Các sản phẩm làm từ cá và các vấn đề đảm bảo an ninh lương thực

Trước hết nghề cá Việt Nam đã phát triển nhanh chóng từ năm 1980. Tuy nhiên, sự phát triển của nghề cá cũng đặt ra rất nhiều vấn đề và những thách thức cho xã hội và cho môi trường, mà điều này phải được giải quyết. Như mâu thuẫn về đất nhiễm mặn, về nước tưới tiêu cho nông nghiệp, sự thoái hóa của môi trường và ô nhiễm. Để giải quyết được, những chiến lược mới và chính sách phải hướng đến sự phát triển nghề cá Là một quốc gia với hơn 3.260 km đường bờ biển, khoảng 3.000 đảo lớn và nhỏ, với hơn 100 cửa sông và khoảng 1 triệu km2 EEZ, Việt Nam được xem như là quốc gia giàu có về sự đa dạng sinh học và nguồn tài nguyên thủy sản. Và điều này đã đem lại một tiềm năng cho sự phát triển nghề cá qui mô nhỏ,do vậy nhiều vấn đề quốc tế liên quan đến nghề cá nên được xem xét như : năng lực vượt mức, đánh bắt IUU, trợ cấp nghề cá, nghề cá qui mô nhỏ, những loài bị nguy hại dưới CITES, hệ thống truy xuất, giấy chứng nhận và nhãn sinh thái Hàng triệu người Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn hay một phần về thức ăn, sinh kế và nghề nghiệp dựa trên nguồn tài nguyên biển của quốc gia ngư dân luôn tìm kiếm thu nhập trong ngắn hạn, và không thể suy nghĩ đến việc phát triển bền vững nghề cá trong dài hạn. Những thay đổi trong chính sách đối với nghề cá qui mô nhỏ tại Việt Nam trong 3 thập kỷ vừa qua đã được thảo luận. Đây là một cuộc thảo luận về sự thay đổi tự nhiên của nghề cá ( về nhân khẩu học, trữ lượng cá, kỹ thuật) và những động thái từ chính phủ. Phiên hội thảo đặc biệt này cũng thảo luận về những chính sách gần đây đối với nghề cá qui mô nhỏ, đặc biệt là Kế hoạch tổng thể

doc35 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2057 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các sản phẩm làm từ cá và các vấn đề đảm bảo an ninh lương thực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC THỰC PHẨM TIỂU LUẬN MÔN: NHỮNG VẤN ĐỀ MỚI Đề Tài: Hồ Chí Minh, tháng 3, năm 2011 Mục Lục CHƯƠNG I: KHÁT QUÁT TÌNH HÌNH “CÁ” Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI 1.1 Tình hình cá trong nứơc. 1.1.1 Tình hình về nguồn cá tự nhiên: Trước hết nghề cá Việt Nam đã phát triển nhanh chóng từ năm 1980. Tuy nhiên, sự phát triển của nghề cá cũng đặt ra rất nhiều vấn đề và những thách thức cho xã hội và cho môi trường, mà điều này phải được giải quyết. Như mâu thuẫn về đất nhiễm mặn, về nước tưới tiêu cho nông nghiệp, sự thoái hóa của môi trường và ô nhiễm. Để giải quyết được, những chiến lược mới và chính sách phải hướng đến sự phát triển nghề cá … Là một quốc gia với hơn 3.260 km đường bờ biển, khoảng 3.000 đảo lớn và nhỏ, với hơn 100 cửa sông và khoảng 1 triệu km2 EEZ, Việt Nam được xem như là quốc gia giàu có về sự đa dạng sinh học và nguồn tài nguyên thủy sản. Và điều này đã đem lại một tiềm năng cho sự phát triển nghề cá qui mô nhỏ,do vậy nhiều vấn đề quốc tế liên quan đến nghề cá nên được xem xét như : năng lực vượt mức, đánh bắt IUU, trợ cấp nghề cá, nghề cá qui mô nhỏ, những loài bị nguy hại dưới CITES, hệ thống truy xuất, giấy chứng nhận và nhãn sinh thái… Hàng triệu người Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn hay một phần về thức ăn, sinh kế và nghề nghiệp dựa trên nguồn tài nguyên biển của quốc gia… ngư dân luôn tìm kiếm thu nhập trong ngắn hạn, và không thể suy nghĩ đến việc phát triển bền vững nghề cá trong dài hạn. Những thay đổi trong chính sách đối với nghề cá qui mô nhỏ tại Việt Nam trong 3 thập kỷ vừa qua đã được thảo luận. Đây là một cuộc thảo luận về sự thay đổi tự nhiên của nghề cá ( về nhân khẩu học, trữ lượng cá, kỹ thuật) và những động thái từ chính phủ. Phiên hội thảo đặc biệt này cũng thảo luận về những chính sách gần đây đối với nghề cá qui mô nhỏ, đặc biệt là Kế hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. 1.1.2 Tình hình về nuôi trồng, đánh băt cá ở nứơc ta. Nhiều loài thủy sản ở Việt Nam đã có sự sụt giảm đáng kể trong khai thác và kích cỡ cá . Điều này ảnh hưởng đến hàng triệu người Việt Nam - những ai sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên biển, vấn đề được bàn ở đây là không chỉ phải phát triển những tập quán quản lý nghề cá bền vững mà còn hiểu được mối liên kết giữa tính dễ bị gây hại của thủy sản và các nhân tố về kinh tế xã hội khác, để có thể loại bỏ được những trở ngại và thúc đẩy các cơ hội cho sự bền vững và xóa nghèo. Nạn nghèo là kết quả của sự kết hợp những hoàn cảnh mà bị giới hạn về cơ hội sinh kế. Do vậy, những nỗ lực xóa nghèo phải nhìn nhận được những hoàn cảnh nào có thể dẫn đến sự nguy hại cho người nghèo, chẳng hạn như thiếu cách tiếp cận đến kiểm soát nguồn tài nguyên, và an ninh lương thực. Bởi vì tính dễ bị gây hại trong lĩnh vực thủy sản là do bởi sự kết hợp giữa các hoàn cảnh với nhau, việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên biển sẽ không đủ để xóa nghèo. Sự phân phối lại các cách tiếp cận với nguồn tài nguyên thủy sản, hoặc tới các lợi ích có được từ thủy sản sẽ là thiết yếu đối với việc xóa nghèo. Dự án tổng quan kinh tế xã hội đã nghiên cứu những trở ngại và cơ hội đối mặt với cách thức phát triển bền vững ngành thủy sản mà sẽ hỗ trợ xóa nghèo tại Việt Nam. Phân tích chỉ ra : “ Những nguy cơ tồn tại đối với nghề cá và sinh kế nghề cá” Những trở ngại đến việc thi hành hệ thống thích hợp và bền vững để thúc đẩy việc xóa nghèo” và “Những cơ hội và những mô hình tối ưu cho nghề cá thích hợp với xu hướng bền vững trong các chiến lược phát triển.” Hội thảo đã lắng nghe những vấn đề then chốt liên quan đến quản trị nghề cá và xóa nghèo ở Việt nam như là những chiến lược tổng hợp cơ bản cho phát triển bền vững của nghề cá. Những vấn đề này cần phải được chú trọng thông qua kế hoạch giảm nghèo của quốc gia và những đầu tư trong quản lý nghề cá. Những thành tựu và khó khăn trong ngành đánh bắt cá ở nứơc ta hiện nay.  Những thành tựu : -          Sản lượng : từ 600.000 tấn (1980) đã tăng đến 4.200.000 tấn (2007) -          Giá trị XK : 11,2 triệu USD (1980),đã tăng đến 3.750 triệu USD (2007) -           Việt Nam là một trong 10 nước dẫn đầu về sản lượng thủy sản và một trong 05 nước xuất khẩu thủy sản cao nhất. -          Thay đổi chiến lược và chính sách phát triển một cách linh hoạt chẳng hạn như : từ việc chuyển đổi từ kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường, ở phương diện đầu tư và hình thức chủ sở hữu của các đơn vị sản xuất.                   Khó khăn: Lĩnh vực Khó khăn Định hướng chính sách Môi trường Mâu thuẫn về đất nhiễm mặn, về nước tưới tiêu cho nông nghiệp, sự thoái hóa của môi trường và ô nhiễm Hướng đến sự phát triển nghề cá qua việc lập kế hoạch chi tiết hơn, tập trung vào cách tiếp cận về môi trường thân thiện và bền vững và quản lý mở rộng đối với những đối tượng sử dụng nguồn tài nguyên. Hệ sinh thái Rất nhiều khu vực đã xuống cấp nghiêm trọng và những nơi khác đang bị đe dọa. Quản lý nghề cá theo tiếp cận hệ sinh thái còn bị hạn chế Thiết lập hệ thống 15 khu bảo tồn biển trong thập kỷ tới Xã hội và sinh kế Nạn nghèo và khó khăn sinh kế -Dự án tổng quan kinh tế xã hội đã nghiên cứu những trở ngại và cơ hội đối mặt với cách thức phát triển bền vững ngành thủy sản và sẽ hỗ trợ xóa nghèo tại Việt Nam -Thảo luận về thay đổi chính sách đối với nghề cá qui mô nhỏ tại Việt Nam Khai thác Khai thác quá mức ở khu vực ven bờ Trang bị công cụ và các thiết bị đánh bắt hiện đại cho tàu trên 90 mã lực để cho phép đánh bắt khu vực ngoài khơi Quản lý MPA Giảm dần nguồn cá trong khu vực MPA do tác động của tàu thuyền Việc tạo ra thu nhập thay thế và tăng cường giáo dục để đạt được sự tuân thủ từ những cộng đồng địa phương Nuôi trồng Quản lý nghề cá theo kiểu truyền thống không phù hợp, không đáp ứng nhu cầu thị trường. Quản lý nuôi trồng – chuyển quyền kiểm soát từ cơ quan chính phủ cho cá nhân hay tổ chức 2.1 Tình hình cá trên thế giới. Báo cáo tình hình đánh bắt thủy sản Mỹ (13/05) Trung tâm quản lý Đại dương và Khí quyển Mỹ vừa phát hành báo cáo thường niên về đánh bắt thủy sản Mỹ. Trong báo cáo này cho thấy đây là lần đầu tiên kể từ năm 1997, không có vùng đánh bắt nào bị khai thác ngoài mức cho phép. Có 251 vùng đánh bắt và nhóm các loài động vật đựơc các nhà khoa học của NOAA được đánh giá là đã bị khai thác quá mức vào năm 2009. 4 nhóm đánh bắt bao gồm: cá kiếm Atlantic, cá scup Atlantic, cá chem đen Atlantic và cua hòang đế đảo St. Matthew và Alaska đựơc đưa ra khỏi danh sách vào năm 2009. Nguồn: Seafood Source CHƯƠNG II: CÁC SẢN PHẨM LÀM TỪ CÁ VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC CHO TƯƠNG LAI. 2.1 Thành phần dinh dưỡng của cá: Cá là một món ăn quý có nhiều protein, nhiều chất khoáng quan trọng và có gần đủ các loại vitamin, đặc biệt nhiều vitamin A và D. Còn sữa là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, protein sữa có thành phần acid amin cân đối và có độ đồng hóa cao. Lượng protein trong cá tương đối ổn định 16-17% tùy loại cá. Protein chủ yếu là albumin, globulin, nucleoprotein. Nói chung, protein của cá dễ đồng hóa và hấp thu hơn thịt. Về chất béo cá tốt hơn hẳn thịt. Các acid béo chưa no hoạt tính cao chiếm 90% trong tổng số lipid bao gồm oleic, linoleic, linolenic, arachidonic, klupanodonic... Gan cá có nhiều vitamin A và D, vitamin nhóm B gần giống thịt, riêng vitamin B1 thấp hơn thịt. Cá chứa 1-1,7% chất khoáng, cá biển chứa nhiều khoáng hơn cá nước ngọt, cá biển chứa lượng Iod khá cao, như cá thu chứa 1,7-6,2 ppm Iod. Chất chiết xuất ở cá thấp hơn thịt, do vậy tác dụng kích thích tiết dịch vị của cá ít hơn thịt. EPA và DHA rất dễ hòa tan trong dầu mỡ và bị phân hủy ở nhiệt độ cao, bởi vậy cá không nên rán mà nên hấp, luộc hoặc nấu để bảo toàn 2 chất quý này. Trong dinh dưỡng học người ta đã biết cá là một món ăn quý có nhiều protein, nhiều chất khoáng quan trọng và có gần đủ các loại vitamin, đặc biệt nhiều vitamin A và D. Ngày nay, các nhà khoa học đã cho thấy trong cá, nhất là cá biển có 2 chất dinh dưỡng rất quý đối với sức khỏe con người, đó là các acid béo omega 3 (EPA và DHA). Chất DHA (Docosahexaenoic Acid) có nhiều trong acid béo chưa bão hòa của cá. Nó giữ vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của tế bào não và hệ thần kinh, có ảnh hưởng tới năng lực tìm tòi, phán đoán, tổng hợp của não. Nếu cơ thể thiếu DHA, bộ não sẽ trì trệ, trí nhớ giảm sút, kém thông minh. Chất EPA (Eicosapentaenoic Acid) cũng có nhiều trong acid béo chưa bão hòa của cá, có nhiều ở giống cá lưng xanh. EPA giúp phòng chống bệnh xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim. 2.2. Các sản phẩm thực phẩm làm từ cá và các yêu điểm của chúng. Cá thật tốt cho bạn giống như mọi thứ xuất phát từ biển. Ngay cả dầu cá cũng chứa nhiều axit béo tốt, cũng như chứa nhiều protein tốt, phospho, sắt, vitamin B và nhiều dưỡng chất khác. Và thậm chí dầu cá cũng chỉ chứa hàm lượng calo dưới mức trung bình. Do đó, để tốt cho sức khỏe và vóc dáng của mình, bạn nên đưa cá vào thực đơn ít nhất là 2 lần mỗi tuần! Sau đây Tạp chí ẩm thực xin giới thiệu các món ăn từ cá để các bạn tham khảo. Món ăn từ cá nước ngọt: Cá nước ngọt không chỉ là thực phẩm truyền thống quen thuộc mà còn có tác dụng như những dược phẩm quý. Nghề nuôi cá nước ngọt ngày càng phát triển mạnh, hướng tới tiêu thụ nội địa và dần có giá trị dinh dưỡng cao trong các bữa ăn gia đình. Sau đây là một số món ăn rất ngon, rất dinh dưỡng và đặt sắc đựoc chế biến từ các loại cá: Cá chép sống ở nước ngọt, cung cấp thịt ngon, là món ăn của nhiều vùng dân cư. Cá chép không chỉ sống tự nhiên trong các ao hồ mà còn được nuôi làm thực phẩm phục vụ đời sống.  Cá chép nấu canh măng Cá chép kho riềng Súp cá chép đầu to Cá lóc hấp bầu. Món ăn từ cá nước mặn:  Cá nước mặn rất đa dạng và phong phú. Chúng tôi xin giới thiệu một số món ăn từ các loại cá nước mặn phổ biến nhất. Trong các loài cá biển, cá thu được nhiều người ưa thích vì là một thức ăn ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Nguồn chất đạm và chất béo phong phú của cá thu rất tốt đối với sức khỏe.Hãy thưởng thức hương vị mới của các món ăn từ cá thu với chúng tôi. Cá ngừ (tuna) thuộc nhóm cá biển có thịt nạc nhiều, ít chất béo, rất ngon và bổ dưỡng, với điều kiện thịt cá phải còn tươi. Tuy nhiên, chúng thuộc loại cá ăn thịt (ăn động vật sống) nên ruột và thịt cá chứa rất nhiều enzym (để tiêu hoá thức ăn động vật). Cá hồi chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Có lẽ quan trọng nhất là axit omega 3 cung cấp cho cơ thể giúp da mịn màng và tốt cho tim mạch. Vì thế lần sau khi nhâm nhi lát cá hồi phi lê, hãy nghĩ về nó như món ăn bổ dưỡng nhất cho bạn. 2.3. Một số loại cá độc cần luư ý trong quá trình chế biến thực phẩm. Trong quá trình bảo quản cần lưu ý tránh sử dụng những loại cá có ướp hóa chất dùng trong bảo quản tươi lâu hoặc các loại cá tự thân có độc tố gây ngộ độc chết người thường xảy ra trong các hộ gia đình nông thôn. - Cá ướp Ure và kháng sinh kết hợp với nước đá để bảo quản trong có vẻ tươi lâu hơn, ít biến đổi về màu sắc và mùi vị, dễ gây ảnh hưởng, nguy cơ hại đến sức khỏe của người tiêu dùng. - Cá nóc, mực bạch tuộc... có độc tố tetrodotoxin không bị hủy diệt với nhiệt độ cao nên dù nấu chín kỹ vẫn gây ngộ độc thực phẩm. + Cá nóc: không có vảy rõ như các loại cá khác. Thân cá nóc thô ráp, sần sùi, có nhiều đốm màu khác nhau. Mình cá ngắn với lưng lởm chởm đầy gai. Con dài nhất không quá 25cm và nặng không quá 1kg và thường dưới 0,5kg. Bụng cá phình tròn ra, than tròn, đuôi nhỏ dần. Độc tố trong cá nóc có thành phần chủ yếu là tetrodotoxins, thuộc nhóm độc tố thần kinh cực kỳ nguy hiểm, tỉ lệ gây tử vong khá cao. Độc tố này là hợp chất có tính bền nhiệt, không bị phân hủy trong quá trình nấu chín. Và đặc biệt là hoàn toàn chưa có thuốc giải đặc hiệu cho các trường hợp ngộ độc cá nóc. Biện pháp chữa trị chỉ là súc rửa dạ dày hoặc dùng than hoạt tính (active charcoal) để thải loại bớt chất độc, hô hấp nhân tạo, truyền dịch nhằm tăng cường sức chống chịu của cơ thể... Hiện ở VN chưa có thống kê hoàn chỉnh công bố về các loài cá nóc độc tại vùng biển nước ta, nên việc ăn cá nóc rất nguy hiểm cho sức khoẻ và tính mạng con người. Do đó trước mắt phải có những cảnh báo, khuyến cáo rộng rãi không những về mức độ nguy hiểm của ngộ độc từ cá nóc mà còn về nhận dạng các loài cá nóc độc nhằm giúp người dân tránh mua hoặc sử dụng nhầm cá nóc. Mặt khác, về lâu dài cần những đầu tư thích đáng cho các nghiên cứu khoa học cặn kẽ và đầy đủ về độc tố cá nóc cũng như các đặc tính sinh học, sinh hóa học của chúng, tạo cơ sở khoa học cho việc quản lý, sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khỏe cộng đồng. + Mực bạch tuộc: Trong giống như mực nang nhưng thân ngắn, tròn hơn mực ống, khi chế biến thì gần như giống nhau cả về hương vị lẫn màu sắc. Nguy hiểm nhất là bạch tuộc đốm xanh, còn gọi là mực tuộc xanh hoặc mực tuộc đốm xanh, có những vòng xanh lốm đốm rất đẹp trên da. Đây là loài mực nhỏ, cân nặng trung bình khoảng 50 gr, thân dài không quá 50 mm, có 8 tay bám dài chừng 8-10 cm.Loài này sống ở các vùng triều san hô chết và các rạn san hô ven bờ vùng Bình Thuận, Khánh Hòa, Côn Đảo.Trong cơ thể chúng có một độc tố thần kinh rất mạnh là Tetrodotoxin.  Chất độc này không bị nhiệt phá hủy nên dù có sấy khô, nấu chín cũng không thể loại bỏ nó. Khi ăn phải, chỉ trong vòng 5 - 10 phút, độc chất Tetrodotoxin đã vào máu và sau 20 phút đạt nồng độ cao nhất trong máu. Sau vài giờ, các dấu hiệu ngộ độc xuất hiện như tê môi, lưỡi, miệng, tê ngón tay, bàn tay, bàn chân, đau đầu, vã mồ hôi, đau bụng, buồn nôn, nôn và tăng tiết nước bọt, liệt cơ, trong đó có cơ hô hấp dẫn đến ngừng thở. Bệnh nhân tụt huyết áp, có thể chết rất nhanh trong vòng 4 - 24 giờ. Nên cảnh giác với món bạch tuộc. Mặt khác, trong các loại bạch tuộc có những vi sinh vật gây bệnh cho người, thường gặp là Coliform (gây tiêu chảy), Staphylococus (gây ngộ độc với các dấu hiệu buồn nôn, nôn, tiêu chảy dữ dội...), Salmonella (gây sốt nhẹ, nhức đầu, nôn, tiêu chảy, hoặc gây ra sốt thương hàn). Ngoài ra, bạch tuộc chết còn có một tác nhân gây ngộ độc, dị ứng là histamin. Chất này chịu được nhiệt nên dù nấu chín, nó vẫn còn trong món ăn. Bạn sẽ bị ngộ độc nếu nồng độ chất này quá cao hoặc các enzyme phân hủy histamin của cơ thể bị ức chế. Triệu chứng xuất hiện sau ăn một vài giờ, gồm đỏ mặt, nôn, tiêu chảy, đau đầu, nóng ran miệng và ngứa toàn thân. Làm gì khi ngộ độc bạch tuộc? Khi có những dấu hiệu ngộ độc như tê môi, tê tay..., cần tiến hành ngay các biện pháp sơ cứu, gồm kích thích gây nôn, nếu có than hoạt tính thì cho uống ngay (người lớn uống 30 gr than hoạt hòa với 250 ml nước chín, trẻ 1 -12 tuổi uống 25 gr than hoạt với 100 - 200 ml nước chín, trẻ dưới một tuổi cho 1 gr than hoạt cho mỗi kg cân nặng pha với 50 ml nước chín.  Than hoạt có tác dụng hấp phụ chất độc và hơi độc ở đường tiêu hóa. Nếu cho uống sớm trong vòng một giờ sau khi ăn, hiệu quả sẽ cao hơn. Nếu nạn nhân rối loạn ý thức, thở yếu hoặc ngừng thở, phải nhanh chóng thổi ngạt miệng - miệng hoặc miệng - mũi. Nếu ngộ độc do vi sinh vật, tiêu chảy nhiều, cần  bù nước bằng dung dịch Oresol hoặc nước muối đường. Trong mọi trường hợp, phải tìm mọi cách nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để được áp dụng các biện pháp điều trị cấp cứu tích cực. 2.4. Cá và các vấn đề đảm bảo an ninh lương thực cho tương lai. Dưới đây là các cuộc hội thảo, hội nghị về cá và các vấn đề đảm bảo an ninh lương thực cho tương lai: 2.4.1.Vấn đề toàn cầu hoá thương mại thuỷ sản và sự phát triển bền vững của ngành thuỷ sản Việt Nam. Bài trả lời phỏng vấn của PGS-TS Nguyễn Thị Kim Anh,Trưởng khoa Kinh tế, Trường Đại học Nha Trang Là người điều hành buổi thảo luận về chính sách Việt Nam tại IIFET-2008, bà cho biết những chủ đề chính được đặt ra trong hội thảo lần này đối với ngành Thủy sản Việt Nam là gì? Bà cho biết: Hệ sinh thái là thiết yếu đối với sự tồn tại của hàng triệu người dân sống ven biển ở Việt Nam là vấn đề cấp thiết.cần phải được bàn luận . Ý nghĩa bao hàm của các MPA không chỉ nói lên cơ hội để phát triển một mạng lưới các MPA, cả về khía cạnh môi trường sống lẫn sự đa dạng loài , mà còn thông qua nghề cá và giá trị ngành du lịch nói lên hiệu quả chức năng MPA. Trong nghiên cứu về sự hỗ trợ nghề cá và nuôi trồng, những lợi ích có ý nghĩa nhất là các MPA có thể cung cấp thông qua các mạng lưới MPA mở rộng, truyền tải thông tầng rằng cho phép các loài có giá trị cao được cung cấp môi trường sống rộng lớn ( vd: như loài di trú và những loài với thức ăn cung cấp chuyên biệt). Liệu có hay không các khu bảo tồn biển là một hướng tốt cho quản lý nghề cá ngày nay?Việc tạo ra thu nhập thay thế và giáo dục một cách hiệu quả để đạt được sự tuân thủ từ những cộng đồng địa phương là một trong số những biện pháp quan trọng đưa đến sự thành công của khu bảo tồn biển. Nhấn mạnh tầm quan trọng của sản phẩm thủy sản: nguồn cung cấp thực phẩm, nguồn thu ngoại tệ, tạo công ăn việc làm, an ninh lương thực. Toàn cầu hóa TMTS dẫn đến đánh bắt quá mức, phân phối không công bằng…Các nước đang phát triển, kể cả các nước có thu nhập thấp và thiếu hụt lương thực ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thương mại thủy sản thế giới. Ở những nước này thủy sản là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính - quan tâm đến vấn đề xã hội, thu nhập, môi trường và an ninh lương thực của các nước đó - phát triển bền vững.  Muốn phát triển bền vững phải xác định mục tiêu của ngành thủy sản là gì và phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Một số mục tiêu phát triển thủy sản : -  Thực phẩm -  Công ăn việc làm -  Tạo nguồn thu ngoại tệ Vì tính thương mại cao của sản phẩm thủy sản nên nếu mục tiêu của ngành thủy sản là tạo nguồn thu ngoại tệ thông qua xuất khẩu thủy sản thì cần thiết phải xây dựng chiến lược phát triển dựa trên chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản toàn cầu. Chuỗi giá trị SPTS toàn cầu là chuỗi dẫn đạo bởi bởi người mua, những nhà sản xuất quy mô nhỏ ở các nước đang phát triển đang ở tận cùng của chuỗi. Vì vậy, cần phải đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng ở các nước NK cũng như những yêu cầu các nhà bán buôn, bán lẻ. Người tiêu dùng ngày càng yêu cầu khắt khe hơn về an toàn và chất lượng sản phẩm, sự tiện lợi trong khi sử dụng, mùi vị và đặc biệt là truy xuất nguồn gốc xuất xứ, sản phẩm thân thiện với môi trường. Đó là những yêu cầu khá cao đối với các nhà SX quy mô nhỏ. 2.4.2.  Một số gợi ý cho chính sách phát triển bền vững thủy sản Việt Nam + Nếu sản xuất thủy sản theo định hướng thị trường cần có sự hợp tác giữa các nhà SX quy mô nhỏ (hộ gia đình) thành lập thành các hiệp hội mới có thể đáp ứng yêu cầu của thị trường vì sẽ tiết kiệm chi phí, đầy đủ thông tin, kiểm soát đầu vào… + Cần có sự hợp tác dọc giữa các chủ thể trong chuỗi cung ứng sản phẩm: nhà cung ứng, nhà sản xuất, nhà chế biến, nhà nhập khẩu cùng với các tổ chức liên quan như Viện Nghiên cứu, Trường Đại học, Ngân hàng, Bảo hiểm, trong đó xây dựng cơ chế hợp tác thông qua Hợp đồng. +  Vai trò của Nhà nước trong chuỗi hợp tác dọc và ngang rất quan trọng thông qua việc ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến cả hệ thống cung ứng, sản xuất, chế biến, thương mại, chẳng hạn như GAP, BMP, Bộ quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm của FAO gọi tắt là CoC… 2.4.3. Các vấn đề đáng quan tâm ở các Đại Hội về đảm bảo an ninh lương thực cho tuong lai và các địa điểm Đại hội quan tâm. Đại hội thành lập Hiệp hội cá ngừ Việt Nam lần thứ nhất(20/12/2010) Ngày 27/11/2010, tại Nha Trang, Đại hội thành lập Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam lần thứ nhất (nhiệm kỳ 2010 - 2015) đã được tổ chức. Thứ trưởng Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu và Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam Nguyễn Việt Thắng đã đến dự. Thông qua Đại Hội đã nói ra đựoc tầm quan trong của nghề “cá” như thế nào: Nghề khai thác cá Ngừ đại dưong tập trung chủ yếu ở 3 tỉnh Phú Yên, Bình Định và Khánh Hòa với đội tàu hơn 1.000 chiếc, là đội tàu khai thác xa bờ lớn nhất Việt Nam. Sản lượng khai thác hàng năm đạt hơn 10.000 tấn. Cá Ngừ đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu cá Ngừ đạt hơn 175 triệu USD và 10 tháng đầu năm 2010 đạt hơn 250 triệu USD. Sau 3 năm vận động, thông qua vi