương ngày  =  Mức lương tháng theo cấp bậc(hay chức vụ)  x  Hệ số các loại phụ cấp (nếu có)     Số ngày làm việc trong tháng theo chế độ (26 ngày)   Mức lương giờ  =  Mức lương ngày     Số giờ làm việc theo chế độ (8 giờ)   Lương được tính theo giờ thường được áp dụng để trả lương cho lao động trực tiếp trong thời gian làm việc không hưởng theo sản phẩm( nó thường áp dụng đối với các ngành nặng nhọc, nguy hiểm). Tiền lương tính theo thời gian được chia thành: tiền lương tính theo thời gian giản đơn và tiền lương tính theo thời gian có thưởng. - Tiền lương tính theo thời gian giản đơn căn cứ vào số giờ làm việc thực tế nhân với mức tiền lương của một đơn vị thời gian. Tiền lương tính theo thời gian giản đơn không phát huy được đầy đủ nguyên tắc phân phối theo lao động, vì nó chưa chú ý đến kết quả và chất lượng lao động thực tế của người lao động. - Tiền lương tính theo thời gian có thưởng là tiền lương tính theo thời gian giản đơn kết hợp với chế độ tiền lương trong sản xuất. Tiền lương tính theo thời gian có thưởng có tác dụng túc đẩy người lao động tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư, tính năng động sáng tạo,… trong sản xuất và bảo đảm chất lương sản phẩm, hàng hoá. Nhìn chung hình thức trả lương theo thời gian có những mặt hạn chế của nó như tiền lương mang tính chất bình quân nhiều khi không phù hợp với kết quả lao dộng thực tế của người lao động. Do vậy, chỉ những trường hợp chưa đủ điều kiện trả lương theo sản phẩm mới áp dụng chế độ trả lương theo thời gian. b. Hình thức trả lương theo sản phẩm. Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương theo số lượng và chất lượng công việc đã hoàn thành. Đây là hình thức trả lương phù hợp với nguyên tắc phân phối theo lao động gắn chặt với số lượng lao động và chất lượng lao động, năng tực sáng tạo,…từ đó góp phần tăng thêm của cải, sản phẩm hàng hoá cho xã hội một cách hợp lý. Là hình thức trả lương theo sản phẩm, do đó còn phải tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể ở từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực mà vận dụng theo các hình thức cụ thể sau đây: - Trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế. Với hình thức này tiền lương phải trả cho người lao động tính trực tiếp theo số lượng sản phẩm hoàn thành dựa trên kết quả đánh giá, nghiệm thu về quy cách, phẩm chất, số lượng,…của sản phẩm làm ra của người lao động và đơn giá tiền lương sản phẩm đã quy định không chịu một sự hạn chế nào. Đây là hình thức được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến để tính lương phải trả cho lao động trực tiếp. - Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: Là hình thức được áp dụng để trả lương cho lao động gián tiếp ở các bộ phận sản xuất như lao động làm nhiệm vụ vận chuyển vật liệu, thành phẩm, bảo dưỡng máy móc thiết bị,… Có thể căn cứ vào kết quả của lao động trực tiếp mà lao động giáp tiếp phục vụ để tính lương cho lao động gián tiếp. - Trả lương theo sản phẩm có thưởng, phạt: Theo hình thức này, ngoài lương tính theo sản phẩm trực tiếp, người lao động còn được hưởng trong sản xuất như thưởng về chất lượng sản phẩm tốt, thưởng về tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư,…Nhưng trong các trường hợp người lao động làm ra các sản phẩm hỏng, sản phẩm không đủ chất lượng, lãng phí vật tư,… thì có thể phải chịu tiền phạt và khấu trừ vào tiền lương của họ. -Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến: Theo hình thức này, ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp còn căn cứ vào mức độ hoàn thành vượt định mức lao động để tính thêm một số tiền lương theo tỷ lệ luỹ tiến. Tỷ lệ hoàn thành vượt định mức ngày càng cao thì suất luỹ tiến càng nhiều. Lương trả theo sản phẩm luỹ tiến có tác dụng kích thích mạnh mẽ việc tăng nhanh năng suất lao động, do đó nó được áp dụng ở những khâu quan trọng, cần thiết để đẩy nhanh tốc độ sản xuất, đảm bảo cho sản xuất cân đối, đồng bộ. Sử dụng hình thức trả lương này sẽ làm tăng khoản mục chi phí nhân công trong quá trình sản xuất, làm tăng giá thành sản phẩm. Vì vậy, trong các trường hợp không cần thiết thì không nên sử dụng hình thức trả lương này. - Trả lương khoán theo khối lượng hoặc khoán từng việc: Là hình thức được áp dụng cho những công việc lao động giản đơn, có tính chất đột xuất như bốc dỡ nguyên vật liệu, sửa chữa nhà cửa,…. - Hình thức khoán quỹ lương: Theo hình thức này, căn cứ vào khối lượng công việc của từng phòng ban trong doanh nghiệp để tiến hành khoán quỹ lương. Quỹ lương thực tế phụ thuộc vào mức độ hoàn thành công việc được giao cho từng phòng ban. Tiền lương thực tế của từng nhân viên phụ thuộc vào quỹ lương thực tế của phòng, vào số lượng nhân viên biên chế trong các phòng ban của doanh ngiệp . - Trả lương theo sản phẩm tập thể: Theo hình thức này trước hết tính tiền lương chung cho cả tập thể (tổ) sau đó tiến hành chia lương cho từng người trong tập thể (tổ) theo các phương pháp sau: + Phương pháp chia lương sản phẩm tập thể theo thời gian làm việc và cấp bậc kỹ thuật: + Phương pháp chia lương sản phẩm tập thể theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật kết hợp bình công chấm điểm. + Phương pháp chia lương theo hình thức bình công chấm điểm. Tóm lại, hình thức trả lương theo sản phẩm nhìn chung có nh