Những nghiên cứu về mobile banking đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của
các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Các nghiên cứu đã chỉ ra khá nhiều các nhân
tố khác nhau ảnh hưởng đến ý định sử dụng cũng như hành vi sử dụng mobile
banking. Nhận thức về rủi ro, nhận thức về chi phí giao dịch, sự dễ dàng sử dụng, nhận
thức về độ tin cậy là những nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến ý định sử dụng dịch vụ
mobile banking được chỉ ra trong nhiều nghiên cứu trước đây (Luarn và Lin, 2005;
Amin và cộng sự, 2008; Yang, 2009; Cruz, 2010; Yu, 2012). Tuy nhiên, lại có những
nghiên cứu khác đưa ra những nhân tố khác tác động đến ý định sử dụng mobile
banking như nhận thức về lợi thế dịch vụ (Brown và cộng sự, 2003); khả năng tương
thích, niềm tin của khách hàng (Lee và cộng sự, 2003); chuẩn mực xã hội (Riquelme
và Rios, 2010); nhân khẩu học (Laukkanen và Pasanen, 2008; Yu, 2012). Bên cạnh đó,
có những nghiên cứu cho thấy nhận thức về rủi ro, chi phí, dễ sử dụng (Suoranta và
cộng sự, 2005; Koening-Lewis và cộng sự, 2010); nhận thức về sự tin cậy (Alam,
2014) không ảnh hưởng đến ý định sử dụng mobile banking. Các nghiên cứu cho thấy
trong bối cảnh khác nhau thì các nhân tố ảnh hưởng cũng có sự khác nhau; mặt khác,
biến nhân khẩu chủ yếu được xem xét là biến kiểm soát chứ chưa được coi như là một
biến điều tiết từng nhân tố đến ý định sử dụng mobile
252 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến khách hàng cá nhân trong việc chấp nhận dịch vụ mobile banking tại VN: nghiên cứu từ mô hình lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------
TRỊNH THỊ THU HUYỀN
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TRONG VIỆC CHẤP NHẬN DỊCH VỤ
MOBILE BANKING TẠI VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU
TỪ MÔ HÌNH LÝ THUYẾT CHẤP NHẬN VÀ
SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ (UTAUT)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
HÀ NỘI, NĂM 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------
TRỊNH THỊ THU HUYỀN
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TRONG VIỆC CHẤP NHẬN DỊCH VỤ
MOBILE BANKING TẠI VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU
TỪ MÔ HÌNH LÝ THUYẾT CHẤP NHẬN VÀ
SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ (UTAUT)
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số: 9340201
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. ĐÀO VĂN HÙNG
2. TS. ĐẶNG ANH TUẤN
HÀ NỘI, NĂM 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng sự nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả
Trịnh Thị Thu Huyền
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ i
MỤC LỤC .................................................................................................................. ii
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ......................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ vii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ MOBILE BANKING ................ 7
1.1 Tổng quan chung về dịch vụ mobile banking .................................................. 7
1.1.1 Ngân hàng điện tử ........................................................................................ 7
1.1.2 Khái niệm dịch vụ mobile banking ............................................................... 9
1.1.3 Các nền tảng của mobile banking ............................................................... 11
1.1.4 Lợi ích của mobile banking ........................................................................ 13
1.2 Tổng quan chung về các lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ ........... 15
1.2.1 Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) ............................................................. 16
1.2.2 Lý thuyết hành vi có hoạch định (TPB) ...................................................... 17
1.2.3 Lý thuyết phân tách hành vi có kế hoạch (DTPB) ....................................... 18
1.2.4 Lý thuyết chấp nhận công nghệ (TAM) ...................................................... 19
1.2.5 Lý thuyết phổ biến sự đổi mới (IDT) .......................................................... 21
1.2.6 Mô hình sử dụng PC (MPCU) .................................................................... 23
1.2.7 Lý thuyết nhận thức xã hội (SCT)............................................................... 23
1.2.8 Lý thuyết hợp nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) ................. 24
1.2.9 Lý thuyết lựa chọn làm lý thuyết nền tảng cho nghiên cứu ......................... 26
1.3 Tổng quan chung các nhân tố tác động đến mobile banking ....................... 29
1.3.1 Tổng quan về phương pháp nghiên cứu ...................................................... 30
1.3.2 Tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng mobile banking ...... 31
1.3.3 Yếu tố nhân khẩu học ................................................................................. 34
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 36
CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .............................. 37
2.1 Mối quan hệ giữa các nhân tố đến ý định sử dụng mobile banking ............. 37
2.1.1 Ảnh hưởng của hiệu quả kỳ vọng với ý định sử dụng ................................. 37
2.1.2 Ảnh hưởng của nỗ lực kỳ vọng với ý định sử dụng ..................................... 38
2.1.3 Ảnh hưởng của ảnh hưởng xã hội với ý định sử dụng ................................. 38
2.1.4 Ảnh hưởng của điều kiện thuận lợi với ý định sử dụng và hành vi sử dụng ..... 40
iii
2.1.5 Ảnh hưởng của động lực hedonic với ý đinh sử dụng ................................. 41
2.1.6 Ảnh hưởng của giá trị chi phí đến ý định sử dụng ....................................... 41
2.1.7 Ảnh hưởng của niềm tin đến ý định sử dụng ............................................... 42
2.1.8 Ảnh hưởng của nhận thức bảo mật đến niềm tin và ý định sử dụng ............ 44
2.2 Các khía cạnh văn hóa ................................................................................... 46
2.2.1 Chủ nghĩa cá nhân ...................................................................................... 50
2.2.2 Tránh sự không chắc chắn .......................................................................... 51
2.2.3 Sự nam tính ................................................................................................ 52
2.3 Tuổi và giới tính .............................................................................................. 53
2.4 Ý định và hành vi sử dụng mobile banking ................................................... 54
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 56
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 57
3.1 Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 57
3.2 Phỏng vấn sâu ................................................................................................. 59
3.2.1 Đối tượng và thời gian phỏng vấn............................................................... 59
3.2.2 Nội dung phỏng vấn ................................................................................... 60
3.3 Nghiên cứu định lượng sơ bộ ......................................................................... 61
3.3.1 Xây dựng phiếu điều tra (phát triển bảng hỏi) ............................................. 61
3.3.2 Xây dựng phiếu điều tra (Bảng hỏi) sơ bộ .................................................. 67
3.4 Nghiên cứu định lượng chính thức ................................................................ 68
3.4.1 Xác định mẫu nghiên cứu, phương pháp điều tra khảo sát .......................... 68
3.4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................... 69
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 71
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 72
4.1 Thực trạng mobile banking ở Việt Nam ........................................................ 72
4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển mobile banking ở Việt Nam ..................... 72
4.1.2 Thực trạng cơ sở hạ tầng và bảo mật .......................................................... 76
4.2 Thống kê mẫu nghiên cứu .............................................................................. 85
4.2.1 Thống kê theo giới tính .............................................................................. 87
4.2.2 Thống kê theo độ tuổi ................................................................................. 88
4.2.3 Thống kê theo nghề nghiệp ......................................................................... 89
4.3 Cảm nhận của khách hàng về lý do sử dụng và chưa sử dụng mobile banking ... 90
4.3.1 Lý do sử dụng mobile banking ................................................................... 90
4.3.2 Lý do khách hàng chưa sử dụng mobile banking ........................................ 93
iv
4.4 Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định và hành vi sử dụng
mobile banking ..................................................................................................... 94
4.4.1 Phân tích độ tin cậy của thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha ................... 94
4.4.2 Phân tích khám phá nhân tố (EFA) ............................................................. 98
4.4.3 Phân tích khẳng định nhân tố (CFA) ......................................................... 103
4.4.4 Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM ............................................................. 111
4.4.5 Kiểm định tác động của tuổi và giới tính đến các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định sử dụng mobile banking ............................................................................ 117
4.4.6 Kết luận giả thuyết ................................................................................... 123
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ........................................................................................ 126
CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GỢI Ý GIẢI PHÁP .. 127
5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu ...................................................................... 127
5.1.1 Về kết quả đánh giá của khách hàng về mobile banking ........................... 127
5.1.2 Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng mobile banking . 130
5.2 Gợi ý giải pháp tăng cường số lượng khách hàng sử dụng mobile banking ........ 136
5.2.1 Tăng cường nhận thức bảo mật đối với khách hàng .................................. 136
5.2.2 Tăng cường tác động tích cực của ảnh hưởng xã hội ................................ 140
5.2.3 Xây dựng niềm tin đối với khách hàng ..................................................... 141
5.2.4 Tăng nỗ lực kỳ vọng và động lực hedonic cho khách hàng ....................... 142
5.2.5 Tăng cường lợi ích kỳ vọng ...................................................................... 143
5.2.6 Có chiến lược marketing phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng .......... 144
5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai .................. 144
5.3.1 Hạn chế của nghiên cứu ............................................................................ 144
5.3.2 Hướng nghiên cứu trong tương lai ............................................................ 145
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ........................................................................................ 145
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 146
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...... 147
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 148
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 157
v
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CFA Phân tích nhân tố khẳng định
DTPB Lý thuyết phân tách hành vi có kế hoạch
EFA Phân tích nhân tố khám phá
IDT Lý thuyết sự đổi mới
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
SEM Mô hình cấu trúc tuyến tính
TAM Mô hình chấp nhận công nghệ
TPB Lý thuyết hành vi có kế hoạch
TRA Lý thuyết hành động hợp lý
UTAUT Lý thuyết hợp nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các hình thái của ngân hàng điện tử ............................................................ 8
Bảng 1.2: So sánh các hình thái Mobile banking ........................................................ 13
Bảng 1.3: So sánh TAM, UTAUT ............................................................................. 28
Bảng 3.1: Thang đo Hiệu quả kỳ vọng ....................................................................... 62
Bảng 3.2: Thang đo nỗ lực kỳ vọng ........................................................................... 63
Bảng 3.3: Thang đo ảnh hưởng xã hội ....................................................................... 63
Bảng 3.4: Thang đo điều kiện thuận lợi ..................................................................... 64
Bảng 3.5: Thang đo Động lực hedonic ....................................................................... 64
Bảng 3.6: Thang đo giá trị chi phí .............................................................................. 64
Bảng 3.7: Thang đo Niềm tin ..................................................................................... 65
Bảng 3.8: Thang đo nhận thức bảo mật ...................................................................... 65
Bảng 3.9: Thang đo chủ nghĩa cá nhân ...................................................................... 66
Bảng 3.10: Thang đo Tránh sự không chắc chắn ........................................................ 66
Bảng 3.11: Thang đo Sự nam tính .............................................................................. 67
Bảng 3.12: Thang đo ý định sử dụng.......................................................................... 67
Bảng 4.1: Các ngân hàng ở Việt Nam đã triển khai ứng dụng mobile banking (tính đến
thời điểm 31/12/2017) ............................................................................................... 73
Bảng 4.2: Các tiện ích của ứng dụng mobile banking của một số ngân hàng thương
mại ở Việt Nam ......................................................................................................... 75
Bảng 4.3: Bảng mô tả đặc điểm nhân khẩu ................................................................ 86
Bảng 4.4: Kết quả chạy Cronbach’s Alpha lần 1 ........................................................ 95
Bảng 4.5: Kết quả chạy Cronbach’s Alpha lần 2 ........................................................ 97
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định KMO và Bartiett’ Test ................................................. 98
Bảng 4.7: Kết quả EFA thang đo các biến nghiên cứu ............................................... 99
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt (hệ số tương quan) ............................ 106
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo sau khám phá nhân tố ............ 108
Bảng 4.10: Hệ số tương quan, Căn bậc 2 của AVE .................................................. 110
Bảng 4.11: Hệ số mô hình hồi quy SEM lần 1 ......................................................... 112
Bảng 4.12: Hệ số mô hình hồi quy SEM lần 2 ......................................................... 114
Bảng 4.13: Kiểm định sự ảnh hưởng khác biệt của tuổi đến các nhân tố .................. 119
Bảng 4.14: Kiểm định sự ảnh hưởng khác biệt của giới tính đến các nhân tố ........... 122
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định các giải thuyết của mô hình ...................................... 123
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Lý thuyết hành động hợp lý (Ajzen và Fishbein, 1980) .............................. 17
Hình 1.2: Lý thuyết hành vi có hoạch định (TPB) (Ajzen, 1991) ............................... 17
Hình 1.3: Lý thuyết phân tách hành vi có kế hoạch (Taylor và Todd, 1995) ............... 19
Hình 1.4a: Mô hình lý thuyết chấp nhận công nghệ (Davis và cộng sự, 1989) ........... 20
Hình 1.4b: Mô hình cuối cùng của lý thuyết TAM (Venkatesh và Davis, 1996) ......... 20
Hình 1.5: Lý thuyết phổ biến sự đổi mới (Rogers, 1960)............................................ 22
Hình 1.6: Mô hình sử dụng PC (Thompson và cộng sự, 1991) ................................... 23
Hình 1.7: Lý thuyết nhận thức xã hội (Bandura, 1986) ............................................... 24
Hình 1.8a: Lý thuyết hợp nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT .................. 25
Hình 1.8b: Lý thuyết hợp nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT2)
(Venkatesh và cộng sự, 2012) .................................................................................... 26
Hình 1.9: Tỷ lệ % lý thuyết sử dụng cho nghiên cứu về mobile banking .................... 27
Hình 1.10: Số bài viết về mobile banking theo thời gian ............................................ 30
Hình 1.11: Tỷ lệ bài viết về mobile banking theo khu vực ......................................... 31
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả ..................................................... 55
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận án ............................................................... 57
Hình 4.1: Tỷ lệ khách hàng sử dụng mobile banking ................................................. 85
Hình 4.2: Tỷ lệ khách hàng sử dụng mobile banking theo giới tính ............................ 88
Hình 4.3: Tỷ lệ khách hàng sử dụng mobile banking theo độ tuổi .............................. 89
Hình 4.4: Tỷ lệ khách hàng sử dụng mobile banking theo ngành nghề ....................... 90
Hình 4.5: Lý do sử dụng mobile banking của khách hàng cá nhân ............................. 92
Hình 4.6: Kênh nhận biết về mobile banking ............................................................. 93
Hình 4.7: Nguyên nhân chủ yếu khách hàng chưa sử dụng mobile banking ............... 94
Hình 4.8: Mô hình nghiên cứu đề xuất sau khám phá nhân tố .................................. 103
Hình 4.9: Sơ đồ chuẩn hóa CFA mô hình nghiên cứu .............................................. 105
Hình 4.10: Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM lần 1 .................................................. 111
Hình 4.11: Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM lần 2 .................................................. 113
Hình 4.12: Mô hình bất biến phân tích đa nhóm theo tuổi ........................................ 118
Hình 4.13: Mô hình khả biến phân tích đa nhóm theo tuổi ....................................... 119
Hình 4.14: Mô hình bất biến phân tích đa nhóm theo giới tính ................................. 121
Hình 4.15: Mô hình khả biến phân tích đa nhóm theo giới tính ................................ 122
Hình 5.1: Quy trình xử lý hệ thống phát hiện giao dịch bất thườngcủa Ngân hàng
Woori Việt Nam ...................................................................................................... 137
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Dịch vụ ngân hàng điện tử ra đời là một trong những dấu mốc quan trọng đánh
dấu sự chuyển mình của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Phát triển dịch vụ ngân hàng
trên cơ sở vận dụng công nghệ thông tin là một trong những giải pháp quan trọng để
các ngân hàng thương mại Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trước sự
hội nhập quốc tế.
Mobile banking là việc thực hiện các giao dịch của khách hàng với ngân hàng
bằng điện thoại di động hoặc một thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân có kết nối với
internet (Barnes và Cobitt, 2003; Scomavacca và Barnes, 2004). Ngày nay, các thiết bị
này được trang bị internet ngày một gia tăng (Laukkanen và Lauronen, 2005). Nghiên
cứu của Như Trang (2014) cho thấy mobile banking sẽ trở thành giao dịch phổ biến và
quan trọng khi mà có hơn 20% dân số sử dụng smart phone. Cho đến năm 2017, Việt
Nam có 4,8 triệu thuê bao internet băng thông rộng, số người dùng internet khoảng 31
triệu người (chiếm 34% trên tổng số người dân) (Lan Anh, 2017). Theo hãng nghiên
cứu thị trường IDC, Việt Nam là một trong ba thị trường điện thoại thông minh tăng
trưởng hàng đầu Đông Nam Á với tỷ lệ thuê bao di động sử dụng smartphone đạt 40%
trong năm 2015. Dự báo tới năm 2018, tỷ lệ sử dụng smartphone ở Việt Nam sẽ tăng
lên khoảng 70%, đến 2021 số thuê bao smartphone của Việt Nam sẽ tăng gấp 3 lần so
với năm 2015. Do vậy xu hướng sử dụng mobile banking là một tất yếu. Lợi ích của
việc cung cấp dịch vụ mobile banking đối với ngân hàng là tăng thêm thu nhập cho
ngân hàng, khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng và tăng cường kết nối giữa
ngân hàng với các đơn vị, tổ chức khác khi thực hiện các thanh toán tiện ích, linh hoạt
ch