Cách ứng xử chi phí và lập dự toán chi phí ở doanh nghiệp

MỤC LỤC Phần 1: Lời Mở đầu1 Phần 2: Nội dung2 A. Cách ứng xử chi phí ở doanh nghiệp2 I. Định nghĩa về cách ứng xử chi phí ở doanh nghiệp2 1. Định nghĩa về cách ứng xử chi phí cố định2 2. Định nghĩa về cách ứng xử chi phí biến đổi2 II. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí2 1. Biến phí (chi phí biến đổi, chi phí khả biến, VC)2 a. Khái niệm 1:2 b. Khái niệm 2:2 c. Xét về tính chất tác động, biến phí chia làm 2 loại: Biến phí tỷ lệ và biến phí cấp bậc3 2. Định phí (chi phí cố định, chi phí bất biến, FC)5 a. Cơ sở phân biệt định phí và biến phí cấp bậc6 b. Cách ứng xử của định phí và biến phí trong mối quan hệ với mức hoạt động được tóm tắt qua bảng sau:6 d. So sánh định phí bắt buộc và định phí tùy ý8 e. Sự khác biệt giữa định phí tùy ý và biến phí cấp bậc9 g. Định phí trong các mối quan hệ với phạm vi phù hợp10 h. Xu hướng tăng dần định phí so với biến phí10 i. Đồ thị biểu diễn định phí như sau:10 3. Chi phí hỗn hợp (MC)11 a. Khái niệm:11 b. Một số ví dụ về chi phí hỗn hợp11 c. Kỹ thuật ước lượng chi phí hỗn hợp: Có 3 phương pháp13 III. Nhận diện về cách ứng xử của chi phí17 1. Phương pháp tài khỏan17 2. Phương pháp kỹ thuật18 3. Phương pháp phỏng vấn18 B. Cách lập dự Toán theo cách ứng xử của chi phí18 I. Nội Dung của dự toán tổng thể doanh nghiệp18 1. Dự toán hoạt động19 a. Dự toán bán hàng (dự toán tiêu thụ)19 b. Dự toán sản xuất, (dự toán mua hàng)19 c. Dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp20 2. Dự toán tài chính20 a. Dự toán vốn bằng tiền20 b. Báo cáo lãi - lỗ dự toán20 c. Lập bảng cân đối kế toán dự toán20 d. Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự toán20 II. Dự toán linh hoạt20 Phần 3: Kết luận26

doc31 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 8725 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cách ứng xử chi phí và lập dự toán chi phí ở doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU Chúng ta thấy phần lớn quá trình cung cấp thông tin cho kế hoạch và ra các quyết định trong quá trình kinh doanh đều phụ thuộc vào việc phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí. Để đáp ứng nhu cầu lập kế hoạch, kiểm soát các hoạt động kinh doanh và chủ động điều tiết chi phí hỗn hợp của các nhà quản trị doanh nghiệp. Kế toán quản trị tiến hành phân loại chi phí và phân tích chi phí hỗn hợp theo cách ứng xử của chi phí. Tức là, khi các chi phí trong doanh nghiệp biến đổi thì các nhà quản trị doanh nghiệp phải thấy trước sự biến động của các chi phí đó. Nếu các nhà quản trị doanh nghiệp muốn có những thông tin tối ưu nhất để đưa ra các quyết định tốt nhất thì sự nhận diện về cách ứng xử của chi phí là một trong những kỹ năng rất cần thiết đối với công việc của họ. Dự toán là tổng thể các dự toán về khối lượng được thể hiện theo một cơ cấu nhất định và là sự cụ thể hóa bằng các con số, các kế hoạch và các dự án. Cho nên quá trình lập dự toán bao gồm tất cả các chức năng và các cấp quản lý cho dù phương pháp lập dự toán giữa các doanh nghiệp là khác nhau. Có 2 quan điểm về cách lập dự toán là phương pháp lập từ quản lý cấp cao và phương pháp lập từ cơ sở. Hay nói cách khác là phương pháp lập dự toán tổng thể và dự toán linh hoạt. Trong đó, phương pháp lập dự toán linh hoạt được thực hiện thông qua mô hình ứng xử của chi phí giúp cho các nhà quản trị xây dựng các mục tiêu do chính họ đề ra trong tương lai. PHẦN 2: NỘI DUNG A. CÁCH ỨNG XỬ CHI PHÍ Ở DOANH NGHIỆP I. Định nghĩa về cách ứng xử chi phí ở doanh nghiệp 1. Định nghĩa về cách ứng xử chi phí cố định Theo cách ứng xử thì chi phí cố định là chi phí cơ cấu mà phụ thuộc vào khả năng sản xuất hay các quyết định đầu tư đã được định sẵn. Chi phí cố định không phụ thuộc vào số lượng, mức độ hoạt động. 2. Định nghĩa về cách ứng xử chi phí biến đổi Theo cách ứng xử thì chi phí biến đổi là chi phí phụ thuộc vào mức độ hoạt động. Muốn thực hiện loại chi phí này, trước tiên ta phải giả thiết về tính tuyến tính và tỷ lệ của loại chi phí này. II. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí Theo cách ứng xử chi phí ở doanh nghiệp thì chi phí hoạt động kinh doanh được chia làm 3 loại đó là: biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp. 1. Biến phí (chi phí biến đổi, chi phí khả biến, VC) a. Khái niệm 1: Biến phí là chi phí mà xét về mặt tổng số có quan hệ tỷ lệ thuận với những thay đổi của một hoạt động cụ thể nào đó. Mức hoạt động gồm: số lượng sản phẩm sản xuất, số lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu, số giờ máy chạy,... Biến phí khi tính cho một đơn vị hoạt động thì ổn định, không thay đổi. Nếu không có hoạt động thì biến phí bằng không. b. Khái niệm 2: Biến phí là những khỏan mục chi phí thay đổi tỷ lệ với mức độ hoạt động của đơn vị. Mức độ hoạt động có thể là: số lượng sản phẩm sản xuất ra, số lượng sản phẩm tiêu thụ, số giờ vận hành máy,... Các chỉ tiêu này có thể thay đổi tỷ lệ với mức sản xuất hoặc mức độ hoạt động tiêu dùng. Nếu xét về tổng số, biến phí thay đổi tỷ lệ thuận, ngược lại, nếu xem xét trên một đơn vị mức dộ hoạt động (ví dụ: một sản phẩm, một giờ máy chạy...) biến phí là 1 hằng số. Trong một doanh nghiệp sản xuất, biến phí tồn tại khá phổ biến như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí năng lượng,... Những chi phí này tăng khi mức độ hoạt động của doanh nghiệp tăng và ngược lại. c. Xét về tính chất tác động, biến phí chia làm 2 loại: Biến phí tỷ lệ và biến phí cấp bậc + Biến phí tỷ lệ (biến phí thực thụ, biến phí tuyệt đối): Biến phỉ tỷ lệ là biến phí có quan hệ tỷ lệ thuận với mức hoạt động. Ví dụ: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp, chi phí giống cây trồng,... tỷ lệ thuận với mức hoạt động sản xuất. Nói cách khác, biến phí tỷ lệ là loại biến phí mà sự biến động của chúng thực sự thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động. Ví dụ: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí hoa hồng bán hàng,... Trong lĩnh vực toán học, biến phí tỷ lệ được biểu diễn theo phương trình sau: y = ax Trong đó: y: tổng biến phí a: biến phí trên 1 đơn vị mức độ hoạt động x: mức độ hoạt động  Theo cách ứng xử chi phí trên, muốn kiểm soát được biến phí tỷ lệ các nhà quản trị không những kiểm soát theo tổng số mà còn phải kiểm soát tốt biến phí trên một mức độ hoạt động (gọi là định mức biến phí) ở các mức độ ai khác nhau. Việc hoạch định, xây dựng và hoàn thiện định mức biến phí tỷ lệ là điều kiện để các nhà quản trị tiết kiệm, kiểm soát biến phí và giá thành sản phẩm một cách chặt chẽ hơn. + Biến phí cấp bậc: Biến phí cấp bậc là chi phí thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi nhiều và rõ ràng. Biến phí loại này không đổi khi mức độ hoạt động căn cứ thay đổi ít. Nói cách khác, biến phí loại này cũng có quan hệ tỷ lệ nhưng không tuyến tính với mức độ hoạt động thay đổi, cho phép chi phí thay đổi để tương ứng với mức độ hoạt động mới. Ví dụ: chi phí tiền lương trả cho thợ sửa chữa bảo trì, chi phí điện năng,... những chi phí này thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động của doanh nghiệp nhưng chúng chỉ thay đổi khi mức độ hoạt động của máy móc thiết bị và quy mô sản xuất đạt đến một phạm vi nhất định. Điều này được thể hiện trong việc giám sát chi phí bảo dưỡng máy may của một Công ty xuất khẩu hàng may mặc: 10 máy may hoạt động cần 1 thợ sửa chữa, lương hàng tháng là: 900.000đ/1 thợ. Nếu bên nhận hàng thông báo tăng số lượng sản phẩm lên gấp đôi vì mẫu mã và chất lượng quần áo quá tốt. Lúc này Công ty phải tăng đầu vào của nguyên liệu vải, huy động thêm máy móc thiết bị là 50 máy cần 3 công nhân sửa chữa, lương 2.500.000đ/tháng cho cả 3 công nhân,... Xét về mặt toán học, biến phí cấp bậc được biểu diễn theo phương trình sau: y = ai xi   Trong đó: a: là biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động ở phạm vi i. y: là tổng biến phí cấp bậc x: là mức độ hoạt động ở phạm vi i. Theo cách ứng xử này, muốn đối phó với biến phí cấp bậc thì các nhà quản trị doanh nghiệp phải nắm được toàn bộ khả năng cung ứng của từng bậc để đánh giá khuynh hướng hoạt động đúng mức tương xứng với các chi phí trên. Ngoài ra điều này còn nhằm mục đích tránh khuynh hướng huy động quá nhiều so với nhu cầu. Bởi vì điều này sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp khi nhu cầu giảm. Ví dụ: Khi sức ép của công việc ít thì tốc độ làm việc của công nhân thỏai mái, sức ép của công việc nhiều thì tốc độ làm việc của công nhân phải được tăng cường. Tức là, các biến động nhỏ của mức độ hoạt động không ảnh hưởng gì đến số lượng công nhân cần làm việc. Khi nào mức độ hoạt động thay đổi nhiều và rõ ràng thì mới có sự thay đổi về số lượng công nhân. 2. Định phí (chi phí cố định, chi phí bất biến, FC) Định phí là những khỏan chi phí xét về mặt tổng số không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi, nhưng khi tính cho một đơn vị hoạt động thì định phí thay đổi. Khi mức độ hoạt động tăng thì định phí tính cho một đơn vị hoạt động giảm và ngược lại. Định phí gồm các khỏan chi phí như khấu hao (tính theo phương pháp đường thẳng), chi phí quảng cáo, tiền lương của bộ phận quản lý,... Ngoài ra, định phí chỉ không thay đổi trong phạm vi hoạt động liên quan. Khi doanh nghiệp mở rộng phạm vi hoạt động, chẳng hạn: Xây dựng thêm nhà xưởng, mua thêm MMTB, tuyển thêm nhân viên văn phòng,... thì định phí thay đổi và chuyển đến một phạm vi hoạt động mới. Nói cách khác, định phí là những khỏan mục chi phí ít thay đổi hoặc không thay đổi theo mức độ hoạt động của đơn vị. Nếu xét về tổng chi phí, định phí không thay đổi, ngược lại trên một mức độ hoạt động định phí tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động. Tức là, mức hoạt động càng cao thì định phí cho một đơn vị mức độ hoạt động càng giảm. Và doanh nghiệp có hoạt động hay không hoạt động thì định phí vẫn tồn tại. Trong doanh nghiệp sản xuất hay thương mại, định phí được thể hiện ở các khỏan mục như: chi phí khấu hao, chi phí thuê nhà xưởng, chi phí quảng cao, chi phí giao tiếp,... a. Cơ sở phân biệt định phí và biến phí cấp bậc Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa định phí và chi phí biến đổi cấp bậc đó là: - Chi phí biến đổi cấp bậc thay đổi nhanh chóng khi hoạt động thay đổi. Còn định phí thì thường bị ràng buộc ít nhất tới hết kỳ kết hoạch mới thay đổi được. - Định phí gắn liền với khoảng thời gian nhất định. b. Cách ứng xử của định phí và biến phí trong mối quan hệ với mức hoạt động được tóm tắt qua bảng sau: Chi phí  Ứng xử của chi phí khi hoạt động thay đổi    Tổng chi phí  Chi phí đơn vị   Biến phí  Thay đổi  Không đổi   Định phí  Không đổi  Thay đổi   c. Phân loại định phí: Chia làm 2 loại: - Định phí tùy ý - Định phí bắt buộc + Định phí tùy ý (định phí không bắt buộc): Định phí tùy ý là định phí có thể được thay đổi nhanh chóng bằng hành động quản trị. Các nhà quản trị quyết định mức độ và số lượng định phí này trong các quyết định hàng năm. Ví dụ: Chi phí quảng cáo, đào tạo nhân viên, nghiên cứu, giao dịch,... Nói cách khác, định phí tùy ý còn được xem như chi phí bất biến quản trị. + Định phí bắt buộc: Định phí bắt buộc là định phí không thể thay đổi một cách nhanh chóng. Bởi vì chúng thường liên quan đến tài sản cố định (TSCĐ) và cấu trúc cơ bản của doanh nghiệp. Ví dụ: Chi phí khấu hao TSCĐ, thuế tài sản, tiền lương của các thành viên trong cơ cấu tổ chức cơ bản của doanh nghiệp. Nói cách khác, định phí bắt buộc là những định phí có tính chất cơ cấu, liên quan đến cấu trúc tổ chức của một doanh nghiệp mà rất khó thay đổi, nếu muốn thay đổi loại phí này cần phải có một khoảng thời gian tương đối dài. Ví dụ: Chi phí khấu hao nhà xưởng, chi phí khấu hao phương tiện vận tải, chi phí về lương, bảo hiểm của các nhà quản trị chủ chốt trong doanh nghiệp. Định phí bắt buộc có hăi đặc điểm cơ bản sau: + Tồn tại lâu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp + Không thể cắt giảm đến bằng không trong một thời gian ngắn. Do định phí bắt buộc có bản chất lâu dài và có ảnh hưởng đến mục tiêu của doanh nghiệp nên khi đưa ra quyết định đầu tư vào tài sản cố định, các nhà quản trị phải cân nhắc thật kĩ, chính xác. Bởi vì khi đã quyết định thì doanh nghiệp buộc phải tuân theo quyết định đã đề ra trong một thời gian dài. Ngoài ra, định phíc bắt buộc không thể tùy tiện cắt giảm trong một thời gian ngắn. Bởi vì, nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh lời hoặc các mục đích lâu dài khác của doanh nghiệp. Vì thế, dù mức hoạt động có bị giảm ở một kỳ nào đó thì định phí bắt buộc vẫn không đổi. Bởi vì nếu cắt giảm chi phí giải quyết được tình trạng khó khăn hiện tại nhưng phải trả giá đắt sau này. Xét về mặt toán học, định phí bắt buộc được biểu diễn bằng đường thẳng sau: y = b   Trong đó: b: là hằng số y: là tổng định phí bắt buộc Dựa vào hai đặc điểm trên của định phí bắt buộc, việc dự báo và kiểm soát định phí bắt buộc phải bắt đầu từ lúc xây dựng, triển khai dự án, xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp. Khi đã đưa ra quyết định dự án đã được thực hiện thì chi phí hoạt động của doanh nghiệp bị ràng buộc bởi các quyết định có tính chất cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp đó trong nhiều năm. Điều này được thể hiện qua việc đầu tư dự án của một Công ty X. Đó là dự án đầu tư máy móc thiết bị của một Công ty X. Muốn đầu tư vào dự án này trước tiên chúng ta cần phải khảo sát kỹ về vị trí địa lý, công dụng của loại máy móc cần đầu tư, kinh phí đầu tư,... Khi máy móc được đưa vào sử dụng thì khấu hao máy móc thiết bị là chi phí mà doanh nghiệp phải chịu trong nhiều năm. Khi doanh nghiệp hoạt động và ngay cả khi ngừng hoạt động. Bên cạnh những ứng xử trên của các nhà quản trị đối với định phí bắt buộc, muốn tiết kiệm và tăng nhanh khả năng thu hồi vốn đầu tư, tránh bớt những rủi ro cần phải tận dụng và khai thác hết công suất của tài sản dài hạn, việc phát huy kiến thức, khả năng, mở rộng quy mô quản lý của các nhà quản trị cấp cao là việc cần phải thực hiện trong thời gian phát sinh định phí bắt buộc. d. So sánh định phí bắt buộc và định phí tùy ý Định phí bắt buộc và định phí tùy ý thực chất tùy vào cách suy nghĩ của từng nhà quản trị và có những khoản định phí nằm trên ranh giới của định phí bắt buộc và định phí tùy ý. Ví dụ: Muốn cho Công ty tồn tại và phát triển bền vững thì Công ty phải thuê người để quản lý Công ty. Nhưng mức lương và số lượng người cần thuê sẽ do các nhà quản trị hiện hành của Công ty quyết định. + Định phí bắt buộc không thể được cắt giảm tùy tiện nhưng định phí tùy ý nếu bị tùy tiện cắt giảm trong các chương trình cắt giảm chi phí thì sẽ gây ảnh hưởng lâu dài. Ví dụ: Cắt giảm chi phí quảng cáo sẽ gây ảnh hưởng làm giảm sự nhận biết của người mua đối với hàng hóa của Công ty. Việc này làm cho sự chấp nhận sản phẩm của Công ty sẽ không tốt trong tương lai. + Các nhà quản trị doanh nghiệp xử lý định phí bắt buộc và định phí tùy ý hòan toàn khác nhau. Trong các chương trình cắt giảm chi phí thì định phí tùy ý thường giảm đầu tiên, định phí bắt buộc không đổi, nếu có thì cũng rất ít. Bên cạnh đó, các nhà quản trị có khuynh hướng xem xét các định phí tùy ý chặt chẽ và thường xuyên hơn các định phí bắt buộc. + Khái niệm định phí bắt buộc và định phí tùy ý tùy thuộc vào cách nhìn nhận riêng của từng nhà quản trị trong doanh nghiệp. Cụ thể, có những nhà quản trị nhìn nhận các khỏan định phí này là bắt buộc nên họ rất ngại khi điều chỉnh, nhưng những người khác lại cho nó là định phí tùy ý. Cho nên thường xuyên xem xét lại và điều chỉnh khi có điều kiện. Ví dụ: Trong mùa nắng, Công ty sản xuất quần áo đông có gặp trở ngại trong công việc sản xuất cho nên tiến độ sản xuất bị ảnh hưởng, có lúc không có việc hoặc có nhưng rất ít việc. Nếu nhà quản trị Công ty nhận định rằng đây là định phí tùy ý thì trong thời điểm này nhà quản trị sẽ cho nghỉ bớt một số công nhân cho phù hợp với khối lượng công việc. Ngược lại, nếu nhà quản trị nhận định là định phí bắt buộc thì nhà quản trị sẽ duy trì số công nhân đó tuy khối lượng công việc rất ít hoặc không có việc làm. Bên cạnh đó giữa định phí bắt buộc và định phí tùy ý có 2 điểm khác biệt cơ bản. Đó là: + Định phí tùy ý liên quan đến kế hoạch ngắn hạn và ảnh hưởng đến dòng chi phí của doanh nghiệp hàng năm, ngược lại, định phí bắt buộc thường gắn liền với kế hoạch dài hạn và chịu sự ràng buộc trong nhiều năm. + Nếu cần thiết, chúng ta có thể cắt bỏ định phí tùy ý nhưng điều này không thể tiến hành với định phí bắt buộc. Ví dụ: một Công ty X, phải tốn 10.000.000đ để đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn. Nếu Công ty kinh doanh gặp khó khăn, Công ty có thể cắt giảm chi phí đào tạo bồi dưỡng này và có thể cắt giảm đến 0. Ngược lại, chi phí khấu hao máy móc thiết bị hàng năm của Công ty là 50.000.000đ, Công ty không thể cắt giảm chi phí này khi gặp khó khăn, thua lỗ và chi phí này luôn tồn tại cho tới khi thanh lý, nhượng bán máy móc thiết bị. Xét về mặt quản lý, các nhà quản trị không bị ràng buộc nhiều bởi các quyết định về định phí tùy ý. Hàng năm, nhà quản trị phải xem xét để điều chỉnh mức độ chi phí, có thể điều chỉnh tăng, giảm hoặc cắt bỏ hoàn tòan định phí tùy ý. e. Sự khác biệt giữa định phí tùy ý và biến phí cấp bậc Một là, biến phí cấp bậc có thể điều chỉnh thay đổi rất nhanh khi các điều kiện thay đổi. Nhưng định phí tùy ý để xác định và khó thay đổi hơn mặc dù bản chất của nó có thể điều chỉnh theo hành vi quản trị. Ví dụ: tiền lương công nhân được điều chỉnh nhanh chóng nhưng chi phí đào tạo bồi dưỡng nhân viên bị ràng buộc bởi kế hoạch và phương hướng hàng năm của Ban giám đốc nên khó thay đổi hơn. Hai là, khi mức độ hoạt động gia tăng thì định phí tùy ý không nhất thiết phải tăng. Ví dụ: Khi tăng quy mô sản xuất thì chắc chắn là chi phí lương thợ sửa chữa bảo trì sẽ tăng nhưng chi phí đào tạo bồi dưỡng chưa chắc đã tăng, có khi còn bị giảm xuống. g. Định phí trong các mối quan hệ với phạm vi phù hợp Định phí có mức độ tương xứng với một phạm vi phù hợp của mức độ hoạt động. Khi mức độ hoạt động vượt quá phạm vi phù hợp thì định phí bắt buộc thay đổi để phù hợp với mức độ hoạt động tăng lên. Ví dụ: Một Công ty muốn mở rộng mức độ hoạt động thì cần phải đầu tư thêm máy móc thiết bị, tìm thêm mặt bằng, thuê thêm công nhân, vay thêm vốn,.. Tức là, định phí đã tăng lên để phù hợp với việc tăng thêm máy móc thiết bị đáp ứng nhu cầu tăng lên để phù hợp với việc tăng thêm máy móc thiết bị đáp ứng nhu cầu tăng lên của mức độ hoạt động. h. Xu hướng tăng dần định phí so với biến phí Hiện nay, các doanh nghiệp thường có xu hướng tăng định phí nhiều hơn so với biến phí. Bởi vì: Thứ nhất, càng về sau thì các doanh nghiệp thường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mình. Khoa học kỹ thuật ngày càng được ứng dụng nhiều tức là doanh nghiệp đầu tư máy móc thiết bị ngày càng tiên tiến và nhiều hơn về số lượng làm cho định phí tăng lên. Thứ hai, các tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngày càng hoạt động nhiều và phát triển hơn trước. Vì thế, phần lớn công nhân là thành viên của các tổ chức công đoàn, họ đã đấu tranh đòi bảo đảm công việc làm và tiền lương ổn định hơn,...Tức là , thông qua hợp đồng lao động , mức lương được quy định rõ ràng , thời gian lao động của công nhân được đảm bảo cho sức khỏe. Điều này, đã làm cho biến động của chi phí lao động giảm so với biến động của sản xuất . Hai nguyên nhân này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển lâu dài và cơ bản của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Nhưng khi định phí có tỷ lệ cao hơn so với biến phí thì các nhà quản trị doanh nghiệp dễ bị động và rất ít sự lựa chọn trong các quyết định hàng ngày khi lập kế hoạch. i. Đồ thị biểu diễn định phí như sau: 3. Chi phí hỗn hợp (MC) a. Khái niệm: Chi phí hỗn hợp là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố biến phí và định phí. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thể hiện các đặc điểm của định phí, quá mức hoạt động căn bản chi phí hỗn hợp thể hiện các đặc điểm của biến phí. Chi phí hỗn hợp = Biến phí + Định phí Đồ thị biểu diễn chi phí hỗn hợp:  b. Một số ví dụ về chi phí hỗn hợp Trong thực tế, một doanh nghiệp có chi phí hỗn hợp tồn tại rất nhiều gồm: chi phí thuê bao điện thoại, chi phí thuê máy móc thiết bị, chi phí điện năng, chi phí thuê phương tiện vận tải,... Ví dụ 1: Chi phí điện thoại của 1 Công ty có thuê bao: 68.000đ/tháng, được gọi 450 phút, 1 phút gọi phải trả 150đ. Ta có phương trình: y = 68.000 + 150 (x - 450) Trong đó: y: là chi phí x: là số phút gọi Nếu x > 450 ( y là biến phí x = 450 ( y = 68.000 và là chi phí hỗn hợp x < 450(y là định phí. Đồ thị có dạng: Ví dụ 2: Chi phí thuê bao Vietel là 63.000đ/tháng, block 130đ/block. Ta có phương trình: y=63.000 + 130x Trong đó: y: là chi phí x: là số block gọi Đồ thị có dạng: Ví dụ 3: Một Công ty thuê máy móc thiết bị để sản xuất. Hợp đồng thuê máy quy định như sau: Chi phí thuê cố định hàng năm 30.000.000đ, điều kiện vận hành máy tối thiểu theo hợp đồng thuê là: 5.000h/máy, tiền phụ trội vận hành máy là: 10.000đ/1 giờ. Giả sử vào năm N, Công ty trên vận hành 5.500h/máy thì: Số tiền phải trả theo hợp đồng thuê máy là: 30.000.000đ (5.500 - 5.000) 10.000 = 35.000.000đ Vậy, Công ty không vận hành máy hoặc vận hành nhỏ hơn 5.000h/máy trong một năm thì chi phí thuê máy là định phí, mức hoạt động từ 5.000h ( 5.500h/máy tính theo biến phí, tổng hợp lại ta có chi phí thuê máy là 1 khỏan chi phí hỗn hợp gồm cả biến phí và định phí. Chi phí hỗn hợp của chi phí thuê máy được biểu diễn bằng phương trình sau: y = ax + b Đồ thị có dạng sau: Trong thực tế hay đồ thị, chi phí hỗn hợp tồn tại theo 2 phần: định phí và biến phí. Cho nên các nhà quản trị doanh nghiệp phải tiến hành nhận định và lựa chọn thích hợp những phần chi phí khi xây dựng ngân sách chi phí cho doanh nghiệp. Ta đã biết, muốn quản lý biến phí thích hợp ta phải xây dựng và kiểm soát tốt định mức.
Luận văn liên quan