Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi hoạt
động sản xuất kinh doanh đều hướng đến mục
tiêu tối đa hóa giá trịdoanh nghiệp. Để đạt
được mục tiêu này, các doanh nghiệp phải thực
hiện nhiều biện pháp, trong đó việc lựa chọn
một cấu trúc tài chính hợp lý là một trong những
biện pháp hết sức quan trọng và cần thiết. Vì
vậy, mục đích của bài viết này là phân tích cấu
trúc tài chính và xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh
nghiệp chếbiến thủy sản Khánh Hòa đểlàm cơ
sởkhoa học cho việc tái cấu trúc tài chính của
các doanh nghiệp nhằm góp phần làm giá trị
doanh nghiệp.
6 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2523 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nhân tố tác động đến cấu trúc hành chính của doanh nghiệp chế biến tỉnh Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 03/2008
54
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN KHÁNH HÒA
THE DETERMINANTS WHICH CAN INFLUENCE THE FINANCIAL STRUCTURE OF THE SEAFOOD
PROCESSING COMPANIES IN KHANH HOA PROVINCE
Nguyễn Thành Cường
Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang
Tóm tắt
Mục đích chủ yếu của bài viết này là phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến
cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa, từ đó đưa ra một số đề xuất
nhằm góp phần tái cấu trúc tài chính cho các doanh nghiệp hướng đến mục tiêu tối đa hóa giá trị
doanh nghiệp.
Từ khóa: Cấu trúc tài chính
Abstract
The principal objective of this article is to analyze the financial structure and the likely
determinants which can influence the financial structure of the seafood processing companies, and
then suggests some solutions to restructure the financial structure of the listed companies in Khanh
Hoa province for the target to maximize firm value.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi hoạt
động sản xuất kinh doanh đều hướng đến mục
tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Để đạt
được mục tiêu này, các doanh nghiệp phải thực
hiện nhiều biện pháp, trong đó việc lựa chọn
một cấu trúc tài chính hợp lý là một trong những
biện pháp hết sức quan trọng và cần thiết. Vì
vậy, mục đích của bài viết này là phân tích cấu
trúc tài chính và xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh
nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa để làm cơ
sở khoa học cho việc tái cấu trúc tài chính của
các doanh nghiệp nhằm góp phần làm giá trị
doanh nghiệp.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để phân tích cấu trúc tài chính và xác
định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài
chính của các doanh nghiệp chế biến thủy sản
Khánh Hòa, bài viết sử dụng kết hợp cả hai
phương pháp định lượng và định tính. Theo
cách tiếp cậm nghiên cứu định lượng, chúng
tôi thu thập số liệu khảo sát thực tế của 22
doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa
giai đoạn từ năm 2003 – 2007, sử dụng công
cụ thống kê toán với sự hỗ trợ của các phần
mềm EXCEL và SPSS, tiến hành chạy và kiểm
định mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng
đến cấu trúc tài chính. Theo cách tiếp cận
nghiên cứu định tính, dựa vào các cuộc phỏng
vấn sâu với các chủ doanh nghiệp, chúng tôi
làm rõ các định hướng và vai trò của các chính
sách của Chính phủ, các tổ chức tín dụng, các
chủ doanh nghiệp tác động đến việc xác lập
cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp chế
biến thủy sản Khánh Hòa.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Cấu trúc tài chính doanh nghiệp là một
khái niệm đề cập đến việc mà một doanh
nghiệp sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau
để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp. Cấu
trúc tài chính phản ánh cấu trúc tài sản, cấu
trúc nguồn vốn và cả mối quan hệ giữa cấu
trúc tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 03/2008
55
Chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính là tỷ suất
nợ. Kết quả nghiên cứu cho thấy đặc điểm
cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng
đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp
chế biến thủy sản Khánh Hòa như sau.
3.1. Đặc điểm cấu trúc tài chính của các
doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa:
3.1.1. Đặc điểm cấu trúc tài sản của các doanh
nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa:
Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản của
doanh nghiệp bao gồm: Tỷ suất đầu tư dài
hạn và tỷ suất đầu tư tài sản cố định. Kết quả
nghiên cứu cho thấy các chỉ tiêu này đối với
các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh
Hòa được thể hiện qua hình sau đây:
26.60%
43.38%
21.17%
34.52% 33.86%
28.83%29.89%
19.06%
33.54%
25.54%
0%
5%
10%
15%
20%
25%
30%
35%
40%
45%
50%
Tỷ suất đầu tư dài hạn (%) 26.60% 43.38% 21.17% 34.52% 33.86%
Tỷ suất đầu tư tài sản cố định (%) 25.54% 33.54% 19.06% 29.89% 28.83%
Doanh nghiệp
nhà nước
Doanh nghiệp
có vốn đầu tư
nước ngoài
Công ty cổ
phần
Công ty
TNHH và
DNTN
Bình quân toàn
ngành
Hình 1: Tỷ suất đầu tư các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa
Qua hình 1 cho thấy, tỷ suất đầu tư dài
hạn bình quân toàn ngành chế biến thủy sản
Khánh Hòa giai đoạn 2003 – 2007 là 33,86%.
Trong đó, các doanh nghiệp Nhà nước có tỷ
suất đầu tư dài hạn là 26,60% thấp hơn trung
bình ngành, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài cao hơn trung bình ngành đạt ở mức
43,38%, công ty cổ phần là 21,17% thấp hơn
trung bình ngành, công ty TNHH và DNTN là
34,52% cao hơn trung bình ngành. Tỷ suất đầu
tư tài sản cố định bình quân toàn ngành chế
biến thủy sản Khánh Hòa là 28,83%. Trong đó,
các doanh nghiệp Nhà nước có tỷ suất đầu tư
dài hạn là 25,54% thấp hơn trung bình ngành,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cao
hơn trung bình ngành đạt ở mức 33,54%, công
ty cổ phần là 19,06% thấp hơn trung bình
ngành, công ty TNHH và DNTN là 29,89% cao
hơn trung bình ngành. Nhìn chung, tỷ suất đầu
tư dài hạn mà trong đó chủ yếu là đầu tư tài sản
cố định của toàn ngành chế biến thủy sản
Khánh Hòa giai đoạn 2003 – 2007 tương đối
thấp.
3.1.2. Đặc điểm cấu trúc nguồn vốn của các
doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa:
Cấu trúc nguồn vốn phản ánh cơ cấu tỷ lệ
của các loại nguồn vốn hình thành nên vốn hoạt
động của doanh nghiệp. Nguồn vốn có 2 bộ
phận lớn là nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn
vốn nợ. Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc nguồn
vốn của doanh nghiệp bao gồm: Tỷ suất nợ,
trong đó có tỷ suất nợ ngắn hạn và tỷ suất nợ
dài hạn; tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu. Kết
quả nghiên cứu cho thấy các chỉ tiêu này đối
với các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh
Hòa được thể hiện qua hình sau đây:
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 03/2008
56
72.71%
49.02%
69.68%
53.76% 56.01%
52.01%
49.17%
66.03%
46.92%
68.63%
4.00%4.59%3.65%2.10%4.08%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
Tỷ suất nợ (D/A) 72.71% 49.02% 69.68% 53.76% 56.01%
Tỷ suất nợ ngắn hạn 68.63% 46.92% 66.03% 49.17% 52.01%
Tỷ suất nợ dài hạn 4.08% 2.10% 3.65% 4.59% 4.00%
Doanh nghiệp
nhà nước
Doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước
ngoài
Công ty cổ phần Công ty TNHH
và DNTN
Bình quân toàn
ngành
Hình 2: Tỷ suất nợ của các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa
Qua hình 2 cho thấy từ năm 2003 – 2007,
tỷ suất nợ trung bình toàn ngành chế biến thủy
sản Khánh Hòa là 56,01%. Phần lớn các
doanh nghiệp sử dụng nợ ngắn hạn là chủ
yếu, tỷ suất nợ ngắn hạn trung bình là 52,01%,
tỷ suất nợ dài hạn trung bình là 4%.
Nếu xem xét tỷ suất nợ của các doanh
nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa dưới góc
độ sở hữu, cho thấy các DNNN có tỷ suất nợ
trung bình 72,71% cao hơn trung bình ngành;
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ
suất nợ 49,02% thấp hơn so với trung bình
ngành; các công ty cổ phần có tỷ suất nợ trung
bình là 69,68% cao hơn so với trung bình
ngành; công ty TNHH, DNTN có tỷ suất nợ
trung bình là 53,76% thấp hơn so với trung
bình ngành. Hầu hết các doanh nghiệp đều sử
dụng nợ ngắn hạn là chủ yếu. Như vậy, nếu
đứng trên góc độ sở hữu cho thấy, các DNNN,
các công ty cổ phần duy trì một tỷ suất nợ cao
hơn hay có khả năng vay nợ tốt hơn so với
công ty TNHH, DNTN, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài.
3.2. Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh
nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa
Trên cơ sở số liệu là các báo cáo tài
chính của 22 doanh nghiệp chế biến thủy sản
Khánh Hòa, chúng tôi đã tiến hành xử lý số
liệu liên quan đến tỷ suất nợ và các nhân tố
ảnh hưởng, sau đó sử dụng phần mềm SPSS
để phân tích tương quan và hồi quy nhằm xác
định sự ảnh hưởng của 8 nhân tố: quy mô
doanh nghiệp, cấu trúc tài sản, khả năng sinh
lời, rủi ro hoạt động, cơ hội tăng trưởng, lãi
suất vay bình quân, thời gian hoạt động và
hình thức sở hữu đến cấu trúc tài chính của
các doanh nghiệp. Kết quả phân tích hồi quy
bội giữa tỷ suất nợ và 8 nhân tố trên bằng
phần mềm SPSS cho ở bảng sau:
Bảng 1: Kết quả phân tích hồi quy bội
Model R R Square Adjusted R Square F Sig.
1 0.799 0.639 0.597 15.425 0.000
2 0.798 0.637 0.600 17.048 0.000
3 0.796 0.634 0.601 18.874 0.000
4 0.794 0.631 0.601 21.139 0.000
5 0.792 0.627 0.600 23.965 0.000
6 0.786 0.619 0.596 27.296 0.000
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 03/2008
57
Qua bảng 1 cho thấy, theo phương pháp
Backward, mô hình được xác định ở bước 6.
Hệ số xác định của mô hình R2 giảm dần qua
từng bước, ở bước 6 có R2 = 0.619 khẳng
định sự phù hợp của mô hình. Hay nói cách
khác, mô hình hồi quy này có thể giải thích
61,9% sự thay đổi của tỷ suất nợ. Qua 6 bước
loại bỏ dần các biến độc lập ít có quan hệ với
tỷ suất nợ. Lần lượt các biến bị loại bỏ như
sau: X8 – Tuổi DN, X21 – Tỷ suất đầu tư dài
hạn, X62 – Đòn bẩy tài chính và X32 – ROE,
X7 – Hình thức sở hữu của DN. Như vậy, mô
hình còn lại 6 biến là X11 – Tổng tài sản bình
quân, X12 – VCSH bình quân, X22 – Tỷ suất
đầu tư TSCĐ, X31 – ROA, X42 – Tốc độ tăng
trưởng tài sản định gốc, X5 – Lãi suất vay bình
quân. Thống kê F cao dần từ bước 1 đến
bước 6 và ở bước 6 là 27.296, điều này khẳng
định giả thiết về các hệ số hồi quy đồng thời
bằng không đều bị bác bỏ. Với sig = 0.000, mô
hình này có ý nghĩa thống kê.
Từ kết quả phân tích mô hình hồi quy bội
biểu diễn mối quan hệ giữa tỷ suất nợ và các
nhân tố ảnh hưởng là:
Y = 0.682 + 0.04 X11 – 0.015 X12 – 0.435 X22 + 0.447 X31 – 1.275 X5 + 0.075 X42
(Se) (0.047) (0.001) (0.002) (0.109) (0.106) (0.305) (0.026)
t_stat 14.644 7.840 -7.187 -3.985 4.236 - 4.176 2.827
VIF 5.958 6.553 1.512 1.301 1.134 1.640
R2 = 0.619
_
2R = 0.596 N=108 F = 27.296
Trong đó, X11 – tổng tài sản bình quân,
X12 – vốn chủ sở hữu bình quân, X22 – tỷ
suất đầu tư tài sản cố định, X31 – ROA, X42 –
tốc độ tăng trưởng tài sản, X5 – lãi suất vay
bình quân.
Theo kết quả phân tích hồi quy tuyến tính
bội xác định sự ảnh hưởng đồng thời của các
nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của
các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh
Hòa giai đoạn 2003 – 2007 cho thấy: Các
nhân tố thật sự có ảnh hưởng đến các tỷ suất
nợ bao gồm: Quy mô doanh nghiệp (quy mô
vốn), cấu trúc tài sản, khả năng sinh lời, cơ hội
tăng trưởng, lãi suất vay bình quân. Tác động
của từng nhân tố cụ thể đến cấu trúc tài chính
của các doanh nghiệp CBTS Khánh Hòa như
sau:
• Chỉ tiêu có tác động mạnh nhất đến tỷ
suất nợ chính là quy mô doanh nghiệp. Theo
kết quả phân tích hồi quy, cả 2 chỉ tiêu đại diện
cho nhân tố quy mô doanh nghiệp đều ảnh
hưởng đến tỷ suất nợ. Tổng tài sản cho biết
quy mô vốn của doanh nghiệp, còn tổng vốn
chủ sở hữu cho biết giá trị của doanh nghiệp.
Trong đó, tổng tài sản có quan hệ thuận chiều
với tỷ suất nợ và vốn chủ sở hữu có quan hệ
nghịch chiều với tỷ suất nợ. Điều này chứng tỏ
rằng, các doanh nghiệp chế biến thủy sản
Khánh Hòa có giá trị tài sản lớn thì có khuynh
hướng sử dụng nợ vay cao hơn các doanh
nghiệp có giá trị tài sản thấp. Như vậy, có thể
kết luận “Quy mô doanh nghip có quan h
thun chiu vi cu trúc tài chính”. Kết quả
này phù hợp với kết luận của lý thuyết trật tự
phân hạng, do thông tin bất cân xứng giữa các
doanh nghiệp có quy mô khác nhau nên doanh
nghiệp có quy mô càng lớn thì có khả năng
vay nợ càng nhiều.
• Nhân tố thứ 2 ảnh hưởng đến tỷ suất
nợ đó là cấu trúc tài sản của doanh nghiệp.
Theo kết quả phân tích hồi quy, chỉ tiêu đại
diện cho nhân tố cấu trúc tài sản của doanh
nghiệp ảnh hưởng đến tỷ suất nợ là tỷ suất
đầu tư tài sản cố định, có quan hệ ngược
chiều với tỷ suất nợ. Điều này chứng tỏ
rằng, các doanh nghiệp chế biến thủy sản
Khánh Hòa khi thực hiện việc đầu tư vào tài
sản cố định, các doanh nghiệp thận trọng
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 03/2008
58
trong việc sử dụng nợ vay dài hạn để đầu tư
và có khuynh hướng sử dụng vốn chủ sở
hữu là chủ yếu. Kết quả này cho thấy, đây là
một đặc trưng cơ bản của các doanh nghiệp
chế biến thủy sản Khánh Hòa trong việc sử
dụng vốn vay nợ để đầu tư vào tài sản cố định
và hoàn toàn phù hợp dự đoán. Như vậy có
thể kết luận “Cu trúc tài sn có quan h
ngc chiu vi cu trúc tài chính”.
• Nhân tố thứ 3 ảnh hưởng đến tỷ suất
nợ đó là khả năng sinh lời. Theo kết quả phân
tích hồi quy, chỉ tiêu đại diện cho nhân tố khả
năng sinh lời ảnh hưởng đến tỷ suất nợ là tỷ
suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên tổng tài
sản (ROA), có quan hệ thuận chiều với tỷ suất
nợ. Điều này chứng tỏ rằng, các doanh nghiệp
chế biến thủy sản Khánh Hòa có khả năng sinh
lời càng lớn có khuynh hướng sử dụng nợ vay
cao hơn các doanh nghiệp có khả năng sinh lời
thấp. Kết quả này phù hợp với kết luận của mô
hình MM, doanh nghiệp có thể gia tăng việc sử
dụng nợ cùng với sự gia tăng hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong trường hợp này, hiệu ứng của đòn cân
nợ sẽ có tác dụng tích cực đối với doanh
nghiệp. Như vậy có thể kết luận “Kh năng
sinh l
i có quan h thun chiu vi cu trúc
tài chính”.
• Nhân tố thứ 4 ảnh hưởng đến tỷ suất nợ
đó là lãi suất vay bình quân. Theo kết quả phân
tích hồi quy, lãi suất vay bình quân có quan hệ
ngược chiều với tỷ suất nợ. Điều này chứng tỏ
rằng, các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh
Hòa khi thực hiện việc vay nợ, doanh nghiệp
quan tâm đến lãi suất vay nợ. Khi lãi suất vay nợ
gia tăng thì khuynh hướng sử dụng vốn vay nợ
của các doanh nghiệp có chiều hướng giảm dần,
tức là làm hạn chế khả năng vay nợ của doanh
nghiệp và hoàn toàn phù hợp với dự đoán. Như
vậy có thể kết luận “T sut lãi vay có quan h
ngc chiu vi cu trúc tài chính”.
• Nhân tố thứ 5 ảnh hưởng đến tỷ suất
nợ đó là cơ hội tăng trưởng. Theo kết quả
phân tích hồi quy, chỉ tiêu đại diện cho nhân
tố cơ hội tăng trưởng ảnh hưởng đến tỷ suất
nợ là tốc độ tăng trưởng tài sản định gốc, có
quan hệ thuận chiều với tỷ suất nợ. Điều này
chứng tỏ rằng, các doanh nghiệp chế biến
thủy sản Khánh Hòa có tốc độ tăng trưởng
càng lớn có khuynh hướng sử dụng nợ cao
hơn các doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng
thấp. Kết quả này phù hợp với thực tế hiện
nay, khi mà các doanh nghiệp đứng trước
những cơ hội phát triển, hội nhập do xu hướng
phát triển tích cực của nền kinh tế tạo ra, sẽ
thúc đẩy doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn
vốn vay nợ bên ngoài để đầu tư khai thác cơ
hội kinh doanh thuận lợi đó. Trong trường hợp
này, hiệu ứng đòn cân nợ sẽ phát huy tác
dụng tích cực làm tăng giá trị của doanh
nghiệp. Như vậy có thể kết luận “Cơ h
i tăng
trng có quan h thun chiu vi cu trúc
tài chính”.
IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:
Qua việc nghiên cứu cấu trúc tài chính và
các nhân tố ảnh hưởng của các doanh nghiệp
chế biến thủy sản Khánh Hòa, chúng tôi có
những kết luận sau đây:
• Thứ nhất, kết quả nghiên cứu cho
thấy, các doanh nghiệp chế biến thủy sản
Khánh Hòa sử dụng nợ ở mức khá cao, chủ
yếu được tài trợ bằng nợ ngắn hạn. Giữa các
loại hình sở hữu cũng có sự khác biệt trong
việc sử dụng nợ. Các doanh nghiệp Nhà
nước, công ty cổ phần sử dụng nợ nhiều hơn
các công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh
nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài. Điều này đã được giải thích bởi
thuyết thông tin bất cân xứng.
• Thứ hai, kết quả nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các
doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa
cho thấy, có 5 nhân tố thật sự ảnh hưởng
mạnh đến cấu trúc tài chính. Các nhân tố đó
bao gồm quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh
lời, cơ hội tăng trưởng có quan hệ thuận chiều
với cấu trúc tài chính; cấu trúc tài sản, lãi suất
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 03/2008
59
vay bình quân có quan hệ nghịch chiều với
cấu trúc tài chính. Kết quả này có thể kết luận
cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp chế
biến thủy sản Khánh Hòa đã được giải thích
bằng thuyết trật tự phân hạng và mô hình MM.
Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi có
một số đề xuất mô hình tái cấu trúc tài chính
cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh
Hòa hướng đến mục tiêu tối đa hóa giá trị
doanh nghiệp như sau:
Mô hình 1: Tái cấu trúc tài chính theo
hướng sử dụng tỷ suất nợ trong khoảng từ
0% đến 20%:
Mô hình này áp dụng cho các doanh
nghiệp có hiệu quả kinh doanh rất thấp, đang
ở trong tình trạng khó khăn, tài sản cố định lạc
hậu, thị phần nhỏ và có khả năng cạnh tranh
yếu. Cấu trúc tài chính thích hợp cho các
doanh nghiệp này là tỷ suất nợ nên nhỏ hơn
20% để hạn chế hiệu ứng tiêu cực của đòn
cân nợ và giảm áp lực về thanh toán các
khoản nợ vay. Mô hình này được áp dụng cho
các doanh nghiệp: Công ty Thủy Sản Hoằng
Ký, Công ty TNHH GALLANT OCEAN Việt
Nam, Công ty TNHH Khải Thông, Công ty
TNHH Long Hương, Công ty TNHH Thương
Mại Thiên Long, Công ty TNHH Thủy sản
Hoàn Mỹ.
Mô hình 2: Tái cấu trúc tài chính theo
hướng sử dụng tỷ suất nợ trong khoảng từ
20% đến 40%:
Mô hình này áp dụng cho các doanh
nghiệp có thực trạng hoạt động bình thường,
năng lực cạnh tranh trung bình, hiệu quả hoạt
động kinh doanh thấp, sản phẩm của doanh
nghiệp có chỗ đứng trên thị trường và có khả
năng kiểm soát và mở rộng thị trường chưa
cao. Các doanh nghiệp này nên sử dụng nợ với
tỷ lệ nợ từ 20 đến 40 % là thích hợp. Mô hình
này được áp dụng cho các doanh nghiệp:
Công ty TNHH Hạnh Quyến, Công ty TNHH
Nông Hải Sản Nha Trang, Công ty TNHH Thiên
Anh, Cong ty TNHH Thịnh Hưng, Công ty
TNHH Thủy Sản Vân Như, DNTN Chín Tuy,
DNTN Việt Thắng.
Mô hình 3: Tái cấu trúc tài chính theo
hướng sử dụng tỷ suất nợ trong khoảng từ
40% đến 50%:
Mô hình này áp dụng cho các doanh
nghiệp có hoạt động kinh doanh hiệu quả khá
cao, khả năng cạnh tranh mạnh, thị phần lớn.
Để phát huy hiệu ứng tích cực của đòn cân nợ
và hạn chế rủi ro có thể xảy ra, thì các công ty
này nên sử dụng nợ xoay quanh mức 50% là
hợp lý nhất. Mô hình này được áp dụng cho
các doanh nghiệp: Công ty TNHH Hải Vương,
Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods - F17,
Công ty Cổ Phần Thủy Sản 584 Nha Trang,
Công ty Cổ Phần Thủy Sản Cam Ranh, Công
ty TNHH Philips Seafood Việt Nam, Công ty
TNHH Trúc An, Công ty TNHH Việt Long, Xí
Nghiệp KT & DV Thủy Sản Khánh Hòa, Công
ty TNHH Long Shin.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hải Sơn (2001), Cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của
các DN du lịch Thừa thiên Huế, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
2. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà
xuất bản thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Fakher Buferna and Kenbata Bangassa and Lynn Hodgkinson (2005), Determinants of Capital
Structure: Evidence from Libya, Research paper series, University of Liverpool.