Các phương pháp làm giàu các chất dinh dưỡng chức năng trong thực phẩm chức năng

Khái niệm và tên gọi về TPCN bắt nguồn từ Nhật Bản. + Ở Nhật : TPCN được định nghĩa như là những loại thực phẩm có hiệu quả lên sức khoẻ, bởi các chất dinh dưỡng truyền thống và các hoạt chất sinh học có chứa trong nó. Sau đó TPCN đã xuất hiện nhiều nước khác trên Thế Giới. + Ở Mỹ : Quan điểm về TPCN là thực phẩm bao gồm tất các thành phần có trong nó và cũng là thực phẩm được làm mạnh thêm làm giàu thêm hoặc làm giàu thêm sức khoẻ cho người cao tuổi yếu tố nào đó, nó mang hiệu quả tiềm năng đến sức khoẻ khi tiêu thụ trong khẩu phần 1 cách thường xuyên. + Theo IFIC thì TPCN là thực phẩm có lợi cho sức khoẻ bởi các chất dinh dưỡng cơ bản. + Theo ILSI thì TPCN là loại thực phẩm có chứa hoạt chất sinh học có ích cho sức khoẻ trên cơ sở các chất dinh dưỡng cơ bản. + Theo Viện Nghiên Cứu y học của Viện Hàn Lâm khoa học Mỹ cho rằng : TPCN là thực phẩm có chứa 1 hay nhiêu hơn những nguyên liệu thực phẩm có sửa đổi để nâng cao hiệu quả cho sức khoẻ. + Ở Trung Quốc : TPCN được coi là thực phẩm bao gồm các chất dinh dưỡng như thực phẩm bình thường nhưng đặc biệt có chứa yếu tố thức 2 hay thứ 3 có tác dụng phòng chống bệnh như là dược liệu

doc29 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3855 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các phương pháp làm giàu các chất dinh dưỡng chức năng trong thực phẩm chức năng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn! ˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜ B Xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến : Thạc sĩ : Nguyễn Minh Khang. Người đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy để chúng em có thể hoàn thành tốt khoá luận này. Vô cùng biết ơn bạn bè đã động viên giúp đỡ nhiệt tình trong thời gian làm việc. Bước đẫu tiên sẽ không tránh khỏi những sai sót mong quý thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để bài tiểu luận sẽ được hoàn chỉnh hơn. Mục Lục Nhận Xét Và Sự Góp Ý Của Giáo Viên Hướng Dẫn : ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… DANH SÁCH HÌNH Hình Trang 1.1 Hình minh họa TPCN 4 1.2 Lịch sử nghiên cứu TPCN năm 1900 5 1.3 Protein Basic 7 1.4 Cấu trúc phân tử của một lipit 8 1.5 Hình ảnh béo phì thừa cân ở trẻ 8 1.6 Công thức cấu tạo Glucid 9 1.7 Các nhóm Vitamin 10 1.8 Nước tinh khiết 11 1.9 Thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật 15 1.10 Thực phẩm có nguồn gốc từ động vật 16 2.1 Rau củ có sắc tố tự nhiên 18 2.2 Thuốc có thành phần sắc tố tự nhiên 18 2.3 Hàm lượng lycopene 19 2.4 Công thức cấu tạo của Palatinose 21 2.5 TPCN chọn giống vật nuôi giàu chất dinh dưỡng 22 2.6 Nhà máy cho kỷ thuật phối trộn 24 2.7 Hình ảnh minh học cho kỷ thuật nghiền lạnh Cryogen 24 3.1 Công nghệ sinh học “biến hóa” thực phẩm 26 DANH SÁCH BẢNG Bảng 1 Phân biệt giữa thuốc và thực phẩm . 6 Bảng 2 Thành Phần Các Chất Chức Năng Trong Thực Phẩm Chức Năng 12 Bảng 3 Những vitamin và chất khoáng có vai trò chống Oxy hóa . 17 Bảng 4 Hàm Lượng Lycopene Trong Một Số Loại Quả. 19 Nguồn Tham Khảo : Website tham khảo : Chương I KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI THỰC PHẨM CHỨC NĂNG . I . Khái Niệm Và Lịch Sử Nghiên Cứu Thực Phẩm Chức Năng : 1. Khái Niệm TPCN : Khái niệm và tên gọi về TPCN bắt nguồn từ Nhật Bản. + Ở Nhật : TPCN được định nghĩa như là những loại thực phẩm có hiệu quả lên sức khoẻ, bởi các chất dinh dưỡng truyền thống và các hoạt chất sinh học có chứa trong nó. Sau đó TPCN đã xuất hiện nhiều nước khác trên Thế Giới. + Ở Mỹ : Quan điểm về TPCN là thực phẩm bao gồm tất các thành phần có trong nó và cũng là thực phẩm được làm mạnh thêm làm giàu thêm hoặc làm giàu thêm sức khoẻ cho người cao tuổi yếu tố nào đó, nó mang hiệu quả tiềm năng đến sức khoẻ khi tiêu thụ trong khẩu phần 1 cách thường xuyên. + Theo IFIC thì TPCN là thực phẩm có lợi cho sức khoẻ bởi các chất dinh dưỡng cơ bản. + Theo ILSI thì TPCN là loại thực phẩm có chứa hoạt chất sinh học có ích cho sức khoẻ trên cơ sở các chất dinh dưỡng cơ bản. + Theo Viện Nghiên Cứu y học của Viện Hàn Lâm khoa học Mỹ cho rằng : TPCN là thực phẩm có chứa 1 hay nhiêu hơn những nguyên liệu thực phẩm có sửa đổi để nâng cao hiệu quả cho sức khoẻ. + Ở Trung Quốc : TPCN được coi là thực phẩm bao gồm các chất dinh dưỡng như thực phẩm bình thường nhưng đặc biệt có chứa yếu tố thức 2 hay thứ 3 có tác dụng phòng chống bệnh như là dược liệu. + Tại Việt Nam, từ 1990 – 1991 Viện Dinh Dưỡng đã xác định rằng : TPCN là thực phẩm có chứa các chất có hoạt tính sinh học cần thiết cho sức khoẻ, bao gồm : Các thực phẩm chế biến cải tiến . Thức ăn cổ truyền dân tộc . Và các thành phần không dinh dưỡng khác có tác động đặc biệt và cần thiết cho sức khoẻ. 2. Lịch Sử Nghiên Cứu TPCN: Từ 1900 đã có khái niệm sử dụng thực phẩm để phòng bệnh và tăng cường cho sức khoẻ. Lúc bấy giờ người ta mới biết sử dụng muối giàu Iốt để phòng và chữa bệnh bứu cổ, ngày nay chúng ta coi đó là TPCN. Thời cổ đại, Thypocrat coi thức ăn cũng là phương tiện điều trị bệnh. Nhưng lúc bấy giờ , người ta chưa hiểu một cách rõ ràng nào trong thực phẩm có giá trị phòng và chữa bệnh, phần lớn họ dùng thực phẩm để phòng và chữa bệnh theo kinh nghiệm. Vì vậy, từ thế kỷ XIX trở về trước, người ta có quan niệm :” Khi bộ phận nào đó của cơ thể bị bệnh thì tìm loại thức ăn tương ứng ăn và sẽ chữa được bệnh, nói khác đi là ‘đau cái gì ăn cái nấy’ ”. Sau này khi nghành hoá học hữu cơ, hoá phân tích, hoá sinh phát triển, người ta mới làm rõ vai trò sinh học của mỗi loại chất dinh dưỡng có trong thức ăn đối với cơ thể. Định nghĩa TPCN ngày càng rõ hơn, ngày càng có sự giao thoa giữa nghành y dược với nghành chế biến thực phẩm. Nói khác đi “ Người thầy thuốc cũng là người đầu bếp, người đầu bếp cũng là người thầy thuốc”. Hiện nay ở Trung Quốc và một số quốc gia khác, TPCN phát triển rất mạnh. II . Phân Biệt Giữa Thuốc Và Dược Liệu , Thực Phẩm Thuốc, TPCN và Thực Phẩm Thông Thường. 1. Thực Phẩm Thông Thường (Ordinary Food Ingredients ): Là thực phẩm với các thành phần, giá trị dinh dưỡng cơ bản được ghi trên nhãn và bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn.Thực phẩm được cộng đồng và cơ quan quản lý thực phẩm chấp nhận. Khi ăn loại thực phẩm này thì cơ thể phát triển một cách bình thường trong điều kiện bình thường. 2. Thực Phẩm Chức Năng (Funtional Foods): Là thực phẩm ngoài các chất dinh dưỡng cơ bản ra, còn chứa một số hoạt chất chức năng đặc biệt ở mức độ cao, có tác dụng phòng chống bệnh tất đảm bảo cho sức khoẻ bền vững. TPCN phải được công bố thành phần các chất dinh dưỡng chức năng trong thực phẩm và có hướng dẫn sử dụng để phòng chống những bệnh tật nào. TPCN không cần phải có sự kê đơn hoặc quản lý theo dõi điều trị trong phòng và chữa trị bệnh, thực phẩm phải được đăng ký theo quy định của luật vệ sinh an toàn thực phẩm. 3. Thực Phẩm Thuốc (Medical Foods Nutraceutical): Là sản phẩm được phân lập hoặc tinh chế từ thực phẩm những hoạt chất dược liệu và không còn gọi là thực phẩm thông thường nữa. Thực phẩm thuốc được giải thích là sản phẩm có hiệu quả sinh lý để bảo vệ phòng chống lại những bênh mãn tính. 4. Và Dược Liệu (Drug) : Là sản phẩm bào chế phải được tuân thủ nghiêm ngặt của nghành dược, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc sử dụng để phòng và trị bệnh. Thuốc phải được thử nghiệm hoàn chỉnh trên lâm sàng . Thuốc phải được đăng ký theo tiêu chuẩn thuốc và phải có sự kê đơn của bác sĩ. Phạm Trù Sản Phẩm Thuốc và dược liệu Thuốc : Dược phẩm có quy định sử dụng, bác sĩ kê đơn. Dược liệu : Dược phẩm không có quy định kê đơn của bác sĩ, chỉ có hướng dẫn. Thực phẩm thuốc Sản xuất theo quy trình sản thuốc và thực phẩm. Được bác sĩ chuẩn đoán dinh dưỡng và kê đơn Thực phẩm chức năng Thế hệ 1: Chọn lựa loại thực phẩm chức năng có sẵn trong tự nhiên. Thế hệ 2 : Thực phẩm được bổ sung tăng cường hoạt chất chức năng. Thế hệ 3: Thực phẩm được phối hợp các hoạt chất chức năng. Thực phẩm thông thường Thực phẩm với các chất dinh dưỡng đặc biệt. Thực phẩm truyền thống, thông thường. Bảng 1 Phân biệt giữa thuốc và thực phẩm . (Nguồn : Zonglian Jin và Bodi Thu năm 2003). III. Các Chất Dinh Dưỡng Cơ Bản Trong Thực Phẩm Dinh Dưỡng : Đặc điểm của cơ thể sống là trao đổi vật chất thường xuyên giữa cơ thể với môi trường bên ngoài. Cơ thể lấy oxy, nước và thức ăn từ môi trường. Các chất dinh dưỡng cơ bản rất cần thiết cho cơ thể sống bao gồm các chất sinh năng lượng như Protein, Lipid, glucid và các chất không sinh năng lượng như các vitamin, các khoáng chất và nước. 1. Protein : 1.1 Thành phần hoá học của Protein : Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất, chúng có mặt trong thành phần của nhân và chất nguyên sinh của các tế bào. Quá trình sống là quá trình trao đổi chất thường xuyên của Protein. Vì vậy , hằng ngày cần ăn vào một lượng đầy đủ Protein cho việc duy trì sự sống, sự sinh trưởng, phát triển, sinh sản ,… 1.2 Vai trò dinh dưỡng của Protein : Protein là yếu tố tạo hình chính của tế bào, nó tham gia vào thành phần : máu,bạch huyết, hormone, enzim, kháng thể các tuyến bài tiết và nội tiết. Protein cần thiết cho sự chuyển hoá của các chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất. Khi thiếu Protein, nhiều vitamin thì sẽ không phát huy đầy đủ chức năng của chúng. Protein còn là nguồn năng lượng cho cơ thể, cung cấp 10-15% năng lượng của khẩu phần. Protein kích thích sự tham ăn vì thế nó giữ vai trò chính tiếp nhận các chế độ ăn khác nhau. Thiếu Protein sẽ gây ra các rối loạn như ngừng sinh trưởng hoặc chậm phát triển, mỡ hoá gan,….. 1.3 Giá trị dinh dưỡng của Protein: Các Protein cấu thành từ các axit amin và cơ thể sử dụng các axit amin này để tổng hợp Protein của tế bào và tổ chức cơ thể sống. Protein có nguồn gốc từ động vật(thịt, cá, trứng, sữa) có giá trị dinh dưỡng- sinh học cao, còn các loạt Protein thực vật có giá trị sinh học thấp hơn nhưng biết phối hợp các nguồn Protein hợp lý sẽ tạo nên giá trị sinh học cao. Ví dụ : Gạo, bắp, mì nghèo lizin. Còn đậu nành, mè có hàm lượng lyzin cao, nếu phối hợp chúng sẽ tạo nên Protein có giá trị dinh dưỡng cao hơn từng loại Protein đơn lẻ. 1.4 Nguồn Protein trong thực phẩm : Thực phẩm nguồn gốc động vật (thịt, cá, trứng)là nguồn Protein quý, cân đối về thành phần và hàm lượng axit amin thiết yếu. Thực phẩm nguồn gốc thực vật (đậu nành, các loại đậu,..) là nguồn prtein quan trọng nhưng hàm lượng axit amin thiết yếu ở đậu nành thì cao nhưng các loại đậu khác thì hàm lượng thấp, sự cân đối về thành phần các axit amin thiết yếu thấp hơn Protein có nguồn gốc động vật. 2. Lipid : 2.1 Thành phần hoá học của Lipid : Thành phần chính là triglyxerid, là những chất hữu cơ phức tạp gồm : glyxerol, các axit béo no hoặc chưa no. Các axit néo là thành phần quyết định tính chất của Lipid. 2.2 Vai trò dinh dưỡng của Lipid : Lipid là nguồn cung cấp năng lượng cao, 1 gram chất béo cho khoảng 9 kcal. Thức ăn giàu Lipid là nguồn năng lượng cao cần thiết cho người lao động nặng và đồng thời cũng cần thiết cho thời kỳ phục hồi dinh dưỡng đối với người ốm. Chất béo dự trữ nằm ở da và mô liên kết. Chất béo dưới da và quanh phủ tạng là tổ chức bảo vệ. Đó là tổ chức đệm, bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tác động bất lợi của môi trường bên ngoài như: nóng, lạnh. 3. Glucid : 3.1 Các loại Glucid : Monosaccharid : glucose, fructose,galactose là các phân tử đơn giản nhất của Glucid. Các thực phẩm động vật và thực vật đều chứa các phân tử glucid đơn giản này, tạo nên vị ngọt của thực phẩm động vật và thực vật đều chứa các phân tử glucid đơn giản này, tạo nên vị ngọt của thực phẩm. Disaccharid : saccharose, lactose, maltosen ,… là các phân tử đường kép tiêu biểu. Polysaccharid : tinh bột(amilose và amilopectin), glycogen, cellulose là các dạng phân tử glucid lớn. Hàm lượng và chủng loại của các phân tử glucid này rất khác nhau trong các loại thực phẩm. 3.2 Vai trò của Glucid : Đối với người thì vai trò chính của glucid là sinh năng lượng, 1 gram glucid khi đốt cháy trong thể cho khoảng 4 kcal. Glucid khi ăn vào trước hết chuyển thành năng lượng, số dư một phần chuyển thành glycogen và một phần khác thành mỡ dự trữ. Trong cơ thể luôn luôn xảy ra quá trình phân giải glucid để tạo năng lượng. Ăn uống đầu đủ glucid sẽ làm giảm phân huỷ Protein đến mức tối thiểu. Ngược lại, khi lao động nặng, nếu cung cấp Glucid không đầy đủ sẽ làm tăng phân hủy Protein. Ăn uống quá nhiều Glucide, số dư thừa sẽ chuyển thành Lipid và đến mức độ nhất định sẽ gây ra hiện tượng béo phì. 3.3 Glucid tinh tế và Glucid bảo vệ : Glucid tinh chế là yếu tố chính gây béo phì, rối loạn chuyển hoá mỡ và Cholesterol ở người cao tuổi ít lao động tay chân. Gồm có : Các loại đồ ngọt, trong đó lượng đường quá 70% năng lượng hoặc có hàm lượng đường thấp (40 -50%) nhưng hàm lượng mỡ cao (30% và hơn). Bột ngũ cốc hàm lượng cellulose ở mức 0,3% hoặc thấp hơn. Chúng dễ tạo mỡ để tích trữ chứa trong cơ thể. Người tuổi già, ít vận động thể lực nên hạn chế lượng Glucid tinh chế, dưới 1/3 tổng số Glucid khẩu phần. 4. Vitamin Vitamin thuộc nhóm cần thiết cho cơ thể. Người ta chia các Vitamin thành 2 nhóm : Nhóm vitamin tan trong chất béo : là vitamin A,D,E,K thường đi kèm với chất béo của thức ăn. Nhóm vitamin tan trong nước : là vitamin B,C,P,U . Cơ thể dễ dàng được thoã mãn nhu cầu các vitamin này khi ăn thức ăn tươi. 5. Các khoáng chất Khoáng chất là một nhóm các chất cần thiết không sinh năng lượng nhưng giữ vai trò trong nhiều chức phận quan trọng cho cơ thể. Cơ thể người có thể gần 60 nguyên tố hoá học. Bao gồm chất khoáng đa lượng và chất khoáng vi lượng. Khoáng chất đa lượng : là một số chất có hàm lượng lớn trong cơ thể là Ca(1,5%) , P(L%), K(0,35%) , Na(0,15%). Khoáng vi lượng : số khác có hàm lượng nhỏ hơn là Fe, Cu, Zn, Mn, Co, L, Se,…. Nguồn chất khoáng trong thực phẩm : Có phần lớn trong rau lá, rau củ, quả tươi, sữa và chế phẩm của các thực phẩm này. Các thực phẩm có tổng lượng các Ion k+, Na+, Ca 2+, Mg 2+ chiếm ưu thế. Các thực phẩm có tổng lượng các ion âm (S , P) chiếm ưu thế dẫn đế tình trạng loạn của cơ thể. Thức ăn thuộc loại này gồm : thịt , cá, trứng, đậu, ngũ cốc. 6. Nước Nước là thành phần cơ bản của tất cả các tổ chức và dịch thể. Mọi quá trình chuyển hoá trong tế bào và mô chỉ xảy ra bình thường khi đủ nước. Người ta có thể nhịn ăn từ 3- 4 tuần nếu mỗi ngày được tiêu thụ 300 - 400 ml nước, nhưng không thể nhịn uống trong vòng 4,5 ngày. Cơ thể mất nước qua da trung bình mỗi ngày khoảng 0,5 – 0,8 lít nước . Trời nóng có thể đến 10 lít, qua phổi trung bình là 0,5 lít , qua thận là 1,2 – 1,5 lít nước , qua đường tiêu hoá khoảng 0,15 lít và khi tiêu chảy có thể mất đến vài lít nước. Rối loạn chuyển hoá nước thường xảy ra ở một số bệnh như : sốt cao, tiêu chảy, nôn nhiều, mất máu hoặc lao động trong điều kiện quá nóng. Trường hợp này phải uống nhiều nước, cân bằng nước để bảo vệ sức khoẻ. IV . Các Chất Dinh Dưỡng Chức Năng và Phân Loại TPCN : Trong TPCN có chứa các chất dinh dưỡng cơ bản và các hợp chất có hoạt tính chức năng phòng bệnh tật. Sau đây là cách phân loại TPCN : 1 Phân loại TPCN dựa trên các hợp chất hoá học có hoạt tính chức năng phòng chống bệnh tật . 1.1 Các Chất Xơ Chức Năng Trong Dinh Dưỡng Thực phẩm có nhiều chất xơ có tác dụng làm cho khối phân trở nên lớn, xết, kích thích nhu, động, ruột, làm giảm thời gian lưu phân trong ruột già, chống táo bón. Thực phẩm có nhiều chất xơ còn làm chậm hấp thu đường, có tác dụng tốt cho người bị tiểu đường, béo phì. Chất xơ còn ngăn cản tái hấp thụ Cholesterol rất tốt cho người mắc bệnh tim mạch. Chất xơ có nhiều trong rau, củ, hoa quả. 1.2 Axit Amin, Peptid và Protein Chức Năng Axit amin, Peptid và Protein là thành phần quan trọng để duy trì sức khoẻ và sự sống. Chức năng của Axit amin , đặc biệt Axit amin cần thiết để điều trị, phục hồi sức khoẻ cho người bệnh tật, chấn thương. Chức năng của Peptid và Protein có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch. Một số loại Protein như : Gelatin, Casein của sữa Bò, cá Mồi, cá Ngừ, gạo, đậu tương, ức chế chuyển dạng từ Angiotensin1 thành Angiotensin2 sẽ làm giảm huyết áp. Lượng Peptid chức năng có trong thành phần tự nhiên không cao. Vì vậy, người ta tạo Peptid bằng phương pháp hoá sinh, công nghệ Gen, công nghệ Enzim nhằm thu một lượng lớn tăng cường vào thực phẩm chế biến. 1.3 Các Loại Đường Đa Phân Tử Chức Năng (Oligosaccharid) Có nhiều loại đường đa phân tử (3 - 9 phân tử đường đơn). Đường đa Fructose – Oligosaccharid có nhiều trong rau quả. Lactose – Oligosaccharid có trong sữa. Những Oligosaccharid khác có nhiều trong hạt đậu nành. 1.4 Vi Khuẩn Sinh, Axit Lactic,Axit Butyric: Đây là nhóm vi khuẩn có ích tiêu biểu cho những vi sinh vật đường ruột, có tác dụng làm giảm hội chứng dung nạp Lactose, điều trị tiêu chảy. Ngoài ra, nó còn làm giảm Cholesterol máu, phòng chống bệnh ung thư ruột kết. Những vi khuẩn này được cung cấp qua đường miệng, như là một Probiotic, có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch. 1.5 Axit Béo Chưa No Trong công tác phòng chống bệnh tật, người ta nhắc nhiều đến vai trò phòng bệnh của Axit béo chưa no có một nối đôi và nhiều nối đôi, Omega6, Omega3. Có khả năng phòng ngừa một số bệnh mãn tính như : Phòng ngừa hình thành huyết khối, xơ vữa động mạch, phòng bệnh tăng huyết áp, giảm mỡ máu, loạn nhịp tim, ung thư, viêm khớp ,….. 1.6 Các Loại Sắc Tố Thực Vật: Nhóm sắc tố có màu xanh ( Clrlorophyll ) là phổ biến nhất. Sau đó là nhóm có màu vàng - màu đỏ ( Carotenoid ) và nhóm có sắc tố màu tím ( Cnthocyanin ). Nhóm có sắc tố màu vàng – đỏ ( Carotenoid ) có vai trò chống Oxy - hoá rất mạnh, vì vậy nó có tác dụng phá huỷ các gốc tự do, ngăn chặn sự hình thành các gốc tự do trong cơ thể. Từ đó, nó sẽ bảo vệ tổn tết bào , tránh tổn thương do các yếu tố vật lý, hoá học gây ra. Nhờ có đặc tính này mà các sắc tố thực vật có vai trò phòng ngừa bệnh ung thư. 1.7 Giới Thiệu Tổng Quát Các Hoạt Chất Dinh Dưỡng Chức Năng Trong TPCN: Thành phần dinh dưỡng chức năng Nguồn thực phẩm có chứa Hiệu quả tiềm năng lên sức khoẻ. 1 2 3 Các sắc tố tự nhiên Carotenoid và Curcumin α – Carotene Cà rốt Vô hiệu hoá các gốc tự do, gốc mà làm hư hỏng tế bào. β – Caroten Nhiều loại trái cây và rau xanh Vô hiệu hoá các gốc tự do. Lutein Các loại rau xanh Góp phần duy trì thị lực. Lycopene Cà chua và các sản phẩm của cà chua Cơ thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Zeaxnthin Trứng, chanh và bắp vàng Góp phần duy trì thị lực.. Curcumin Có nhiều trong củ nghệ, có màu vàng đỏ Chống Oxy – hoá, chống viêm , chống khuẩn và chống ung thư. Collagen hidrolysate Collagen hidrolysate Gelatine Có thể giúp cải thiện một số triệu chứng có liên quan đến viêm khớp. Lượng xơ khẩu phần ăn Xơ không tan Cám , lúa mì Có thể giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư kết tràng. β – Glucan xơ hoà tan Yến mạch Có thể giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Xơ hoà tan Psyllium Có thể giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Hạt cốc nguyên Các loại hạt cốc Có thể giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Axit béo Axit béo Omega3, DHA/ EPA Cá Thu , dầu cá biển Có thể giảm nguy cơ bệnh tim mạch và cải thiện bệnh tinh thần, thị giác. Axit linoleic kết hợp Conjugated Linoleic Axit ( CLA) Phomat, sản phẩm thịt Có thể cải thiện thành phần cơ thể, có thể giảm nguy cơ ung thư. Flavonoid Anthocyanidin Quả Vô hiệu hoá các gốc tự do, có thể giảm nguy cơ ung thư. Catechin Trà Vô hiệu hoá các gốc tự do, có thể giảm nguy cơ ung thư. Flavanone Chanh Vô hiệu hoá các gốc tự do, có thể giảm nguy cơ ung thư. Flavone Quả và rau xanh Vô hiệu hoá các gốc tự do, có thể giảm nguy cơ ung thư. Glucosinolate, Indol, Isothiocyanate Sulphoraphane Các loại rau cải, suplơ, cải bắp xoắn,…. Vô hiệu hoá các gốc tự do, có thể giảm nguy cơ ung thư. Phenol Axit caffeic Rau, trái cây, chanh Giống như chất chống Oxy – hoá, có thể giảm nguy cơ bệnh thoái hoá. Stanol/ Steroll ester Bắp , đậu nành, dầu gỗ, lúa mì Có thể giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Prebiotic / probiotic Fructo / oligosaccharide Atisô Jerusalem, hẹ,hành Có thể cải thiện tình trạng của đường, dạ dày, ruột tốt. lactobacillus Yogurt , sản phẩm sữa chua Có thể cải thiện đường ruột Saponin Saponin Đậu nành, thực phẩm đậu nành, các sản phẩm có chứa protein đậu nành Có thể làm giảm cholesterol – LDL, có chua Enzim kháng ung thư. Protein đậu nành Protein đậu nành Đậu nành và thức ăn từ đậu nành 25 gram / 1 ngày có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim . Phytoestrogen Isoflavone- Daidzein,Genistein Đậu nành và thức ăn từ đậu nành Có thể làm giảm triệu chứng mãn kinh như nóng rang người. Lignan Cây lanh (cây đai) , lúa mạch, rau xanh Có thể bảo vệ chống lại bệnh tim, một số bệnh ung

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBaoCaoTPCN.doc
  • aviMap Cung La Toi - dang cap nhat [NCT 34634290030531250000].avi
  • pptthuyettrinh.ppt
Luận văn liên quan