Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh kỳ trước của doanh nghiệp

16/06/1996: Khởi nghiệp ở Buôn Ma Thuột (Sản xuất và kinh doanh trà, cà phê ) • 1998: Trung Nguyên xuất hiện ở TP.HCM bằng khẩu hiệu “Mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới” và con số 100 quán cà phê Trung Nguyên. • 2000: Đánh dấu sự phát triển bằng sự hiện diện tại Hà Nội và lần đầu tiên nhượng quyền thương hiệu đến Nhật Bản • 2001: Trung Nguyên có mặt trên khắp toàn quốc và tiếp tục nhượng quyền tại Singapore và tiếp theo là Campuchia, Thái Lan • 2002: Sản phẩm Trà Tiên ra đời • 2003: Ra đời cà phê hòa tan G7 và xuất khẩu G7 đến các quốc gia phát triển • 2004: Mở thêm quán cà phê Trung Nguyên tại Nhật Bản, mạng lưới 600 quán cà phê tại VN, 121 nhà phân phối, 7000 điểm bán hàng và 59,000 cửa hàng bán lẻ sản phẩm • 2005: Khánh thành nhà máy rang xay tại Buôn Ma Thuột và nhà máy cà phê hòa tan lớn nhất Việt Nam tại Bình Dương với công suất rang xay là 10,000tấn/năm và cà phê hòa tan là 3,000tấn/năm. Chính thức khai trương khu du lịch văn hóa Trà Tiên Phong Quán tại Lâm Đồng. Phát triển hệ thống quán cà phê lên đến con số 1.000 quán cà phê và sự hiện diện của nhượng quyền quốc tế bằng các quán cà phê Trung Nguyên tại các nước Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc, Ucarine, Mỹ, Ba Lan. • 2006: Đầu tư và xây dựng phát triển hệ thống phân phối G7Mart lớn nhất Việt Nam và xây dựng, chuẩn hóa hệ thống nhượng quyền trong nước, đẩy mạnh phát triển nhượng quyền ở quốc tế.

docx13 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2417 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh kỳ trước của doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP Giới thiệu doanh nghiệp Lịch sử hình thành và phát triển CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ, NHIỆM VỤ, CHỨC NĂNG CỦA TỪNG BỘ PHẬN TRONG DOANH NGHIỆP Sơ đồ tổ chức chung của doanh nghiệp Chức năng của từng bộ phận QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CỦA DOANH NGHIỆP CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT KINH DOANH KỲ TRƯỚC CỦA DOANH NGHIỆP KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KỲ TRƯỚC CỦA DOANH NGHIỆP THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN BÀI 1: QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP Giới thiệu công ty : Địa chỉ: 82 Bùi Thị Xuân, phường Bến Thành, Quận 1, Tp. HCM, Việt Nam  Điện thoại: (848) 3 9251845-3 9251846  Fax: (848) 3 9251847/48  Website: www.trungnguyen.com.vn   Email: office@trungnguyen.com.vn   Ngành nghề kinh doanh : Lịch sử hình thành và phát triển: • 16/06/1996: Khởi nghiệp ở Buôn Ma Thuột (Sản xuất và kinh doanh trà, cà phê ) • 1998: Trung Nguyên xuất hiện ở TP.HCM bằng khẩu hiệu “Mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới” và con số 100 quán cà phê Trung Nguyên. • 2000: Đánh dấu sự phát triển bằng sự hiện diện tại Hà Nội và lần đầu tiên nhượng quyền thương hiệu đến Nhật Bản • 2001: Trung Nguyên có mặt trên khắp toàn quốc và tiếp tục nhượng quyền tại Singapore và tiếp theo là Campuchia, Thái Lan • 2002: Sản phẩm Trà Tiên ra đời • 2003: Ra đời cà phê hòa tan G7 và xuất khẩu G7 đến các quốc gia phát triển • 2004: Mở thêm quán cà phê Trung Nguyên tại Nhật Bản, mạng lưới 600 quán cà phê tại VN, 121 nhà phân phối, 7000 điểm bán hàng và 59,000 cửa hàng bán lẻ sản phẩm • 2005: Khánh thành nhà máy rang xay tại Buôn Ma Thuột và nhà máy cà phê hòa tan lớn nhất Việt Nam tại Bình Dương với công suất rang xay là 10,000tấn/năm và cà phê hòa tan là 3,000tấn/năm. Chính thức khai trương khu du lịch văn hóa Trà Tiên Phong Quán tại Lâm Đồng. Phát triển hệ thống quán cà phê lên đến con số 1.000 quán cà phê và sự hiện diện của nhượng quyền quốc tế bằng các quán cà phê Trung Nguyên tại các nước Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc, Ucarine, Mỹ, Ba Lan. • 2006: Đầu tư và xây dựng phát triển hệ thống phân phối G7Mart lớn nhất Việt Nam và xây dựng, chuẩn hóa hệ thống nhượng quyền trong nước, đẩy mạnh phát triển nhượng quyền ở quốc tế. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ, NHIỆM VỤ, CHỨC NĂNG CỦA TỪNG BỘ PHẬN Sơ đồ cơ cấu tổ chức chung của công ty: Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị (Đại hội đồng, thành viên hội đồng quản trị) Kiểm soát viên Tổ chức đảng, công đoàn , đoàn thanh niên Ban Giám đốc (Tổng giám đốc và phó tổng giám đốc) Ban kiểm soát nội bộ Ban nông nghiệp Ban kế hoaạch đấu tư Ban tài chính kế toán Ban pháp chế thanh tra Ban tổ chức cán bộ Ban kiểm toán nội bộ Văn phòng Văn phòng đại diện Ban kinh doanh xuất nhập khẩu Các đơn vị hệ thống phụ thuộc (14 đơn vị kinh doanh và 1 đơn vị sự nghiệp) Ghi chú: Chỉ đạo trực tiếp Phối hợp thực hiện Chức năng của từng bộ phận: Ø Đại hội cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít nhất một lần. Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định. Đại hội đồng cổ đông thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của Công ty... Ø Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông). Số thành viên của Hội đồng quản trị có từ 5 đến 7 thành viên. Hiện tại Hội đồng quản trị công ty cổ phần cà phê trung nguyên có 5 thành viên, có nhiệm kỳ là 5 năm. Giám đốc - Giám đốc (Tổng giám đốc) có các quyền và nhiệm vụ sau đây: - Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty; - Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; - Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; - Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty; - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức d anh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; - Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty, kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc (Tổng giám đốc); - Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản trị. Tổ chức đảng, công đoàn, đoàn thanh niên Ban chỉ huy công đoàn Công ty đã triển khai các nghị quyết và đề ra chương trình công tác hàng tháng, quý, 6 tháng và năm cơ bản phù hợp với tình hình nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty, có định hướng rõ ràng, có nghiên cứu rút kinh nghiệm thực tế của đơn vị trong từng giai đoạn. Công đoàn công ty luôn phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên, Ban Nữ công để đưa công tác Đoàn thanh niên và phong trào thiếu niên nhi đồng trong công ty đi lên, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị, mục tiêu kinh tế, tạo niềm tin với tuổi trẻ và Công nhân viên chức lao động công ty. Kiểm toán viên nội bộ Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong SXKD (sai sót vô tình gây thiệt hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch. Tăng giá thành, giảm chất lượng sản phẩm...) Bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát bởi hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp. Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính. Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt của tổ chức chức cũng như các quy định của luật pháp. Đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra. Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông và gây dựng lòng tin đối với họ (trường hợp Công ty cổ phần). Ban pháp chế, thanh tra Phòng Thanh tra Pháp chế là tổ chức thanh tra nội bộ, có chức năng tham mưu, giúp doanh nghiệp thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra trong phạm vi quản lý của DN nhằm bảo đảm việc thi hành pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ của cơ sở sản xuất kinh doanh, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Ban tài chính, kế toán Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực sau: - Công tác tài chính. - Công tác kế toán tài vụ. - Công tác kiểm toán nội bộ. - Công tác quản lý tài sản. - Công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế. - Kiểm soát các chi phí hoạt động của Công ty. - Quản lý vốn, tài sản của Công ty, tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong toàn Công ty. Nhiệm vụ: Lập kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của Công ty. Triển khai công tác nghiệp vụ kế toán tài vụ trong toàn Công ty.           Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước phản ánh trung thực kết quả hoạt động của Công ty.           Phân tích tình hình tài chính, cân đối nguồn vốn, công nợ.. trong Công ty và báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc.           Chủ trì phối hợp các phòng ban thực hiện công tác nghiệm thu thanh quyết toán theo đúng quy định.           Là đầu mối phối hợp với các phòng, ban tham mưu, đơn vị thành viên trong việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán.. tài sản của Công ty. Ban kế hoạch, đầu tư Vụ Kế hoạch - Đầu tư là tổ chức tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý về kế hoạch và đầu tư, bao gồm: chiến lược, qui hoạch, chuẩn bị đầu tư, kế hoạch đầu tư phát triển và công tác thống kê. Ban nông nghiệp - Tổ chức thực hiện công tác phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai,sâu bệnh, dịch bệnh trên địa bàn. - Đầu mối phối hợp tổ chức và hướng dẫn thực hiện công tác định canh, di dân, tái định cư trong nông nghiệp, nông thôn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tổng hợp tình hình, phát triển kinh tế hộ, trang trại, kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp; phát triển ngành, nghề, làng nghề nông thôn; khai thác và sử dụng nước sạch nông thôn; chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản. - Quản lý các hoạt động dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; vật tư nông lâm nghiệp, phân bón và thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản. - Tổ chức công tác khuyến nông, lâm, ngư, phát triển nông nghiệp. Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra và thanh tra việc thi hành pháp luật; tham mưu cho UBND cấp huyện giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn theo quy định. - Thực hiện nhiệm vụ thường trực của Ban Chỉ huy phòng, chống, bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng của huyện theo quy định; đề xuất phương án, biện pháp và tham gia chỉ đạo việc phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai về lũ, lụt, bão, sạt, lở, hạn hán, úng ngập và dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản trên địa bàn huyện. Ban kinh doanh xuất nhập khẩu - Tham mưu giúp Ban Giám đốc Công ty hoạch định các phương án sản xuất kinh doanh của toàn Công ty dài hạn, ngắn hạn hoặc trong từng thương vụ kinh doanh cụ thể.  -  Cùng với các đơn vị trực thuộc và các phòng chức năng khác của Công ty xây dựng các phương án kinh doanh và tài chính.    - Trực tiếp nghiên cứu thị trường, nguồn hàng, khách hàng trong và ngoài nước.     - Trực tiếp quản lý và theo dõi việc sử dụng thương hiệu của Công ty. Nhiệm vụ:     - Xây dựng kế hoạch, định hướng sản xuất kinh doanh hàng năm, hàng quý, hàng tháng cũng như theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch.     - Tăng cường công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường.     - Theo dõi chặt chẽ và nắm bắt kịp thời tình hình thị trường, giá cả, nhu cầu hàng hóa xuất nhập khẩu.     - Nghiên cứu theo dõi các chủ trương chính sách xuất nhập khẩu, thuế của Nhà nước ban hành để tổ chức triển khai và thực hiện đúng quy định.     - Chịu trách nhiệm dự thảo, lập các hợp đồng thương mại, điều kiện và hình thức thanh toán. Thực hiện tốt nghiệp vụ thủ tục xuất nhập khẩu đúng quy định cũng như theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng, thanh lý hợp đồng.  - Thực hiện cung cấp chứng từ xuất nhập khẩu, hóa đơn xuất nhập hàng hóa, đồng thời quản lý chặt chẽ hàng hóa và hệ thống kho hàng của Công ty. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CỦA DOANH NGHIỆP PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN ƯỚT ( Phương pháp rữa quả tươi ) Thu nhận nguyên liệu Bảo quản nguyên liệu Phân loại kích thước quả Loại bỏ tạp chất Phân loại trong bể sifon Loại bỏ tạp chất nhẹ và nặng Xát cà phê quả tươi Loại bỏ vỏ quả và nước Ngâm ủ Loại bỏ nước thải Rửa nhớt Loại bỏ nước thải Làm ráo nước Loại bỏ nước thải Phơi sấy Sàng tạp chất Loại bỏ tạp chất nhẹ và nặng Xát cà phê thóc khô Loại bỏ vỏ thóc ca phê Đánh bóng Loại bỏ vỏ lụa ca phê Phân loại kích thước nhân Phân loại trọng lượng Phân loại màu sắc Phân loại theo tiêu chuẩn nhà nước Cân, đóng bao, bảo quản PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN KHÔ ( Phương pháp không rữa ) Thu nhận nguyên liệu Phơi sấy Sàng tạp chất Loại bỏ tạp chất nhẹ và nặng Xát cà phê quả khô Loại bỏ vỏ thóc ca phê Đánh bóng Loại bỏ vỏ lụa ca phê Phân loại kích thước nhân Phân loại trọng lượng nhân Phân loại màu sắc Phân loại theo tiêu chuẩn nhà nước Cân, đóng bao, bảo quản CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA KỲ TRƯỚC Có 2 nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ca phê là do thời tiết không thuận lợi và cây cà phê đã già. Tiêu thụ giảm nên lượng cà phê xuất khẩu giảm so với cùng kỳ khoảng 58.000 tấn. Lãi suất ngân hàng cao ảnh hưởng đến cơ cấu giá thành, sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Doanh nghiệp gặp phải nhiều trở ngại với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các hãng cà phê khác. Điều này gây ra tổn thất không nhỏ, ảnh hưởng uy tín của thương hiệu Trung Nguyên nói riêng và ngành cà phê Việt Nam nói chung. Tin đồn về chất lượng cà phê của Trung Nguyên không được đảm bảo lan ra rất nhanh, thêm vào đó, trên thị trường còn xuất hiện cà phê dỏm làm giả bao bì Trung Nguyên gây áp lực cạnh tranh rất lớn cho công ty. Nhưng, Trung Nguyên tin vào sự lựa chọn sáng suốt của người tiêu dùng, bởi sản phẩm cà phê của công ty đều vượt qua những tiêu chuẩn kiểm định nghiêm ngặt và được chứng nhận về an toàn chất lượng. Đối với những thị trường quốc tế khó tính nhất như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản..., Trung Nguyên cũng thành công trong việc xâm nhập và phát triển thị phần KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA KỲ TRƯỚC THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP + Thuận lợi: Cà phê Trung Nguyên từ lâu đã khẳng định vị thế trong lòng người tiêu dùng không chỉ vì chất lượng sản phẩm mà còn vì uy tín của thương hiệu Cà Phê Trung Nguyên. Diện tích trồng cà phê ngày càng được mở rộng. Người dân được tiếp thu khoa học kĩ thuật vào canh tác cà phê. Giao thông vận tải ngày càng phát triễn thuận lợi cho phát triển ngành cà phê. Trung nguyên có lợi thế lớn là có nhà máy sản xuất lớn ngay tại thủ phủ cà phê buôn ma thuộc, vận chuyển không phải là vấn đề khó khăn. Bên cạnh đó trung nguyên còn cho xây dựng riêng trang trại cà phê để cung cấp nguyên liệu. Do đó đảm bảo mức giá vận chuyển và thu mua là thấp nhất có thể. Trung nguyên là tập đoàn lớn mạnh với cơ sở hạ tầng vững chắc hoàn toàn đủ điều kiện và quản lý các hoạt động cơ bản tốt nhất: có trụ sở chính ngay tại trung tâm thương mại là thành phố hồ chí minh cùng với các chi nhánh khác của thành phố trên cả nước. Bên cạnh đó là 2 nhà máy lớn với công nghệ hiện đại và tiên tiến nhất. Có 1 kênh phân phối rộng khắp, trung nguyên còn biết đến như 1 nhãn hàng tiên phong trong việc đối chứng và nhượng quyền thương hiệu tại thị trường việt nam. Bên cạnh đó trung nguyên có đội ngũ phát triển thị trường năng động và chính bản thân những người trực tiếp truyền lửa đam mê sản phẩm đến những người kinh doanh. + Khó khăn Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các thương hiệu cà phê khác cộng thêm sự cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp khác khiến cà phê Trung Nguyên càng gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình phát triển. Hệ thống nhượng quyền của trung nguyên ào ạt, thiếu nhất quán và hiện đang bị vượt quá quyền kiểm soát, do đó không đảm bảo sự đồng nhất và tạo phong cách riêng cho trung nguyên . Nhiều cấp độ quán xá, nhiều sự lựa chọn cho nhiều khách hàng đã làm hình ảnh trung nguyên không có 1 chân dung cụ thể, ngoài cái bảng hiệu với trung nguyên trước cổng, có thể thấy được điều này qua biểu giá cả, chất lượng cà phê và cả cung cách phục vụ tại các quán trung nguyên, mức độ đầu tư cho bài trí không gian cũng có sự chênh lệch rất lớn. Tập đoàn trung nguyên có quá nhiều dự án và tham vọng trogn cùng 1 thời điểm cũng là nguyên nhân phân tán tài lực, vật lực, nhân lực. Các doanh nghiệp Trung Quốc thu mua cà phê tươi với giá rẻ khiến cà phê trung Nguyên gặp nhiều khó khăn trong việc tìm nguyên liệu. Người dân “đầu cơ tích trữ” nhằm thu được nhiều lợi nhuận cũng đã và đang là một thách thức với ngành cà phê nói chung và cà phê Trung Nguyên nói riêng.
Luận văn liên quan