Các yếu tố có ảnh hưởng đến dòng tiền của dự án và cách xử lý

Dòng tiền của DAĐT là dòng tiền ròng thực tế, không phải thu nhập ròng kế toán, là dòng tiền tăng thêm do DAĐT đưa lại, góp phần làm tăng thêm dòng tiền và là cơ sở để gia tăng giá trị của doanh nghiệp so với trước khi có dự án. Có hai phương pháp xác định dòng tiền của dự án là trực tiếp và gián tiếp.Bằng phương pháp trực tiếp dòng tiền ròng của dự án bằng hiệu của dòng tiền vào và dòng tiền ra hoạt động dự án. Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng tiền của dự án là: 1. Chi phí đất đai 2. Chi phí chìm 3. Chi phí cơ hội 4. Chi phí lịch sử 5. Chi phí giao hàng và lắp đặt 6. Chi phí gián tiếp 7. Sự ảnh hưởng của dự án đến các bộ phận khác của công ty 8. Vốn lưu động ròng tăng thêm 9. Thuế thu nhập của công ty Để biết thêm về các yếu tố ảnh hưởng đến dòng tiền của dự án và cách xử lí ta nghiên cứu

doc9 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 8258 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố có ảnh hưởng đến dòng tiền của dự án và cách xử lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các yếu tố có ảnh hưởng đến dòng tiền của dự án và cách xử lý Dòng tiền của DAĐT là dòng tiền ròng thực tế, không phải thu nhập ròng kế toán, là dòng tiền tăng thêm do DAĐT đưa lại, góp phần làm tăng thêm dòng tiền và là cơ sở để gia tăng giá trị của doanh nghiệp so với trước khi có dự án. Có hai phương pháp xác định dòng tiền của dự án là trực tiếp và gián tiếp.Bằng phương pháp trực tiếp dòng tiền ròng của dự án bằng hiệu của dòng tiền vào và dòng tiền ra hoạt động dự án. Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng tiền của dự án là: 1. Chi phí đất đai 2. Chi phí chìm 3. Chi phí cơ hội 4. Chi phí lịch sử 5. Chi phí giao hàng và lắp đặt 6. Chi phí gián tiếp 7. Sự ảnh hưởng của dự án đến các bộ phận khác của công ty 8. Vốn lưu động ròng tăng thêm 9. Thuế thu nhập của công ty Để biết thêm về các yếu tố ảnh hưởng đến dòng tiền của dự án và cách xử lí ta nghiên cứu 1. Chi phí đất đai: Đây là khoản mục thuộc về chi phí ban đầu nhằm để chuẩn bị hình thành vốn cố định cho các dự án đầu tư a. Chi phí mua đất: Chi phí này được xem như là một khoản đầu tư riêng trong dài hạn của doanh nghiệp, vì đất đai được xem như là tài sản cố định của doanh nghiệp nên trong quá trình tính toán thì không tính chi phái mua đất vào dòng tiền của dự án. Đối với loại chi phí này cần phải có sự xác nhận của cơ quan có thẩm quyền và phải lập bằng văn bản cụ thể. Các chi phi này phải phù hợp với quy định của Bộ Tài chính để có các khoản chi cụ thể. b.Các loại chi phí khác: Đây là các loại chi phí có liên quan đến đất đai được tính vào dòng tiền của dự án. Vì nó phục vụ cho quá trình hoạt động của dự án: - Chi phí cơ hội của việc sử dụng đât: Là khoản chi phí cơ hội so sánh của doanh nghiệp hy sinh đất đai để thực hiện dự án đó. Các quyết định này thường gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong viêc có nên dùng đất đai vào các dự án đó hay là không. Vì các nhà quản trị thì chỉ quan tâm đến dự án nào nng lại cho họ nhiều lợi ích hơn. Khi sử dung đất cho dự án này liệu có mang lại hiêu quả như mong muốn không. - Chi phí cải thiện, san lấp, giải phóng mặt bằng cho dự án đầu tư: Trong quá trình thực hiện dự án luôn đòi hỏi phải luôn cải thiện nặt bằng nhằm giúp cho các dự án diễn ra một cách có hiệu quả. Gíup cho việc thực hiện dự án đúng tiến độ và diễn ra được tốt. Mặt khác thì khi mà sử dụng đất hay mặt bằng cho các dự án đầu tư cần sắp xếp được các hạng mục kiến trúc có thể tận dụng vào công trình mới nhằm phù hơp quy mô của dự án cũng nhuư tiết kiệm vốn đầu tư. Đây là khoản mục mà các dự án cần phải lưu ý nhằm tận dụng tối đa các lợi thế của mặt bằng. - Chi phí thuê đất hằng năm: Nếu mà dự án dùng đất thuê để thực hiện thì cần phải đươc tính vào khoản mục dòng tiền ra như là một khoản chi phí hằng năm. Các nhà quản lý dự án cần phải chú trọng đến địa diểm thuê đất , cũng như các kết cấu của đất đó, xem thử có phù hợp với dự án hay không. Phải xem xét vị trí của mảnh đất đó có phù hợp với nhu cầu vận chuyển hay là phân phối đối với các sản phẩm có tiêu dùng, hay là có hệ thống kho bãi hợp lý. Có gần nguồn nguyên liệu đối với những ngành phụ thuộc nhiều vào các nguồn nguyên liệu tự nhiên: sản xuất đường cần mía, hay là sản xuất bột mì…. 2. Chi phí chìm a. Định nghĩa Chi phí chìm (sunk cost) là khoản đầu tư thời gian và tiền bạc không thể lấy lại được do những quyết định sai lầm trong quá khứ. Loại chi phí này không được đưa vào trong những tính toán dự án. Mặc dù chi phí chìm thể hiện quá khứ, nhưng con người đôi khi vẫn để chi phí chìm ảnh hưởng đến các quyết định trong tương lai. Chi phí chìm không ảnh hưởng tới dòng tiền tăng thếm, do đó không được xem xét khi hoạch định vốn đầu tư. b. Ví dụ : - Thị trường chứng khoán bị mất tính thanh khoản trong lúc lạm phát tăng hoặc đến ngày đáo hạn nợ, bạn sẽ có nguy cơ bị mất vốn hoặc các tài sản thế chấp khi vay nợ. - Chi phí đặt mua một chiếc vé xem phim trước và không thể trả lại, thì giá của chiếc vé trở thành chi phí chìm. Nếu người mua vé quyết định không đi xem nữa thì không có cách nào khác để đòi lại số tiền mua vé mà anh ta đã trả. - Một doanh nghiệp sản xuất hàng hóa gặp phải các sự cố bất khả kháng như: mất điện, sản phẩm bị hư hại không có cách nào thu hồi được, hay là các chi phí khác như là phát triển sản phẩm, nghiên cứu thị trường…. Những người ra quyết định thường phạm phải sai lầm này vì đôi khi họ không nhận ra được sự thật rằng chi phí chìm không thể bù đắp được, là vì bản thân họ không muốn phải gánh chịu một khoản tổn thất lớn khi xúc tiến phương án thay thế. Việc xúc tiến phương án thay thế sẽ làm ảnh hưởng đến quyết định ban đầu. Đó là lý do tại sao nhà điều hành ủng hộ cho kế hoạch marketing đã thất bại của công ty . Nhược điểm về chi phí chìm cũng giải thích tại sao nhiều nhà quản lý tỏ ra chậm chạp khi đối mặt với những quyết định tuyển dụng tệ hại. Họ tuyển dụng và đầu tư đào tạo cho một người nhưng rõ ràng anh ta không làm được việc dù có đào tạo và huấn luyện như thế nào đi nữa. Thay vì giải quyết triệt để cho quyết định tuyển dụng tệ hại này, các nhà quản lý thường đưa ra một quyết định tệ hại khác: đầu tư thêm thời gian cho việc huấn luyện và đào tạo với hy vọng sẽ có sự thay đổi hoàn toàn. c. Xử lí Vô hiệu hóa chi phí chìm là một việc làm rất cần thiết của doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải cố gắng hạn chế tối đa các chi phí chìm vì đây là các chi phí không thể thu hồi, để tránh các tổn thất cho các doanh nghiệp. + Hoạch định kỹ lưỡng chi phí trước khi chi. + Có các biểu mẫu để đánh giá thường xuyên và kịp thời nhằm nhận diện và xử lý chi phí chìm. + Luôn khích lệ việc tự đánh giá, giám sát mình. + Giúp mọi người nhận thức ra rằng chi phí chìm đang ảnh hưởng đến quyết định hiện tại của họ. + Giải thích rằng mọi người đều có lúc phạm phải sai lầm - như tuyển dụng nhầm người, đề ra chiến lược không phù hợp, chi tiêu không tối ưu... Những sai lầm này đều có thể tha thứ được. Điều không thể tha thứ chính là để một sai lầm nhỏ này dẫn đến một hoặc nhiều sai lầm lớn khác. + Nếu có thể, đừng đưa vào nhóm có quyền ra quyết định những người có xu hướng thiên về việc làm phát sinh và che giấu các chi phí chìm. 3. Chi phí cơ hội a. Khái niệm: Chi phí cơ hội là phần mất đi do thực hiện dự án đầu tư mà không dành nguồn lực cho các hoạt động khác. Chi phí cơ hội là một trong những điểm khác biệt mấu chốt giữa khái niệm chi phí kinh tế và chi phí kế toán. Đánh giá chi phí cơ hội là cơ sở để đánh giá chính xác chi phí thực tế của bất cứ hoạt động nào. Trong trường hợp không có một chi phí kế toán hay chi phí bằng tiền rõ ràng nào gắn với hoạt động đó thì việc bỏ qua chi phí cơ hội có thể tạo ra ảo tưởng rằng các lợi ích đó có thể đạt được mà không mất một chi phí nào. Chi phí cơ hội không nhìn thấy là chi phí ẩn của hoạt động đó. Chi phí cơ hội không phải là tổng các giá trị lựa chọn bị bỏ lỡ mà chỉ là giá trị của lựa chọn tốt nhất có thể bởi vì người ta không thể nào cùng một lúc sử dụng nhiều lựa chọn thay thế được. Chi phí cơ hội rất khó so sánh nhưng cần phải tính đến khi đánh giá dự án. Bởi một nhà đầu tư khi quyết đinh bỏ vốn thì cần tính toán để có thể đầu tư vào phương án nào đem lại nhiều lợi ích nhất. b. Xử lí: Có thể nói chi phí cơ hội cũng ảnh hưởng đến dòng tiền của một công ty. Và một công ty bao giờ cũng lựa chọn phương án bỏ qua chi phí cơ hội để có được lợi ích lớn hơn chi phí ấy. Vậy phương án nào là tốt nhất và chi phí cơ hội thế nào thì có thể bỏ qua còn phụ thuộc vào khả năng tính toán chi phí của công ty đó. Ví dụ công ty bỏ qua cơ hội hưởng lãi suất tiền gửi ngân hàng để đầu tư vào xây dựng nhà xưởng, máy móc, mở rộng sản xuất. Vậy cần phái tính xem giá trị tương lai có được từ khoản tiền gửi ngân hàng có lớn hơn giá trị tương lai của khoản tiền đem đầu tư mở rộng sản xuất không. Giá trị tương lai có được từ phương án nào lớn hơn thì công ty sẽ đầu tư. 4. Chi phí lịch sử a. Định nghĩa : Chi phí lịch sử là chi phí liên quan đến việc sử dụng tài sản sẵn có của công ty cho dự án. Nó chính là giá gốc hay giá mua ban đầu của TSCD. Chi phí này có được tính vào ngân lưu của tài sản hay không thì còn tuỳ thuộc vào chi phí cơ hội của tài sản. b. Ví dụ: 1 DN có thể cho thuê mặt bằng nhà máy với giá 1,5trd/năm hoặc sử dụng để sản xuất mặt hàng mới. Như vậy nếu dự án mặt hàng mới sản xuất được triển khai thì DN đã mất đi cơ hội có được thu nhập do cho thuê mặt bằng với mức 1,5trđ/năm. Khoản thu nhập từ việc cho thuê mặt bằng với giá 1,5trđ/năm đựoc xem là chi phí cơ hội của dự án sản xuất sản phẩm mới. Như vậy,nếu tài sản được trưng dụng cho dự án, đang đựoc sử dụng với mục đích sinh lời thì chi phí lịch sử chính là chi phí cơ hội của tài sản và được tính vào dòng tiền.Còn nếu tài sản được trưng dụng cho dự án, không được sử dụng với mục đích sinh lời thì không đựoc tính vào dòng tiền. c.Xử lí: Xác định chính xác, trung thực giá trị ban đầu của tài sản cố định. Tránh ghi khống số liệu làm tăng chi phí để trốn thuế. TSCĐ là những tài sản có giá trị lớn nên phải sử dụng hiệu quả, bảo dưỡng thường xuyên tránh thất thoát, lãng phí. 5.Chi phí giao hàng và lắp đặt: a. Định nghĩa: Chi phí giao hàng và lắp đặt xảy ra khi công ty mua sắm TSCĐ phục vụ cho dự án phải được kể đến khi xác định ròng tiền tăng thêm Khi công ty muốn mua sắm tài sản cố định phục vụ cho dự án thì sẽ phải mất chi phí vận chuyển từ nhà cung cấp đến nhã xưởng của công ty và chi phí để lắp đặt những tài sản đó cũng sẽ đều bị tính vào nguyên giá của tài sản đó => dòng tiền chi ra của công ty là nhiều hơn. b. Vd: Công ty nhập 1 công nghệ sản xuất hiện đại từ nước ngoài mất 500000$ mất chi phí vận chuyển và lắp đặt là 1% =>chi phí đầu tư cho công nghệ này là 505000$. Chi phí này gây bất lợi cho doanh nghiệp bởi vì giá dầu vẫn cao, dẫn đến chi phí vận chuyển càng cao hơn. Nếu như Doanh nghiệp phải nhập khẩu thiết bị máy móc hay mua công nghệ cao từ nước ngoài. Chi phí chuyên chở sẽ khá tốn kém và đôi khi thiếu an toàn. Đồng thời việc lắp đặt các thiết bị đó lại đòi hỏi các kĩ thuật viên có tay nghề.Chính vì thế mà các công ty cần quản lí giảm thiểu tối đa chi phí c. Xử lí Một số biên pháp cắt giảm chi phí: -Biết được chi phí thực của việc giao hang,tính toán cước phí, trách nhiệm, môi giới, và chi phí vận chuyển hợp lí - Đôi khi không trả bao hiểm. Khi một công ty có một chuyến hàng có phí bảo hiểm, họ thường có khuynh hướng sử dụng phí vận chuyển, dạng phí này vốn rất cao. Nếu công ty đã có tự bảo hiểm (đa số các công ty đều đã có), hãy kiểm tra chế độ bảo hiểm của mình để bảo đảm tốt cho chuyến hàng. Nếu làm được điều này, công ty không cần phải trả thêm phí bảo hiểm vận chuyển. - Với những hang hóa nhập khẩu chú ý đến thuế quan - Kiểm soát chi phí vận chuyển nhanh. - Hàng không, xe lửa và ô tô, phương tiện nào rẻ nhất? Thông thường thì xe lửa có chi phí hiệu quả hơn xe tải hoặc hàng không. Tàu thủy cũng rẻ hơn hàng không. Bất kể là phương tiện nào, luôn phải xem xét đến 3 mức định giá của vận chuyển. 6.Chi phí gián tiếp Mọi doanh nghiệp đều có hai loại chi phí: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. 1. Chi phí trực tiếp: Đó là các chi phí có thể xác định được với một sản phẩm, một dịch vụ hay một hoạt động nhất định. Đối với một nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ, chi phí trực tiếp bao gồm tất cả các chi phí có quan hệ trực tiếp tới các sản phẩm hay dịch vụ của bạn, hay việc sản xuất ra sản phẩm hay dịch vụ đó. Đối với một nhà bán buôn hay bán lẻ, các chi phí trực tiếp là các chi phí mua hàng hoá để bán. 2. Chi phí gián tiếp: Chi phí gián tiếp là tất cả các chi phí khác ngoài chi phí trực tiếp như đã nói ở trên mà bạn cần để tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Các chi phí gián tiếp không liên quan trực tiếp tới một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể nào. Đó là các chi phí chung cho toàn bộ hoạt động kinh doanh. a.Các loại chi phí gián tiếp: · Khấu hao:Nếu thiết bị có giá trị và được sử dụng trong một thời gian dài, bạn cần tính xem mỗi tháng giá trị của nó giảm đi bao nhiêu, cần tính ra số tiền này để thay thế thiết bị ấy khi nó hết thời gian sử dụng, gọi là khấu hao tài sản. · Chi phí lao động gián tiếp: Những chi phí lương thưởng cho chủ hoặc người làm công không trực tiếp làm ra các sản phẩm hoặc dịch vụ là các chi phí gián tiếp. Ví dụ lương cho nhân viên bán hàng, văn thư, tạp vụ, bảo vệ là những chi phí gián tiếp. Đối với những nhà bán buôn và bán lẻ, lương thưởng của chủ doanh nghiệp và tất cả các nhân viên là các chi phí gián tiếp và được gọi là chi phí lao động gián tiếp. · Các chi phí khác: Đó có thể là chi phí văn phòng, thiết bị, tiền thuê nhà, điện nước, bảo quản, sửa chữa, dịch vụ, bảo hiểm... b.Ảnh hưởng của chi phí gián tiếp đến trạng thái dòng tiền: Đối với nhà đầu tư thì chi phí sản xuất, doanh thu và lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu. Chi phí thấp, phù hợp, tỉ lệ giữa chi phí và doanh thu, tỉ lệ giữa chi phí và lợi nhuận càng thấp thì nhà đầu tư càng có lợi. c. Xử lí Để giảm được chi phí gián tiếp cần phải có các biện pháp sau: Sử dụng các thiết bị sản xuất một cách tối ưu nhất đảm bào khấu hao có hiệu quả. Mua các trang thiết bị hiện đại bắt kịp tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất có hiệu quả nhất. Không sử dụng quá nhiều công nhân viên tránh tình trạng dư thừa Sử dụng tiết kiệm điện, nước, các chi phí khác… 7. Sự ảnh hưởng của DA đến các bộ phân khác của công ty Một công ty lớn có thể tiến hành nhiều hoạt động vào cùng thời điểm và các hoạt động này có thể có ảnh hưởng đến nhau theo chiều hướng tốt hoặc xấu. Ví dụ như công ty A tiến hành đầu tư vốn để xây dựng một cửa hàng mới. Như vậy, một lượng vốn lớn sẽ được chuyển vào để xây dựng cửa hàng mới thì khi các hoạt động của cửa hàng cũ gặp vấn đề cần thêm vốn thì việc huy động vốn cho cửa hàng cũ này sẽ khó khăn hoặc chậm trễ do đó có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Nhưng DA này cũng có thế tác động tới hoạt động khác theo chiều hướng tốt. Ví dụ như một tập đoàn có công viên giải trí lớn với nhiều trò chơi xây dựng thêm một khu vực riêng dành cho du khách nghỉ ngơi, mua sắm, có cả phòng nghỉ sẽ giúp phục vụ khách đến chơi tốt hơn mà lại có thêm nguồn thu từ dịch vụ cho thuê phòng nghỉ, bán đồ lưu niêm, bán đồ ăn. Như vậy DA mới này sẽ hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh hiện tại của tập đoàn Các DA này có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh khác của công ty, do đó sẽ tác động đến doanh thu, chi phí bỏ ra. Hay nói cách khác, một DA có thể ảnh hưởng đến dòng tiền của công ty. Để hạn chế ảnh hưởng xấu và phát huy tác động tích cực của DA đối với dòng tiền cũng như hiệu quả hoạt động của công ty thì cần phải làm gì? Điều này cần được công ty cân nhắc kĩ lưỡng. Một dự án đươc tiến hành mà làm cho tổng lợi nhuận của công ty bị giảm xuống trong một thời gian dài thì không nên tiếp tục. Hay một dự án có khả năng hỗ trợ, làm tăng lợi nhuận của toàn công ty thì nên được tiếp tục phát triển. 8.Sự ảnh hưởng của vốn lưu động ròng tăng thêm 1. Dòng tiền là gì Hai cách xây dựng dòng tiền là theo phương pháp trực tiếp và gián tiếp, và trên góc độ “tổng vốn đầu tư” và ''chủ đầu tư''. Các nhà tài trợ vốn cho dự án như chủ đầu tư, các cổ đông, các bên góp vốn, ngân hàng, Chính phủ đều quan tâm tới báo cáo dòng tiền của dự án được lập trên góc độ của các nhà tài trợ khác nhau. Xây dựng dòng tiền theo phương pháp trực tiếp và gián tiếp, và trên góc độ “tổng vốn đầu tư” và ''chủ đầu tư''. Theo phương pháp trực tiếp, người lập dự án liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền dự kiến sẽ phát sinh trong từng giai đoạn để tính được dòng tiền ròng trong suốt chu kỳ của dự án đầu tư. Theo phương pháp gián tiếp, dòng tiền sau thuế được tính bằng cách lấy thu nhập ròng sau thuế cộng lại khấu hao, và điều chỉnh tăng (giảm) tài sản và các khoản phải trả đầu kỳ với cuối kỳ. Bên cạnh đó, dòng tiền được lập trên góc độ “chủ đầu tư” chỉ phản ánh phần vốn mà chủ đầu tư thực sự bỏ ra thêm để thực hiện dự án và những gì chủ đầu tư thu được thêm so với khi không có dự án. Do vậy, trên góc độ “chủ đầu tư”, khoản vay là dòng tiền vào và khoản trả nợ vay cùng với lãi là dòng tiền tiền ra; chi phí chìm không được tính vào vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư. 2. Vốn lưu động ròng Là chênh lệch giữa phần gia tăng tài sản lưu động và phần gia tăng nợ ngắn hạn phải trả tương ứng Δ nhu cầu VLĐ = Δ TSLĐ – Δ Khoản phải trả Sự ảnh hưởng của vốn lưu động ròng tăng thêm đến dòng tiền theo góc độ của chủ đầu tư: chủ đầu tư luôn quan tâm tới phần vốn mà chủ đầu tư thực sự bỏ ra để thực hiện dự án và những gì họ thu được thêm so với khi không có dự án. Chủ đầu tư coi vốn vay các tổ chức tài chính là dòng tiền vào hay khoản thu và khoản trả nợ gốc và lãi là dòng tiền ra hay khoản chi. Đối với chủ đầu tư, dòng tiền được thiết lập trên góc độ “chủ đầu tư” cho thấy khoản chi phí phải bỏ ra và lợi ích thực sự thu được khi tiến hành dự án. Do đó, chủ đầu tư biết được hiệu quả tài chính mang lại cho chủ đầu tư, từ đó đưa ra quyết định đầu tư đúng. Nếu thấy dự án có lợi, chủ đầu tư mới thuyết phục các nhà tài trợ góp vốn cho dự án. Quyết định thực hiện dự án của chủ đầu tư là điều kiện cần; quyết định của các nhà tài trợ vốn cho dự án và của cơ quan thẩm định và cho phép dự án đi vào hoạt động là điều kiện đủ để dự án có thể được triển khai. Vốn lưu động ròng tăng thêm về tài sản lưu động : chủ đầu tư đã đầu tư thêm về tài sản lưu động như Vật tư, nguyên, nhiên liệu (chủng loại, số lượng, giá trị)… vào dự án đầu tư là dòng tiền chảy vào nhiều hơn. Đầu tư nhiều tài sản lưu động vào dự án làm cho dự án mang tính khả thi, tiến hành nhanh chóng và hiệu quả hơn khi có vốn và kỹ thuật. Điều kiền cần và đủ để tiến hành 1 dự án. Vốn lưu động ròng tăng thêm do giảm các khoản phải trả như nợ ngắn hạn, lãi vay… Dòng tiền để đầu tư vào dự án sẽ nhiều hơn và sử dụng có hiệu quả hơn. Tránh được các khoản chi phí không cần thiết, không liên quan đến dự án => Vốn lưu động tăng thêm có ý nghĩa quan trọng đến sự thành công và thời gian hoàn thành của dự án. Tăng vốn lưu động vừa làm tăng những vật tư, thiết bị, kỹ thuật, công nghệ… cần thiết cho dự án, vừa làm giảm các khoản chi phí không cần thiết làm tăng hiệu quả của dự án. 9. Thuế thu nhập doanh nghiệp - Thuế TNDN đánh bào thu nhập chịu thuế trong kỳ của doanh nghiệp. - Thuế TNDN là sắc thuế trực thu, nó mang đầy đủ những ưu nhược điểm của sắc thuế này, thường mang tính lũy tiến, đảm bảo công bằng trong điều tiết, góp phần đảm bảo công bằng xã hội. - Tuy là một sắc thuế trực thu song thuế TNDN không gây phản ứng mạnh mẽ từ đối tượng nộp thuế TNCN(thu nhập cá nhân) vì nó mơ hồ đối vơi người chịu thuế. Chẳng hạn như các cổ đông của công ty cổ phần sẽ hầu như không cảm thấy gì về việc đánh thuế của nhà nước. - Thuế TNDN đánh vào thu nhập chịu thuế của cơ sở kinh doanh bởi vậy mức động viên của NSNN đối với loại thuế này phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả kinh doanh cũng như quy mô lợi nhuận của doanh nghiệp. - Thuế TNDN là một sắc thuế khấu trừ cho TND. Thuế TNDN đánh vào phần thu nhập từ hoạt động kinh doanh của công ty trước khi chia cho những người góp vốn : thuế TNDN đánh vào phần thu nhập mà những người góp vốn nhận được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty mà họ đầu tư. Vì vậy phần thu nhập đã chịu thuế TNDN khi đem chia cho những người góp vốn sẽ được khấu trừ phần thuế TNDN đã nộp khi tính thuế TNDN đã nộp khi tính thuế TNDN hoặc không chịu thuế nữa. Vì vậy nếu phần thuế thu nhập so với lợi nhuận càng cao sẽ làm thu nhập của chủ đầu tư giảm đi càng nhiều. Điều này ảnh hưởng lớn đến quyết định của họ xem có đầu tư cho dự án hay không? Và luồng tiền của dự án âm hay dương cũng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố này. Việc tính toán, xem xét và xử lí các khoán chi phí, vốn lưu động ròng, thuế thu nhập, ảnh hưởng của dự án đến các bộ phận khác giúp công ty: - Kiểm soát và giảm các chi phí: công ty sẽ đưa ra các giải pháp tốt hơn, rẻ hơn cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hay dịch vụ của mình. - Đưa ra các quyết định đúng đắn trong kinh doanh: công ty có thể đưa ra các quyết định tốt hơn về việc đưa ra thị trường loại sản phẩm hay dịch vụ nào có lợi nhuận cao nhất. - Lập kế hoạch kinh doanh cho tương lai: bạn cần nắm vững c