Các vấn đề chung về kế toán thuế giá trị giá tăng

Thuế là một trong những công cụ quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển của các nước.Đối với các nước trên thế giới nói chung và đối với Việt nam nói riêng thì các khoản thu vềthuế là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách Nhà Nước( NSNN ). Các chính sách về thuế còn đảm bảo cho các thành phần trong nền kinh tế có một môi trường kinh doanh bình đẳng, góp phần vào sự phát triển của các thành phần trong nền kinh tế, thực hiện công bằng xã hội. Tuy nhiên hiện nay, trên thế giới vẫn chưa có một khái niệm cơ bản về thuế. Trong các công trình nghiên cứu về thuế trên thế giới và cả ở Việt Nam, nhiều tác giả khi nghiên cứu về thuế đã cho rằng thuế là một hình thức động viên bắt buộc của nhà nước đối với mọi công dân nhằm tập chung một phần thu nhập của các tổ chức và các cá nhân vào NSNN. Ngoài ra, theo từ điển kinh tế học: “Thuế là một khoản tiền mà chính phủ đánh vào thu nhập của các cá nhân và doanh nghiệp (thuế trực thu) hoặc vào hàng hóa, dịch vụ (thuế gián thu)”. Đối với nhiều người, thuế được hiểu là khoản đóng góp theo qui định của pháp luật mà nhà nước bắt buộc mọi tổ chức và cá nhân phải có nghĩa vụ nộp vào NSNN. Số thuế mà các tổ chức và cá nhân phải nộp được được xác định dựa trên cơ sở đó chính là các hoạt động của các cá nhân và tổ chức đó cũng như là khoản thu nhập của họ.

docx95 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2766 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các vấn đề chung về kế toán thuế giá trị giá tăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang có những bước phát triển cả về quy mô và loại hình kinh doanh với nhiều hình thức đa dạng ,loại hình hoạt động phong phú ,thay đổi linh hoat,các doanh nghiệp đã góp phần quan trọng tạo nên một nền kinh tế thị trường năng động ổn định và phát triển mạnh mẽ.Và cũng trong cơ chế thị trường đầy sôi động ấy các doanh nghiệp cũng đang phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức Gắn liền với công tác kế toán Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân Sách Nhà Nước.Chính vì vậy, thuế tác động mạnh mẽ đến việc phân phối nguồn lực tài chính trong xã hội.Kế toán là công cụ rất quan trọng trong công tác tính thuế đối với nhà nước.Đặc biệt là kế toán thuế GTGT,kế toán đã trở thành một phần không thể thiếu cho việc thu thuế của cơ quan thuế.Việc xác định số thuế đầu vào,thuế phải nộp,đều phải dựa trên số liệu thực tế được phản ánh qua hệ thống kế toán.Chính vì vậy nếu các doanh nghiệp không tổ chức tốt công tác kế toán thì sẽ rất khó khăn cho việc thực hiện thuế GTGT.Do đó kế toán thuế GTGT cần được tổ chức một cách khoa học hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Nhận biết được tầm quan trọng của công tác kế toán thuế GTGT tại doanh nghiệp và được sự giúp đỡ của thầy cô, của anh chị công ty em đã quyết định chọn đề tài cho mình là ‘’kế toán thuế GTGT’’ nhằm trang bị cho em thêm kiến thức nhất định về công tác kế toán thuế GTGT. UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TIỀN GIAN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ...........ngày........tháng........năm....... CƠ QUAN THỰC TẬP UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TIỀN GIANG NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ...........ngày........tháng........năm....... GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIÁ TĂNG Các khái niệm cơ bản về thuế: Khái quát về thuế: Thuế là một trong những công cụ quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển của các nước.Đối với các nước trên thế giới nói chung và đối với Việt nam nói riêng thì các khoản thu vềthuế là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách Nhà Nước( NSNN ). Các chính sách về thuế còn đảm bảo cho các thành phần trong nền kinh tế có một môi trường kinh doanh bình đẳng, góp phần vào sự phát triển của các thành phần trong nền kinh tế, thực hiện công bằng xã hội. Tuy nhiên hiện nay, trên thế giới vẫn chưa có một khái niệm cơ bản về thuế. Trong các công trình nghiên cứu về thuế trên thế giới và cả ở Việt Nam, nhiều tác giả khi nghiên cứu về thuế đã cho rằng thuế là một hình thức động viên bắt buộc của nhà nước đối với mọi công dân nhằm tập chung một phần thu nhập của các tổ chức và các cá nhân vào NSNN. Ngoài ra, theo từ điển kinh tế học: “Thuế là một khoản tiền mà chính phủ đánh vào thu nhập của các cá nhân và doanh nghiệp (thuế trực thu) hoặc vào hàng hóa, dịch vụ (thuế gián thu)”. Đối với nhiều người, thuế được hiểu là khoản đóng góp theo qui định của pháp luật mà nhà nước bắt buộc mọi tổ chức và cá nhân phải có nghĩa vụ nộp vào NSNN. Số thuế mà các tổ chức và cá nhân phải nộp được được xác định dựa trên cơ sở đó chính là các hoạt động của các cá nhân và tổ chức đó cũng như là khoản thu nhập của họ. Mục tiêu của việc đề ra các chính sách về thuế là nhằm: -Đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước nhằm thực hiện các chương trình chung của xã hội (mục tiêu thu nhập). - Làm thay đổi quá trình phân phối thu nhập và của cải trong xã hội (mục tiêu phân phối lại). - Kiểm soát khối lượng xuất nhập khẩu (mục tiêu quản lý vĩ mô và mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước). - Kiểm soát quá trình phân phối và mức chi tiêu trong nền kinh tế (mục tiêu quản lỹ vĩ mô). - Thay đổi tập quán tiêu dùng (mục tiêu xã hội). Để thực hiện được các mục tiêu đó đòi hỏi thuế phải là một khoản thu mang tính chất bắt buộc, có tính cưỡng chế và mang tính chất pháp lệnh của nhà nước đối với các tổ chức và cá nhân của cả nước. Khái niệm về giá trị gia tăng: Giá trị gia tăng là giá trị tăng thêm của một sản phẩm, hàng hoá dịch vụ do cơ sở sản xuất, chế biến, thương mại hoặc dịch vụ ( gọi chung là cơ sở kinh doanh) tác động vào nguyên vật liệu thô hay hàng hoá, dịch vụ mua vào làm cho giá trị của chúng tăng thêm. Nói cách khác, đây là số chênh lệch giữa giá đầu ra và giá đầu vào do cơ sở kinh doanh tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.Hay đó là phần giá trị tăng thêm của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ phát triển trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Khái niệm về thuếgiá trị gia tăng: Thuế GTGT là loại thuế gián thu, một yếu tố cấu thành trong giá hàng hoá,dịch vụ nhăm động viên sự đóng góp của người tiêu dùng như thuế doanh thu. Tuy nhiên, thuế GTGT có điểm cơ bản khác với thuế doanh thu là chỉ người bán hàng, dịch vụ lần đầu phải nộp thuế giá trị gia tăng trên toàn bộ doanh thu bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ, còn ngưòi bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ ở các khâu tiếp theo đối với hàng hoá, dịch vụ đó chỉ phải nộp thuế trên phần giá trị tăng thêm.Vì vậy, loại thuế này có tên là “ Thuế giá trị gia tăng ”. Nói cách khác, thuế GTGT là một loại thuế duy nhất thu theo phân đoạn chia nhỏ, trong quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá (hoặc dịch vụ ) từ khâu đầu tiên dến người tiêu dùng, khi khép kín một chu kỳ kinh tế. Đến cuối chu kỳ sản xuất, kinh doanh hoặc cung ứng dịch vụ, tổng số thuế thu được ở các công đoạn sẽ khớp với số thuế tính trên giá bán hàng hoá hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng. Một trong những nguyên tắc cơ bản của thuế GTGT là sản phẩm hàng hoá dù qua nhiều khâu hay ít khâu,từ sản xuất đến tiêu dùng,đều chịu thuế như nhau,thuế GTGT không phải do người tiêu dùng trực tiếp nộp mà do người bán sản phẩm ( hoặc dịch vụ ) nộp thay vào kho bạc, do đó trong giá bán hàng hoá, dịch vụ có cả thuế GTGT. Vậy : Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Thuế là khoản đóng góp mang tính bắt buộc theo quy định của pháp luật nhằm hình thành nên ngân sách Nhà Nước. Có nhiều cách khác nhau để phân loại thuế. Căn cứ vào tính chất điều tiết thuế được chia thành 2 loại : Thuế trực thu : là loại thuế mà đối tượng chịu và đối tượng nộp đồng thời là một. Thuế gián thu : là loại thuế mà đối tượng chịu thuế và đối tượng chịu thuế không đồng thời là một. Các quy định kế toán thuế GTGT tại doanh nghiệp: Đối tượng chịu thuế GTGT: * Đối tượng chịu thuế GTGT là tất cả hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ 26 nhóm hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT. * Đối tượng không chịu thuế : (1). Là sản phẩm của một số ngành sản xuất và kinh doanh trong những điều kiện khó khăn, phụ thuộc vào thiên nhiên. Hơn nữa, những sản phẩm này được sản xuất ra được dùng cho chính người sản xuất và cho đời sống toàn xã hội. Do đó, cần tạo điều kiện để khuyến khích phát triển như : sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi , nuôi trồng thuỷ sản ... (2). Là sản phẩm hàng hoá dịch vụ thiết yếu phục vụ cho nhu cầu toàn xã hội nhằm nâng cao đời sống văn hoá - vật chất không ngừng tăng lên của con người như dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ khám chữa bệnh, phòng bệnh, điều dưỡng sức khoẻ conngười, dịch vụ thú y, dịch vụ triển lãm, hoạt động văn hoá, thể dục-thể thao, phát sóng truyền thanh, truyền hình ... (3). Là sản phẩm dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của xã hội không vì mục tiêu lợi nhuận, như muối Iốt, vận chuyển hành khách bằng xe buýt theo giá vé thống nhất, vũ khí - khí tài, tài nguyên chuyên dùng cho Quốc phòng - an ninh, dịch vụ vụ phục vụ vệ sinh công cộng và thoát nước đường phố, duy tu bảo dưỡng vườn hoa công viên, vườn thú, chiếu sáng đường phố, tưới tiêu nước phục vụ nông nghiệp ... (4). Là các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được ưu đãi vì mang tính xã hội và tính nhân đạo cao, như xây dựng nhà tình nghĩa bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, viện trợ nhân đạo, các dịch vụ phục vụ ma chay, tang lễ, xây dựng công trình văn hoá nghệ thuật v.v.. (5). Các sản phẩm hàng hoá, các dịch vụ phục vụ sản xuất phát triển, thúc đẩy sản xuất áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như : dịch vụ tín dụng, quỹ đầu tư chuyển giao công nghệ, nhập khẩu máy móc thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng (máy bay, tàu thuỷ, dàn khoan) mà trong nước chưa sản xuất được. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên khoáng sản mà trong nước chưa có. Đối tượng nộp thuế: Các Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hóa chịu thuế (gọi chung là người nhập khẩu) là đối tượng nộp thuế GTGT. Thuế suất thuế GTGT: Đối với thuế GTGT thì thuế suất thuế GTGT là một căn cứ quan trọng để các tổ chức, cá nhân tính thuế GTGT và xác định số thuế GTGT phải nộp vào NSNN. Thuế suất thuếGTGT theo qui định hiện hành, bao gồm các mức thuế suất: Thuế suất 0% : Mức thuế suất này được áp dụng với hàng hoá dịch vụ xuất khẩu (kể cả hàng gia công xuất khẩu); hàng hoá không thuộc diện xuất khẩu thì chỉ bao gồm các hàng hoá, dịch vụ được qui định theo luật thuế GTGT hiện hành. Thuế suất 5% : Mức thuế suất này được áp dụng với các nhóm hàng hoá như: thức ăn gia súc, thuốc bảo vệ thực vật, hoặc là các sản phẩm bằng đay, tre, nứa,… các sản phẩm thủ công sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp, bông sơ chế,… Thuế suất 10% : Mức thuế suất này áp dụng với các nhóm hàng hoá dịch vụ không thuộc nhóm hàng hoá dịch vụ thuộc nhóm chịu thuế suất 0% và 5%. Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp tính thuế GTGT được tính theo hai phương pháp: phương pháp khấu trừ, phương pháp trực tiếp. * Phương pháp khấu trừ thuế: Các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế thì thuếGTGT tính theo phương pháp khấu trừ được xác định căn cứ vào giá tính thuế và thuế suất thuế GTGT. + Giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ được xác định căn cứ vào: Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất kinh doanh bán ra, cung ứng cho các đối tượng khác giá tính thuế là giá bán chưa có thuếGTGT. Đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì giá tính thuế là giá bán có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng. Đối với hàng hoá nhập khẩu thì giá tính thuế là giá nhập khẩu tại cửa khẩu (+) thuế nhập khẩu (nếu có) (+) thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Giá nhập khẩu tại cửa khẩu được xác định căn cứ theo các qui định về tính thuế hàng hoá nhập khẩu. Đối với hàng hóa, dịch vụ có tính chất đặc thù, dùng các chứng từ đặc biệt như: tem bưu chính, vé cước vận tải, phí xăng dầu,… thì giá thanh toán là giá chưa có thuế GTGT được xác định: Giá thanh toán (tiền bán tem, vé,…) Giá chưa có thuế GTGT= 1 + Thuế suất thuế giá trị gia tăng + Thuế suất thuế GTGT là mức thuế suất được qui định trong luật thuếGTGT. Đối với các nhóm hàng hoá dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuếGTGT thì có các mức thuế suất tương ứng là 0%; 5% và 10%. Từ đó số thuế GTGT phải nộp được xác định theo công thức: Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào Thuế GTGT |đầu ra = Giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra x Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ đó Trong đó Thuế GTGT = Tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT đầu vào mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nhập khẩu. Đối với các sơ sở sản xuất kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì số thuế GTGT phải nộp được xác định dựa trên phần GTGT của hàng hoá dịch vụ bán ra và thuế suất thuế GTGT: Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hoá x Thuế suất dịch vụ bán ra thuế GTGT GTGT của hàng hoá = dịch vụ bán ra Giá thanh toán - Giá thanh toán hàng hoá dịch vụ bán ra hàng hoá dịch vụ Kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế và hoàn thuế: Kê khai và nộp thuế: Cơ sở kinh doanh thông thường phải kê khai và nộp thuế hàng tháng, thời hạn nộp trước ngày 25 của tháng sau. Đối với những cơ sở có số tiền nộp hàng tháng lớn (bình quân tháng từ 200 triệu đồng trở lên) phải nộp thuế theo định kỳ 05 ngày, 10 ngày một lần trong tháng. Hết tháng, khi kê khai tính thuế, cơ sở kinh doanh phải nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước. Thời hạn nộp thuế còn thiếu chậm nhất là ngày 25 của tháng tiếp theo. Một số hộ kinh doanh vừa và nhỏ nộp thuế theo mức ấn định trên doanh thu, cơ quan thuế căn cứ vào mức thuế đã được xác định ra thông báo nộp thuế hàng tháng, chậm nhất là vào ngày 25 của tháng tiếp theo. Hộ kinh doanh buôn chuyến nộp thuế theo từng chuyến hàng. Đối với hàng nhập khẩu phải nộp thuế giá trị gia tăng theo từng lần nhập khẩu, thời hạn thu nộp thuế thực hiện cùng với thuế nhập khẩu. Việc thu thuế đối với hàng nhập khẩu do Tổng cục Hải quan đảm nhiệm. Quyết toán thuế: Các cơ sở kinh doanh (trừ hộ kinh doanh vừa và nhỏ nộp thuế theo mức ấn định) phải thực hiện lập và gửi quyết toán thuế GTGT hàng năm cho cơ quan thuế. Cơ sở phải kê khai đầy đủ, đúng các chỉ tiêu và số liệu theo mẫu quyết toán thuế; gửi bản quyết toán thuế theo mẫu số 11/GTGT, 12A/GTGT, 12B/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này đến cơ quan thuế địa phương nơi cơ sở đăng ký nộp thuế. Năm quyết toán thuế được tính theo năm dương lịch. Trường hợp cơ sở kinh doanh được áp dụng quyết toán tài chính khác với năm dương lịch thì vẫn phải quyết toán thuế GTGT theo năm dương lịch. Thời hạn cơ sở kinh doanh phải nộp quyết toán cho cơ quan thuế chậm nhất không quá 60 ngày, kể từ ngày 31 tháng 12 của năm quyết toán thuế. Cơ sở kinh doanh sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước cơ sở cũng phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có quyết định sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước. Cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của số liệu quyết toán thuế, nếu cơ sở kinh doanh báo cáo sai, để trốn, lậu thuế sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Hoàn thuế: Doanh nghiệp được xét hoàn thuế phải : Kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Phải có sổ sách chứng từ kế toán đầy đủ theo quy định. Có số thuế GTGT được khấu trừ đủ điều kiện để đề nghị hoàn thuế. Phải ghi nhận số thuế đề nghị hoàn trên tờ khai thuế, Việc hoàn thuế GTGT được thực hiện trong các trường hợp sau : - Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ có số thuế được khấu trừ liên tục 3 tháng trở lên, hoặc nếu kinh doanh hàng xuất khẩu, có số thuế GTGT được khấu trừ hằng tháng lớn hơn 200 triệu đồng thì được xét hoàn theo tháng. - Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm trở lên thì được hoàn thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm. Trường hợp, nếu số thuế GTGT luỹ kế của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 200 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT. Hồ sơ hoàn thuế mà cơ sở kinh doanh cần nộp cho cơ qua thuế bao gồm: + Công văn đề nghị hoàn thuế. + Bảng kê khai tổng hợp. + Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào. + Bảng kê hàng hoá dịch vụ bán ra trong kỳ. Kế toán chi tiết thuế giá trị gia tăng: Hệ thống sổ sách và chứng từ được sử dụng đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng phương pháp kế toán thuế giá trị gia tăngtheo phương pháp khấu trừ: Sổ chi tiết thuế giá trị gia tăng được hoàn lại. Sổ chi tiết thuế giá trị gia tăng được miễn giảm. Sổ chi tiết tài khoản 133, 333 (TK 3331). Bảng kê tài khoản 133, 333 (TK
Luận văn liên quan