Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng

Rủi ro có thể xuất hiện trong mọi ngành, mọi lĩnh vực. Nó là một yếu tố khách quan nên con người không thể loại trừ được hết mà chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện của chúng cũng như những thiệt hại do chúng gây ra. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro nhưng nhìn chung có thể chia làm hai quan điểm: Theo quan điểm truyền thống, rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người. Theo quan điểm trung hòa, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Rủi ro vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể gây ra những tổn thất, mất mát, nguy hiểm nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội, thời cơ. Nếu tích cực nghiên cứu, nhận dạng, đo lường rủi ro, chúng ta có thể tìm ra được những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những tiêu cực và phát huy được những cơ hội tích cực mang lại từ rủi ro. Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là những biến cố không mong đợi mà khi xảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định. Rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng là hai đại lượng đồng biến với nhau trong một phạm vi nhất định.

doc19 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5041 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHTM VÀ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM Những vấn đề chung về rủi ro Một số khái niệm về rủi ro Rủi ro có thể xuất hiện trong mọi ngành, mọi lĩnh vực. Nó là một yếu tố khách quan nên con người không thể loại trừ được hết mà chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện của chúng cũng như những thiệt hại do chúng gây ra. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro nhưng nhìn chung có thể chia làm hai quan điểm: Theo quan điểm truyền thống, rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người. Theo quan điểm trung hòa, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Rủi ro vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể gây ra những tổn thất, mất mát, nguy hiểm nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội, thời cơ. Nếu tích cực nghiên cứu, nhận dạng, đo lường rủi ro, chúng ta có thể tìm ra được những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những tiêu cực và phát huy được những cơ hội tích cực mang lại từ rủi ro. Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là những biến cố không mong đợi mà khi xảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định. Rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng là hai đại lượng đồng biến với nhau trong một phạm vi nhất định. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng Có nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro cho ngân hàng: Thứ nhất là do khách hàng làm ăn thua lỗ hoặc kém hiệu quả, cố tình chây ì hoặc lừa đảo… dẫn đến không trả được nợ cho ngân hàng. Thứ hai, do quản lý yếu kém hoặc tham ô của nhân viên ngân hàng, không có khả năng đánh giá chất lượng các khoản cho vay, hoặc cố tình làm sai quy định để mưu lợi riêng. Thứ ba, do các thay đổi bất thường trên thị trường vượt quá khả năng phán đoán của ngân hàng như thay đổi lãi suất và tỷ giá, khủng hoảng nợ dây chuyền, những thay đổi trong quyết định của chính phủ. Ảnh hưởng của rủi ro tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nền kinh tế xã hội Rủi ro sẽ gây tổn thất về tài sản cho ngân hàng: mất vốn khi cho vay, gia tăng chi phí hoạt động, giảm sút lợi nhuận, giảm sút giá trị tài sản; khiến ngân hàng thua lỗ, phá sản, sẽ ảnh hưởng đến những khách hàng gửi tiền cũng như khách hàng vay tiền,… làm giảm niềm tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng. Từ đó có thể làm nền kinh tế suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp, sẽ kéo theo sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng trong nước, trong khu vực. Ngoài ra, rủi ro tín dụng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế thế giới hiện nay. Rủi ro lãi suất Khái niệm rủi ro lãi suất Khi huy động vốn của doanh nghiệp và dân cư, ngân hàng phải trả lãi. Khi tài trợ, ngân hàng thu lãi. Lãi suất của các khoản cho vay, tiền gửi, và chứng khoán thường xuyên biến động, có thể làm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng và ngược lại gây tổn thất cho ngân hàng. Như vậy, rủi ro lãi suất là khả năng thu nhập giảm do chênh lệch lãi suất giảm, khi lãi suất thị trường thay đổi ngoài dự kiến gắn với thay đổi nhiều nhân tố khác như cấu trúc và kỳ hạn của tài sản và nguồn, quy mô và kỳ hạn các hợp đồng kỳ hạn. Nguyên nhân rủi ro lãi suất Sự không phù hợp về kỳ hạn của nguồn và tài sản và chế độ lãi suất cố định Các tài sản và nguồn của ngân hàng có kỳ hạn khác nhau. Căn cứ vào kỳ hạn này, ngân hàng chia tài sản và nguồn thành loại nhạy cảm với lãi suất và loại ít nhạy cảm với lãi suất. Các tài sản và nguồn nhạy cảm là loại mà số dư nhanh chóng chuyển sang lãi suất mới khi lãi suất thị trường thay đổi, bao gồm loại có kỳ hạn đặt giá nhỏ hơn hoặc bằng 12 tháng. Các loại ít nhạy cảm thuộc về tài sản và nguồn trung và dài hạn với lãi suất cố định có kỳ hạn đặt giá trên 12 tháng. Sự không phù hợp về kỳ hạn đặt giá của nguồn và tài sản được đo bằng khe hở lãi suất. Khe hở lãi suất = tài sản nhạy cảm lãi suất – nguồn nhạy cảm lãi suất Ngân hàng có khe hở dương nếu tài sản nhạy cảm lớn hơn nguồn nhạy cảm, có khe hở âm nếu tài sản nhạy cảm nhỏ hơn nguồn nhạy cảm. Sự thay đổi của lãi suất thị trường ngoài dự kiến Lãi suất thị trường thay đổi thường xuyên, ngân hàng luôn nghiên cứu và dự báo lãi suất. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp ngân hàng không thể dự báo chính xác mức độ thay đổi của lãi suất. Nếu ngân hàng duy trì Khe hở lãi suất dương: Khi lãi suất trên thị trường tăng, chênh lệch lãi suất tăng. Khi lãi suất trên thị trường giảm, chênh lệch lãi suất giảm. Nếu ngân hàng duy trì Khe hở lãi suất âm: Khi lãi suất trên thị trường tăng, chênh lệch lãi suất giảm. Khi lãi suất trên thị trường giảm, chênh lệch lãi suất tăng. Phương pháp xác định rủi ro lãi suất Phương pháp phân tích khoảng cách Tính chất nhạy cảm lợi nhuận của NHTM đối với sự thay đổi của lãi suất có thể được lượng định một cách trực tiếp bằng cách sự dụng phương pháp phân tích khoảng cách. Khoảng cách được tính bằng tổng số nguồn vốn loại nhạy cảm với lãi suất trừ đi tổng số tài sản nhạy cảm với lãi suất. Sự phân tích khoảng cách này còn được gọi là “sự phân tích khoảng cách cơ bản”. Thế nhưng, không phải tất cả tài sản và nguồn vốn loại có lãi suất cố định đều có cùng một kỳ hạn thanh toán và do vậy, sự phân tích trên có thể được tính toán một cách chính xác hơn thông qua hai cách: Cách thứ nhất là “tiếp cận mảng mãn hạn” là để đo khoảng cách đối với một vài phân khoảng mãn hạn, được gọi là “những mảng mãn hạn” để những hiệu quả của những thay đổi về lãi suất trong nhiều năm có thể tính được. Cách thứ hai được gọi là “sự phân tích khoảng cách được tiêu chuẩn hóa” giải thích các mức độ khác nhau của tính nhạy cảm lãi suất đối với tài sản và nguồn vốn nhạy cảm có lãi suất khác nhau. Phương pháp phân tích khoảng thời gian tồn tại Một phương pháp thay thế để lượng định rủi ro lãi suất, được gọi là phân tích khoảng thời gian tồn tại, nghiên cứu tính nhạy cảm của giá trị thị trường của tất cả các tài sản và nguồn vốn của ngân hàng đối với những thay đổi về lãi suất. Phân tích khoảng thời gian tồn tại được dựa trên khái niệm về “khoảng thời gian tồn tại cảu Macaulay”, nó định lượng thời gian sống trung bình của dòng tiền thanh toán của một chứng khoán. “Khoảng thời gian tồn tại là một khái niệm rất hữu ích vì nó mang lại một xấp xỉ tốt tính nhạy cảm của giá trị thị trường của chứng khoán đối với sự thay đổi về lãi suất của nó”. Thay đổi bằng tính phần trăm về giá trị thị trường của chứng khoán » (thay đổi phần trăm về lãi suất) x (khoảng thời gian tồn tại trong các năm) Sự phân tích khoảng thời gian tồn tại liên quan đến việc so sánh khoảng thời gian tồn tại trung bình của những tài sản của một ngân hàng với khoảng thời gian tồn tại trung bình của những tài sản nợ trung bình của ngân hàng. Như vậy, cả hai phân tích khoảng thời gian tồn tại và phân tích khoảng trống là một trong những công cụ để báo cho ngân hàng biết mức độ đối mặt của nó trước rủi ro. Mục tiêu của hoạt động quản lý rủi ro lãi suất Mục tiêu quan trọng trong hoạt động quản lý rủi ro lãi suất là bảo vệ thu nhập dự kiến ở mức tương đối ổn định bất chấp sự thay đổi của lãi suất. Để đạt được mục tiêu này, ngân hàng phải duy trì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) cố định. Đây là hệ số giúp cho ngân hàng dự báo trước khả năng sinh lãi của ngân hàng thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Hệ số này cho thấy nếu chi phí huy động vốn tăng nhanh hơn lãi thu từ cho vay và đầu tư hoặc lãi thu từ cho vay và đầu tư giảm nhanh hơn chi phí huy động vốn sẽ làm cho thu nhập lãi biên bị thu hẹp lại, rủi ro lãi suất sẽ lớn. Các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro lãi suất Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng kỳ hạn là một công cụ tài chính phái sinh đơn giản, đó là một thỏa thuận mua hoặc bán một tài sản (hàng hóa hoặc các tài sản tài chính) tại một thời điểm trong tương lai với một giá đã xác định trước. Đặc điểm của hợp đồng này là: Thông thường, hợp đồng này thực hiện giữa các tổ chức tài chính với nhau, hoặc giữa tổ chức tài chính với khách hàng là doanh nghiệp phi tài chính (các hợp đồng này thường được ký kết song phương). Trong hợp đồng này, người mua được gọi là người giữ thế trường vị (long position), người bán gọi là người giữ thế đoản vị (short position). Hợp đồng này chỉ được thực hiện khi đáo hạn. Đến thời điểm đáo hạn, người giữ thế đoản vị phải thực hiện bán tài sản cho người giữ thế trường vị và nhận một khoản tiền từ người mua với giá cả đã định trước trong hợp đồng, cho dù vào thời điểm đó giá thị trường của tài sản đó có cao hơn hoặc thấp hơn giá xác định trong hợp đồng. Nếu giá thị trường cao hơn giá hợp đồng thì người giữ vị thế trường vị sẽ có lãi (giá trị dương), còn người giữ thế đoản vị bị giá trị âm; và ngược lại. Hợp đồng tương lai Hợp đồng tương lai là một công cụ tài chính phái sinh tương tự như hợp đồng mua bán, chỉ khác ở một số điểm sau: Hợp đồng tương lai thường được ký kết và thực hiện hợp đồng thông qua một môi giới trên thị trường chứng khoán và người mua và người bán thường không quen biết nhau, do vậy đơn vị môi giới thường đưa ra một số các tiêu chuẩn cho những hợp đồng này. Hiện nay, những thị trường chứng khoán mua bàn hợp đồng trong tương lai là Hội đồng mậu dịch Chicago - Chicago Board of Trade( CBOT), Sở thương mai Chicago- Chicago Mercantile Exchange (CME) và Sở giao dịch các hợp đồng tương lai London. Các loại hàng hoá được giao dịch trên thị trường chứng khoán mua bàn hợp đồng trong tương lai gồm, heo, bò ,đường, len ...., sản phẩm tài chính gồm, chỉ số chứng khoán, ngoại tệ, trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ. Người mua, bán phải trả phí hoa hồng cho người môi giới, và giá rao bàn được xác định trên sàn giao dịch chứng khoán. Có hai loại thương nhân trên sàn giao dịch: Thứ nhất là những người môi giới ăn hoa hồng, họ sẽ thực hiện mua bán theo lệnh của nhà đầu tư và tính hoa hồng; thứ 2 là người tự đầu tư. Để trành những rủi ro khi thực hiện hợp đồng mua bàn trong tương lai, do người mua, hoặc người bán tháo lui khỏi hợp đồng vì sự biến động giá trên thị trường bất lợi cho mình, hoặc do đến thời điểm thanh toán, người mua không có khả năng tài chính. Văn phòng chứng khoán phải đưa ra những qui định về yều cầu dự trữ tối thiểu đối với người ký hợp đồng tương lai với nhà môi giới. Khoản tiền dự trữ này được giữ tại một tài khoản của người đầu tư mở tại văn phòng chứng khoán. Trong hoạt động ngân hàng, các ngân hàng đã sử dụng nhiều nghiệp vụ này trong kinh doanh chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư để phòng chống rủi ro do biến động lãi suất trong tương lai. Để hạn chế rủi ro biến động lãi suất trong tương lai, nhìn chung đòi hỏi các ngân hàng phải giữ vị thế trên thị trường trong tương lai đối nghịch với vị thế hiện thời trên thị trường giao ngay. Bởi vậy, một ngân hàng có kế hoạch mua trái phiếu “ tạo thế trường” trên thị trường giao ngay có thể bảo vệ được giá trị của những trái phiếu này bằng việc ký hợp đồng bán trái phiếu trên thị trường tương lai tạo vị thế đoản.nếu ngay sau đó, giá trái phiếu giảm trên thị trường giao ngay, thì sẽ có một khoản lợi nhuận được bù đắp xuất hiện từ thị trường tương lai và điều này giúp cho ngân hàng tối thiểu hoá tổn thất gây ra do biến động lãi suất. Hợp đồng quyền chọn Hợp đồng lựa chọn (quyền chọn mua hoặc bán) là một sản phẩm tài chính phái sinh rất được ưa chuộng. Hợp đồng quyền chọn được thực hiện với các hoạt động mua, bán: Cổ phiếu, chỉ số thị trường chứng khoán, ngoại tệ, công cụ nợ, các hợp đồng mua bán tương lai và hàng hoá. Có hai loại hợp đồng quyền chọn: Hợp đồng quyền chọn mua (call option)và hợp đồng quyền chọn bán (put option). Hợp đồng quyền chọn mua là thoả thuận cho phép người cầm hợp đồng có quyền mua sản phẩm từ một nhà đầu tư khác với mức giá định sẵn vào ngày đáo hạn của hợp đồng. Còn hợp đồng quyền bán là thoả thuận cho phép người cầm hợp đồng có quyền bán sản phẩm cho một nhà đầu tư khác với mức giá định sẵn vào ngày đáo hạn của hợp đồng. Đặc điểm của hợp đồng lựa chọn: Khác với hợp đồng mua bàn trước và hợp đồng mua bán tương lai hợp đồng quyền chọn không bắt buộc các bên phải giao sản phẩm. Hợp đồng chỉ quy định quyền giao hay nhận, mà không bắt buộc thực hiện nghĩa vụ của mình. Người mua quyền có thể: Thực hiện quyền, hay bán quyền cho một người mua khác; hay không thực hiện quyền. Để có quyền nay, khi ký hợp đồng, người cầm hợp đồng phải trả quyền phí; giá trong hợp đồng được gọi là giá thực hiện hay là giá nổ (Strike price); ngày định trong hợp đồng gọi là ngày đáo hạn hay hày thực hiện. Có hai kiểu thực hiện hợp đồng quyền chọn, đó là thực hiện hợp đồng quyền chọn theo kiểu Mỹ và theo kiểu châu Âu. Theo kiểu Mỹ là thực hiện quyền chọn vào bất kỳ thời điểm nào trước ngày đáo hạn. Theo kiểu châu Âu là thực hiện quyền chọn chỉ trong ngày đáo hạn. Hợp đồng hoán đổi lãi suất Nghiệp vụ hoán đổi: là một hợp đồng trong đó hai bên thoả thuận trao đổi nghĩa vụ thanh toán. Thông thường giao dịch này bao gồm các thanh toán lãi, và trong một số trường hợp là thanh toán nợ gốc. Giao dịch hoán đổi lãi suất và hoán đổi ngoại tệ là sản phẩm của thị trường phi tập trung (OTC) được kết hợp trực tiếp giữa hai ngân hàng, hoặc giữa ngân hàng với khách hàng. Theo đó không có mẫu chuẩn của hợp đồng giao dịch hoán đổi và các hợp đồng kiểu này sẽ khác nhau về một số nội dung. Trước khi các giao dịch hoán đổi xuất hiện, bên vay và bên cho vay thường bị giới hạn ở lãi suất cố định hoặc lãi suất thả nổi, cấp vốn hoặc cho vay trên cơ sở tiền mặt. Nhà đầu tư hoặc ngân hàng sẽ gặp phải sự không tương xứng về lãi suất giữa tài sản có và tài sản nợ. Ví dụ công ty vay lãi suất cố định , nhưng lại đầu tư vào thị trường lãi suất thả nổi, chắc chắn sẽ bị lỗ khi lãi suất giảm do không có khoản tăng thu nhập từ tài sản có lãi suất thả nổi. Giao dich hoán đổi được tạo ra để xử lý những sự không tương xứng này, tạo cho ngân hàng, doang nghiệp kiểm soát tốt hơn các dòng lưu chuyển tiền tệ của mình. Khi mới xuất hiện công cụ này vào đầu thập kỷ 1980, các ngân hàng dàn xếp các giao dịch hoán đổi cho các bên cụ thể có nhu cầu cần bổ sung cho nhau. Các ngân hàng thu được phí do làm đại diện trong các giao dịch này. Thị trườg càng phát triển, ngân hàng tham gia với vai trò chủ chốt, thực hiện những bù trừ tất cả các trạng thái với các bên ngang nhau và đối nghịch. Thu nhập được tạo ra từ sự chênh lệch giữa lãi suất hoán đổi thanh toán và nhận được, hoặc phí trả trước để giàn xếp. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT Ở CÁC NHTM VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT 2.1. Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại các NHTM 2.1.1. Tình hình lãi suất huy động vốn và cho vay thị trường tiền tệ thời gian vừa qua Bước sang năm 2009, ngay từ những tháng đầu năm, lãi suất huy động của các ngân hàng tăng nhẹ. Một lý giải chắc chắn cho đợt điều chỉnh lãi suất huy động mới của các NH, vốn không chỉ dừng lại ở khối các NHTMCP, là nhằm chuẩn bị một nguồn vốn dồi dào trước các dự báo cho rằng nhu cầu vốn của DN sẽ đặc biệt tăng mạnh trong năm 2009. Các điều chỉnh tăng vì thế được thực hiện với hầu hết các kỳ hạn, từ kỳ hạn tuần đến kỳ hạn 36 tháng. Ngày 12/3 của các NHTM gây chú ý khi công bố áp dụng mức lãi suất huy động cao nhất 8,7%/năm cho kỳ hạn 36 tháng. Lãi suất các kỳ hạn lần lượt được điều chỉnh tăng, lên mức 8%/năm cho kỳ hạn trên 12 tháng, 7,32%/năm cho kỳ hạn 3 tháng, và các kỳ hạn 6 - 9 - 12 tháng lần lượt nhận được mức lãi xuất 7,44%/năm, 7,524%/năm và 8,004%/năm. Từ tháng 5 đến tháng 7/2009, làn sóng đua tăng lãi suất huy động Việt nam đồng ở các NHTM chưa có dấu hiệu dừng do nhu cầu hấp thụ vốn của nền kinh tế tăng cao, lãi suất huy động VND đang tiến sát về mức trần cho vay. Nhiều NHTM chỉ trong 2 tuần đã tăng lãi suất tiền gửi 2 đến 3 lần. Trong tuần đầu tiên của tháng 5, lãi suất giao dịch mới chỉ tăng nhẹ. Ở khối NHTM Nhà nước, lãi suất huy động VND không kỳ hạn phổ biến là 2,88%/năm, kỳ hạn 3 tháng: 7,3%, 6 tháng: 7,5%/năm và 12 tháng là 7,85%/năm. Tại khối NHTM cổ phần, mức 2,87%/năm dành cho không kỳ hạn, các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng có mức lãi suất tương ứng là 7,59%/năm, 7,75%/năm và 8,04%/năm. Đến tuần cuối của tháng 5, làn sóng tăng lãi suất huy động bằng VND tăng khá mạnh. Tại Ngân hàng An Bình, mức lãi suất đỉnh đã lên tới 9,7% khi khách hàng gửi tiết kiệm bậc thang với kỳ hạn dài và số tiền lớn. Với kỳ hạn 18 tháng, người gửi tiền được hưởng lãi suất 9%/năm; 24 tháng: 9,2%/năm; 36 tháng: 9,4%/năm; 60 tháng: 9,5%/năm. Từ tháng 8 đến tháng 10/2009, các ngân hàng gia tăng lãi suất và đỉnh cao nhất lên đến 9,5%. Cụ thể, Ngân hàng Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) lãi suất tăng mạnh ở các kỳ hạn dài đều trên 9% và 36 tháng đã lên đến đỉnh 9,5%. Với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển nhà TP.HCM (HDBank), ngay khi lãi suất của nhiều ngân hàng tăng mạnh, ngân hàng nay cũng đã áp dụng lãi suất cao nhất lên tới 9,5%/năm, kỳ hạn 36 tháng; các kỳ hạn 18 và 24 tháng cũng có mức cao, 9,1% và 9,3%. Tiếp tục sau đó các ngân hàng thương mại đưa ra các mức lãi suất huy động cơ bản như 15 tháng (9,4%), 24 tháng (9,8%) hay 36 tháng (10,3%/năm) và tiếp tục tăng lãi xuất huy động 0.3%. Đặc biệt, vào ngày 12/8 lãi suất huy động vốn VND đã lên tới đỉnh là 10.3%. Đến đầu tháng 11 nhóm NHTM cổ phần điều chỉnh tăng lãi suất huy động VND với mức từ 0,1-0,3%/năm và tăng lãi suất huy động USD từ 0,1-0,2%/năm ở hầu hết các kỳ hạn, đặc biệt là lãi suất ngắn hạn. Hiện nay, lãi suất của các ngân hàng đã lên tới 9.99%/năm cho kỳ hạn 1 tháng. Lãi suất huy động tiền gửi VNĐ năm 2009 Ngày 25/11/2009, NHNN bất ngờ công bố quyết định tăng lãi suất cơ bản lên mức 8% năm, áp dụng từ ngày 1/12/2009. Đây là quyết định khá bất ngờ, bởi trong 11 tháng liên tiếp duy trì lãi suất cơ bản ở mức 7%/năm, NHNN vẫn khẳng định sẽ giữ mức này tối thiểu đến hết năm 2009. Với mức lãi suất cơ bản mới, trần lãi suất kinh doanh tại các ngân hàng thương mại là 12%/năm, thay vì mức 10,5%/năm trước đó. NHNN cũng tăng một loạt lãi suất tái cấp vốn (từ 7% lên 8%/năm) và lãi suất chiết khấu (từ 5% lên 6%/năm). Ngay sau đó, các NHTM đã đồng loạt tăng lãi suất huy động lên mức 10,49%/năm, sát với mức rào mà NHNN lên tiếng. Ngày 26/11, Ngân hàng Nhà nước trực tiếp tăng thêm 5% tỷ giá bình quân liên ngân hàng, thu hẹp biên độ từ +/-5% về +/-3%. Để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư những ngày gần Tết Nguyên Đán, gần đây, các ngân hàng đã mạnh tay điều chỉnh lãi suất kỳ hạn ngắn ngày. ACB vừa tiếp tục tăng lãi suất huy động vốn bằng VND ở hầu hết các kỳ hạn. Đây là đợt tăng lãi suất thứ 4 của ACB kể từ đầu tháng 12 đến nay. Theo đó, kỳ hạn 1 tuần, với mức tiền gửi từ 5 triệu đến 100 triệu đồng tăng từ 9,97%/năm lên 10,02%/năm; kỳ hạn 2 tuần tăng từ 10,02%/năm lên 10,12%/năm; kỳ hạn 3 tuần tăng từ 10,07%/năm lên 10,27%/năm. Đặc biệt, khách hàng gửi số tiền từ 5 tỷ đồng trở lên (kỳ hạn 3 tuần) lãi suất nhận được lên đến 10,32%/năm. Thậm chí, ABBank vừa đưa ra kỳ hạn gửi một ngày với số tiền gửi tối thiểu 50 triệu đồng. Lãi suất tăng theo số tiền gửi, thấp nhất 4%/năm, với số tiền gửi từ 50 triệu đến dưới 500 triệu đồng; từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng lãi suất 4,5%/năm; trên 1 tỷ đồng lãi suất 5,5%/năm. 2.1.2. Nguyên nhân làm tăng rủi ro lãi suất của các NHTM 2.1.2.1. Nguyên nhân từ chính sách tiền tệ của NHNN Tăng trưởng tín dụng quá cao là nguyên nhân chính khiến thị trường huy động vốn căng thẳng như hiện nay. Thực tế, việc tăng trưởng tín dụng đã được Ngân hàng Nhà nước và cả các ngân hàng thương mại lường trước do chương trình hỗ trợ lãi suất (tính chung là có đến 5 chương trình) được triển khai từ đầu năm đến nay. Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất tuy ở mức hơn 445.000 tỷ đồng, song đây chính là lực đẩy khiến “con tàu tín dụng” không sao phanh lại được, dù Ngân hàng Nhà nước liên tục có cảnh báo đối với các tổ chức tín dụng. Theo công bố mới đây của SBV, năm 2009, tín dụng cả nước tăng gần 38% so với năm 2008. Như vậy, so với chỉ tiêu đưa ra lần cuối là 30% (ban đầu là 27%) thì thực tế đã cao hơn 8%. Lý giải điều này, nhiều chuy
Luận văn liên quan