Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thịtrường chứng khoán Việt Nam

Xác định và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một chủ đề rất quan trọng, thu hút được sự quan tâm của các nhà quản trị doanh nghiệp cũng như các nhà nghiên cứu khoa học. Trong những thập niên vừa qua ở các nước phát triển đã có nhiều cuộc nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, vấn đề này được nghiên cứu áp dụng riêng đối với các doanh nghiệp trong ngành xây dựng thì trên thế giới chưa có nhiều và ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào. Mục tiêu của tác giả trong nghiên cứu này là xem xét các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận văn của tác giả sẽ trả lời các câu hỏi: Yếu tố nào tác động? Mức độ tác động của từng yếu tố? Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam có giống với kết quả nghiên cứu ở các nước trên thế giới? Mô hình và giả thuyết nghiên cứu được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận về hoạt động, sản phẩm xây dựng, đặc thù của các doanh nghiệp ngành xây dựng, các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh, các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh và một số nghiên cứu có liên quan trên thế giới. Nghiên cứu sử dụng số liệu của 40 doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các số liệu được truy xuất từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các doanh nghiệp trong kỳ nghiên cứu từ năm 2006 – 2010. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 11.5 để xử lý dữ liệu.

pdf87 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3859 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thịtrường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện, với sự hướng dẫn, hỗ trợ từ Cô PGS.TS Nguyễn Quang Thu. Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2011 Đỗ Dương Thanh Ngọc LỜI CÁM ƠN Lời đầu tiên tôi xin trân trọng cám ơn Quý Thầy Hiệu Trưởng và Ban Giám Hiệu trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi được có cơ hội dự học lớp Cao học Quản trị kinh doanh khóa 17 năm 2007 – 2010 tại nhà trường Đồng thời tôi xin chân thành cám ơn đến Quý Thầy Cô - những người đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt hai năm học cao học vừa qua tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Và tôi rất vô cùng cám ơn Cô PGS.TS Nguyễn Quang Thu đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này Cám ơn tất cả các bạn đồng môn trong lớp vì cơ duyên được gặp nhau, cùng nhau học tập, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, niềm vui trong công việc và cuộc sống Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình tôi, những người thân luôn luôn hỗ trợ và thường xuyên động viên tinh thần tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài nghiên cứu này TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2011 Đỗ Dương Thanh Ngọc TÓM TẮT NỘI DUNG Xác định và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một chủ đề rất quan trọng, thu hút được sự quan tâm của các nhà quản trị doanh nghiệp cũng như các nhà nghiên cứu khoa học. Trong những thập niên vừa qua ở các nước phát triển đã có nhiều cuộc nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, vấn đề này được nghiên cứu áp dụng riêng đối với các doanh nghiệp trong ngành xây dựng thì trên thế giới chưa có nhiều và ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào. Mục tiêu của tác giả trong nghiên cứu này là xem xét các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận văn của tác giả sẽ trả lời các câu hỏi: Yếu tố nào tác động? Mức độ tác động của từng yếu tố? Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam có giống với kết quả nghiên cứu ở các nước trên thế giới? Mô hình và giả thuyết nghiên cứu được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận về hoạt động, sản phẩm xây dựng, đặc thù của các doanh nghiệp ngành xây dựng, các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh, các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh và một số nghiên cứu có liên quan trên thế giới. Nghiên cứu sử dụng số liệu của 40 doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các số liệu được truy xuất từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các doanh nghiệp trong kỳ nghiên cứu từ năm 2006 – 2010. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 11.5 để xử lý dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong các biến xem xét (tỷ lệ nợ - TDTA/TDTE/STDTA/LTDTA, quy mô doanh nghiệp – SIZE, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản – GROWTH, tỷ trọng tài sản cố định – TANG) thì có 1 biến tác động đến hiệu quả kinh doanh được đo lường bởi chỉ số ROA là biến tỷ lệ nợ (TDTA/TDTE/STDTA). Trong đó biến tỷ lệ nợ có tác động rất mạnh theo chiều âm (-) đến hiệu quả kinh doanh. Kết quả nghiên cứu của tác giả cũng phù hợp với một số kết quả nghiên cứu có liên quan trên thế giới và phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng ở Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất các kiến nghị phù hợp đối với doanh nghiệp xây dựng và đối với Nhà nước nhằm cải thiện cơ cấu vốn và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN TÓM TẮT NỘI DUNG MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.....................................................................1 1. Lý do nghiên cứu...........................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................2 4. Phương pháp thực hiện..................................................................................................2 5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu........................................................................................3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG..............................................................4 1.1 Hiệu quả hoạt động kinh doanh DN ngành xây dựng ...................................................4 1.2 Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh các DN xây dựng.......................5 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động kinh doanh các DN xây dựng.....................6 1.3.1Nhóm yếu tố khách quan.......................................................................................6 1.3.2Nhóm yếu tố chủ quan..........................................................................................9 1.4 Thực trạng hoạt động kinh doanh của các DN ngành xây dựng từ năm 2007 – 2011.12 1.5 Đặc thù hoạt động kinh doanh của DN ngành xây dựng.............................................14 1.6 Một số nghiên cứu trên thế giới...................................................................................16 1.6.1Nghiên cứu của Weixu (2005).............................................................................16 1.6.2Nghiên cứu của Dimitris Margaritis và Maria Psillaki (2007)............................17 1.6.3Nghiên cứu của Zeitun & Tian (2007).................................................................17 1.6.4Nghiên cứu của Onaolapo & Kajola (2010)........................................................19 CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU......................................................................21 2.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố tài chính tác động đến HQKD..................21 2.2 Giả thuyết nghiên cứu..................................................................................................24 2.3 Mô tả số liệu và phương pháp thực hiện......................................................................23 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................29 3.1 Mô tả thống kê.............................................................................................................29 3.2 Mô tả hệ số tương quan................................................................................................31 3.3 Xây dựng mô hình ROA..............................................................................................32 3.3.1Khảo sát các dạng hàm hồi quy..........................................................................32 3.3.2Xây dựng hàm hồi quy ROA..............................................................................34 3.3.3Kiểm định mô hình ROA...................................................................................35 3.4 Kết quả nghiên cứu......................................................................................................48 CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG.....................................................................53 4.1 Đối với Doanh nghiệp xây dựng..................................................................................53 4.2 Đối với Nhà nước.........................................................................................................56 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: Danh sách 40 DN ngành xây dựng và tỷ trọng doanh thu xây lắp PHỤ LỤC 2: Hình dáng phân phối của dữ liệu PHỤ LỤC 3: Khảo sát các dạng hàm hồi quy có thể có giữa từng biến độc lập và ROA PHỤ LỤC 4: Kết quả ước lượng mô hình 1 PHỤ LỤC 5: Kết quả ước lượng mô hình 2 PHỤ LỤC 6: Kết quả ước lượng mô hình 3 PHỤ LỤC 7: Các số liệu tính toán dùng trong cuộc nghiên cứu DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DN : Doanh nghiệp HQKD : Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh SXKD : Sản xuất kinh doanh CSH : Chủ sở hữu WACC : Chi phí vốn bình quân gia quyền ROA : Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROE : Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu TDTA : Tỷ lệ nợ trên tổng vốn TDTE : Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu STDTA : Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng vốn LTDTA : Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn SIZE : Quy mô của doanh nghiệp GROWTH : Tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản TANG : Tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản LIN : Hàm hồi quy tuyến tính LOG : Hàm logaristic QUA : Hàm hồi quy bậc 2 CUB : Hàm hồi quy bậc 3 EXP : Hàm số mũ/lũy thừa res_1 : Biến phần dư của mô hình 1 BPres_1 : Biến bình phương phần dư của mô hình 1 ABSres_1 : Biến trị tuyệt đối của phần dư mô hình 1 res_2 : Biến phần dư của mô hình 2 BPres_2 : Biến bình phương phần dư của mô hình 2 ABSres_2 : Biến trị tuyệt đối của phần dư mô hình 2 res_3 : Biến phần dư của mô hình 3 BPres_3 : Biến bình phương phần dư của mô hình 3 ABSres_3 : Biến trị tuyệt đối của phần dư mô hình 3 µ : Hạng nhiễu/Sai số β : Hệ số độ dốc DANH MỤC CÁC HÌNH & BẢNG Hình 2.1 : Mô hình nghiên cứu đề nghị Bảng 2.1 : Mô tả các biến Bảng 3.1 : Mô tả thống kê các biến Bảng 3.2 : Mô tả hệ số tương quan Bảng 3.3 : Các biến đưa vào mô hình Bảng 3.4 : Hệ số tương quan Spearman giữa biến TDTA3 và ABSres_1 Bảng 3.5 : Hệ số tương quan Spearman giữa biến LOG_TDTE và ABSres_2 Bảng 3.6 : Hệ số tương quan Spearman giữa biến STDTA và ABSres_3 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1 : Tốc độ tăng trưởng GDP và ngành công nghiệp – xây dựng giai đoạn 2002 – 2011 Biểu đồ 1.2 : So sánh tỷ lệ nợ của ngành xây dựng và một số nhóm ngành khác ở Việt Nam Biểu đồ 3.1 : Biểu đồ bình phương phần dư theo ROA (mô hình 1) Biểu đồ 3.2 : Biểu đồ tần số Histogram khảo sát phân phối của phần dư (mô hình 1) Biểu đồ 3.3 : Biểu đồ tần số Q-Q Plot khảo sát phân phối của phần dư (mô hình 1) Biểu đồ 3.4 : Biểu đồ phân tán phần dư chuẩn hóa theo thứ tự quan sát (mô hình 1) Biểu đồ 3.5 : Biểu đồ bình phương phần dư theo ROA (mô hình 2) Biểu đồ 3.6 : Biểu đồ tần số Histogram khảo sát phân phối của phần dư (mô hình 2) Biểu đồ 3.7 : Biểu đồ tần số Q-Q Plot khảo sát phân phối của phần dư (mô hình 2) Biểu đồ 3.8 : Biểu đồ phân tán phần dư chuẩn hóa theo thứ tự quan sát (mô hình 2) Biểu đồ 3.9 : Biểu đồ bình phương phần dư theo ROA (mô hình 3) Biểu đồ 3.10: Biểu đồ tần số Histogram khảo sát phân phối của phần dư (mô hình 3) Biểu đồ 3.11: Biểu đồ tần số Q-Q Plot khảo sát phân phối của phần dư (mô hình 3) Biểu đồ 3.12: Biểu đồ phân tán phần dư chuẩn hóa theo thứ tự quan sát (mô hình 3) 1TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1. Lý do nghiên cứu Hiệu quả là vấn đề cơ bản sản xuất kinh doanh của một hình thái kinh tế xã hội. Các chủ thể tham gia vào nền kinh tế tiến hành sản xuất kinh doanh phải đặt mục tiêu hiệu quả lên hàng đầu cùng với nâng cao năng suất và chất lượng. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả là doanh nghiệp thỏa mãn tối đa nhu cầu về hàng hóa – dịch vụ của xã hội trong giới hạn cho phép của các nguồn lực hiện có và thu được nhiều lợi nhuận nhất, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất. Như vậy, có thể nói mục đích chính của sản xuất kinh doanh là lợi nhuận. Lợi nhuận là mục tiêu trước mắt, lâu dài và thường xuyên của hoạt động sản xuất kinh doanh. Có rất nhiều các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố có thể xuất phát từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp như: tình hình kinh tế - chính trị - xã hội, chính sách quy định của Nhà nước … Hoặc các yếu tố đó có thể xuất phát từ bản thân nội tại của doanh nghiệp như: năng lực tài chính, việc huy động và sử dụng vốn, công nghệ, con người, cách thức quản lý … Và tùy theo từng ngành nghề kinh doanh mà các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành khác nhau thì chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động khác nhau. Đất nước ta đang đổi mới và bước vào thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đây sẽ tạo ra nhiều thay đổi to lớn về môi trường hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành xây dựng; bởi lẽ đây là ngành đi tiên phong, tạo thế và lực cho công cuộc đổi mới. Sự thay đổi to lớn về môi trường kinh doanh có thể đồng thời tạo ra những cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp ngành xây dựng. Thách thức lớn nhất đó chính là sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, với các đối thủ mạnh hơn về vốn, về công nghệ, khôn ngoan hơn trong việc sử dụng vốn, cách thức quản lý. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như vậy, làm thế nào để duy trì hiệu quả hoạt động kinh doanh, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây là một câu hỏi lớn và không dễ trả lời đối với các doanh nghiệp trong ngành xây dựng. 2Xuất phát từ tầm quan trọng cũng như tính cấp bách của vấn đề hiệu quả hoạt động kinh doanh và sự cần thiết phải tìm hiểu các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng, tác giả đã lựa chọn đề tài “Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp trong ngành xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam” để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu − Xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh − Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu, từ đó xác định các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp − Đề xuất các kiến nghị để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu − Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh − Phạm vi nghiên cứu: các Doanh nghiệp trong ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 4. Phương pháp thực hiện − Nguồn dữ liệu: báo cáo tài chính đã được kiểm toán từ năm 2006 – 2010 của 40 công ty trong ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam − Phương pháp thực hiện: trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp định lượng và phương pháp định tính. Trong phương pháp định lượng, tác giả sử dụng công cụ kinh tế lượng hồi quy để thực hiện ước lượng, kiểm định mô hình và từ đó xác định được các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả 3hoạt động kinh doanh. Phương pháp định tính được sử dụng để thống kê, so sánh kết quả nghiên cứu với các kết quả của các nghiên cứu liên quan, cũng như đề xuất các kiến nghị phù hợp. 5. Kết cấu của đề tài: gồm 4 chương − Tổng quan về đề tài nghiên cứu − Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng − Chương 2: Mô hình nghiên cứu − Chương 3: Kết quả nghiên cứu − Chương 4: Đề xuất kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngành xây dựng − Kết luận Xác định các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh – Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh – Nghiên cứu (trên thế giới) về các yếu tố tác động hiệu quả kinh doanh – Thực trạng hoạt động kinh doanh của DN ngành xây dựng từ 2007 - 2010 – Xây dựng mô hình các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh – Ước lượng, kiểm định mô hình – Phân tích, kết luận – Dữ liệu thứ cấp. – Phương pháp định lượng: mô hình hồi quy Kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN ngành xây dựng 4CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG 1.1 Hiệu quả hoạt động kinh doanh Doanh nghiệp ngành xây dựng Hiệu quả hoạt động kinh doanh (HQKD) là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của DN nhằm đạt kết quả cao nhất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) với chi phí thấp nhất. HQKD của DN biểu hiện mối tương quan giữa kết quả nhận được ở đầu ra của một quá trình và chi phí đầu vào. Nếu gọi H là HQKD thì H được thể hiện theo công thức toán học như sau1: H = Kết quả đầu ra - Chi phí đầu vào H = Kết quả đầu ra / Chi phí đầu vào Như vậy HQKD của DN ngành xây dựng biểu hiện mối tương quan giữa kết quả đầu ra là thu nhập của DN và chi phí đầu vào cụ thể như sau: Thu nhập của Doanh nghiệp xây dựng: là toàn bộ khoản tiền thu được từ các hoạt động SXKD của DN. Các khoản thu nhập của DN xây dựng bao gồm2: − Thu nhập bán hàng hay còn gọi là doanh thu từ hoạt động bàn giao công trình, hạng mục hoàn thành cho đơn vị giao thầu, đây là nội dung chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập của DN xây dựng − Thu nhập về tiêu thụ sản phẩm từ các hoạt động SXKD phụ của DN xây dựng − Thu nhập từ các hoạt động đầu tư tài chính vào các đơn vị khác, bao gồm các khoản thu từ hoạt động liên doanh, góp vốn, đầu tư tài chính ra ngoài doanh nghiệp − Thu nhập từ các hoạt động tài chính, bao gồm các khoản thu được từ các hoạt động có liên quan đến huy động, quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của DN 1 Bùi Xuân Phong (2007), Phân tích hoạt động kinh doanh, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, trang 72 - 73 2 Nguyễn Thị Thu Thủy (2008), Giáo trình tài chính trong DN xây dựng, Đại học Bách khoa Đà Nẵng, tr.50 5− Thu nhập từ các hoạt động khác (hoạt động bất thường) bao gồm các khoản thu nhập không thường xuyên, không ổn định, khó dự kiến trước như thu nhập về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định … thu từ các khoản nợ không ai đòi. Chi phí của Doanh nghiệp xây dựng: Chi phí SXKD của DN là toàn bộ chi phí mà DN phải bỏ ra để thực hiện hoạt động SXKD trong một thời kỳ nhất định. Có rất nhiều cách để phân loại chi phí, nếu phân loại chi phí theo khoản mục tính giá thành thì chi phí bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung. Chi phí/Giá thành toàn bộ công trình xây lắp bao gồm: giá thành sản phẩm xây lắp + chi phí bán giá thành sản phẩm. Trong đó, giá thành sản phẩm xây lắp gồm 4 khoản mục: chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung3 1.2 Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng Thông thường hiệu quả kinh doanh của DN ngành xây dựng được phản ánh qua các chỉ số4: Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN = Doanh thu – Tổng chi phí. Chỉ số này phản ánh hiệu quả tuyệt đối phần lợi nhuận, tức là phần chênh lệch giữa kết quả đầu ra và chi phí đầu vào và là số tiền DN thực thu được sau một quá trình hoạt động SXKD. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của chỉ số này là rất khó để so sánh HQKD giữa các DN trong cùng ngành nghề với nhau. Ví dụ, những DN xây dựng có quy mô lớn (tổng tài sản, nguồn vốn lớn) thì tất nhiên sẽ tạo ra lợi nhuận lớn hơn những DN có quy mô nhỏ, nhưng điều này không có nghĩa là các DN lớn hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn các DN nhỏ. Như vậy, chỉ số hiệu quả tuyệt đối không cho biết khả năng sử dụng tiết kiệm hay lãng phí các chi phí đầu vào. Để khắc phục được nhược điểm này, người ta có thể sử dụng các chỉ số hiệu quả sau: 3 Nguyễn Thị Thu Thủy (2008), Giáo trình tài chính trong DN xây dựng, Đại học Bách khoa Đà Nẵng, tr.54 4 Nguyễn Thị Thu Thủy (2008), Giáo trình tài chính trong DN xây dựng, Đại học Bách khoa Đà Nẵng, tr.55-56 6ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân. Chỉ số này cho biết bình quân 1 đồng vốn CSH được bỏ vào đầu tư thì sau quá trình hoạt động SXKD, chủ sở hữu thu lại được bao nhiêu đồng lời. Đây là một chỉ số được sử dụng rất phổ biến bởi tính đơn giản, dễ hiểu và dễ so sánh giữa các DN trong cùng ngành nghề với quy mô khác nhau
Luận văn liên quan