Các phương pháp kỷ thuật trồng cây sầu riêng đạt hiệu quả kinh tế cao

-Gốc ghép phải thẳng, đường kính gốc ghép 1,0-1,5 cm, bộ rễ phát triển tốt. -Thân, cành, lá: thân thẳng và vững chắc, số cành từ 3 cành cấp 1 trở lên, các lá ngọn đã trường thành xanh tốt và có hình dạng, kích thước đặc trưng của giống. Chiều cao cây giống (từ mặt giá thể bầu ươm đến đỉnh chồi) từ 80 cm trở lên. -Độ thuần, tuổi xuất vườn: cây sản xuất phải đúng giống như tên gọi ghi trên nhãn hiệu. Cây giống phải đang sinh trưởng khỏe, không mang các loại dịch hại chính như bệnh thán thư, bệnh phytophthora, rầy phấn.

pdf11 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2873 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các phương pháp kỷ thuật trồng cây sầu riêng đạt hiệu quả kinh tế cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các phương pháp kỹ thuật trồng cây sầu riêng đạt hiệu quả kinh tế cao? - Gốc ghép phải thẳng, đường kính gốc ghép 1,0-1,5 cm, bộ rễ phát triển tốt. - Thân, cành, lá: thân thẳng và vững chắc, số cành từ 3 cành cấp 1 trở lên, các lá ngọn đã trường thành xanh tốt và có hình dạng, kích thước đặc trưng của giống. Chiều cao cây giống (từ mặt giá thể bầu ươm đến đỉnh chồi) từ 80 cm trở lên. - Độ thuần, tuổi xuất vườn: cây sản xuất phải đúng giống như tên gọi ghi trên nhãn hiệu. Cây giống phải đang sinh trưởng khỏe, không mang các loại dịch hại chính như bệnh thán thư, bệnh phytophthora, rầy phấn. 1. Thời vụ trồng Cây sầu riêng có thể trồng được quanh năm, nhưng thường trồng vào đầu mùa mưa để giảm bớt chi phí chăm sóc. Tuy nhiên, đối với những vùng gặp những bất lợi khi trồng vào mùa mưa thì có thể chuyển sang mùa vụ khác có lợi hơn. Trường hợp các tỉnh Miền Trung mùa mưa thường có gió bão. 2. Chuẩn bị đất trồng và cách trồng Nên chuẩn bị đất để trồng cây sầu riêng theo thể thức đấp ụ (ụ đất có thể rộng 1m và cao hơn mặt đất tự nhiên hay mặt liếp vào khoảng 50-60cm) (Hình 4) và đào hố trồng trên ụ đã đắp, hố trồng có kích thước 0,6x 0,6x 0,6m. Sau đó cho vào hố đã đào một hỗn hợp phân theo tỷ lệ:1 phần phân gà hoai mục với 3- 4 phần đất màu mỡ và 200g phân NPK (15:15:15). hoặc N:P:K:Mg=15:15: 6: 4, vôi 0,5- 1kg, thuốc sát trùng Regent 10- 20g. Đặt cây con: Đặt cây vào hố trồng lấp đất ngang mặt bầu cây con, cắm cọc giữ cây khỏi đổ ngã, che bớt ánh sáng (Hình 6) và tưới nước ngay sau khi trồng. Chú ý: Khi vận chuyển cây từ vườn ươm ra ruộng sản xuất, khi tháo bỏ bao ni-lông làm bầu đất phải thật cẩn thận để cây con không bị thương tổn. Mô đất cần được bồi rộng theo tán cây hằng năm. Khi che bóng cho cây còn nhỏ không nên che quá 50% ánh sáng mặt trời. 3. Tủ gốc gĩư ẩm Cây sầu riêng cần sử dụng rơm hoặc cỏ khô phủ kín mô đất một lớp dầy 10-20 cm, cách gốc 10-50 cm tuỳ theo cây lớn hay nhỏ. Gốc sầu riêng khô ráo sẽ làm giảm cơ hội cho nấm bệnh tấn công vào gốc. 4. Làm cỏ, trồng xen Có thể dùng một số cây ngắn ngày làm cây trồng xen trong vườn cây sầu riêng để góp phần hạn chế cỏ dại phát triển (Hình 7). Việc trồng xen cần bảo đảm cây trồng xen không cạnh tranh nước và dinh dưỡng với cây sầu riêng. Trong những năm đầu khi cây chưa khép tán, cỏ dại sẽ phát triển mạnh, nên diệt cỏ bằng phương pháp thủ công, hoặc dùng máy cắt cỏ, khi cần thiết có thể diệt cỏ bằng thuốc hoá học như: Glyphosate, Gramoxon. . . 5. Tưới nước Giai đoạn cây con tưới nước để giảm tỷ lệ cây chết, giúp cây khỏe, nhanh cho trái. Giai đoạn cây ra hoa cần tưới cách ngày giúp hoa phát triển tốt hạt phấn mạnh khỏe, nhưng cần giảm khoảng 2/3 lượng nước ở mỗi lần tưới (chu kỳ tưới không thay đổi) vào thời điểm 1 tuần trước khi hoa nở giúp hạt phấn khó có khả năng thụ phấn, đậu trái tốt. Bởi vì hạt phấn sẽ chết khi có nhiều nước. Tuy nhiên, khi giảm nước cần theo dõi cẩn thận để tránh hiện tượng héo cây, héo hoa ảnh hưởng xấu đến việc đậu trái. Sau khi đậu trái tiến hành tưới tăng dần lượng nước đến mức bình thường trở lại, giúp trái phát triển khỏe chất lượng cao. 6.Tỉa cành tạo tán Cành cần cắt tỉa Giữ lại các cành + Cành mọc đứng, cành bên trong tán + Cành mọc ngang + Cành ốm yếu, cành bị sâu bệnh + Cành khoẻ mạnh + Cành mọc quá gần mặt đất + Cành ở độ cao1m so với mặt đất (khi cây cho trái) Công tác tỉa cành tạo tán cần được tiến hành thường xuyên, liên tục mới có thể tạo được cây sầu riêng có bộ tán thông thoáng cân đối. Chú ý: Cần quét sơn cho vết cắt có đường kính > 1cm. 7. Bón phân a. Giai đoạn cây con và những năm đầu cho trái: Bón 5-10 kg phân gà /gốc kết hợp với phân vô cơ theo công thức N: P: K: Mg = 18: 11: 5: 3 hoặc = 15: 15: 6: 4. Theo liều lượng và số lần bón như sau: Bảng 2: Liều lượng và số lần bón phân theo tuổi cây Tuổi cây Liều lượng (kg/ cây/ năm) Số lần bón trong năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0.3 0.6 1.0 2.0 2.5 4.0 5.0 5.0 6.0 4 4 3 3 3 3 3 3 3 ) b. Giai đoạn cây cho trái ổn định: đối với cây có đường kính tán 5-6m đang phát triển bình thường có thể bón phân như sau: Lần 1: Ngay sau khi thu hoạch xong cần tiến hành tỉa cành, bón phân gà hoai mục 20- 30 kg/cây (hoặc phân Humix, Dynamic lifter theo liều lượng khuyến cáo) kết hợp với phân vô cơ có hàm lượng đạm cao theo công thức N: P: K: Mg (18: 11: 5: 3 hoặc 15: 15: 6: 4) với liều lượng 2-3 kg/cây. Cách pha trộn để được 2kg phân hỗn hợp có tỷ lệ N: P: K: Mg (18: 11: 5: 3) + Urea (46% N): 0,7 kg, Super lân (16,5% P2O5): 1,1 kg,; K2SO4 (50% K2O): 0,15 kg. (150 g); MgSO4 (99% MgO): 0,05 kg (50 g) và cứ theo tỷ lệ này mà pha trộn đến khi đủ lượng cần thiết. Cách pha trộn để được 2 kg phân hỗn hợp có tỷ lệ N:P:K: Mg (15:15: 6: 4) + Urea ( 46% N): 0,46 kg; Super lân (16,5% P2O5): 1,31kg; K2SO4 (50% K2O): 0,17 kg (170 g); MgSO4 (99% MgO): 0,06 kg (60 g) và cứ theo tỷ lệ này mà pha trộn đến khi đủ lượng cần thiết. Lần 2: Trước ra hoa 30-40 ngày bón phân vô cơ có hàm lượng lân cao theo công thức N: P: K (10: 50: 17) với liều lượng 2-3kg/cây để giúp quá trình ra hoa dễ dàng. Cách pha trộn để được 2 kg phân hỗn hợp có tỷ lệ N: P: K (10:50: 17). + Urea (46% N) :0,12 kg (120 g); Super lân ( 16,5% P2O5): 1.70 kg; K2SO4 ( 50% K2O): 0.18 kg (184 g) và cứ theo tỷ lệ này mà pha trộn đến khi đủ lượng cần thiết. Lần 3: Khi trái sầu riêng to bằng trái chôm chôm cần bón phân có hàm lượng kali cao theo công thức N: P: K: Mg (12: 12: 17: 2) với liều lượng 2-3 kg/cây. Cách pha trộn để được 2 kg phân hỗn hợp có tỷ lệ N:P:K: Mg (12:12: 17: 2) + Urea (46% N): 0,37 kg (370 g).; Super lân (16,5% P2O5): 1,10 kg (1.100 g).; K2SO4 (50% K2O): 0,5kg (500 g).; MgSO4 (99% K2O): 0,03 kg (30 g). theo tỷ lệ này mà pha trộn đến khi đủ lượng cần thiết. Lần 4: Trước khi trái chín 01 tháng bón 2- 3kg phân N P K như NPK (16-16-8) kết hợp với 1-1,5kg phân KNO3 để tăng chất lượng trái. Nên chú ý, đây là lần bón phân thứ 4 sau khi thu hoạch vụ trước và cũng là lần bón phân cuối cùng của vụ trái năm này, lần bón phân này không bón trễ hơn 1 tháng trứơc thu hoạch. Bởi vì bón như vậy, sẽ có nhiều nguy cơ làm giảm phẩm chất trái như cơm trái bị sượng, bị nhão. Nhìn chung, đối với cây có đường kính tán 5-6m đang phát triển bình thường có thể bón: + Phân gà hoai mục: 20-30 kg/ cây/ năm (hoặc phân Humix, Dynamic lifter 5- 10kg/cây/năm). + Phân vô cơ NPK (theo công thức của từng giai đoạn như đã nêu ra ở trên) với liều lượng 2-3 kg/cây/ lần và 1-1,5kg phân KNO3.
Luận văn liên quan