Tài chính công được đặc trưng bằng các quỹ tiền tệ của các định chế thuộc khu vực công
gắn liền với việc thực hiện các chức năng của nhà nước. Các tổ chức tài chính công bao gồm các
đơn vị thuộc hệ thống cơ quan công quyền, các đơn vị cung cấp dịch vụ công
Tài chính công tác động đến hoạt động và phát triển của toàn bộ nền kinh tế - xã hội, một
mặt khắc phục thất bại thị trường, mặt khác thực hiện tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng
xã hội. Điều này được thể hiện bằng quá trình phân phối và phân phối lại của quỹ ngân sách nhà
nước. Tài chính công thực hiện huy động và tập trung một bộ phận guồn tài chính từ các định
chế tài chính khác chủ yếu qua thuế và các khoản thu mang tính chất thuế. Trong trường hợp
ngân sách bị thiếu hụt, thì chính phủ tham gia trên thị trường tài chính bằng việc phát hành trái
phiếu để vay nợ… Trên cơ sở nguồn lực huy động được, chính phủ sử dụng quỹ ngân sách để
tiến hành cấp phát kinh phí, tài trợ vốn cho các tổ chức kinh tế, các đơn vị thuộc các khu vực
kinh tế nhằm thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
36 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2392 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các xu hướng cải cách tài chính tiền tệ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh
2009
CÁC XU HƯỚNG CẢI
CÁCH TÀI CHÍNH TIỀN
TỆ VIỆT NAM
Giảng viên: GS Dương Thị Bình Minh, Sử Đình
Thành
Cao học K19- Đêm 8-Nhóm 3
2
ĐỂ TÀI: CÁC XU HƯỚNG CẢI CÁCH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM
Mục lục:
I Tiếp cận về tài chính tiền tệ. Trang 5
1.1. Tài chính công Trang 6
1.1.1 Ngân sách nhà nước: Trang 6
+ Thu ngân sách nhà nước: Trang 6
Thuế
Phí và lệ phí
Vay nợ của chính phủ (trong và ngoài nước)
+ Chi ngân sách nhà nước: Trang 6
Chi đầu tư phát triển
Chi thường xuyên
Chi trả nợ gốc tiền do chính phủ vay
1.1.2 Các định chế ngoài ngân sách: Trang 9
Quỹ dự trữ nhà nước
Quỹ hỗ trợ nhà nước
Bảo hiểm xã hội
1.2. Tài chính tư: bao gồm tài chính doanh nghiệp và các định chế tài chính. Trang 9
1.2.1 Khái niệm về trung gian tài chính. Trang 9
1.2.2 Vai trò của trung gian tài chính. Trang 10
1.2.3 Đặc điểm của trung gian tài chính. Trang 11
+ Ngân hàng
+ Các định chế phi ngân hàng:
Quỹ tín dụng
Quỹ đầu tư
Công ty tài chính
Công ty bảo hiểm
II Thực trạng thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam . Trang 12
2.1 Tài chính công. Trang 12
2.1.1 Thuế. Trang 12
2.1.2 Vay nợ của chính phủ. Trang 14
2.1.3 Chi đầu tư phát triển (Đầu tư công, cổ phần hóa) . Trang 15
2.1.4 Bảo hiểm xã hội. Trang 21
2.2 Tài Chính Lĩnh Vực Tư Nhân. Trang 22
2.2.1 Ngân hàng. Trang 22
2.2.2 Bảo hiểm. Trang 24
2.2.3 Chứng khoán. Trang 25
III Các định hướng cải cách tài chính tiền tệ Việt Nam. Trang 28
3.1 Tài chính công. Trang 28
3.1.1 Thuế. Trang 28
3.1.2 Xu hướng cải cách quá trình vay nợ của chính phủ. Trang 30
3.1.3 Chi đầu tư phát triển (Đầu tư công, cổ phần hóa). Trang 31
3.1.4 Bảo hiểm xã hội. Trang 33
3.2 Tài Chính Lĩnh Vực Tư Nhân
3.2.1 Ngân hàng. Trang 34
3.2.2 Bảo hiểm. Trang 35
3.2.3 Chứng khoán. Trang 36
3
Số Thứ
Tự Họ Và Tên Chữ Ký
1 Phạm Thị kiều Oanh
2 Nguyễn Lưu Thùy Minh
3 Đố Phú Khánh
4 Nguyễn Thị Thùy Linh
5 Đỗ Ngọc Nam
6 Chu Thị Oanh
7 Trần Quốc Phong
8 Nguyễn Ngọc Long
9 Lê Thị Thanh Loan
10 Võ Hông Bảo Ngọc (nhóm trưởng)
11 Mạc Hoàng Luân
12 Nguyễn Hiền Nhân
4
Danh mục các tài liệu tham khảo chính:
1. Nhập Môn Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ- Sử Đình Thành, Vũ Thị Minh Hằng, Dương Bình
Minh
2. Cải cách công thực trạng và giải pháp- Cấn Quang Tuấn(*) Văn phòng Bộ Nội vụ
3. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước - thực trạng và giải pháp-Trần Ngọc Hiên.
4.
5. Bài viết của Tư Giang:
lap-nhung-lo-hong-lon/40195791/87/
6.
ky.chn
7.
te/200910/124748.vov
8. Vốn đầu tư vào họat động kinh tế-Vũ Văn Tuấn, Vụ Thống kê Công nghiệp, TCTK
5
I Các quan điểm về phạm trù tài chính tiền tệ
Tài chính công:
Tài chính công được đặc trưng bằng các quỹ tiền tệ của các định chế thuộc khu vực công
gắn liền với việc thực hiện các chức năng của nhà nước. Các tổ chức tài chính công bao gồm các
đơn vị thuộc hệ thống cơ quan công quyền, các đơn vị cung cấp dịch vụ công
Tài chính công tác động đến hoạt động và phát triển của toàn bộ nền kinh tế - xã hội, một
mặt khắc phục thất bại thị trường, mặt khác thực hiện tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng
xã hội. Điều này được thể hiện bằng quá trình phân phối và phân phối lại của quỹ ngân sách nhà
nước. Tài chính công thực hiện huy động và tập trung một bộ phận guồn tài chính từ các định
chế tài chính khác chủ yếu qua thuế và các khoản thu mang tính chất thuế. Trong trường hợp
ngân sách bị thiếu hụt, thì chính phủ tham gia trên thị trường tài chính bằng việc phát hành trái
phiếu để vay nợ… Trên cơ sở nguồn lực huy động được, chính phủ sử dụng quỹ ngân sách để
tiến hành cấp phát kinh phí, tài trợ vốn cho các tổ chức kinh tế, các đơn vị thuộc các khu vực
kinh tế nhằm thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
Tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp được đặc trưng bằng các loại vốn hay các quỹ tiền tệ phục vụ cho
hoạt động đầu tư của các công ty, các đơn vị kinh tế trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ.
Trên cơ sở chiến lược đầu tư, tài chính doanh nghiệp tiến hành lập ngân sách vốn để thực
hiện huy động và cung cấp vốn cho các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Trong quá trình đó,
nói chung, nó liên quan đến việc cân bằng rủi ro và lợi nhuận. Vốn dài hạn được cung cấp bởi
các cổ đông và tín dụng dài hạn thường được tài trợ qua phát hành trái phiếu. Quyết định lựa
chọn nguồn tài trợ như vậy dẫn đến hình thành cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Còn vốn ngắn
hạn chủ yếu được cung cấp bởi các ngân hang thông qua các khoản tín dụng. Khía cạnh khác của
tài chính doanh nghiệp là phân bổ vốn cho đầu tư phát triển. Điều này liên quan đến công tác
quản lý quỹ hay lựa chọn danh mục đầu tư. Xây dựng danh mục đầu tư yêu cầu doanh nghiệp
phải trả lời câu hỏi: đầu tư cái gì, đầu tư bao nhiêu, đầu tư khi nào. Để trả lời các câu hỏi đó:
- Xác định tính hợp lý của mục tiêu và giới hạn của nguồn lực
- Xác định tính thích hợp của chiến lược phân bổ vốn
- Đo lường sự thực hiện danh mục đầu tư
Các định chế tài chính:
Các định chế tài chính là những định chế thực hiện chức năng cơ bản chu chuyển nguồn
vốn từ các chủ thể tiết kiệm ( thừa vốn) đến các chủ thể cần vốn. Khi nhấn mạnh chức năng
trung gian tài chính (Financial Intermediaries). Các định chế tài chính gồm: các ngân hang, các
công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư, công ty tài chính…
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế theo cơ chế thị trường, các định chế tài chính ngày
càng hoàn thiện và đa dạng các công cụ huy động vốn và tài trợ vốn. Ngoài nguồn vốn điều lệ,
cơ cấu nguồn vốn huy động của các định chế tài chính còn có vốn huy động từ các loại tiền gửi,
cung cấp hợp đồng bảo hiểm, phát hành các loại chứng khoán. Kèm theo đó, các định chế tài
chính áp dụng nhiều biện pháp phòng chống rủi ro và cung cấp nhiều tiện ích để bảo vệ quyền
lợi cho các nhà đầu tư. Trên cơ sở nguồn vốn huy động được, các định chế tài chính tiến hành
xây dựng danh mục đầu tư, phát triển theo mô hình kinh doanh đa năng trên nhiều lĩnh vự, qua
đó đáp ứng tối đa nhu cầu vốn và các dịch vụ tài chính cho xã hội.
Tài chính cá nhân hoặc hộ gia đình
Tài chính cá nhân hộ gia đình là một định chế tài chính vốn quan trọng trong hệ thống tài
chính. Đặc trưng cho bộ phận hoạt động tài chính này là sự tồn tại của các quỹ tiền tệ được sở
hữu bởi cá nhân hoặc hộ gia đình. Nguồn hình thành quỹ tiền tệ của các nhân hoặc hộ gia đình
6
bao gồm thu nhập từ lao động, thu nhập từ góp vốn đầu tư cho kinh doanh và từ đầu tư tài chính,
thu nhập từ tài sản thừa kế và quà tặng… Với nguồn thu nhập này, các cá nhân hộ gia đình thực
hiện các quyết định : lập kế hoạch chi tiều( Phân chia giữa tiêu dung và tiết kiệm.
1.1 Tiếp cận tài chính công:
Tài chính công là một phạm trù gắn với các hoạt động thu và chi bằng tiền của nhà nước,
phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị trong quá trình hình thành và sử
dụng các quỹ tiền tệ của nhà nước nhằm phục vụ việc thực hiện những chức năng vốn có của nhà
nước đối với xã hội (không vì mục tiêu thu lợi nhuận).
Nội dung của tài chính công bao gồm:
Ngân sách nhà nước (NSNN) từ trung ương đến địa phương;
Dự trữ nhà nước
Tín dụng nhà nước
Ngân hàng nhà nước
Tài chính của các cơ quan hành chính nhà nước; tài chính của các đơn vị sự nghiệp nhà
nước;
Các quỹ tài chính nhà nước (đối với nước ta).
Trong đó, NSNN được xem là bộ phận quan trọng nhất, chi phối đến các thành tố khác.
Trong phạm vi bài tiểu luận này, chúng tôi xin đề cập đến 3 thành tố có quan hệ chặt chẽ với
nhau và liên quan trực tiếp tới việc cải cách tài chính công hiện nay. Đó là: NSNN, các quỹ tài
chính nhà nước và tài chính các đơn vị hành chính sự nghiệp
1.1.1 Ngân sách nhà nước:
NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ của nhà nước. Như vậy, xét về khía cạnh kinh tế, hoạt động thu - chi của NSNN thể hiện quá
trình phân phối và phân phối lại một bộ phận giá trị tổng sản phẩm xã hội. Quy mô phân phối lại
phụ thuộc vào mức độ động viên của NSNN.
Về chức năng, NSNN có 3 chức năng cơ bản. Đó là: công cụ thực hiện việc phân bổ
nguồn lực trong xã hội; thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập và chức năng điều chỉnh vĩ
mô nền kinh tế quốc dân. Với các chức năng đó, NSNN tác động trực tiếp và gián tiếp tới hầu hết
các chủ thể, các đơn vị và các tổ chức trong xã hội. Điều này cũng giải thích tại sao NSNN lại là
thành tố quan trọng nhất của tài chính công.
Thu ngân sách nhà nước
a. Thu thuế:
Thuế là khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước do luật định đối với các pháp nhân và thể
nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Thuế là hình thức phân phối lại bộ phận
nguồn tài chính của xã hội, không mang tính hoàn trả trực tiếp cho người nộp. Khoản thu này
vĩnh viễn thuộc về nhà nước và được bố trí sử dụng theo dự toán ngân sách nhà nước đã được
phê duyệt cho tiêu dung công cộng và đầu tư phát triển. Hệ thống thuế phân thành hai loại thuế
trực thu và thuế gián thu.
b. Thu lệ phí và phí:
Phí và lệ phí là một nguồn thu thường đề cập đầu tiên trong các nguồn thu vốn có của
ngân sách nhà nước vì nó trực tiếp gắn với chức năng cung cấp hàng hóa công. Lệ phí và phí
chiếm tỷ trọng không lớn nhưng đưa và ngân sách nhà nước nhằm:bù đắp được chi phí, do đó tối
thiểu hóa gánh nặng phải bù đắp từ nguồn thu thuế. Tối đa hóa nguồn thu và kiểm soát được nhu
cầu sử dụng.
c. Vay nợ của chính phủ:
7
Vay nợ chính phủ thuộc về phạm trù tín dụng nhà nước, phản ánh mối quan hệ tín dụng
trong đó nhà nước là người trực tiếp vay vốn từ trong và ngoài nước để đảm bảo khoản chi tiêu
của ngân sách nhà nước. Mục đính để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước và đáp ứng yêu cầu
đầu tư phát triển kinh tế.
Huy động vốn có hai loại:
Vay ngắn hạn: dung để bù đắp thiếu hụt ngân quỹ tạm thời của ngân sách nhà nước. Thời
hạn vay thường dưới 1 năm
Vay trung và dài hạn: nhằm bù đắp bội chi ngân sách hoặc tài trợ cho các công trình cơ
sở hạ tầng mà hiệu quả mang lại sau thời gian khá dài
i. Vay nợ trong nước:
Hình thức vay nợ trong nước thể hiện bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ. Trái
phiếu chính phủ là chứng chỉ nhận nợ của chính phủ được phát hành để vay vốn của các tầng lớp
dân cư, và tổ chức kinh tế - xã hội. Trái phiếu chính phủ bao gồm: tín phiếu kho bạc, trái phiếu
kho bạc,trái phiếu đầu tư.
ii. Vay nợ nước ngoài:
Vay nợ nước ngoài của chính phủ là các khoản vay ưu đãi hỗ trợ phát triển chính thức,
vay thương mại hoặc tín dụng xuất khẩu và vay từ thị trường vốn quốc tế ( dưới hình thức phát
hành trái phiếu ra nước ngoài)
Vay hỗ trợ phát triển chính thức
Vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là hoạt động hợp tác phát triển giữa nhà nước
hoặc chính phủ với nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ
chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ.
Hình thức cung cấp ODA bao gồm:ODA không hoàn lại, ODA ưu đãi(tín dụng ưu đãi),
và ODA vay hỗn hợp . Các phương thức cơ bản cung cấp ODA gồm có: Hỗ trợ dự án, hỗ trợ
ngành, hỗ trợ chương trình, hỗ trợ ngân sách. ODA là nguồn vốn quan trọng của ngân sách nhà
nước, được sử dụng để hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án ưu tiên về phát triển kinh tế- xã
hội của chính phủ. ODA là hình thức đầu tư quốc tế gián tiếp, là nguồn vốn cho kênh huy động
vốn ở trong nước.
Vay thương mại nước ngoài của chính phủ: 7
Chính phủ có thể huy động nguồn vốn thương mại nước ngoài thông qua các hình thức
vay trực tiếp như vay tài chính, vay tín dụng xuất khẩu, phát hành chính phủ ra thị trường vốn
quốc tế hoặc các hình thức phù hợp khác. Mục đích vay: cho vay lại đối với chương trình, dự án
đầu tư phát triển trọng điểm của nhà nước có nhu cầu nhập khẩu thiết bị, công nghệ, có khả năng
hoàn vốn trực tiếp và trả được nợ vay hoặc để đảo nợ nước ngoài của chính phủ theo nguyên tắc
đảm bảo có lợi và với chi phí thấp nhất cho ngân sách.
Chi ngân sách nhà nước: chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển
a. Chi đầu tư phát triển:
Chi đầu tư phát triển được cấp phát chủ yếu từ ngân sách trung ương và một bộ phận
đáng kể từ ngân sách địa phương. Khoản chi này mang tính chất tích lũy, có ảnh hưởng trực tiếp
đến tăng năng suất xã hội và đối với các quan hệ cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân.
Chi đầu tư phát triển bao gồm những khoản chi cơ bản sau đây:
i. Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội:
Chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn tài chính nhà nước hướng và củng cố và phát triển
hệ thống cơ sở hạ tầng của nền kinh tế ( chi đầu tư cầu cống, bến cảng, sân bay, hệ thống thủy
lợi, năng lượng, vận tải, viễn thông…), các ngành công nghiệp cơ bản, các công trình trọng điểm
phục vụ phát triển văn hóa xã hội, phúc lợi công cộng.
8
Vốn đầu tư trong nền kinh tế được hợp thành từ nhiều nguồn, như vốn ngân sách nhà
nước, vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các doanh nghiệp, vốn tín dụng đầu tư, vốn vay nước
ngoài, vốn viện trợ, vốn hợp tác liên doanh của nước ngoài, vốn huy động trong dân… trong đó
các khoản chi đầu tư từ ngân sách nhà nước giữ vị trí đặc biệt quan trọng.
Chi đầu tư xây dựng cở bản có tầm quan trọng trong việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật
cho nền kinh tế, góp phần hình thành cơ cấu kinh tế theo định hướng của nhà nước, tạo điều kiện
thúc đẩy sản xuất phát triển và nâng cao năng suất lao động xã hội. Vốn ngân sách nhà nước sử
dụng để đầu tư theo kế hoạch nhà nước đối với dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, các dự án
trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các dự án xây
dựng công trình văn hóa, xã hội, phúc lợi công cộng, quản lý nhà nước, khoa học quốc phòng, an
ninh và các dự án trọng điểm của nhà nước do chính phủ quyết định mà không có khả năng trực
tiếp thu hồi vốn.
ii. Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước:
Đây là khoản chi gắn liền với sự can thiệp của nhà nước vào lĩnh vực kinh tế. Khoản chi
này nhà nước đảm bảo đầu tư vào một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh cần thiết tạo điều kiện
cho sự phát triển kinh tế xã hội, mặt khác nhà nước phải đảm bảo sự phát triển cơ cấu kinh tế
hợp lý và giữ vững các mối quan hệ cân đối nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao.
iii. Chi góp vốn cổ phẩn, góp vốn liên doanh vào các doanh nghiệp:
Nhà nước góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh của nhà nước theo một tỷ lệ nhất định
vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của nhà nước nhằm thực hiện
hướng dẫn, kiểm soát hoặc khống chế các hoạt động của những doanh nghiệp này đi theo hướng
phát triển có lợi cho nền kinh tế quốc dân.
iv. Chi đầu tư phát triển thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà
nước:
Chương trình mục tiêu quốc gia như xóa đói giảm nghèo và việc làm; chương trình quốc
gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; chương trình mục tiêu dân số và kế hoạch hóa
gia đình; chương trình chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm HIV/AIDS; văn hóa; giáo
dục đào tạo…
v. Chi dự trữ nhà nước:
Hình thành dự trữ quốc gia và sử dụng khoản dự trữ này là một trong những cở sở bảo
đảm sự vận hành có hiệu quả củ nền kinh tế. Dự trữ quốc gia với mục đích điều chỉnh hoạt động
của thị trường, điều hòa cung cầu về tiền, ngoại tệ và một số mặt hàng thiết yếu, ổn định giá cả
từ đó ổn định nền kinh tế xã hội hoặc giải quyết những hậu quả các trường hợp rủi ro bất ngờ xảy
ra làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của xã hội.
b. Chi thường xuyên:
Là các khoản chi cho tiêu dung xã hội và gắn liền với chức năng quản lý xã hội của nhà
nước. Bao gồm:
Các khoản chi liên quan đến con người
Các khoản chi liên quan đến nghiệp vụ quản lý hay công việc
Các khoản chi thường xuyên nhà nước thể hiện sự quan tâm của mình đối với nhân tố con
người trong quá trình phát triển kinh tế xã hội đồng thời bằng chính các khoản chi này nhà nước
thực hiện các chức năng văn hóa, giáo dục, quản lý, an ninh quốc phòng.
i. Chi sự nghiệp:Khoản chi cho các dịch vụ và hoạt động xã hội phục
vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và nâng cao dân trí cho dân cư.
- Chi sự nghiệp kinh tế: Tạo điều kiện cho các ngành kinh tế hoạt động thuận lợi.
- Chi sự nghiệp văn hóa xã hội:
9
ii. Chi quản lý nhà nước: đảm bảo hoạt động của hệ thống các cơ quan
quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương và cơ sở, hoạt động
của đảng và tổ chức chính trị- xã hội.
iii. Chi quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
iv. Chi trả nợ gốc tiền do chính phủ vay.
1.1.2 Các định chế ngoài ngân sách:
+Quỹ dự trữ nhà nước:
Quỹ này được hình thành và sử dụng cho những trường hợp: Thực hiện giải pháp khẩn
cấp nhằm chống thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn trên diện rộng. Khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa
hoạn thiệt hại tài sản nhà nước và hỗ trợ đối với tổ chức và dân cư. An ninh quốc phòng. Ổn định
giá cả thị trường và lưu thông tiền tệ.
- Quỹ dự trữ tập trung quốc gia: Quỹ này được giao cho cục dữ trữ quốc gia quản lý, thông
thường dự trữ những loại hàng hóa, lương thực thực phẩm, vật tư chiến lược của quốc
gia.
- Quỹ dự trữ của các bộ, ngành: bao gồm dự trữ các hàng hóa vật tư có tính chất quan
trọng gắn liền với đặc điểm ngành
- Quỹ dự trữ của ngân hàng nhà nước như là dự trữ ngoại tệ, vàng bạc, đá quý
Hoạt động của quỹ phải tôn trọng các nguyên tắc quản lý sau: nguyên tắc tập trung thống
nhất, nguyên tắc bí mật và an toàn.
+Quỹ hỗ trợ của nhà nước:
Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa: là một tổ chức tài chính
hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, đảm bảo hoàn vốn và bù đắp chi phí. Đối
tượng là các thành phẩn kinh tế được xếp vào doanh nghiệp nhỏ và vừa theo qui định
của luật pháp: Hợp tác xã, chủ trang trại, hộ nông dân, ngư dân…thực hiện dự án
nuôi thủy sản, đánh bắt xa bờ, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi; các hộ gia đình kinh
doanh cá thể
Quỹ đầu tư phát triển địa phương: Thực hiện đầu tư trực tiếp và gián tiếp phát triển
cơ cở hạ tầng kinh tế- xã hội, các dự án phát triển kinh tế địa phương( đường giao
thông, hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, đường điện, trường học…)
cung cấp các dịch vụ tư vấn đầu tư và tham gia thị trường vốn
+Bảo hiểm xã hội:
Bảo hiểm xã hội là định chế phi lợi nhuận, hoạt động của nó nhằm đảm bảo cuộc sống
của người lao động khi họ mất khả năng làm việc hoặc mất cơ hội làm việc. Bao gồm các nội
dung như: Bảo hiểm hưu trí, trợ cấp cho gia đình người lao động bị chết, bảo hiểm thất nghiệp,
bảo hiểm tai nạn lao động và trường hợp khó khăn mất khả năng lao động.
1.2 Tài chính lĩnh vực tư
1.2.1 Khái niệm về trung gian tài chính:
Các trung gian tài chính là những tổ chức thực hiện huy động nguồn tiền của những
người tiết kiệm cuối cùng và sau đó cung cấp cho những người cần vốn cuối cùng.
Sơ đồ: các trung gian tài chính thực hiện chu chuyển vốn
Những người tiết kiệm cuối cùng trên cơ sở số thu nhập có được, bằng viện tiết kiểm các
khoản chi tiêu trong tiêu dùng, các chủ thể này góp phần làm gia tăng thêm nguồn vốn cung cấp
cho nhu cầu đầu tư của xã hội. Những người cần vốn cuối cùng là những chủ thể đang tiến hành
thực hiện các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, cung cấp hàng hóa cho xã hội mà nhu cầu vốn
vượt quá khả năng tự tài trợ nên buộc họ phải tìm kiếm nguồn tài trợ từ những người tiết kiệm
cuối cùng trên thị trường tài chính
10
Phân loại trung gian tài chính:
- Ngân hàng thương mại
- Các loại quỹ tiết kiệm
- Các quỹ tín dụng.
- Các công ty bảo hiểm
- Các công ty tài chính
- Các loại quỹ hỗ tương…
1.2.2 Vai trò của trung gian tài chính:
Chu chuyển các nguồn vốn
Trong nền kinh tế mở, các trung gian tài chính có thể huy động vốn đầu tư thông qua các
kênh sau đây:
- Kênh huy động vốn trong nước:
Các trung gian tài chính huy động vốn đ