Cải cách chính sách thuế ở Việt Nam

Đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, thuế đóng vai trò là công cụ quan trọng của Nhà nước để quản lý, điều tiết sản xuất kinh doanh cũng như phân phối tiêu dùng, thúc đẩy kinh tế phát triển. Thuế là nguồn thu chủ yếu trong ngân sách nhà nước, bảo đảm sự tồn tại cho bộ máy chính trị quốc gia, và là nguồn tài chính không thể thiếu cho các chính sách đầu tư công, phát triển cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ cho các hoạt động kinh tế, và đảm bảo cho đời sống an sinh xã hội. Có được một hệ thống chính sách thuế phù hợp, đồng bộ, hoàn thiện và luôn theo kịp sự vận động phát triển của thực tiễn là điều kiện cần thiết và cấp bách. Chính sách thuế không những phải phù hợp với tình hình và định hướng phát triển của quốc gia, mà còn phải phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng như hiện nay. Bởi vậy một tất yếu đó là, chính sách thuế của Việt Nam phải không ngừng được cải cách, kiện toàn, trở thành công cụ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, ổn định chính trị, thực hiện công bằng xã hội, và phân bổ hiệu quả các nguồn lực, vì mục tiêu phát triển bền vững. Bài tiểu luận “Cải cách chính sách thuế ở Việt Nam” đưa ra những tìm hiểu cơ bản về thực trạng cải cách chính sách thuế ở Việt Nam từ trước đến nay và kiến nghị một số giải pháp nhằm cải cách, nâng cao hiệu quả chính sách thuế ở Việt Nam.

doc41 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7471 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cải cách chính sách thuế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU (( Đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, thuế đóng vai trò là công cụ quan trọng của Nhà nước để quản lý, điều tiết sản xuất kinh doanh cũng như phân phối tiêu dùng, thúc đẩy kinh tế phát triển. Thuế là nguồn thu chủ yếu trong ngân sách nhà nước, bảo đảm sự tồn tại cho bộ máy chính trị quốc gia, và là nguồn tài chính không thể thiếu cho các chính sách đầu tư công, phát triển cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ cho các hoạt động kinh tế, và đảm bảo cho đời sống an sinh xã hội. Có được một hệ thống chính sách thuế phù hợp, đồng bộ, hoàn thiện và luôn theo kịp sự vận động phát triển của thực tiễn là điều kiện cần thiết và cấp bách. Chính sách thuế không những phải phù hợp với tình hình và định hướng phát triển của quốc gia, mà còn phải phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng như hiện nay. Bởi vậy một tất yếu đó là, chính sách thuế của Việt Nam phải không ngừng được cải cách, kiện toàn, trở thành công cụ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, ổn định chính trị, thực hiện công bằng xã hội, và phân bổ hiệu quả các nguồn lực, vì mục tiêu phát triển bền vững. Bài tiểu luận “Cải cách chính sách thuế ở Việt Nam” đưa ra những tìm hiểu cơ bản về thực trạng cải cách chính sách thuế ở Việt Nam từ trước đến nay và kiến nghị một số giải pháp nhằm cải cách, nâng cao hiệu quả chính sách thuế ở Việt Nam. Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ: Khái niệm: Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các cá nhân và tổ chức có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Đặc điểm: Thuế luôn gắn liền với quyền lực của Nhà nước Có thể nói, đánh thuế là một đặc quyền của Nhà nước, đặc quyền này được quy định bằng luật pháp. Chẳng hạn, chương II – CHẾ ĐỘ KINH TẾ, Điều 22 của Hiến Pháp nước ta quy định: “Các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, …”; “Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật”. Thuế là một phần thu nhập của các tầng lớp dân cư bắt buộc nộp cho Nhà nước Nhà nước sử dụng quyền lực chính trị buộc người nộp thuế phải chuyển giao một phần thu nhập cho Nhà nước thông qua quy định pháp luật về thuế. Thuế là hình thức chuyển giao thu nhập không mang tính chất hoàn trả trực tiếp Một đặc điểm dễ nhận thấy là thuế không mang tính đối giá. Nghĩa là không có sự chuyển giao hàng hóa – dịch vụ giữa đối tượng nộp thuế và Nhà nước. Lợi ích của đối tượng nộp thuế có được từ việc Nhà nước thông qua việc chi tiêu của Chính phủ như: chi đầu tư cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, …) hay thông qua các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước; … Phân loại thuế: Căn cứ vào tính chất Thuế trực thu: Thuế gián thu là loại thuế mà người trực tiếp nộp thuế không phải là người chịu thuế. Nó là yếu tố cấu thành trong giá mua hàng hoá và dịch vụ, nhằm động viên sự đóng góp của người tiêu dùng. Như vậy, người nộp thuế thực chất là người nộp hộ cho người mua hàng hoá và dịch vụ. Ví dụ: Thuế Giá trị gia tăng (VAT); Thuế tiêu thụ đặc biệt; Thuế xuất nhập khẩu; … Thuế trực thu: Thuế trực thu là loại thuế mà người trực tiếp nộp thuế đồng thời là người chịu thuế. Thuế trực thu là loại thuế mà nhà nước thu thuế trực tiếp của các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa – dịch vụ và có thu nhập. Thuế trực thu trực tiếp động viên, điều tiết thu nhập của người nộp... . Ví dụ: Thuế thu nhập cá nhân; Thuế thu nhập doanh nghiệp; … Căn cứ vào đối tượng đánh thuế: Thuế đánh vào sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ: Thuế VAT, Thuế XNK, … Thuế đánh vào thu nhập. Ví dụ: Thuế TNDN, Thuế TNCN, … Thuế đánh vào tài sản. Ví dụ: Thuế nhà đất, thuế trước bạ, … Thuế đánh vào việc sử dụng, khai thác một số tài sản. Ví dụ: Thuế tài nguyên, Thuế sử dụng đất nông nghiệp, ... Vai trò của thuế: Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước Thuế được xem như là công cụ chủ yếu của Nhà nước nhằm huy động tập trung một phần của cải vật chất trong xã hội vào ngân sách Nhà nước. Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân. Do đó, thuế phải trở thành nguồn thu chủ yếu, bộ phận cơ bản của một nền tài chính quốc gia lành mạnh. Thuế là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế Pháp luật thuế là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế và đời sống xã hội. Hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng thông qua sự phân bổ và sử dụng các nguồn lực. Nó cũng là đòn bẫy kinh tế quan trọng, kích thích hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tính chất điều tiết thông qua thuế được thể hiện ở việc xây dựng đúng đắn và mối quan hệ giữa các loại thuế, qua việc xác định hợp lý đối tượng nộp thuế, đối tượng tính thuế, thuế suất, biểu thuế, chế độ miễn giảm, phương pháp quản lý thu thuế trên cơ sở hạch toán đầy đủ, chính xác. Ý nghĩa điều tiết của thuế bao gồm hai mặt: Khuyến khích, nâng đỡ những hoạt động kinh doanh cần thiết làm ăn có hiệu quả cao. Đồng thời thu hẹp, kìm hãm những ngành nghề, mặt hàng cần hạn chế sản xuất, hạn chế tiêu dùng theo hướng tiết kiệm, chống sa hoa, lãng phí. Bên cạnh đó, thuế còn có vai trò hướng dẫn và khuyến khích hợp tác đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh hoạt động XNK đồng thời với việc bảo vệ sản xuất nội bộ. Thuế góp phần đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội. Công bằng xã hội không có nghĩa là bình quân chủ nghĩa, đòi hỏi mọi người trong xã hội chỉ có thể thu nhập ngang nhau. Người có thu nhập cao phải đóng thuế cao hơn người có thu nhập thấp nhưng phải đảm bảo người có thu cao sẽ làm ăn ngày một có hiệu quả hơn so với người có thu nhập thấp nhằm khuyến khích cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật, đầu tư vốn, đầu tư chất xám, làm ăn có thu nhập chính đáng. Thông qua chính sách thuế, luật thuế trở thành một trong những công cụ hiệu quả góp phần đảm bảo sự bền vững giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ: Định nghĩa: Chính sách thuế là một nội dung của chính sách tài chính quốc gia, là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà nhà nước sử dụng đề ra quyết định về thu nhập và huy động nguồn thu để đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu của mình. Vai trò của chính sách thuế: Chính sách thuế là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống chính sách tài chính quốc gia, là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan trọng trong việc thực hiện đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vai trò của chính sách thuế thể hiện qua chức năng cơ bản: Chức năng định hướng: Chính sách thuế góp phần định hướng cho nhà quản lý thu và nộp thuế một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời và hợp lý. Chính sách thuế còn giúp các nhà sản xuất kinh doanh định hướng, xác định ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh... để mang lại hiệu quả phù hợp với khả năng và năng lực của mình. Chức năng điều tiết: Chính sách thuế giúp phân phối, điều tiết thu nhập giữa các cá nhân, các tổ chức và góp phần phân phối lại các nguồn của cải xã hội và năng lực sản xuất của toàn xã hội trong lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân theo những định hướng phát triển của nhà nước. Như vậy, chính sách thuế góp phần chủ động tích cực trong việc khuyến khích hay kiềm chế đối với các hoạt động kinh tế - xã hội của tất cả các ngành, lĩnh vực, lãnh thổ, tổ chức và cá nhân theo những mục tiêu định hướng và hoạch định của nhà nước. LỊCH SỬ NGÀNH THUẾ VIỆT NAM: Thời kỳ đầu chưa có chính sách thuế chính thức dưới chính quyền cách mạng (1945-1950): Ngày 10/9/1945, Chính phủ đã ban hành sắc lệnh số 27/SL đặt ra Sở Thuế quan và thuế gián thu (trực thuộc Bộ Tài Chính) dưới quyền điều khiển của một Tổng giám đốc được bổ nhiệm bằng sắc lệnh theo đề nghị của Bộ trưởng bộ Tài chính. Sở Thuế quan và Thuế gián thu có nhiệm vụ xây dựng chính sách và tổ chức chỉ đạo, quản lý việc thu các loại thuế xuất nhập cảng, các thứ thuế gián thu (rượu, muối, thuốc lá điếu...). Cụ thể: Ở mỗi kỳ (Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ) có "Sở thuế quan". Ở mỗi tỉnh có "Sở chánh thu thuế quan"; dưới sở chánh thu là "Sở tiểu thu" phụ trách các đồng muối ... Ở Hà nội, Đà nẵng, Sài gòn có "Sở tổng thu" tập trung các khoản thu của mỗi kỳ. Riêng ở Hải phòng, Đà nẵng, Sài gòn có thanh tra thường trú phụ trách thuế xuất nhập cảng. (Tổ chức như trên gần giống như tổ chức ngành thương chính thời Pháp thuộc). Ngày 25/3/1946, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành nghị định số 210-TC thành lập Nha Thuế trực thu Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài chính) có nhiệm vụ nghiên cứu, đề nghị thi hành và kiểm soát các công việc liên quan đến các loại thuế trực thu (thuế điền thổ, thuế thổ trạch, thuế môn bài, thuế lương bổng, thuế lãi doanh nghiệp, thuế lợi tức tổng hợp). Cụ thể: Ở mỗi kỳ có Nha thuế trực thu cấp kỳ; Ở mỗi tỉnh có phòng thuế trực thu. Ngày 29/5/1946, Theo sắc lệnh 75/SL, cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính thay đổi. Về thuế có Nha thuế quan và thuế gián thu; Nha thuế trực thu; Nha trước bạ Công sản - Điền thổ (sau chuyển thành Nha Công sản - Trực thu - Địa chính được gọi là nha Công - Trực - Địa). Riêng về thuế quan và thuế gián thu, ở mỗi kỳ có Sở thuế quan, ở mỗi tỉnh có Ty Chánh thu; ở mỗi khu vực có đồng muối hoặc nguồn thu quan trọng có Ty phụ thu. Thuế trực thu và các loại thu khác có một phòng trong Uỷ ban hành chính phụ trách. Sau khi có hệ thống chính sách thuế mới dưới Chính quyền cách mạng (1951-1958): Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II ( 2/1951), Chính phủ đã ban hành hệ thống chính sách thuế mới, chủ yếu là thuế nông nghiệp và thuế công thương nghiệp. Ngày 14/7/1951, Bộ Tài chính đã ban hành Nghị định số 55/NĐ thành lập Vụ Thuế Nông nghiệp (trực thuộc Bộ Tài chính) với nhiệm vụ xây dựng và tồ chức chỉ đạo, quản lý thu thuế nông gnhiệp. Ở các liên khu tỉnh huyện, cơ quan tài chính trực tiếp phụ trách công tác chỉ đạo, quản lý thu thuế nông nghiệp trên địa bàn. Ngày 17/7/1951, Bộ Tài chính đã ban hành nghị định số 63/NĐ thành lập hệ thống tổ chức ngành thuế công thương nghiệp bao gồm: Ở trung ương: Sở thuế trung ương (Trực thuộc Bộ Tài chính). Ở liên khu: Phân sở thu. Ở tỉnh: Chi sở thuế. Ở tuyến có hoạt động xuất nhập khẩu lớn: Chi sở thuế xuất nhập khẩu. Ở huyện, thị xã: Phòng thuế. Sở thuế trung ương có nhiệm vụ xây dựng và tổ chức thực hiện việc quản lý thu mọi loại thuế (trừ thuế nông nghiệp và thuế trước bạ). Tuỳ tình hình dân số, diện tích, sô thuế thu được bình quân hàng năm, các chi sở thuế, các phòng thuế được chia thành 3 loại: A,B,C. Tùy theo nhu cầu công tác, phân sở thuế hoặc chi sở thuế có thể tổ chức Ban kiểm soát lưu động, có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát hàng vận chuyên trên đường; các phòng thuế được tổ chức các trạm kiểm soát để tổ chức quản lý, thu thuế ở những nơi có hoạt động buôn bán tập trung (chợ, ga, bến xe, tàu...). Sau khi miền Bắc được giả phóng, tạm thời không có thuế xuất nhập khẩu, mà chỉ có hoạt động độc quyền ngoại thương đối với khu vực kinh tế quốc doanh, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định thành lập cơ quan Hải quan (trực thuộc Bộ ngoại thương) để quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. Thời kỳ cải tạo và xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở miền Bắc (1959-1975): Ngày 7/4/1959, Bộ tài chính đã ban hành Nghị định số 144-TC/TCCB về điều lệ tổ chức Bộ Tài chính, trong đó Sở thuế Trung ương cũ được chuyển thành SỞ THUẾ CÔNG THƯƠNG NGHIỆP chuyên trách xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách thuế công thương nghiệp, thuế rượu, thuế muối. Vụ thuế chuyên trách xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách thuế công thương nghiệp, thuế rượu, thuế muối. Vụ thuế nông nghiệp vẫn tiếp tục chuyên trách về nông nghiệp. Ngày 7/11/1961, Theo nghị đình 197/CP của Chính phủ về tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính, tổ chức ngành thuế cũng thay đổi: Sở thuế công thương nghiệp được chuyển thành Vụ THU QUỐC DOANH VÀ THUẾ chuyên trách xây dựng và tổ chức thực hiện chế độ thu riêng đối với khu vực kinh tế quốc doanh và chính sách thuế công thương nghiệp trong khu vực kinh tế tập thể cá thể. Ngành thuế công th­ương nghiệp không còn tổ chức theo hệ thống dọc. Ở địa phương, tổ chức thu quốc doanh và thuế nằm trong cơ quan tài chính. Vụ thuế nông gnhiệp được chuyển thành Vụ TÀI VỤ HỢP TÁC XÃ VÀ THUẾ NÔNG NGHIỆP chuyên trách xây dựng chế độ tài vụ đối với hợp tác xã nông nghiệp và quản lý, thu thuế nông nghiệp khu vực tập thể cá nhân. Ngày 20/3/1974, Theo nghị định số 61/CP của Hội đồng chính phủ ban hành điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bộ tài chính, Vụ thu quốc doanh và thuế cùng với Vụ tài vụ hợp tác xã và thuế nông nghiệp lại được giải thể để tổ chức: CỤC THU QUỐC DOANH: chuyên trách xây dựng chính sách, chế độ quản lý, thu trong khu vực kinh tế quốc doanh, bảo đảm nguồn thu chủ yếu trong ngân sách nhà nước, các tỉnh thành phố có các chi cục thu quốc doanh hoạt động sự chỉ đạo của ngành dọc cấp trên. VỤ THUẾ TẬP THỂ CÁ THỂ: chuyên trách xây dựng chính sách và tổ chức quản lý các loại thuế đối với khu vực tập thể - cá thể hoạt động công thương nghiệp và thương nghiệp. Ở các địa phương, các bộ phận chỉ đạo quản lý, thu thuế nằm trong cơ quan tài chính. Thời kỳ thống nhất đất nước trước cải càch hệ thống chính sách thuế (1975-1989): Ngày 18/11/1978, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 90-CP sửa đổi tổ chức bộ máy Bộ Tài chính, trong đó có Vụ thuế tập thể - cá thể được tách ra để thành lập 2 vụ thuế mới: VỤ THUẾ CÔNG THƯƠNG NGHIỆP và VỤ THUẾ NÔNG NGHIỆP để có điều kiện chỉ đạo, quản lý, thu thuế cho chuyên ngành đạt hiệu quả hơn. Ngày 11/10/1980, Chính phủ đã ban hành quyết định 120-CP quy định tổ chức ngành thuế công thương nghiệp thống nhất với nội dung chủ yếu là: Ở Trung ương: Có CỤC THUẾ CON (nằm trong Bộ Tài chính) do cục trưởng phụ trách. Ở Tỉnh và cấp hành chính tương đương có các chi cục thuế công thương nghiệp (nằm trong Sở, Ty Tài chính) do một phó giám đốc hoặc phó trưởng Ty Tài chính phụ trách chi cục trưởng thuế công thương nghiệp. Ở huyện và cấp hành chính tương đương, có phòng thuế công thương nghiệp (nằm trong Ban Tài chính - Giá cả) do một Phó trưởng ban Tài chính giá cả phụ trách trưởng phòng thuế công thương nghiệp. Ở đầu mối giao thông quan trọng những nơi tập trung hoạt động công thương nghiệp có trạm hoặc đội thuế công thương nghiệp trực thuộc phòng thuế hoặc chi cục thuế công thương nghiệp do một trưởng trạm hoặc đội trưởng thuế công thương nghiệp phụ trách. Các đơn vị thuế công thương nghiệp được dùng con dấu riêng. Ngày 15/7/1983, HĐBT đã ban hành quyết định số 75/CP sửa đổi một số điều trong quyết định 120-CP với nội dung "Ngành thuế công thương nghiệp được tổ chức theo hệ thống dọc từ trung ương đến quận, huyện". Cụ thể là: Bộ Tài chính thì có Cục thuế công thương nghiệp; ở tỉnh hoặc đơn vị hành chính tương đương thì có Phòng thuế công - thương nghiệp... . Các đơn vị thuế do một cục trưởng hay chi cục trưởng, trưởng phòng phụ trách. Cơ quan thuế chịu sự chỉ đạo của cơ quan thuế cấp trên và Uỷ ban nhân dân cùng cấp. Đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan tài chính địa phương về xây dựng và thực hiện chỉ tiêu thu thuế công thương nghiệp, chấp hành chính sách chế độ và kỷ luật tài chính của Nhà nước. Cùng ngày, Hội đồng bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 76/HĐBT quy định: "Bộ máy thu quốc doanh và quản lý tài chính xí nghiệp trung ương được tổ chức theo hệ thống dọc". Ở Bộ Tài chính có cục Thuế quốc doanh và quản lý Tài chính xí nghiệp Trung ương; ở các tỉnh thành phố có chi cục hoặc phòng Thuế quốc doanh và quản lý Tài chính xí nghiệp trung ương hay uỷ nhiệm cho Sở tài chính phụ trách (tuỳ số lượng xí nghiệp phải phụ trách, tổng số thu, tổng số cán bộ quản lý..). Uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động của các đơn vị thu quốc doanh như một đơn vị của trung ương đóng tại địa phương. Cơ quan tài chính có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thu quốc doanh cùng cấp để kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế - tài chính các xí nghiệp quốc doanh trung ương đóng tại địa phương. Ngày 31/12/1983, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư số 49-TC/TCCB qui định về tổ chức bộ máy thuế nông nghiệp, thuộc cơ quan tài chính các cấp. Cụ thể: ở Bộ Tài chính, có Vụ thuế nông nghiệp; ở tỉnh, huyện hoặc đơn vị hành chính tương đ­ương, có Ban thuế nông nghiệp nằm trong cơ quan tài chính; ở phường, xã, thị trấn, có ban thuế nông nghiệp nằm trong Uỷ ban nhân dân. Ngày 15/10/1988, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành quyết định số 155/HĐBT và 156/HĐBT qui định chức năng nhiệm vụ và tổ chức Bộ Tài chính và kiện toàn bộ máy thu quốc doanh và thuế trong cơ quan tài chính các cấp với nội dung: Ở trung ương có Cục Thu quốc doanh, cục thuế công thương nghiệp, cục thuế nông nghiệp trực thuộc Bộ Tài chính. Ở tỉnh hay đơn vị hành chính tương đương: Có chi cục hoặc phòng thu quốc doanh (phụ trách cả xí nghiệp trung ương và xí nghiệp địa phương); chi cục thuế công thương nghiệp; chi cục hoặc phòng thuế nông gnhiệp; trực thuộc Sở tài chính; Ở huyện hoặc cấp tương đương: có phòng thuế trực thuộc Ban tài chính - thương nghiệp (cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân huyện quản lý về tài chính, giá cả, thương nghiệp). Cán bộ các tổ chức thu quốc doanh, thuế công thương nghiệp do Uỷ ban nhân dân địa phương quản lý, bố trí sử dụng theo quy định của Bộ Tài chính về chức danh tiêu chuẩn nghiệp vụ. Trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của chính quyền địa phương đối với bộ máy thuế quốc doanh, thuế công thương nghiệp, thuế nông nghiệp được gắn chặt chẽ với sự chỉ đạo về mặt chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan thuế quốc doanh và thuế cấp trên. Thời gian thành lập ngành thuế nhà nước thống nhất (từ 1990 đến nay): Ngày 7/8/1990, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành nghị định số 218-HĐBT về việc thành lập ngành THUẾ NHÀ NƯỚC được hợp nhất từ 3 hệ thống thuế: Thuế quốc doanh; Thuế công - thương nghiệp; Thuế nông nghiệp. Hội đồng quyết định thực hiện sự đổi mới cơ bản về hệ thống tổ chức thống nhất, kiện toàn bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, bảo đảm các mục tiêu cải cách hệ thống thuế mới với hiệu quả cao nhất. Ngành thuế nhà nước được tổ chức qua 3 cấp: (1) Tổng cục thuế; (2) Cục thuế; (3) Chi cục thuế. Từng cấp được xác định rõ quyền hạn trách nhiệm và sự phân công cụ thể hợp lý giữa cơ quan thuế ngành dọc cấp trên và chính quyền từng cấp trong tổ chức lãnh đạo chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉnh chính sách chế độ thuế chung cả nước và trên địa bàn lãnh thổ theo nguyên tắc song hành lãnh đạo.... Chương II: THỰC TRẠNG CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH THUẾ Ở VIỆT NAM (Giai đoạn từ năm 1990 đến nay) Từ năm 1990 đến nay, Việt Nam đã trải qua 4 giai đoạn cải cách chính sách thuế: Cải cách chính sách thuế Giai đoạn I (1990 – 1995): Nguyên nhân cải cách: Hệ thống thuế nước ta được hình thành và phát triển từng bước gắn với sự ra đời và phát triển của Nhà Nước Việt Nam. Trong những năm đầu xây dựng CNXH ở Việt Nam, ngành thuế đã đáp ứng nhu cầu phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội, song nó chưa thực sự là một hệ thống thuế toàn diện và phát triển, bộc lộ nhiều nhược điểm về bản thân chính sách cũng như tổ chức thực hiện. Các sắc thuế còn chưa đa dạng, bao trùm các tất cả lĩnh vực chủ yếu là thuế nông nghiệp, một số sắc thuế khác trong khu vực công thương nghiệp áp dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh, còn đối với xí nghiệp quốc doanh được áp dụng thu tài chính như thu quốc doanh, chế độ phân phối lợi nhuận. Hệ thống hành thu thuế chưa thể hiện sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế quốc doanh và các thành phần kinh tế còn lại về nghiã vụ đóng góp cho Nhà Nước. Đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, hệ thống thuế ngoài mục tiêu ngân sách còn mang tính cải tạo XHCN, cho nên thành phần này phải nộp nhiều khoản thuế cho Nhà nước. Do đó chưa khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các ngành để tồn tại và phát triển. Tổng thu thuế thấp, tỉ lệ đóng góp vào thu ngân sách nhà nước còn chưa cao, không có nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng. Doanh nghiệp nhà nước không nộp thuế mà nộp: thu quốc doanh và lợi nhuận trích nộp. Các khoản thu này vừa được
Luận văn liên quan