Ban thư ký Chiến lược quốc tế về giảm nhẹ thảm họa giới thiệu một sốkhái niệm cơ bản về giảm
nhẹ thảm họa nhằm tăng cường sự hiểu biết nhất quán về chủ đề này, những khái niệm này được sử
dụng cho công chúng, cán bộchính quyền và cán bộchuyên môn. Các thuật ngữ này được thu thập
từnhiều nguồn quốc tếkhác nhau, và đây là một hoạt động sẽ được cốgắng liên tục, và được phản
ánh tại các buổi hội thảo tổng kết trong tương lai, đáp ứng nhu cầu trình bày tại các hội thảo quốc tế,
vùng và quốc gia. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp từcác chuyên gia và cán bộchuyên ngành
đểhoàn thiện những khái niệm này
Rủi ro có thểchấp
nhận được
Mức độ mất mát mà một xã hội hay cộng đồng cho là có thểchấp nhận căn
cứvào điều kiện hiện tại vềkinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, kỹthuật và
môi trường.
Vềmặt kỹthuật, rủi ro có thểchấp nhận cũng được sửdụng nhằm đánh giá
việc áp dụng biện pháp công trình và phi công trình đểgiảm thiểu thiệt hại
có thểcó ởmột mức độkhông gây hại đến con người và tài sản theo các bộ
luật hoặc “hành vi chấp nhận được” dựa vào một hiểm hoạcó khảnăng xảy
ra.
Hiểm hoạsinh học Quá trình phân huỷchất hữu cơ, hoặc trong trường hợp bịnhiễm bởi các côn
trùng lây bệnh, bao gồm khảnăng tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh, độc tố,
chất độc hại vềmặt sinh học, có thểgây chết người, bịthương, mất mát tài
sản, gián đoạn gây thiệt hại vềkinh tếvà xã hội hoặc huỷhoại môi trường.
Ví dụvềhiểm hoạsinh học: bùng phát bệnh dịch, bệnh truyền nhiễm thông
qua cây cỏvà động vật, bệnh dịch và phá hoại từcôn trùng.
Xây dựng bộluật Các nghị định và qui định kiểm soát thiết kế, xây dựng, vật tư, sựthay đổi và
sựtồn tại của một công trình để đảm bảo sựan toàn, hạnh phúc của con
người. Xây dựng bộluật bao gồm các tiêu chuẩn kỹthuật và chức năng.
Khảnăng Là sựkết hợp tất cảnhững điểm mạnh và nguồn lực sẵn có tại một cộng
đồng, xã hội hoặc tổchức nhằm giảm thiểu mức độrủi ro hoặc tác động của
một thảm họa.
Khảnăng bao gồm các phương tiện vật chất, thểchế, xã hội hoặc kinh tế
cũng nhưnguồn nhân lực có kỹnăng và các yếu tốkhác nhưlãnh đạo và
quản lý. Khảnăng có thể được mô tảnhưnăng lực
8 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2265 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các vấn đề cơ bản vê giảm nhẹ thảm họa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
Phụ lục 1
CÁC THUẬT NGỮ CƠ BẢN VỀ GIẢM NHẸ THẢM HỌA
CHIẾN LƯỢC QUỐC TẾ VỀ GIẢM NHẸ THẢM HỌA
Ban thư ký Chiến lược quốc tế về giảm nhẹ thảm họa giới thiệu một số khái niệm cơ bản về giảm
nhẹ thảm họa nhằm tăng cường sự hiểu biết nhất quán về chủ đề này, những khái niệm này được sử
dụng cho công chúng, cán bộ chính quyền và cán bộ chuyên môn. Các thuật ngữ này được thu thập
từ nhiều nguồn quốc tế khác nhau, và đây là một hoạt động sẽ được cố gắng liên tục, và được phản
ánh tại các buổi hội thảo tổng kết trong tương lai, đáp ứng nhu cầu trình bày tại các hội thảo quốc tế,
vùng và quốc gia. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các chuyên gia và cán bộ chuyên ngành
để hoàn thiện những khái niệm này
Rủi ro có thể chấp
nhận được
Mức độ mất mát mà một xã hội hay cộng đồng cho là có thể chấp nhận căn
cứ vào điều kiện hiện tại về kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, kỹ thuật và
môi trường.
Về mặt kỹ thuật, rủi ro có thể chấp nhận cũng được sử dụng nhằm đánh giá
việc áp dụng biện pháp công trình và phi công trình để giảm thiểu thiệt hại
có thể có ở một mức độ không gây hại đến con người và tài sản theo các bộ
luật hoặc “hành vi chấp nhận được” dựa vào một hiểm hoạ có khả năng xảy
ra.
Hiểm hoạ sinh học Quá trình phân huỷ chất hữu cơ, hoặc trong trường hợp bị nhiễm bởi các côn
trùng lây bệnh, bao gồm khả năng tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh, độc tố,
chất độc hại về mặt sinh học, có thể gây chết người, bị thương, mất mát tài
sản, gián đoạn gây thiệt hại về kinh tế và xã hội hoặc huỷ hoại môi trường.
Ví dụ về hiểm hoạ sinh học: bùng phát bệnh dịch, bệnh truyền nhiễm thông
qua cây cỏ và động vật, bệnh dịch và phá hoại từ côn trùng.
Xây dựng bộ luật Các nghị định và qui định kiểm soát thiết kế, xây dựng, vật tư, sự thay đổi và
sự tồn tại của một công trình để đảm bảo sự an toàn, hạnh phúc của con
người. Xây dựng bộ luật bao gồm các tiêu chuẩn kỹ thuật và chức năng.
Khả năng Là sự kết hợp tất cả những điểm mạnh và nguồn lực sẵn có tại một cộng
đồng, xã hội hoặc tổ chức nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro hoặc tác động của
một thảm họa.
Khả năng bao gồm các phương tiện vật chất, thể chế, xã hội hoặc kinh tế
cũng như nguồn nhân lực có kỹ năng và các yếu tố khác như lãnh đạo và
quản lý. Khả năng có thể được mô tả như năng lực.
Xây dựng năng lực Thực hiện các cố gắng hướng đến phát triển kỹ năng con người hoặc cơ sở
hạ tầng xã hội trong một cộng đồng hoặc tổ chức nhằm giảm nhẹ mức độ rủi
ro.
Hiểu rộng hơn, xây dựng năng lực cũng bao gồm phát triển thể chế, chính
trị, tài chính và các nguồn lực khác chẳng hạn như công nghệ ở các cấp khác
nhau và các ngành của xã hội.
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2) phụ lục 1 Trang
58
Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
Biến đổi khí hậu Khí hậu của một vùng hoặc một khu vực thay đổi trong một thời gian dài
(thông thường hàng thập kỷ hoặc dài hơn), có sự thay đổi rõ rệt căn cứ theo
các chỉ số đo lường được hoặc biến đổi khí hậu tại khu vực hoặc vùng đó.
Sự biến đổi khí hậu có lẽ do quá trình tự nhiên hoặc sự thay đổi liên tục
trong không khí hoặc việc sử dụng đất. Lưu ý rằng khái niệm về biến đổi khí
hậu sử dụng tại Hiệp ước khuôn khổ Liên hiệp quốc là hạn chế hơn nhiều,
chỉ bao gồm những thay đổi do nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp từ các
hoạt động của con người.
Khả năng đối phó Là phương tiện mà con người hoặc tổ chức sử dụng các nguồn lực sẵn có và
khả năng để đối phó với hậu quả bất lợi, có thể dẫn đến thảm họa.
Nhìn chung, khái niệm này liên quan đến quản lý các nguồn lực, cả trong lúc
bình thường và trong giai đoạn khủng hoảng hoặc điều kiện khó khăn. Việc
tăng cường khả năng đối phó thường xuyên xây dựng khả năng thích ứng để
chống lại những tác động của hiểm họa do thiên nhiên và con người gây ra.
Biện pháp chống
trả
Áp dựng tất cả các biện pháp nhằm chống trả và giảm thiểu rủi ro thảm họa.
Các biện pháp này thường là biện pháp kỹ thuật (công trình) nhưng cũng có
thể là biện pháp và công cụ phi công trình, được thiết kế và sử dụng để tránh
và hạn chế tác động bất lợi của hiểm hoạ tự nhiên và thảm họa liên quan đến
môi trường và công nghệ.
Thảm họa Một sự gián đoạn nghiêm trọng chức năng của một cộng đồng hoặc một xã
hội gây thiệt hại to lớn về con người, vật chất, kinh tế hoặc môi trường, vượt
quá khả năng đối phó của cộng đồng hoặc xã hội bị ảnh hưởng, nếu chỉ sử
dụng các nguồn lực của mình.
Một thảm họa là một chức năng của quá trình rủi ro, là kết quả kết hợp của
hiểm họa, điều kiện của tình trạnh dễ bị tổn thương và năng lực hoặc biện
pháp để giảm nhẹ những tác động tiêu cực tiềm năng của rủi ro chưa đầy đủ.
Quản lý rủi ro
thảm họa
Quá trình có hệ thống của việc sử dụng các quyết định hành chính, tổ chức,
kỹ năng vận hành và năng lực để thực thi chính sách, chiến lược và khả năng
đối phó của xã hội và cộng đồng nhằm giảm thiểu những tác động của các
hiểm họa tự nhiên và những thảm họa có liên quan đến môi trường và công
nghệ.Hoạt động này gồm có tất cả các hình thức hoạt động, bao gồm các
biện pháp công trình và phi công trình để tránh (phòng tránh) hoặc hạn chế
(giảm nhẹ và phòng ngừa) những tác động bất lợi của hiểm họa.
Giảm nhẹ rủi ro
thảm họa
(Giảm nhẹ thảm
họa)
Khuôn khổ dựa trên khái niệm của các yếu tố được xem xét có khả năng
giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương và rủi ro thảm họa thông qua xã hội,
để tránh (phòng ngừa) hoặc hạn chế (giảm nhẹ và phòng ngừa) những tác
động bất lợi của hiểm họa, trong bối cảnh phát triển bền vững.
Khuôn khổ giảm nhẹ rủi ro thảm họa bao gồm các lĩnh vực hành động sau
đây, như mô tả tại Chiến lược quốc tế giảm nhẹ thiên tai xuất bản vào năm
2002 “Sống với rủi ro: Xem xét toàn cầu về các sáng kiến giảm nhẹ thiên
tai”, trang 23:
Nhận thức và đánh giá rủi ro bao gồm phân tích hiểm họa; xây dựng kiến
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2) phụ lục 1 Trang
59
Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
thức bao gồm giáo dục, đào tạo, nghiên cứu và thông tin;
Cam kết công chúng và các khuôn khỏ thể chế, bao gồm hành động tổ chức,
chính sách, lập pháp và cộng đồng; Việc áp dụng các biện pháp bao gồm:
quản lý môi trường, qui hoạch thành phố và qui hoạch sử dụng đất, bảo vệ
các phương tiện thiết yếu, áp dụng khoa học và công nghệ, đối tác và mạng
lưới, và công cụ tài chính;
Hệ thống cảnh báo sớm bao gồm dự báo, thông tin cảnh báo, biện pháp
phòng ngừa và khả năng chống chọi.
Cảnh báo sớm Việc cung cấp thông tin kịp thời và hiệu quả, thông qua các tổ chức được
xác định, nhằm tạo điều kiện cho các cá nhân rất có thể bị ảnh hưởng mội
loại hiểm họa để sẵn sàng hành động để tránh hoặc giảm thiểu nguy cơ và
chuẩn bị các hành động ứng phó hiệu quả.
Hệ thống cảnh báo sớm bao gồm một chuỗi các mối quan tâm cần thực hiện,
cụ thể: hiểu và lập bản đồ hiểm họa; kiểm tra và dự báo các sự kiện có thể
xảy ra; xử lý và thông báo những cảnh báo có thể hiểu được đến chính quyền
và dân cư, và thực hiện một số hoạt động phù hợp và kịp thời đế ứng phó với
các cảnh báo.
Hệ sinh thái Một nhóm mối quan hệ phức tạp của các sinh vật sống được xem như là một
đơn vị và tương tác với môi trường bên ngoài
Ranh giới của cái gọi là một hệ sinh thái được cho là hoàn toàn tuỳ tiện, phụ
thuộc vào sự tập trung mối quan tâm hoặc nghiên cứu. Vì vậy, qui mô của hệ
sinh thái dao động từ những phạm vi không gian rất nhỏ đến rộng cực lớn,
trái đất (IPCC, 2001).
Dao động Nam - El
Niño
Một sự tương tác phức tạp của vùng Thái Bình Dương nhiệt đới và khi hậu
toàn cầu dẫn đến kết quả xảy ra không đúng qui luật các kiểu biến đổi về
biển và thời tiết tại nhiều nơi trên thế giới, thường gây ra những tác động
đáng kể chẳng hạn như: thay đổi môi trường sống ở biển, thay đổi lượng
mưa, biến đổi về lũ lụt, hạn hán và bão.
Một phần El Niño của ENSO dẫn đến sự thay đổi nhiệt độ đại dương trên
mức trung bình ở dọc theo bờ biển Ecuador, Peru và phía Bắc Chile và qua
Thái Bình Dương gần xích đạo phía đông, trong khi đó, sự dao động phía
nam dẫn đến áp suất khí quyển và lượng mưa toàn cầu bị thay đổi. La Niña
là hiện tượng gần trái ngược với El Niño. Mỗi lần Each El Niño hoặc La
Niña thường tồn tại khoảng vài mùa.
Quản lý các trường
hợp khẩn cấp
Tổ chức, quản lý các nguồn lực và trách nhiệm giải quyết xử lý tất cả các
khía cạnh của các trường hợp khẩn cấp, đặt biệt trong công tác phòng ngừa,
ứng phó và khôi phục.
Quản lý các trường hợp khẩn cấp đòi hỏi phải có kế hoạch, cấu trúc và công
tác tổ chức được thiết lập để lôi kéo những cố gắng bình thường chính phủ,
tổ chức tư nhân và tình nguyện có thể tham gia một cách có điều phối và
tổng quát để ứng phó với hàng loạt những nhu cầu khẩn cấp. Đây cũng được
biết đến như là quản lý thiên tai.
Đánh giá tác động
môi trường (EIA)
Các nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác động đến một môi trường
cụ thể khi môi trường đó được đưa vào một nhân tố mới, mà nhân tố mới
này có thể làm phá vỡ cân bằng hệ sinh thái hiện tại.
Đánh giá tác động môi trường là một công cụ thực thi chính sách nhằm cung
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2) phụ lục 1 Trang
60
Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
cấp bằng chứng và phân tích các tác động môi trường của các hoạt động từ
lúc mới có ý tưởng đến khi ra quyết định. Công cụ này được sử dụng phổ
biến tại các dự án chương trình quốc gia và các dự án hỗ trợ phát triển quốc
tế. Một đánh giá tác động môi trường phải bao gồm có một đánh giá rủi ro
chi tiết và đưa ra các giải pháp hoặc lựa chọn thay thế.
Suy thoái môi
trường
Việc suy giảm khả năng của môi trường để đáp ứng mục tiêu, nhu cầu xã hội
và hệ sinh thái.Các tác động tiềm năng có thể thay đổi và có thể dẫn đến việc
tăng tình trạng dễ bị tổn thương, tần số xuất hiện và cường độ của các hiểm
họa tự nhiên.
Một số ví dụ về suy thoái môi trường: suy thoái đất đai, phá rừng, sa mạc
hoá, cháy tự nhiên, suy giảm về đa dạng sinh học, ô nhiễm đất đai, nguồn
nước và không khí, thay đổi khí hậu, mực nước biển tăng, suy giảm tầng ô
zôn.
Dự báo Một thông báo rõ ràng hoặc ước lượng có tính thống kê của sự việc xảy ra
trong tương lai (UNESCO, WMO).
Thuật ngữ này được sử dụng với nhiều ý nghĩa khác nhau tại nhiều lĩnh vực
khác nhau.
Hiểm hoạ địa chất Các quá trình hoặc hiện tượng trái đất tự nhiên có thể gây ra mất mát tính
mạng, bị thương, thiệt hại về tài sản, gián đoạn về kinh tế và xã hội hoặc suy
thoái môi trường.
Hiểm hoạ địa chất bao gồm quá trình diễn ra bên trong trái đất chẳng hạn
như động đất, hoạt động lỗi địa chất, sóng thần, hoạt động núi lửa cũng như
quá trình diễn ra bên ngoài như: sạt lở đất, sạt lở đá, rơi đá, hoặc tuyết lở,
sụp bề mặt đất, đất giãn nở hoặc dòng chảy bùn. Hiểm họa địa chất có thể
đơn lẻ, liên tục hoặc có thể kết hợp về nguồn gốc và tác động
Hệ thống thông tin
địa lý (GIS)
Việc phân tích kết hợp dữ liệu liên quan với giải thích không gian và các
đầu ra theo dạng bản đồ. Một định nghĩa chi tiết hơn là hệ thống này thuộc
về các chương trình vi tính xử lý, lưu giữ, kiểm tra, lồng ghép, phân tích và
hiển thị dữ liệu về trái đất được tham khảo theo không gian.
Hệ thống thông tin địa lý được sử dụng ngày càng nhiều cho việc lập bản đồ
và phân tích hiểm họa, tình trạng dễ bị tổn thương, cũng như việc ứng dụng
hệ thống này vào các biện pháp quản lý rủi ro thiên tai.
Khí nhà kính
(GHG)
Một loại khí, chẳng hạn như sự bốc hơi nước, carbon dioxide, methane,
chlorofluorocarbons (CFCs) và khí hydrochlorofluorocarbons (HCFCs), hấp
thụ và thải phóng xạ tia hồng ngoại, làm ấm bề mặt trát đất và góp phần thay
đổi khí hậu (UNEP, 1998).
Hiểm họa Một sự kiện, hiện tượng hoặc hoạt động con người có nguy cơ gây ra thiệt
hại về tính mạng, bị thương, thiệt hại về tài sản, gián đoạn về xã hội, kinh tế
hoặc suy thoái về môi trường.
Hiểm họa có thể bao gồm những điều kiện tiềm ẩn mà có thể gây ra những
mối đe dọa trong tương lai và có thể có nguồn gốc khác nhau: từ tự nhiên
(địa chất, khí tượng thuỷ văn và sinh học) và các quá trình do con người gây
ra (suy thoái môi trường và hiểm hoạ công nghệ). Hiểm họa có thể đơn lẻ,
liên tục hoặc kết hợp trong nguồn gốc và tác động. Mỗi hiểm họa có đặc
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2) phụ lục 1 Trang
61
Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
điểm được xác định thông qua vị trí, cường độ, số lần xảy ra và khả năng
xảy ra.
Phân tích hiểm họa Việc nhận dạng, nghiên cứu và kiểm tra bất cứ hiểm hoạ nào để xác định khả
năng xảy ra, nguồn gốc, đặc điểm và hoạt động.
Những hiểm họa
khí tượng thuỷ văn
Các quá trình tự nhiên hoặc hiện tượng tự nhiên về không khí, nước hoặc
biển, có thể dẫn đến chết người, bị thương, thiệt hại tài sản, gián đoạn hoạt
động kinh tế và xã hội hoặc suy thoái môi trường. Hiểm họa khí tượng thuỷ
văn bao gồm: lũ lụt, lũ bùn và lũ mảnh vụn, lốc nhiệt đới, nước dâng do bão,
sấm sét/ cơn dông mưa đá, mưa và bão, bão tuyết và các loại bão gây thiệt
hại khác, hạn hán, sa mạc hóa, cháy tự nhiên, nhiệt độ khắc nghiệt, bão cát
hoặc bụi, đất bị đóng băng vĩnh cửu, tuyết lở. Hiểm họa khí tượng thuỷ văn
có thể đơn lẻ, hoặc liên tục hoặc kết hợp trong nguồn gốc và tác động.
La Niña (xem định nghĩa Dao động Nam - El Niño).
Qui hoạch sử dụng
đất
Một phần của công tác lập kế hoạch cở sở hạ tầng và kinh tế, xã hội để xác
định phương tiện và đánh giá các giá trị hoặc hạn chế của những lựa chọn
khác nhau, cho việc đất đai được sử dụng, với các tác động tương ứng đối
với các vùng dân cư khác nhau hoặc lợi ích của một cộng đồng.
Qui hoạch sử dụng đất liên quan đến công tác nghiên cứu, lập bản đồ, phân
tích số liệu môi trường và hiểm họa, hình thành các quyết định sử dụng đất
khác nhau và thiết kế qui hoạch dài hạn cho các vùng địa lý và hành chính
khác nhau.
Việc qui hoạch sử dụng đất có thể giúp giảm nhẹ thiên tai và giảm thiểu rủi
ro thông qua ngăn cản thiết lập khu định cự tại nơi có mật độ dân cư cao
hoặc việc xây dựng các công trình tại những vùng dễ bị hiểm họa xảy ra,
kiểm soát mật độ và phát triển dân cư, lựa chọn địa điểm cho các tuyến
đường dịch vụ giao thông, nước sạch, điện, nước thải và các phương tiện
quan trọng khác.
Giảm nhẹ Thực hiện các biện pháp công trình và phi công trình nhằm hạn chế tác động
bất lợi của các hiểm họa tự nhiên, suy thoái môi trường và hiểm họa công
nghệ.
Hiểm họa tự nhiên Các quá trình hoặc hiện tượng tự nhiên xảy ra tại bầu sinh quyển mà có thể
gây ra yếu tố thiệt hại.
Hiểm hoạ tự nhiên có thể được phân loại theo nguồn gốc như sau: địa chất,
khí tượng thuỷ văn hoặc sinh học. Sự kiện hiểm họa có thể thay đổi theo
cường độ, số lần xảy ra, khoảng thời gian xảy ra, phạm vi ảnh hưởng, tốc độ
bắt đầu xảy ra, phân tán không gian và khoảng cách thời gian.
Phòng ngừa Thực hiện các hoạt động và biện pháp trước nhằm đảm bảo phản ứng hiệu
quả đến tác động của hiểm họa, bao gồm đưa ra cảnh báo kịp thời và hiệu
quả và sơ tán dân và tài sản tạm thời tại những địa điểm bị đe dọa.
Phòng tránh Thực hiện các hoạt động nhằm phòng tránh tức thời trước tác động bất lợi
của hiểm họa và cung cấp các công cụ để giảm thiểu tác động của các loại
thiên tai về sinh học, công nghệ, môi trường.
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2) phụ lục 1 Trang
62
Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
Phụ thuộc vào tính khả thi về mặt công nghệ và xã hội và xem xét chi phí/lợi
ích, đầu tư thực hiện các biện pháp phòng tránh chỉ thích hợp ở nơi thường
xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Trong bối cảnh nâng cao nhận thức và giáo
dục công chúng, có liên quan đến giảm thiểu rủi ro thảm họa, việc thay đổi
thái độ và hành vi sẽ đóng góp thúc đẩy một “nền văn hòa phóng tránh”.
Nhận thức công
chúng
Quá trình thông báo dân chúng, tăng mức độ nhận thức về rủi ro và người
dân hành động thế nào để giảm thiểu tác động của hiểm họa đối với họ. Điều
này đặt biệt quan trọng đối với cán bộ phục vụ người dân trong việc hoàn
thành trách nhiệm của mình để cứu người và tài sản trong trường hợp xảy ra
thảm họa.
Các hoạt động nâng cao nhận thức thúc đẩy việc thay đổi về hành vi dẫn đến
một nền văn hóa giảm thiểu rủi ro. Điều này đòi hỏi phải thực hiện các hoạt
động như thông tin công chúng, tuyên truyền, giáo dục, phát thanh trên radio
và phát chương trình trên TV, sử dụng các phương tiện in ấn, cũng như việc
thiết lập các trung tâm, mạng lưới thông tin, hành động có sự tham gia cộng
đồng.
Thông tin công
chúng
Thông tin, sự việc và kiến thức được cung cấp hoặc học tập được, là kết quả
nghiên cứu, sẵn có để tuyên truyền đến công chúng.
Phục hồi Quyết định và hành động được thực hiện sau khi xảy ra thảm họa nhằm phục
hồi hoặc cải thiện điều kiện sống của cộng đồng bị tác động bởi thảm họa
sau khi thảm họa xảy ra, đồng thời khuyến khích sử dụng các phương tiện
cần thiết nhằm giảm thiểu rủi ro thảm họa.
Phục hồi (khôi phục và tái thiết) tạo điều kiện cho cơ hội phát triển và ứng
dụng các biện pháp giảm nhẹ rủi ro thảm họa.
Cứu trợ/ ứng phó Cung cấp trợ giúp hoặc can thiệp trong hoặc ngay sau khi thảm họa xảy ra để
đảm bảo nhu cầu tồn tại cơ bản cho người dân bị ảnh hưởng. Hành động
này có thể được thực hiện trong khoảng thời gian tức thời, ngắn hoăc kéo
dài.
Thích ứng Khả năng của một hệ thống, cộng đồng hoặc xã hội thường xuyên dễ bị tác
động bởi hiểm họa có thể chống lại hoặc thay đổi nhằm đạt được và duy trì
một mức độ chấp nhận được về chức năng và cấu trúc. Điều này được quyết
định ở một mức độ mà xã hội có khả năng tự tổ chức để tăng cường khả
năng học hỏi từ những những thảm họa trong quá khứ để có thể phòng
chống tốt trong tương lai và cải thiện biện pháp giảm nhẹ rủi ro.
Nâng cấp Củng cố các công trình để có thể chống chọi và thích ứng nhiều hơn đối với
sức mạnh của hiểm họa tự nhiên.
Việc nâng cấp bao gồm xem xét thay đổi về khối lượng, độ cứng, độ ẩm, tải
trọng và tính mềm dẻo.
Các ví dụ về nâng cấp bao gồm xem xét về sức mạnh của gió nhằm giảm
thiểu tác động của gió hoặc tại những vùng dễ bị động đất, kiên cố công
trình.
Rủi ro Khả năng gây ra hậu quả nguy hiểm hoặc những thiệt hại có thể có (chết
người, bị thương, tài sản, sinh kế, hoạt động kinh tế bị gián đoạn hoặc môi
trường bị ô nhiễm) có kết quả từ tương tác giữa tự nhiên hoặc hiểm hoạ do
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2) phụ lục 1 Trang
63
Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
con người gây ra và điều kiện dễ bị tổn thương.
Theo qui ước, rủi ro được tính theo công thức:
Rủi ro = Hiểm họa x Tình trạng dễ bị tổn thương
Khái niệm dễ bị ảnh hưởng liên quan đến khía cạnh vật chất của tình trạng
dễ bị tổn thương.
Ngoài mô tả khả năng gây thiệt vật chất, quan trọng cần nhận ra những rủi ro
có thể là vốn có hoặc có thể được tạo ra hoặc tồn tại trong hệ thống xã hội.
Điểm quan trọng cần xem xét đến bối cảnh xã hội mà rủi ro có thể xảy ra, vì
vậy, con người không cần thiết chia sẻ những khái niệm giống nhau về rủi ro
và những nguyên nhân gây ra.
Phân tích/đánh
giá rủi ro
Một phương pháp xác định yếu tố tự nhiên và phạm vi của rủi ro thông qua
phân tích hiểm họa dễ xảy ra và đánh giá hiện trạng của tình trạng dễ bị tổn
thương có thể gây nguy hiểm, thiệt hại đến tính mạng, tài sản, sinh kế và môi
trường mà con người phụ thuộc vào đó.
Quá trình tiến hành đánh giá rủi ro sẽ tiến hành xem xét các yếu tố kỹ thuật
của rủi ro ví dụ như vị trí, cường độ, tần số xuất hiện, và đồng thời cũng phân
tích qui mô vật chất, xã hội, kinh tế và môi trường của tình trạng dễ bị tổn
thương và khả năng dễ bị ảnh hưởng, trong khi đó cũng xem xét khả năng ứng
phó đối với rủi ro.
Biện pháp công
trình/phi công
trình
Biện pháp công trình là hoạt động xây dựng hạ tầng nhằm