Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu thông. Đó là số vốn doanh nghiệp đầu tư để dự trữ vật tư, để chi phí cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chi phí cho hoạt động quản lý của doanh nghiệp. VLĐ tham gia hoàn toàn vào quá trình sản xuất kinh doanh, chuyển qua nhiều hình thái giá trị khác nhau như tiền tệ, đối tượng lao động, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm và trở lại hình thái tiền tệ ban đầu sau khi tiêu thụ sản phẩm. Quá trình vận động của VLĐ thể hiện dưới hai hình thái:
- Hình thái hiện vật: đó là toàn bộ nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm.
- Hình thái giá trị: là toàn bộ giá trị bằng tiền của nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, giá trị tăng thêm do việc sử dụng lao động sống trong quá trình sản xuất và những chi phí bằng tiền trong lĩnh vực lưu thông.
- Sự lưu thông về mặt hiện vật và giá trị của VLĐ ở các doanh nghiệp sản xuất có thể biểu diễn bằng công thức chung:
T - H - SX - H' - T'
- Trong quá trình vận động, đầu tiên VLĐ biểu hiện dưới hình thức tiền tệ và khi kết thúc cũng lại bằng hình thức tiền tệ. Một vòng khép kín đó gợi mở cho chúng ta thấy hàng hoá được mua vào để doanh nghiệp sản xuất sau đó đem bán ra, việc bán được hàng tức là được khách hàng chấp nhận và doanh nghiệp nhận được tiền doanh thu bán hàng và dịch vụ cuối cùng. Từ các kết quả đó giúp ta sáng tạo ra một cách thức quản lý vốn lưu động tối ưu và đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
30 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5419 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các vấn đề lý luận chung về vốn lưu động và quản lý vốn lưu động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Chương I : Các vấn đề lý luận chung về vốn lưu động và quản lý vốn lưu động
i. Vốn lưu động và nội dung quản lý vốn lưu động
1. Vốn lưu động
1.1 Khái niệm vốn lưu động :
- Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu thông. Đó là số vốn doanh nghiệp đầu tư để dự trữ vật tư, để chi phí cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chi phí cho hoạt động quản lý của doanh nghiệp. VLĐ tham gia hoàn toàn vào quá trình sản xuất kinh doanh, chuyển qua nhiều hình thái giá trị khác nhau như tiền tệ, đối tượng lao động, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm và trở lại hình thái tiền tệ ban đầu sau khi tiêu thụ sản phẩm. Quá trình vận động của VLĐ thể hiện dưới hai hình thái:
- Hình thái hiện vật: đó là toàn bộ nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm.
- Hình thái giá trị: là toàn bộ giá trị bằng tiền của nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, giá trị tăng thêm do việc sử dụng lao động sống trong quá trình sản xuất và những chi phí bằng tiền trong lĩnh vực lưu thông.
- Sự lưu thông về mặt hiện vật và giá trị của VLĐ ở các doanh nghiệp sản xuất có thể biểu diễn bằng công thức chung:
T - H - SX - H' - T'
- Trong quá trình vận động, đầu tiên VLĐ biểu hiện dưới hình thức tiền tệ và khi kết thúc cũng lại bằng hình thức tiền tệ. Một vòng khép kín đó gợi mở cho chúng ta thấy hàng hoá được mua vào để doanh nghiệp sản xuất sau đó đem bán ra, việc bán được hàng tức là được khách hàng chấp nhận và doanh nghiệp nhận được tiền doanh thu bán hàng và dịch vụ cuối cùng. Từ các kết quả đó giúp ta sáng tạo ra một cách thức quản lý vốn lưu động tối ưu và đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
1.2 Cơ cấu vốn lưu động
- Xác định cơ cấu VLĐ hợp lý có ý nghĩa tích cực trong công tác sử dụng hiệu quả vốn lưu động. Nó đáp ứng yêu cầu vốn cho từng khâu, từng bộ phận, đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm hợp lý VLĐ. Trên cơ sở đó đáp ứng được phần nào yêu cầu của sản xuất kinh doanh trong điều kiện thiếu vốn cho sản xuất.
- Cơ cấu VLĐ là quan hệ tỉ lệ giữa giá trị mỗi loại và nhóm đó so với toàn bộ giá trị VLĐ. Tỉ lệ giữa giá trị mỗi loại và nhóm trong toàn bộ VLĐ hợp lý thì chỉ hợp lý tại mỗi thời điểm naò đó và tính hợp lý chỉ mang tính nhất thời. Vì vậy trong quản lý phải thường xuyên nghiên cứu xây dựng một cơ cấu hợp lý đảm bảo độ "khoẻ mạnh" đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh từng thời kỳ. Để thuận lợi cho việc quản lý và xây dựng cơ cấu vốn như thế, người ta thường có sự phân loại theo các quan điểm tiếp cận khác nhau:
- Tiếp cận theo quá trình tuần hoàn và luân chuyển, VLĐ chia thành 3 loại:
+ Vốn trong dự trữ: là bộ phận vốn dùng để mua nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế, dự trữ... chuẩn bị đưa vào sản xuất.
+ Vốn trong sản xuất: là bộ phận trực tiếp phục vụ cho giai đoạn sản xuất như: sản phẩm dở dang, chi phí phân bổ, bán thành phẩm, tự chế tự dùng.
+ Vốn trong lưu thông: là bộ phận trực tiếp phục vụ cho giai đoạn lưu thông như tiền mặt, thành phẩm.
- Tiếp cận về mặt kế hoạch hoá, VLĐ được chia thành VLĐ không định mức và VLĐ định mức.
+ VLĐ định mức là số vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, nó bao gồm vốn dự trữ vật tư hàng hoá và vốn phi hàng hoá.
+ VLĐ không định mức là số vốn lưu động có thể phát sinh trong quá trình kinh doanh và trong sản xuất, dịch vụ phụ thuộc nhưng không đủ căn cứ để tính toán được.
1.3 Nguồn vốn lưu động:
- Nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp gồm có vốn tự có, vốn coi như tự có và vốn đi vay. Từ các nguồn vốn khác nhau này doanh nghiệp có phương cách huy động trên nhiều nguồn, hỗ trợ lẫn nhau đảm bảo cho yêu cầu của doanh nghiệp.
- Vốn tự có bao gồm:
+ Nguồn vốn pháp định: chính là vốn lưu động do ngân sách hoặc cấp trên cấp cho đơn vị thuộc khối nhà nước; nguồn vốn cổ phần nghĩa vụ do xã viên hợp tác xã và các cổ đông đóng góp hoặc vốn pháp định của chủ doanh nghiệp tư nhân.
+ Nguồn vốn tự bổ sung: Nguồn này hình thành từ kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị thông qua quỹ khuyến khích phát triển sản xuất và các khoản chênh lệch hàng hoá tồn kho theo cơ chế bảo toàn giá trị vốn.
+ Nguồn vốn lưu động liên doanh: gồm có các khoản vốn của các đơn vị tham gia liên doanh, liên kết góp bằng tiền, hàng hoá, sản phẩm, nguyên vật liệu, công cụ lao động nhỏ v.v...
- Vốn coi như tự có: được hình thành do phương pháp kết toán hiện hành, có một số khoản tiền tuy không phải của doanh nghiệp nhưng có thể sử dụng trong thời gian rỗi để bổ sung vốn lưu động. Thuộc khoản này có: tiền thuế, tiền lương, bảo hiểm xã hội, phí trích trước chưa đến hạn phải chi trả có thể sử dụng và các khoản nợ khác.
- Vốn đi vay: nhằm đảm bảo nhu cầu thanh toán bức thiết trong khi hàng chưa bán đã mua hoặc sự không khớp trong thanh toán. Nguồn vốn đi vay là nguồn vốn cần thiết, song cần chú ý tới các hình thức vay khác nhau với tỉ lệ lãi suất khác nhau và phải trả kịp thời cả vốn và lãi vay.
- Bằng cách nghiên cứu các nguồn của cả vốn lưu động và vốn cố định như trên, người kinh doanh có thể đạt được sự tổng hợp về các nguồn vốn theo các chỉ dẫn của kế toán tài chính. Nguồn vốn ở các doanh nghiệp giờ đây trở thành nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu thể hiện ở khoản "có"; nợ phải trả chính là khoản vay, nợ của doanh nghiệp đối với các tổ chức, cá nhân... để đầu tư, hình thành tài sản của doanh nghiệp, được sử dụng trong một thời gian nhất định và sau đó phải hoàn trả cả vốn lẫn lãi như đã cam kết. ý nghĩa của việc nghiên cứu này cho ta tạo quan hệ giữa vốn và nguồn vốn về phương diện giá trị đầu tư như sau:
Giá trị TSCĐ + Giá trị TSLĐ = Nguồn vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả
hoặc giữa vốn lưu động ròng và tài sản cố định
VLĐròng = TSLĐ - Nợ ngắn hạn.
2. Quản lý vốn lưu động.
2.1 Xác định vốn lưu động định mức kỳ kế hoạch
- Xuất phát từ vai trò không thể thiếu của vốn lưu động đòi hỏi chúng ta phải luôn có một lượng vốn lưu động để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của doanh nghiệp. Nhưng lượng vốn lưu động đó là bao nhiêu thì phù hợp bởi nếu VLĐ thừa quá hoặc thiếu quá đều không có lợi, VLĐ thừa quá sẽ gây ứ đọng vốn và ngược lại nếu ít quá sẽ gây cho doanh nghiệp những khó khăn, tác động xấu đến hoạt động kinh doanh. Những khía cạnh đó đòi hỏi chúng ta phải xác định được lượng VLĐ định mức cho kỳ kế hoạch. VLĐ định mức được hiểu là số VLĐ có thể quy định mức tối thiểu, cần thiết thường xuyên cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Theo chế độ hiện hành, Công ty Cao su Sao Vàng là công ty nhà nước, VLĐ định mức của công ty được nhà nước cấp một lần. Trường hợp nhà nước điều chỉnh giá trị thì mức vốn đó được nhà nước xác định và bổ sung kịp thời.
- Để xác định được VLĐ định mức kỳ kế hoạch, doanh nghiệp phải lần lượt tính toán VLĐ ở từng khâu từ dự trữ, sản xuất, tiêu thụ, đối với từng loại nguyên vật liệu, sau đó tổng hợp lại thành VLĐ định mức kỳ kế hoạch.
Thứ nhất, vốn lưu động định mức ở khâu dự trữ. Việc xác định VLĐ định mức ở khâu dự trữ cần phải kết hợp chặt chẽ với kế hoạch thu mua nguyên vật liệu và dự tính chi phí sản xuất của doanh nghiệp. VLĐ định mức ở khâu dự trữ được tính toán căn cứ vào mức luân chuyển kế hoạch hàng ngày và định mức số ngày dự trữ. Mức luân chuyển hàng ngày được tính bằng cách lấy mức luân chuyển chia cho 360 ngày. Còn định mức số ngày dự trữ xác định như sau:
- Đối với nguyên vật liệu nhập khẩu (Nhà nước độc quyền quản lý) định mức số ngày dự trữ được cơ quan cấp trên quy định cho doanh nghiệp.
- Đối với NVL mua trong nước có thể áp dụng công thức sau:
Định mức số ngày dự trữ
=
Số ngày cách nhau giữa 2 lần mua
x
Hệ số thu mua xen kẽ
+
Số ngày vận chuyển
+
Số ngày chỉnh lý chuẩn bị
+
Số ngày bảo hiểm
Thứ hai, VLĐ định mức ở khâu sản xuất: được xác định riêng cho sản phẩm dở dang, nửa thành phẩm tự chế, chi phí chờ phân bổ.
- VLĐ định mức cho sản phẩm dở dang được xác định theo công thức:
Định mức VLĐ cho sản phẩm dở dang
=
Mức luân chuyển cả năm của thành phẩm theo giá thành công xưởng
:
360
x
Hệ số thành phẩm dở dang
x
Chu kỳ sản xuất sản phẩm
- VLĐ định mức cho nửa thành phẩm tự chế xác định theo công thức:
Định mức VLĐ cho nửa thành phẩm tự chế
=
Mức luân chuyển cả năm của thành phẩm theo giá thành công xưởng
:
360
x
Định mức ngày dự trữ
x
Hệ số thành phẩm tự chế
Trong đó số ngày dự trữ của nửa thành phẩm phụ thuộc vào mức độ sản xuất có nhịp nhàng không.
- VLĐ định mức cho chi phí chờ phân bổ được tính theo công thức:
Định mức VLĐ cho chi phí chờ phân bổ
=
Mức dự trữ đầu năm của chi phí chờ phân bổ
+
Số phát sinh chi phí chờ phân bổ trong năm
-
Số phải phân bổ trong năm
Thứ ba, VLĐ định mức ở khâu tiêu thụ: bao gồm VLĐ định mức cho thành phẩm và hàng hoá mua ngoài dùng cho tiêu thụ sản phẩm.
- VLĐ định mức cho thành phẩm được xác định theo công thức:
Vốn lưu động định mức cho thành phẩm
=
Tổng giá thành công xưởng của số lượng hàng hoá
:
360
x
Định mức số ngày dự trữ thành phẩm
- Đối với hàng hoá mua ngoài dùng cho tiêu thụ sản phẩm (là hàng hoá doanh nghiệp mua rồi tiêu thụ ngay), VLĐ định mức xác định theo công thức:
Định mức VLĐ cho hàng hoá mua ngoài tiêu thụ
=
Tổng giá thành cả năm theo giá mua
:
360
x
Định mức số ngày dự trữ hàng hoá mua ngoài
- Trong ba bộ phận trên, tuỳ theo đặc điểm của từng ngành thì mức độ quan trọng của từng bộ phận sẽ khác nhau. Đối với doanh nghiệp sản xuất thì VLĐ ở khâu sản xuất là quan trọng nhất. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp trong quá trình quản lý và sử dụng vốn phải ưu tiên cho bộ phận này một tỉ lệ hợp lý, không ngừng tăng vốn cho sản xuất, giảm ở mức cho phép với vốn dự trữ và lưu thông.
2.2 Kế hoạch nguồn VLĐ định mức
Như chúng ta đã biết, VLĐ của doanh nghiệp được hình thành từ các 3 nguồn khác nhau như nguồn vốn tự có, vốn coi như tự có và vốn đi vay. Để lập được kế hoạch nguồn VLĐ định mức đòi hỏi tất yếu là phải căn cứ vào tình hình thực tế VLĐ năm trước và nhu cầu về vốn trong năm kế hoạch.
2.3 Bảo toàn và phát triển VLĐ
- Một số lý do dẫn đến tất yếu phải bảo toàn vốn nói chung đã được đề cập trong phần bảo toàn và phát triển VCĐ. Song, do xuất phát từ đặc trưng của VLĐ là chu chuyển toàn bộ, một lần vào giá thành sản phẩm và hình thái vật chất VLĐ thường xuyên biến đổi. Do vậy mà trạng thái tài sản lưu động và vốn lưu thông cũng thường xuyên biến đổi. Theo quan điểm tiếp cận như vậy thì các quyết định về bảo toàn và phát triển vốn lưu động phải được thực hiện trên cả hai phương diện là hiện vật và giá trị. Vốn lưu động sẽ được bảo toàn khi và chỉ khi bảo toàn được cả hai mặt này.
- Bảo toàn về mặt hiện vật: phải bảo đảm cho VLĐ đầu kỳ bằng VLĐ cuối kỳ để thoả mãn đẳng thức:
Số VLĐ đầu kỳ
=
VLĐ cuối kỳ
Đơn giá sản phẩm mà doanh nghiệp KD
Giá 1 SP kinh doanh tại thời điểm đó
- Bảo toàn vốn lưu động về mặt giá trị, thực chất không cần thiết số VLĐ đầu kỳ phải bằng số VLĐ cuối kỳ, mà đòi hỏi doanh nghiệp phải giữ được giá trị thực tế hay sức mua của vốn, thể hiện ở khả năng mua sắm vật tư cho khâu dự trữ và tài sản lưu động định mức nói chung, duy trì khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Do vậy trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải thường xuyên thực hiện việc hạch toán đúng giá trị thực tế của vật tư, hàng hoá theo mức diễn biến giá cả trên thị trường nhằm tính đúng, tính đủ chi phí vật tư, hàng hoá vào giá thành sản phẩm, giá vốn hàng hoá và phí lưu thông để thực hiện bảo toàn vốn lưu động.
- Tuy vậy, chúng ta cần phải xác định được số vốn lưu động cần phải bảo toàn theo công thức sau:
Số VLĐ phải bảo toàn đến cuối kỳ
=
Số VLĐ được giao đầu kỳ
x
Hệ số trượt giá VLĐ
- Quan tâm đến công thức này cần chú ý đến: số vốn được giao, hệ số trượt giá. Số vốn đã được giao là số vốn lưu động giao lần đầu cho doanh nghiệp đã xác định trong biên bảo giao nhận vốn. Còn khi nói tới hệ số trượt giá VLĐ do cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính xác định cho doanh nghiệp, nó dựa trên cơ sở mức tăng (giảm) giá thực tế cuối năm so với đầu năm của một số vật tư chủ yếu tính theo cơ cấu kế hoạch vốn lưu động định mức của từng doanh nghiệp, phù hợp với đặc điểm, cơ cấu TSLĐ của từng ngành, từng doanh nghiệp.
- Khi đã có được những kết quả quan trong công tác bảo toàn vốn, doanh nghiệp sẽ rất thuận lợi trong việc thực hiện phát triển vốn. Phát triển VLĐ được lấy từ quỹ khuyến khích phát triển sản xuất trích từ lợi nhuận để lại.
II. Các chỉ tiêu cần xem xét trong quá trình phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động.
1. Một số chỉ tiêu về tình hình sử dụng vốn nói chung
1.1 Cơ cấu vốn
- Sức mạnh tiềm ẩn của một doanh nghiệp nhiều khi được thể hiện thông qua cơ cấu vốn tỉ số đó cho ta biết trong tổng số vốn ở doanh nghiệp đang sử dụng có bao nhiêu đầu tư vào vốn lưu động, có bao nhiêu đầu tư vào tài sản cố định. Vấn đề đặt ra là phải xây dựng được cơ cấu vốn khoẻ, hợp lý.
- Cơ cấu cho từng loại vốn được tính như sau:
Tỉ trọng VCĐ (Tỉ trọng TSCĐ)
=
TSCĐ và đầu tư dài hạn
Tổng vốn
Tỉ trọng VLĐ
(Tỉ trọng TSLĐ và vốn lưu thông)
=
1- Tỉ trọng vốn cố định
1.2 Vòng quay toàn bộ vốn
- Đây là chỉ tiêu đo lượng hiệu quả sử dụng vốn trong kỳ, nó phản ánh một đồng vốn được doanh nghiệp huy động vào sản xuất kinh doanh mang lại mấy đồng doanh thu
Doanh thu thuần
Vòng quay toàn bộ vốn =
Tổng số vốn
1.3 Kỳ thu tiền trung bình
- Trong quá trình tiến hành sản xuất kinh doanh, việc phát sinh các khoản phải thu, phải trả là điều tất yếu, các khoản phải thu càng lớn, chứng tỏ vốn của doanh nghiệp đang bị ứ trong khâu thanh toán. Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Kỳ thu tiền trung bình
=
Các khoản phải thu
=
Các khoản phải thu x 360
Doanh thu bình quân ngày
Doanh thu năm
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
2.1 Sức sản xuất của vốn lưu động
Sức sản xuất của vốn lưu động cho biết một đồng vốn lưu động đem lại mấy đồng doanh thu thuần (giá trị tổng sản lượng)
Sức sản xuất của vốn lưu động
=
Tổng doanh thu thuần (hay giá trị tổng sản lượng)
Vốn lưu động bình quân
2.2 Sức sinh lời của vốn lưu động
- Sức sinh lời của vốn lưu động cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra mấy đồng lợi nhuận thuần hay lãi gộp trong kỳ.
Sức sinh lời của vốn lưu động
=
Lợi nhuận thuần (hay lãi gộp)
Vốn lưu động bình quân
2.3 Số vòng quay của vốn lưu động (hệ số luân chuyển)
Số vòng quay của vốn lưu động
=
Tổng doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân
- Chỉ tiêu này cho biết VLĐ quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng, chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ tăng và ngược lại.
2.4 Thời gian của một vòng luân chyyển
Thời gian một vòng luân chuyển
=
Thời gian của kỳ phân tích
Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ
- Chỉ tiêu này cho chúng ta biết số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn.
2.5 Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
=
Vốn lưu động bình quân
Tổng doanh thu thuần
- Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu vốn lưu động bình quân.
- Trong khi phân tích để tìm ra một kết luận về tính hiệu quả hay không hiệu quả, cần tính ra các chỉ tiêu trên rồi so sánh giữa kỳ phân tích với kỳ gốc( Trong đề án này em lấy kỳ gốc là năm 1997). Khi tính các chỉ tiêu cần chú ý các nhân tố sau:
+ Tổng doanh thu thuần = Tổng doanh thu bán hàng trong kỳ - (Thuế VAT hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu+ chiết khấu hàng bán + giảm giá hàng bán + doanh thu hàng đã bán bị trả lại).
+ Thời gian của kỳ phân tích: quy định một tháng là 30 ngày, một quý là 90 ngày và một năm là 360 ngày.
Tổng vốn lưu động 4 quý
+ Vốn lưu động bình quân =
4
V1/2 + V2 + V3 ... + Vn/2
Hoặc =
n-1
Với V1, V2, V3... là vốn lưu động hiện có vào đầu các tháng
n là số thứ tự các tháng.
3. Một số chỉ tiêu về khả năng thanh toán của doanh nghiệp
3.1 Hệ số thanh toán chung
- Là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp và được xác định theo công thức :
Hệ số thanh toán chung
=
Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
3.2 Hệ số thanh toán nhanh
Cho biết khả năng hoàn trả các khoản ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ
Hệ số thanh toán nhanh
=
Vốn bằng tiền + CKhấunh +Các khoản phải thu
Nợ ngắn hạn
3.3 Tỷ lệ thanh toán ngay
Cho biết khả năng thanh toán ngay tại thời điểm xác định tỉ lệ mà không phụ thuộc vào các khoản phải thu, dự trữ..
Tỷ lệ thanh toán ngay
=
Tiền mặt + CKhấunh
Nợ ngắn hạn
3.3 Tỷ lệ dự trữ trên VLĐ ròng
Cho biết phần thua lỗ mà doanh nghiệp có thể phải gánh chịu do giá trị hàng dự trữ giảm giá
Tỷ lệ dự trữ trên VLĐròng
=
Dự trữ
TSLĐ - Nợ ngắn hạn
Chương ii :Thực trạng quản lý & sử dụng vốn lưu động ở cty cao su sao vàng
i. khái quát về cơ cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh của công ty
Năm
- Tình hình về tài sản và nguồn hình thành của công ty trong 3 năm 1997,1998,1999 được thể hiện qua bảng số liệu sau :
Bảng 1: Tình hình tài sản và nguồn vốn trong ba năm
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
Triệuđồng
%
Triệuđồng
%
Triệuđồng
%
I.Tài sản
95584.20
100.00
125809.18
100.00
129091.71
100.00
1.TSLĐ &ĐTNH
52613.00
55.04
65523.64
52.08
48873.29
37.86
2.TSCĐ&ĐTDH
42971.20
44.96
60285.54
47.92
80218.42
62.14
II.Nguồn vốn
95584.20
100.00
125809.18
100.00
129091.71
100.00
1. Nợ phải trả
53210.90
55.67
72928.56
57.97
65118.25
50.44
- Nợ ngắn hạn
48072.68
50.29
65460.46
52.03
56800.11
44.00
- Nợ dài hạn
4981.52
5.21
7064.39
5.62
8318.13
6.44
2.Nguồn vốn CSH
42373.29
44.33
52880.61
42.03
63973.46
49.56
Ta nhận thấy tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn của công ty thường lớn hơn tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu. Điều này cho thấy để tài trợ cho hoạt động SXKD diễn ra một cách liên tục, ổn định thì công ty thường xuyên phải huy động các nguồn lực bên ngoài.
Để đánh giá cụ thể hơn về nguồn vốn kinh doanh ta xét nó theo thời gian huy động và sử dụng vốn như sau:
Bảng 2: Nguồn vốn.
Năm
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
Triệuđồng
%
Triệuđồng
%
Triệuđồng
%
Nguồn vốn dài hạn
47511.52
49.71
60384.72
47.97
72291.60
56.00
Nguồn vốn ngắn hạn
48072.68
50.29
65460.46
52.03
56800.11
44.00
Tổng nguồn
95584.20
100.00
125809.18
100.00
129091.71
100.00
Bảng 3: Biến động nguồn vốn.
Năm
Chỉ tiêu
1998/1997
1999/1998
Triệuđồng
%
Triệuđồng
%
Nguồn vốn dài hạn
12837.2
127.02
11942.88
119.79
Nguồn vốn ngắn hạn
17387.78
136.17
-8660.35
86.77
Tổng nguồn
30224.98
131.62
1120.06
102.61
Từ hai bảng trên ta thấy trong ba năm gần đây 1997-1998-1999 nguồn vốn ngắn hạn có xu hướng biến động phức tạp hơn so với nguồn vốn dài hạn cả về mặt giá trị và tỷ trọng. Năm 1998 nguồn vốn ngắn hạn bằng 136.17% so với năm 1997 nhưng năm 1999 lại bằng 86.77% so với năm 1998 cho thấy một xu hướng biến động tốt của nguồn vốn ngắn hạn ở công ty.
ii. Tình hình vốn lưu động ở cty ba năm 1997-1998 -1999
1. Biến động về qui mô và cơ cấu VLĐ
1.1Nguồn vốn lưu động của Công ty
Nhu cầu về VLĐ của công ty Cao su Sao vàng là khá cao do đó công ty phải quan tâm đến việc tìm kiếm nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu đó. Bảng sau cho ta thấy tình hình huy động vốn lưu động của công ty trong thời gian qua
Bảng 4 : Nguồn vốn lưu động
Năm
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
1998/1997
1999/1998
Triệuđồng
%
Triệuđồng
%
Triệuđồng
%
Triệuđồng
%
Triệuđồng
%
I.Nguồn vốn tạm thời
53210.91
101.14
72928.57
111.30
65118.25
133.24
19717.66
137.06
-7810.32
89.29
1. Nợ ngắn hạn
48072.68
91.37
65460.46
99.90
56800.11
116.22
17387.78
136.17
-8660.35
86.77
Vay ngắn hạn
33456.22
63.59
43283.31
66.06
33397.34
68.33
9827.09
129.37
-9885.97
77.16
Phải trả người bán
3555.21
6.76
6181.28
9.43
6987.4
14.30
2626.07
173.87
806.12
113.04
Phải nộp ngân sách
1127.47
2.14
-216
-0.33
675.15
1.38
-1343.47
-19.16
891.15
-312.57
Phải trả CNV
4643.33
8.83
7124.02
10.87
6818.51
13.95
2480.69
153.42
-305.51
95.71
Phải trả khác
5290.45
10.06
9087.85
13.87
8918.71
18.25
3797.4
171.78
-169.14
98.14
2. Nợ dài hạn
4981.52
9.47
7064.39
10.78
7547.26
15.44
2082.87
141.